Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

65 Trang «<636465
  • Xem thêm     

    02/10/2011, 04:32:33 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Tôi trả lời bạn như sau:
         1. Khoản 2, Điều 265 BLTTDS quy định như sau: Người kháng cáo vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì Tòa án hoãn phiên tòa. Người kháng cáo được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Toa án đình chỉ giải quyết vụ án.
         Như vậy, nếu người kháng cáo vắng mặt lần thứ nhất không có lý do chính đáng thì Tòa án có quyền đình chỉ vụ án không? Luật không quy định. Nhưng TAND tối cao đã hướng dẫn các tòa cấp dưới trong các lần tổng kết ngành là; Vắng mặt lần thứ nhất dù không biết có lý do chính đáng hay không thì Tòa án cũng sẽ hoãn phiên tòa. Thực tiễn tranh tụng của tôi thì trường hợp như vậy xảy ra rất nhiều và Tòa luôn hoãn phiên tòa nên không bao giờ tôi phải chờ cả buổi như bạn. Nếu trong trường hợp đó tòa án cố tình đình chỉ vụ án thì cũng không trái luật (chỉ trái luật bất thành văn) nhưng nếu sau đó người kháng cáo có căn cứ chứng minh là họ vắng mặt do lý do bất khả kháng thì Quyết định đình chỉ đó bị hủy để giải quyết lại vụ án.
            2. Khoản 4 của Điều 265 quy định thời hạn hoãn phiên tòa phúc thẩm như thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm quy định tại Điều 208 BLTTDS là không quá 30 ngày, kể từ ngày hoãn phiên tòa. Do vậy, nếu tòa án hoãn quá 30 ngày là trái luật. Tuy nhiên sai thực tế còn nhiều sai phạm tố tụng nghiêm trọng vẫn diễn ra hàng ngày như: Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự không quá 4 tháng (Điều 179 BLTTDS) nhưng thông thường phải nửa năm mới xử xong án sơ thẩm... thậm chí có những vụ án dân sự NHIỀU năm vẫn chưa xong!
           Tóm lại việc hoãn phiên tòa mà bạn nói là có thể chấp nhận được, còn việc chậm mở phiên tòa là vi phạm tố tụng "nhỏ'. Bạn có quyền khiếu nại việc này đến chánh án TAND tỉnh và có quyền yêu cầu đại diện VKS tham gia phiên tòa để đảm bảo sự khách quan.
           Chúc bạn thành công!
  • Xem thêm     

    02/10/2011, 03:40:47 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Oto, xe máy là tài sản có đăng ký quyền sở hữu. Do vậy, khi mua bán phải phải công chứng hợp đồng mua bán và đăng ký sang tên theo quy định của pháp luật. Bạn chỉ cần mang Chứng minh thư, hộ khẩu, bên bán mang đăng ký xe, GCNĐKKD của công ty đến phòng công chứng để ký kết hợp đồng mua bán, sau đó nộp hồ sơ ở công an để sang tên theo quy định.
  • Xem thêm     

    02/10/2011, 07:47:22 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Tôi có nói là "ưu tiên xác định theo cha trước" đâu! Bạn nói đúng: "hoặc" là từ quan hệ nối hai vế câu có giá trị ngang nhau. Đối tượng có thể áp dụng, lựa chọn 1 trong các quy định đó.
  • Xem thêm     

    30/09/2011, 08:59:42 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Theo quy định của pháp luật thì từ đủ 18 tuổi trở lên mới đủ điều kiện điều khiển xe mô tô hai bánh và mới được tham gia bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới. Tuy nhiên nếu em bạn chưa đủ 18 tuổi nhưng cán bộ bảo hiểm vẫn bán bảo hiểm cho em bạn hoặc em bạn chỉ là người ngồi sau, không phải là người điều khiển nhưng bị tai nạn thì vẫn được nhận bảo hiểm theo quy định của công ty bảo hiểm.
    Thân ái!
  • Xem thêm     

    29/09/2011, 01:06:16 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Như vậy là bạn đã tiếp cận Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về quản lý và đăng ký hộ tịch.

    Tại điểm e, muc 1, khoản II của Thông tư 01/2008/TT-BTP quy định: "Xác định họ và quê quán

     Khi đăng ký khai sinh, họ và quê quán của con được xác định theo họ và quê quán của người cha hoặc họ và quê quán của người mẹ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha, mẹ."

    Như vậy theo quy định pháp luật trên thì vợ chồng hoàn toàn có quyền thỏa thuận với nhau để đăng ký họ và quê quán của con. Việc cán bộ công an huyện từ chối đăng ký cho con bạn là hành vi trái pháp luật và thể hiện rõ sự yếu kém về nghiệp vụ hoặc  cố tình sách nhiễu, gây khó khăn phiền hà cho công dân để trục lợi. Do vậy bạn có quyền khiếu nại hành vi trên theo Luật khiếu nại tố cáo để đảm bảo sự công bằng !

    Thân ái!


  • Xem thêm     

    23/09/2011, 10:10:31 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Nội dung bạn hỏi được quy định từ Điều 36 đến Điều 38 Nghị định 58/2005/NĐ-CP về Đăng ký, quản lý hộ tịch. Cụ thể như sau:

    "Điều 36. Phạm vi thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch

    Phạm vi thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch theo quy định tại Mục này bao gồm:

    #00b050; font-size: 10pt; font-family: arial;">1. Thay đổi họ, tên, chữ đệm đã được đăng ký đúng trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, nhưng cá nhân có yêu cầu thay đổi khi có lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự.

    2. Cải chính những nội dung đã được đăng ký trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, nhưng có sai sót trong khi đăng ký.

    3. Xác định lại dân tộc của người con theo dân tộc của người cha hoặc dân tộc của người mẹ theo quy định của Bộ luật Dân sự.

    4. Xác định lại giới tính của một người trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính.

    5. Bổ sung những nội dung chưa được đăng ký trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh.

    6. Điều chỉnh những nội dung trong sổ đăng ký hộ tịch và các giấy tờ hộ tịch khác, không phải Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh.

    Điều 37. T#00b050;">hẩm quyền thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch

    1. ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi và bổ sung hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi;

    2. ủy ban nhân dân cấp huyện, mà trong địa hạt của huyện đó đương sự đã đăng ký khai sinh trước đây, có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi.

    Điều 38. #00b050;">Thủ tục đăng ký việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch

    1. Người yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định), xuất trình bản chính Giấy khai sinh của người cần thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch và các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch.

    Đối với trường hợp xác định lại giới tính, thì văn bản kết luận của tổ chức y tế đã tiến hành can thiệp để xác định lại giới tính là căn cứ cho việc xác định lại giới tính.

    Việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch cho người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự được thực hiện theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

    Đối với việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ 9 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc cho người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi trở lên, thì phải có sự đồng ý của người đó.

    2. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch hoặc cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp ghi vào Sổ đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch và Quyết định cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện ký và cấp cho đương sự một bản chính Quyết định cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của đương sự.

    Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.

    Nội dung và căn cứ thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính phải được ghi chú vào cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh và mặt sau của bản chính Giấy khai sinh.

    3. Việc bổ sung hộ tịch được giải quyết ngay sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ. Nội dung bổ sung được ghi trực tiếp vào những cột, mục tương ứng trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh. Cán bộ Tư pháp hộ tịch đóng dấu vào phần ghi bổ sung. Cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh và mặt sau của bản chính Giấy khai sinh phải ghi rõ nội dung bổ sung; căn cứ ghi bổ sung; họ, tên, chữ ký của người ghi bổ sung; ngày, tháng, năm bổ sung. Cán bộ Tư pháp hộ tịch đóng dấu vào phần đã ghi bổ sung.

    Trong trường hợp nội dung Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh trước đây không có cột mục cần ghi bổ sung, thì nội dung bổ sung được ghi vào mặt sau của bản chính Giấy khai sinh và cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh.

    Trong trường hợp việc đăng ký hộ tịch trước đây do ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện, nhưng sổ hộ tịch chỉ còn lưu tại ủy ban nhân dân cấp huyện, thì ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc bổ sung.

    4. Sau khi việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch đã được ghi vào Sổ đăng ký khai sinh, thì bản sao Giấy khai sinh từ Sổ đăng ký khai sinh sẽ ghi theo nội dung đã thay đổi, cải chính hoặc bổ sung.

    5. Trong trường hợp nội dung bản chính Giấy khai sinh của cha, mẹ đã thay đổi do việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc, thì ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh cho người con, căn cứ vào bản chính Giấy khai sinh của cha, mẹ thực hiện việc điều chỉnh nội dung đó trong phần khai về cha, mẹ trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con cho phù hợp; nếu Sổ đăng ký khai sinh đã chuyển lưu tại ủy ban nhân dân cấp huyện, thì ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc điều chỉnh."

    Chúc bạn thành công!

  • Xem thêm     

    21/09/2011, 04:15:29 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Tôi đồng nhất quan điểm với kienanls!
  • Xem thêm     

    21/09/2011, 03:20:19 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Luật sư đã tư vấn
  • Xem thêm     

    16/09/2011, 02:17:46 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    1. Chủ xe giao xe cho người không có bằng lái sử dụng là sai. Nếu bạn vi phạm luật giao thông gây hậu quả nghiêm trọng thì người chủ xe đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
              2. Việc bạn không có bằng lái mà điều khiển xe là bạn cũng có lỗi, vi phạm luật giao thông. Bạn đã gây thiệt hại cho chủ xe, nếu thiệt hại đó trị giá từ 50trđ trở lên là bạn phạm tội thuộc khoản 1, Điều 202 Bộ luật hình sự.

                Tuy nhiên, vụ việc này thiệt hại có thể chưa tới 50trđ nên không cấu thành tội phạm. Còn việc bồi thường thì hai bên tự thỏa thuận với nhau. Nếu theo lý thì bạn có thể phải bồi thường cho chủ xe 50% thiệt hại.  Vì vậy, bạn nên thỏa thuận với chủ xe về số tiền bồi thường sao cho thỏa đáng!

    Thân ái!

  • Xem thêm     

    15/09/2011, 12:55:13 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Tôi xin trả lời như sau:
    1. Cả bạn và người cho thuê xe đều có lỗi. Nếu thiệt hại xảy ra trị giá từ 50 triệu đồng trở lên thì bạn có thể bị xử lý theo quy định tại Khoản 1, Điều 202 Bộ luật hình sự về tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và người cho thuê xe sẽ bị xử lý hình sự theo Điều 205 BLHS tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
    2. Nếu thiệt hại xảy ra dưới 50 triệu đồng thì không cấu thành tội phạm hai Bên nên thương lượng hòa giải với nhau. Trong trường hợp này cả hai đều có lỗi nên mỗi bên chịu thiệt hại 1/2 là có tình, có lý.
    Bạn có thể tham khảo quy định sau đây của Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 hướng dẫn một số quy định của BLHS:

    "Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ nếu chỉ căn cứ vào thiệt hại xảy ra, thì gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 202 Bộ luật hình sự:

    a. Làm chết một người;

    b. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

    c. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%;

    d. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một người với tỷ lệ thương tận từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

    đ. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người, với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

    #c00000;">e. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng."

    Thân ái!

  • Xem thêm     

    15/09/2011, 12:37:12 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Câu hỏi của bạn, tôi xin trả lời như sau:
    1. Giá trị pháp lý là sự giàng buộc mang tính chất pháp lý của các chủ thể được đề cập đến trong văn bản đó. Ví dụ: Các văn bản pháp luật, các quyết định hành chính, các hợp đồng, giao dịch... đã được xác lập theo đúng quy định của pháp luật. Còn Giấy xác nhận chỉ là văn bản ghi nhận lại sự việc đã xảy ra mà người ký vào văn bản đó tham gia, biết, hoặc chứng kiến sự việc đó nên thông thường Giấy xác nhận đó có giá trị pháp lý hay không thì người ta không đặt gia. Giấy xác nhận hoặc hủy xác nhận đó chỉ có thể là chứng cứ của một vụ việc nào đó nếu có cơ quan nhà nước xem xét giải quyết.
    2. Sự việc ở trường bạn có thể là một việc làm sai phạm của HT hoặc BGH nhà trường. Những sai phạm đó có nhiều giáo viên biết, họ đã lập biên bản xác nhận sự việc nhưng sau đó HT đã dùng áp lực bắt họ phải hủy văn bản đó và che giấu sự việc? Nếu muốn "đưa sự vệc ra ánh sáng" thì bạn có thể thu thập chứng cứ bằng các biện pháp khác như chụp ảnh, ghi âm... để có căn cứ giải quyết. Còn việc ký xác nhận hay hủy xác nhận không có tính chất quyết định trong vụ việc này do vậy bạn không nên quá bận tâm đến giấy xác nhận hay giấy hủy xác nhận đó. Vấn đề là nếu những giáo viên đó vẫn thừa nhận sự việc là đúng, khi cơ quan có thẩm quyền giải quyết họ vẫn đứng ra làm chứng hoặc bạn có những chứng cứ khác thì sự việc đó vẫn bị xử lý theo pháp luật.
    Chúc bạn thành công!
  • Xem thêm     

    14/09/2011, 02:38:52 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào em!
    Em cần làm đơn xin xác nhận hoàn cảnh thuộc điểm b, khoản 1, Điều 29 Luật nghĩa vụ quân sự: " Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi người khác trong gia đình không còn sức lao động hoặc chưa đến tuổi lao động" gửi tới UBND xã để xin xác nhận. Sau khi được xác nhận thì bạn gửi đơn xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự kèm theo giấy xác nhận tời Hội đồng NVQS để Hội đồng xem xét!
    Chúc thành công!
  • Xem thêm     

    14/09/2011, 02:34:57 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Câu chuyện của bạn "không đáng lo" như bạn tưởng đâu!
    1. BLDS quy định về trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nguồn nguy hiểm cao độ gây nên thì dù bạn không có lỗi nhưng bạn sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ (xe máy, khí gas, chất độc ...) gây thiệt hại cho người khác thì vẫn phải bồi thường. Tuy nhiên, ở đây cả hai bên đều sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ, cả hai bên đều có thiệt hại (chắc chắn bạn cũng phải có thiệt hại ít nhiều sau cú va chạm) nên các bên phái chịu trách nhiệm trong phạm vi lỗi của mình (nếu họ chạy sai đường, dừng xe đột ngột, rẽ không đúng... thì có thể bạn không phải bồi thường).
    2. Bạn có thể thương lượng lần nữa với ông ta xem sao? Nếu người đó yêu cầu bạn bồi thường vượt quá khả năng chi trả của bạn và không hợp lý như vậy thì bạn có thể từ chối bồi thường. Nếu cần có thể yêu cầu công an giải quyết và pháp luật sẽ bảo vệ bạn!
    3 Bạn chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi lỗi của mình. Có lẽ ông chủ ô tô đó chưa từng là sinh viên! Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với tôi!
    Chúc bạn may mắn!
  • Xem thêm     

    14/09/2011, 02:16:05 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    1. Bạn nói không rõ (giai đoạn đầu và giai đoạn sau là gì?) Luật TTDS quy định: Tòa án xét xử hai cấp (sơ thẩm và phúc thẩm) chức không quy định giai đoạt xét xử? Không hiểu giai đoạn mà bạn nói có phải là "cấp xét xử" theo quy định của pháp luật hay không?
    2.  Nếu bị đơn cố tình trốn tránh thì tòa án vẫn phải tiếp tục giải quyết, việc tống đạt các quyết định. văn bản của Tòa án có thể thực hiện theo quy định tại Điều 154 BLTTDS (thủ tục niêm yết công khai).
    3. Nếu bị đơn đã có lời khai, Tòa án đã tổ chức hòa giải, đối chất... thì Tòa án hoàn toàn có quyền xét xử vắng mặt bị đơn theo quy định tại Điều 200, BLTTDS để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của bạn.
    4. Bạn cũng cần xem lại nội dung ủy quyền: Có thể bạn chỉ ủy quyền cho người đó chuyển quyền sử dụng đất nhưng không ủy quyền nhận và sử dụng tiền chuyển nhượng do vậy bạn có thể yêu cầu công an xử lý người đó về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 BLHS.
    5. Điều 189 và Điều 192 BLTTDS quy định các trường hợp tạm đình chỉ và đình chỉ vụ án dân sự, trong đó nếu bị đơn cố tình trốn tránh thì không thuộc các quy định của hai điều luật trên nên bạn cần yêu cầu Tòa án tiếp tục giải quyết theo quy định pháp luật.
    Chúc bạn thành công!

     
  • Xem thêm     

    14/09/2011, 10:33:49 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Không có quy định pháp luật nào quy định về hiệu lực của Giấy xác nhận! Bản chất của giấy xác nhận là ghi nhận một sự việc đã xảy ra mà người ký đã thực hiện, chứng kiến hoặc biết được sự việc đó. Trong tố tụng, xác nhận đó mà phù hợp với các tình tiết khách quan khác của vụ án thì có thể được coi là chứng cứ.

    Pháp luật không quy định hiệu lực của việc xác nhận. Xác nhận chỉ là một hình thức cam kết, cam đoan về một sự việc đã xảy ra mà người ký đã thực hiện, chứng kiến hoặc biết về sự việc đó.

    Thân ái!
  • Xem thêm     

    25/08/2011, 12:41:09 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
            Tôi xin trả lời bạn như sau:
            Điều 466 Bộ luật dân sự quy định: "Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực khi bên được cho nhận tài sản". Như vậy, với quy định pháp luật này thì Công ty A không có quyền đòi lại tài netbook trên.
           Tuy nhiên, bạn phải chứng minh được có việc tặng cho. Nếu không thì rắc rối đấy!
    Chúc bạn may mắn!

    Luật sư Đặng Văn Cường

    Văn phòng luật sư Chính Đại, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội

    Trụ sở: Số 33/162, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội

    Điện thoại: 0977 999 896

    Email: Cuongluatsuchinhdai@gmail.com

  • Xem thêm     

    25/08/2011, 12:35:07 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

        Tôi rất thông cảm với hoàn cảnh của bạn.

        Tôi cũng có nhiều khách hàng rơi vào hoàn cảnh như bạn, họ rất bức xúc. Thậm chí có những người xây nhà trên đất của mình, có giấy phép xây dựng mà vẫn bị hàng xóm bắt "xin phép hàng xóm" và phải chấp nhận nộp "lệ phí" cho hàng xóm hàng trăm triệu mới được xây nhà của mình (nếu không thì họ kiện tụng làm cản trở việc thi công). Thông thường những vụ việc như trên chúng tôi thường tư vấn để khách hàng của mình "chung sống hòa bình" với hàng xóm (chịu nhún nhường, tìm ra nguồn gốc mâu thuần để hòa giải, thỏa thuận với nhau) còn nếu nói lý thì rất khó.

        Pháp luật có quy định về hạn chế bất động sản liền kề (được quyền yêu cầu hàng xóm cho mình sử dụng lối đi, đặt ống dẫn nước..) nhưng không quy định trường hợp được bắc giáo sang nhà hàng xóm để trát tường nhà mình. Nên nếu họ không cho trát tường phía bên nhà họ mà tường đã xây xong 3, 4 tầng rồi thì rất khó xử lý. Vì vậy cách tốt nhất chỉ có thỏa thuận hoặc sử dụng bên thứ 3 làm trung gian giải quyết vụ việc cho bạn.

    Luật sư Đặng Văn Cường

    Văn phòng luật sư Chính Đại, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội

    Trụ sở: Số 33/162, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội

    Điện thoại: 0977 999 896

    Email: Cuongluatsuchinhdai@gmail.com
  • Xem thêm     

    25/08/2011, 12:21:18 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Tôi xin được chia sẻ với hoàn cảnh của bạn và trả lời bạn như sau:
    1. Trường hợp của bạn được quy định từ Điều 559 đến Điều 566  Bộ luật dân sự năm 2005. Theo đó  Điều 561 quy định bên gửi tài sản (gửi xe) có quyền yêu cầu bên giữ tài sản (người trông xe) bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất mát, hư hỏng tài sản gửi giữ. Như vậy bạn có quyền yêu cầu nơi trông xe (trường học) bồi thường thiệt hại theo quy định trên của pháp luật.
    2. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại là căn cứ vào thiệt hại thực tế (thiệt hại bao nhiêu, bồi thường cần đấy).
    3. Trước hết bạn cần thông báo sự việc cho lãnh đạo nhà trường và công an trên địa bàn. Nếu vẫn không tìm ra kẻ lất cắp xe để đòi lại thì bạn có thể khởi kiện tại Tòa án nơi trường học có trụ sở để yêu cầu nhà trường bồi thường thiệt hại.
    Chúc bạn may mắn!

    Luật sư Đặng Văn Cường

    Văn phòng luật sư Chính Đại, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội

    Trụ sở: Số 33/162, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội

    Điện thoại: 0977 999 896

    Email: Cuongluatsuchinhdai@gmail.com

65 Trang «<636465