Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

65 Trang «<41424344454647>»
  • Xem thêm     

    06/08/2012, 01:32:39 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

                Nếu vụ việc thi hành án đó bị tạm đình chỉ thì bất cứ lúc nào bạn cũng có thể yêu cầu Cơ quan thi hành án tiếp tục thi hành bản án, quyết định đó. Nếu bạn rút đơn yêu cầu thi hành án thì bạn chỉ có thể tiếp tục yêu cầu thi hành án đối với bản án, quyết định đó nếu tại thời điểm yêu cầu còn thời hiệu yêu cầu thi hành án (5 năm).

  • Xem thêm     

    30/07/2012, 11:25:34 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Bạn có thể tham khảo nội dung cần tìm hiểu tại http://www.thanhnien.com.vn/pages/20110428/xac-dinh-trinh-do-ly-luan-chinh-tri-nhu-the-nao.aspx

  • Xem thêm     

    30/07/2012, 11:20:34 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
             Bạn có thể trình báo sự việc trên với công an cấp huyện để được xem xét giải quyết. Với đoạn ghi âm đó cũng là một trong những căn cứ (chứng cứ gián tiếp) để bạn thu thập thêm các chứng cứ khác, xác định có khoản nợ đó. Nếu trước cơ quan công an, họ thừa nhận khoản nợ đó thì có cơ sở để bạn khởi kiện đòi nợ.

  • Xem thêm     

    30/07/2012, 11:15:15 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
          Về mặt pháp lý thì bạn có thể tự mình đòi nợ, ủy quyền cho người khác đòi nợ hoặc khởi kiện đến Tòa án để yêu cầu người vay phải trả nợ.

          Do vậy, nếu bạn không thể tự mình đòi nợ được thì có thể ủy quyền cho người khác có "khả năng" và điều kiện thời gian, chuyên môn hơn bạn để thu hồi số nợ đó cho bạn hoặc bạn cũng có thể khởi kiện dân sự đến Tòa án nơi bên vay cư trú để đòi khoản nợ trên.

  • Xem thêm     

    29/07/2012, 10:02:32 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
              Nếu còn thời hiệu khởi kiện, vụ án chưa được Tòa án giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực, người khởi kiện có quyền khởi kiện.. thì Tòa án sẽ thụ lý, giải quyết vụ án. Bạn tham khảo quy định sau đây của BLTTDS sửa đổi năm 2011:

    "Điều 168. Trả lại đơn khởi kiện, hậu quả của việc trả lại đơn khởi kiện

    1. Tòa án trả lại đơn khởi kiện trong các trường hợp sau đây:

    a) Người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;

    b) Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà Tòa án bác đơn xin ly hôn, xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, xin thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điều kiện khởi kiện;

    c) Hết thời hạn được thông báo quy định tại khoản 2 Điều 171 của Bộ luật này mà người khởi kiện không nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án, trừ trường hợp có trở ngại khách quan hoặc bất khả kháng;

    d) Chưa có đủ điều kiện khởi kiện;

    đ) Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

    2. Khi trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện, Tòa án phải có văn bản ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện, đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp.

    3. Đương sự có quyền nộp đơn khởi kiện lại trong các trường hợp sau đây:

    a) Người khởi kiện có quyền khởi kiện hoặc đã đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;

    b) Xin ly hôn, xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, xin thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điều kiện khởi kiện;

    c) Đã có đủ điều kiện khởi kiện;

    d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

    4. Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành khoản 1 và khoản 3 Điều này.”.

              Thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế là 10 năm, trừ trường hợp có trở ngại khách quan.

     

  • Xem thêm     

    28/07/2012, 11:11:45 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

                Chiếc xe đó của bạn vẫn không chứng minh được nguồn gốc hợp pháp nên bạn chưa đủ căn cứ để "cãi" với công an mà đòi xe. Nếu không chứng minh được nguồn gốc hợp pháp thì bạn sẽ mất xe. Tuy nhiên, bạn có thể khởi kiện người bán xe ra Tòa dân sự để đòi lại số tiền mua xe.

  • Xem thêm     

    25/07/2012, 05:04:10 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
              Thời hiệu khởi kiện tranh chấp vụ án dân sự là 2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích bị xâm hại. Nay chưa hết 2 năm thì bạn vẫn có thể khởi kiện. Việc tranh chấp về hụi thường khó khăn về việc thu thập và cung cấp chứng cứ. Nếu không đủ chứng cứ thì Tòa án sẽ không có căn cứ để xem xét, đồng thời nghĩa vụ cung cấp chứng cứ thuộc về các bên đương sự. Nếu đương sự không thể cung cấp được chứng cứ thì cũng có thể yêu cầu Tòa án thu thập.

  • Xem thêm     

    23/07/2012, 01:50:00 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Điều 113 BLHS quy định;

    "Tội cưỡng dâm

    1. Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

    a) Nhiều người cưỡng dâm một người;

    b) Cưỡng dâm nhiều lần;

    c) Cưỡng dâm nhiều người;

    d) Có tính chất loạn luân;

    đ) Làm nạn nhân có thai;

    e) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

    g) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười tám năm:

    a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;

    b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;

    c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.

    4. Cưỡng dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.

    5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.".

    Sự việc bạn nêu là việc đáng trách. Đáng trách cho sự tha hóa về đạo đức của người "thày" và trách cho sự nhẹ dạ của bạn. Một thày giáo của trường cao đẳng  thì làm gì có quyền to đến mức muốn cho sinh viên ra trường thì được ra trường. Với tình huống như vậy, nếu nạn nhân có ý thức bảo vệ mình thì người "thày" đó đã vào tù ngay từ thời điểm sự việc xảy ra.

    Theo thông tin bạn nêu thì bạn đã bị cưỡng dâm (miễn cưỡng giao cấu) khi bạn còn là sinh viên. Sự việc diễn ra đã lâu, đến nay bạn lại đang chung sống như vợ chồng với người khác... do vậy rất khó để có căn cứ để tố cáo kẻ đã hại đời bạn. Nếu bạn có tin nhắn, hình ảnh, video... về sự việc đó hoặc đối tượng đó thừa nhận sự việc thì mới có căn cứ để xử lý.

  • Xem thêm     

    21/07/2012, 11:12:49 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
            Trước tiên bạn có thể báo công an để xem xét dấu hiệu tội phạm. Nếu người đó bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản thì có thể phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

             Nếu người đó không bỏ trốn thì bạn có thể khởi kiện tranh chấp dân sự để Tòa án giải quyết theo pháp luật.

  • Xem thêm     

    21/07/2012, 10:50:38 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

              Nếu năm 1988 ông bạn đã thực hiện thủ tục tặng cho QSD đất cho ba bạn và thủ tục tặng cho đã hoàn tất thì thửa đất đó thuộc quyền sử dụng hợp pháp của Ba bạn. Nếu thủ tục tặng cho chưa hợp pháp, trên hồ sơ địa chính vẫn đứng tên ông bạn thì vẫn là đất của ông bạn.

             zxViệc bác Hai bạn làm giả ủy quyền để nhận tiền bồi thường là không đúng pháp luật. Tuy nhiên, trong tình huống đó ít khi bị xử lý về hành vi chiếm đoạt tài sản. Nếu có tranh chấp và tòa án tuyên bố thửa đất đó thuộc về ông bạn hoặc Ba bạn thì bác Hai phải trả lại số tiền đó.

  • Xem thêm     

    21/07/2012, 08:33:59 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

             Với thương tích như vậy mà bạn bồi thường 12 triệu là hợp lý rồi. Nếu gia đình nạn nhân không đồng ý thì có thể khởi kiện đến Tòa án để yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nguồn nguy hiểm cao độ gây nên. Mức bồi thường sẽ căn cứ vào mức độ thiệt hại cụ thể. Bạn có lỗi trong tình huống tai nạn trên nên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

             Bạn có thể tham khảo quy định tại Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của HĐTP TAND tối cao sau đây:

    "Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

    Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm được bồi thường bao gồm:

    1.1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu... theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ... để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).

    1.2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khoẻ bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.

    a) Thu nhập thực tế của người bị thiệt hại được xác định như sau:

    - Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động, thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó bị xâm phạm sức khoẻ nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

    - Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập thực tế nhưng mức thu nhập của các tháng khác nhau, thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi sức khoẻ bị xâm phạm nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

    - Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng không ổn định và không thể xác định được, thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

    - Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại chưa làm việc và chưa có thu nhập thực tế thì không được bồi thường theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 609 BLDS.

    b) Xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại được thực hiện như sau:

    Bước một: Xác định thu nhập thực tế của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị có hay không. Nếu có thì tổng số thu nhập là bao nhiêu.

    Bước hai: Lấy tổng số thu nhập thực tế mà người bị thiệt hại có được trong thời gian điều trị so sánh với thu nhập thực tế tương ứng được xác định theo hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 1.2 này. Nếu không có khoản thu nhập thực tế nào của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị thì thu nhập thực tế của người bị thiệt hại bị mất; nếu thấp hơn thì khoản chênh lệch đó là thu nhập thực tế của người bị thiệt hại bị giảm sút; nếu bằng thì thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không bị mất.

    Ví dụ 1: A làm nghề sửa xe máy tự do. Thu nhập thực tế của A trước khi sức khoẻ bị xâm phạm là ổn định, trung bình mỗi tháng là một triệu đồng. Do sức khoẻ bị xâm phạm, A phải điều trị nên không có khoản thu nhập nào. Trong trường hợp này thu nhập thực tế của A bị mất.

    Ví dụ 2: B làm công cho một công ty trách nhiệm hữu hạn. Thu nhập thực tế của B trước khi sức khoẻ bị xâm phạm là ổn định, trung bình mỗi tháng là 600 ngàn đồng. Do sức khoẻ bị xâm phạm, B phải điều trị và trong thời gian điều trị công ty trả cho B 50% tiền lương là 300 ngàn đồng. Trong trường hợp này thu nhập thực tế của B mỗi tháng bị giảm sút 300 ngàn đồng.

    Ví dụ 3: C là công chức có thu nhập hàng tháng ổn định 500 ngàn đồng. Do sức khoẻ bị xâm phạm, C phải điều trị và trong thời gian điều trị cơ quan vẫn trả đủ các khoản thu nhập cho C. Trong trường hợp này thu nhập thực tế của C không bị mất.

    1.3. Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

    a) Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí (nếu có) cho một trong những người chăm sóc cho người bị thiệt hại trong thời gian điều trị do cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ sở y tế.

    b) Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được xác định như sau:

    - Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có thu nhập thực tế ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất.

    - Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập ổn định, nhưng có mức thu nhập khác nhau thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất.

    - Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại không có việc làm hoặc có tháng làm việc, có tháng không và do đó không có thu nhập ổn định thì được hưởng tiền công chăm sóc bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú.

    - Nếu trong thời gian chăm sóc người bị thiệt hại, người chăm sóc vẫn được cơ quan, người sử dụng lao động trả lương, trả tiền công lao động theo quy định của pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội thì họ không bị mất thu nhập thực tế và do đó không được bồi thường.

    1.4. Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

    a) Chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại bao gồm: chi phí hợp lý hàng tháng cho việc nuôi dưỡng, điều trị người bị thiệt hại và chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại.

    b) Chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại được tính bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú. Về nguyên tắc, chỉ tính bồi thường thiệt hại cho một người chăm sóc người bị thiệt hại do mất khả năng lao động.

    1.5. Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm.

                a) Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm được bồi thường cho chính người bị thiệt hại.

                b) Trong mọi trường hợp, khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Cần căn cứ vào hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết này để xác định mức độ tổn thất về tinh thần của người bị thiệt hại. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần cần căn cứ vào sự ảnh hưởng đến nghề nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân…

                c) Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại trước hết do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường."

  • Xem thêm     

    19/07/2012, 09:27:39 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

              Khi phát hiện công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị, Thanh tra xây dựng sẽ lập BIÊN BẢN NGỪNG THI CÔNG để ghi nhận sự việc và yêu cầu ngừng thi công công trình. Nếu chủ đầu tư không ngừng thi công thì trong thời hạn 24h, Chủ tịch UBND cấp xã sẽ ra Quyết định ĐÌNH CHỈ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG VI PHẠM TRẬT TỰ XÂY DỰNG và buộc tháo dỡ công trình vi phạm. Nếu trong thời hạn 24h mà chủ đầu tư không tháo dỡ công trình vi phạm thì Chủ tịch UBND xã, phường sẽ ban hành QUYẾT ĐỊNH CƯỠNG CHẾ THÁO DỠ CÔNG TRÌNH VI PHẠM.

            Bạn tham khảo quy định sau đây tại Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử lý công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng như sau:

    Điều 4. Biện pháp xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị

    Hành vi vi phạm trật tự xây dựng đô thị phải bị xử lý theo một hoặc các hình thức sau đây:

    1. Ngừng thi công xây dựng công trình.

    2. Đình chỉ thi công xây dựng công trình, áp dụng các biện pháp ngừng cung cấp điện, nước: thông báo cho cơ quan có thẩm quyền không cung cấp các dịch vụ điện nước, các hoạt động kinh doanh và các dịch vụ khác đối với công trình xây dựng vi phạm.

    3. Cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm.

    4. Buộc bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra.

    5. Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự.

    6. Ngoài các hình thức xử lý quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này thì đối với chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu tư vấn thiết kế, nhà thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình có hành vi vi phạm trật tự xây dựng đô thị còn bị nêu tên trên website của Bộ Xây dựng và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

    Điều 12. Xử lý công trình xây dựng không có Giấy phép xây dựng

    1. Những công trình xây dựng theo quy định phải có Giấy phép xây dựng, khi xây dựng không có Giấy phép xây dựng, trừ những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này phải bị xử lý như sau:

    a) Lập  biên bản ngừng thi công xây dựng, yêu cầu chủ đầu tư tự phá dỡ công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị;

    b) Trường hợp chủ đầu tư không ngừng thi công xây dựng phải bị đình chỉ thi công xây dựng, buộc phá dỡ công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị; đồng thời, áp dụng các biện pháp ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước và các dịch vụ khác liên quan đến xây dựng công trình; cấm các phương tiện vận tải chuyên chở vật tư, vật liệu, công nhân vào thi công xây dựng;

    c) Cưỡng chế phá dỡ nếu chủ đầu tư không thực hiện quyết định đình chỉ thi công xây dựng. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí lập phương án phá dỡ (nếu có) và chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ.

    2. Đối với những công trình xây dựng không có Giấy phép xây dựng nhưng đủ điều kiện để cấp Giấy phép xây dựng theo quy định thì xử lý như sau:

    a) Những công trình xây dựng phải bị lập biên bản ngừng thi công xây dựng, yêu cầu chủ đầu tư làm thủ tục xin cấp Giấy phép xây dựng gồm: công trình xây dựng phù hợp vị trí quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng trên đất ở có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà, phù hợp quy hoạch xây dựng; xây dựng mới trên nền nhà cũ hoặc cải tạo nhà đang ở phù hợp quy hoạch xây dựng; công trình xây dựng trên đất có đủ điều kiện về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai;

    b) Trường hợp chủ đầu tư không ngừng thi công xây dựng, công trình phải bị đình chỉ thi công xây dựng, buộc xin cấp Giấy phép xây dựng, đồng thời áp dụng các biện pháp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

    Trong thời hạn tối đa 60 ngày, kể từ ngày có quyết định đình chỉ thi công xây dựng, chủ đầu tư không xuất trình Giấy phép xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp thì bị cưỡng chế phá dỡ;

    c) Sau khi được cấp Giấy phép xây dựng, nếu công trình đã xây dựng sai nội dung Giấy phép xây dựng thì chủ đầu tư phải tự phá dỡ phần sai nội dung Giấy phép xây dựng. Sau khi tự phá dỡ công trình sai nội dung Giấy phép xây dựng, chủ đầu tư mới được tiếp tục thi công xây dựng.

    Trường hợp chủ đầu tư không tự phá dỡ phần sai nội dung Giấy phép xây dựng được cấp thì phải bị cưỡng chế phá dỡ theo quy định tại Điều 24 Nghị định này và phải chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ;

    d) Trường hợp chủ đầu tư bị từ chối cấp Giấy phép xây dựng hoặc không có Giấy phép xây dựng sau thời hạn quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì chủ đầu tư phải tự phá dỡ công trình vi phạm, nếu chủ đầu tư không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế phá dỡ và phải chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí tổ chức

    Điều 15. Xử lý công trình xây dựng ảnh hưởng đến chất lượng công trình lân cận; ảnh hưởng đến môi trường, cộng đồng dân cư

    1. Trường hợp công trình xây dựng gây lún, nứt, thấm, dột hoặc có nguy cơ làm sụp đổ các công trình lân cận thì phải ngừng thi công xây dựng để thực hiện bồi thường thiệt hại:

    a) Việc bồi thường thiệt hại do chủ đầu tư và bên bị thiệt hại tự thỏa thuận; Trường hợp các bên không thoả thuận được thì bên thiệt hại có quyền khởi kiện đòi bồi thường tại toà án;

    b) Công trình chỉ được phép tiếp tục thi công xây dựng khi các bên đạt được thỏa thuận việc bồi thường thiệt hại.

    cưỡng chế phá dỡ.

  • Xem thêm     

    19/07/2012, 09:05:25 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
               Nếu bạn có đủ chứng cứ về những việc đó thì bạn có thể gửi đơn thư tố cáo, tố giác các hành vi đó đến lãnh đạo cao hơn hoặc công an để được xem xét giải quyết.

  • Xem thêm     

    15/07/2012, 11:09:10 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

               Hòa giải trong vụ án dân sự là bắt buộc. Tuy nhiên, Bộ luật tố tụng dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành không quy định số lần hòa giải trong một vụ án là bao nhiêu lần (tối thiểu 1 lần).  Việc hòa giải nhằm để các bên thống nhất được với nhau về cách thức giải quyết vụ án, tòa án có thể hòa giải nhiều lần nhưng không làm kéo dài quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo quy định pháp luật.

               Điều 179 BLTTDS qyt định:

    "Thời hạn chuẩn bị xét xử

    1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án được quy định như sau:

    a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này, thời hạn là bốn tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;

    b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 29 và Điều 31 của Bộ luật này, thời hạn là hai tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

    Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Toà án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá hai tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a và một tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

    2. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều này, tuỳ từng trường hợp, Toà án ra một trong các quyết định sau đây:

    a) Công nhận sự thoả thuận của các đương sự;

    b) Tạm đình chỉ giải quyết vụ án;

    c) Đình chỉ giải quyết vụ án;

    d) Đưa vụ án ra xét xử.

    3. Trong thời hạn một tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng.

             Điều 182 BLTTDS quy định:

    "Những vụ án dân sự không tiến hành hoà giải được

    1. Bị đơn đã được Toà án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.

    2. Đương sự không thể tham gia hoà giải được vì có lý do chính đáng.

    3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự."

              Như vậy, nếu tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ 2 mà bị đơn cố tình vắng mặt thì Tòa án sẽ lập biên bản không hòa giải được và đưa vụ án ra xét xử. Trong vụ việc bạn nêu đã đủ điều kiện để Tòa án xét xử vụ án. Nếu Tòa án cố tình hòa giải, vi phạm thời hạn giải quyết vụ án theo quy định tại Điều 179 BLTTDS nêu trên thì các đương sự có thể khiếu kiện theo quy định của pháp luật.

  • Xem thêm     

    12/07/2012, 10:21:57 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
            Bạn gửi xe tại Công ty có vé xe thì khi mất xe, công ty phải có trách nhiệm bồi thường cho bạn. Sau khi Công ty bồi thường cho bạn thì có thể yêu cầu bảo vệ bồi hoàn cho công ty nếu bảo vệ có lỗi trong việc mất xe trên.

           Bạn có thể khởi kiện đến Tòa án nơi công ty có trụ sở để được xem xét giải quyết. Mức bồi thường bằng giá trị hiện tại của chiếc xe đã mất.

  • Xem thêm     

    10/07/2012, 06:24:27 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Cảm ơn bạn!

  • Xem thêm     

    06/07/2012, 08:55:03 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
               Trong vụ việc tai nạn giao thông, chứng cứ quan trọng là sơ đồ, ảnh hiện trường vụ án. Tuy nhiên, nếu hiện trường được xây dựng không khách quan, không trung thực, mâu thuẫn với lời khai của các nhân chứng, mâu thuẫn với các vết thương của người bị hại, không phù hợp với dấu vết trên phương tiện gây tai nạn... thì sơ đồ hiện trường đó cũng cần phải xem lại.

               Do đặc điểm ngoài trời, nhiều phương tiện giao thông qua lại nên hiện trường vụ án giao thông rất dễ bị thay đổi. Do vậy, không thể chỉ căn cứ vào sơ đồ, ảnh hiện trường mà xác định được lỗi của các bên...

               Thông thường thì gia đình bị hại hoặc bị can đều khó mà biết được các thông tin, tài liệu có trong hồ sơ vụ án. Trong khi đó, việc giải quyết lại "án tại hồ sơ". Nếu luật sư tham gia vụ án thì sẽ được tiếp cận hồ sơ, làm việc với công an và các bên, xác minh thu thập chứng cứ... khi đó sẽ có căn cứ để xác định việc giải quyết của công an là đúng hay sai và bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của đương sự. Nếu có nhu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý thì bạn có thể liên hệ trực tiếp với luật sư ở địa phương bạn để thống nhất mức phí và phương thức giải quyết vụ việc.

  • Xem thêm     

    05/07/2012, 10:18:35 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

               Theo quy định tại Điều 135 Luật đất đai năm 2003 thì UBND cấp xã có thẩm quyền hòa giải tranh chấp về đất đai (không giới hạn về số lần hòa giải và vụ việc hòa giải). Do vậy, trong vụ việc của gia đình bạn, UBND có thụ lý đơn và tổ chức hòa giải cũng không sai.

                Nếu vụ việc đã được giải quyết bằng một bản án có hiệu lực pháp luật thì nguyên đơn có khởi kiện tiếp về vụ án đó thì Tòa án cũng không thụ lý - Việc hòa giải trong tình huống này không có ý nghĩa gì nếu hòa giải không đạt kết quả. Nếu nguyên đơn vẫn có đơn yêu cầu UBND xã hòa giải tranh chấp đất đai thì bạn không cần tham gia hòa giải mà chỉ cần gửi văn bản đến UBND xã trình bày về quan điểm của mình là được. Sau này, nguyên đơn có khởi kiện tiếp về vụ việc đó thì Tòa án cũng không thụ lý giải quyết.

               Bạn cũng xem lại các thông tin mà bạn cung cấp ở trên "sử phúc thầm (tháng 12 năm 2010) tuyên hủy bản án sơ thâm chuyển hồ sơ về cấp sơ thẩm sử lại từ đầu. Tòa án cấp sơ thẩm ra quyết định đình chỉ không giải quyết vụ án (Tháng 4 năm 2011), hết thời hạn kháng nghj nguyên đơn không có yêu cầu kháng nghị gì, Sau đó một năm ( tháng 3 năm 2012) nguyên đơn có đơn thư gửi đến UBND xã yêu cầu tôi thực hiện theo bản án sơ thẩm". Vậy tòa sơ thẩm đã xử lại vụ án lần hai chưa? Nếu vụ án đó chưa có bản án nào có hiệu lực pháp luật và còn thời hiệu khởi kiện thì nguyên đơn có quyền khởi kiện lại vụ án đó.

  • Xem thêm     

    05/07/2012, 08:03:54 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Vâng, chào bạn!

  • Xem thêm     

    03/07/2012, 10:58:25 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
              Bạn có thể tham khảo quy định tại THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 36/2011/TTLT-BYT-BQP NGÀY 17 THÁNG 10 NĂM 2011 HƯỚNG DẪN VIỆC KHÁM SỨC KHỎE THỰC HIỆN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ để biết thêm chi tiết về điều kiện sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ quân sự.

65 Trang «<41424344454647>»