Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

52 Trang «<32333435363738>»
  • Xem thêm     

    22/05/2012, 10:51:29 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Nội dung bạn hỏi được luật hôn nhân và gia đình quy định như sau:

               "Điều 91. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

    Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án xem xét, giải quyết việc ly hôn.

    Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    #ff6600;">Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác.

    Điều 93. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

    Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Tòa án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.

    Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp #ff6600;">người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên."
               Như vậy, nếu các em bạn ly hôn thì Tòa án sẽ giao con cho em dâu bạn trực tiếp nuôi dưỡng. Nếu sau đó em dâu bạn không nuôi mà giao con cho em gái của cô ta nuôi dẫn đến không đảm bảo quyền lợi mọi mặt của con (tình cảm của cha, mẹ...) thì gia đình bạn có thể khởi kiện, yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con. Nếu cha mẹ em bé không đủ điều kiện nuôi con thì mới đến lượt ông bà, cô dì, chú bác nuôi cháu...
  • Xem thêm     

    22/05/2012, 10:22:26 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
            Nếu gia đình Duyên ngăn cản việc gia đình bạn thăm nom, chăm sóc cháu thì em trai bạn có quyền gửi đơn đến Cơ quan thi hành án cấp huyện để yêu cầu can thiệp, buộc gia đình Duyên phải thực hiện theo phán quyết của Tòa án tại Bản án ly hôn trước đây.
            Gia đình bạn cũng cần chuẩn bị những chứng cứ về việc chăm sóc, giáo dục con không tốt của Duyên để đến khi em bé đủ 3 tuổi, Nhựt gửi đơn đến Tòa án để yêu cầu thay đổi người nuôi con theo quy định pháp luật.
  • Xem thêm     

    21/05/2012, 10:06:51 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
              Theo thông tin bạn nêu thì em bé sinh năm 2010, đến nay chưa đủ 3 tuổi nên theo quy định pháp luật thì người mẹ sẽ được quyền nuôi con. Việc người mẹ chung sống với người đàn ông khác hoặc kết hôn với người khác không phải là căn cứ để thay đổi người nuôi con. Sau khi em bé đủ 3 tuổi, đồng thời có căn cứ cho rằng người mẹ nuôi con làm ảnh hưởng đến việc phát triển thể chất và tinh thần của con thì người cha có thể giành được quyền nuôi con.
  • Xem thêm     

    21/05/2012, 09:43:11 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
              Vấn đề bạn hỏi cũng "không có lời đáp" với pháp luật VN hiện nay. Nếu nhận là mẹ nuôi thì phải thực hiện thủ tục nhận mẹ con theo quy định tại Nghị định 158/2005/NĐ-CP về quản lý và đăng ký hộ tịch. Mẹ nuôi không được ghi tên vào giấy khai sinh của con cùng với mẹ đẻ.
  • Xem thêm     

    21/05/2012, 12:17:48 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Với pháp luật Việt Nam hiện nay thì không được bạn ạ. Hi vọng thời gian tới pháp luật về hôn nhân và gia đình sẽ có những thay đổi, điều chỉnh.
  • Xem thêm     

    20/05/2012, 09:35:36 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

             Theo Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, phù hợp với pháp luật nước đó thì được công nhận tại Việt Nam, nếu vào thời điểm kết hôn công dân Việt Nam không vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn hay phạm vào các trường hợp cấm kết hôn.
             Tuy nhiên, với thông tin bạn nêu thì quan hệ hôn nhân của bạn là đồng tính nên sẽ không được công nhận tại Việt Nam.

  • Xem thêm     

    20/05/2012, 09:15:02 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:
             Việc bạn viết đơn xin ly hôn hoặc chồng bạn viết đơn xin ly hôn không quan trọng. Theo quy định pháp luật thì chỉ cần một bên có đơn và tình trạng hôn nhân trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được thì Tòa án sẽ giải quyết cho đơn phương ly hôn.
             Theo thông tin bạn nêu thì chồng bạn không quan tâm, chăm sóc đến bạn, thiếu trách nhiệm với gia đình. Nếu mâu thuẫn đã được chính quyền, cơ quan, tổ chức hoặc gia đình hòa giải nhiều lần nhưng không có kết quả thì Tòa án sẽ căn cứ vào Điều 89 Luật hôn nhân và gia đình và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/20000 để giải quyết cho bạn đơn phương ly hôn.
             Nếu bạn có đơn xin ly hôn, khi đến Tòa án chồng bạn cũng đồng ý ly hôn nhưng chỉ tranh chấp về quyền nuôi con thì Tòa án sẽ công nhận thỏa thuận ly hôn và chỉ giải quyết tranh chấp về con.
             Bạn có thể gửi đơn ly hôn tới TAND cấp huyện nơi chồng bạn cư trú để được xem xét, giải quyết. Bạn cần nộp kèm theo đơn là Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính); CNMD, Hộ khẩu (bản sao); Giấy khai sinh của con (bản sao); Giấy tờ xác định nơi cư trú của chồng bạn và giấy tờ về tài sản (nếu có).
  • Xem thêm     

    19/05/2012, 11:12:41 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:
              Theo thông tin bạn nêu thì căn nhà đó là tài sản chung của bố mẹ bạn chứ không liên quan gì đến ông bà và các cô, dì, chú bác.
              Tuy nhiên, bố bạn qua đời, không để lại di chúc nên theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 BLDS năm 2005 thì  di sản của bố bạn (1/2) giá trị căn nhà đó thuộc về hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn, bao gồm: ông nội, bà nội bạn, mẹ bạn và các anh, chị em bạn. 
             Nếu ông, bà nội bạn chết sau bố bạn thì các cô, chú, bác của bạn được thay mặt ông bà bạn nhận, hưởng phần thừa kế mà đáng ra ông bà nội bạn được hưởng (chính vì thế mà thủ tục khai nhận di sản thừa kế của bố bạn bắt buộc phải có chữ ký của các cô, chú, bác của bạn - Quyền lợi của họ xuất phát từ quyền lợi của ông bà bạn, quyền lợi của ông bà bạn xuất phát từ quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 BLDS)
             Do vậy, nếu muốn định đoạt căn nhà đó thì phải khai nhận di sản thừa kế đối với phần di sản của bố bạn để lại. Khi đó bắt buộc phải có ý kiến của tất cả các thừa kế của bố bạn theo quy định của pháp luật. Các cô, chú, bác bạn nhận thay phần của ông bạn.
  • Xem thêm     

    18/05/2012, 10:06:09 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
             Nếu bạn đơn phương ly hôn thì chỉ cần có giấy xác nhận về nơi cư trú của vợ bạn thì tòa án cũng thụ lý chứ không nhất thiết phải có bản sao chứng minh thư, hộ khẩu của vợ bạn (bị đơn).
  • Xem thêm     

    18/05/2012, 09:38:04 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
            Bạn nên tách hộ khẩu riêng để tiện cho công việc của bạn và việc học của con. Bạn có thể tách hộ khẩu về quê hoặc chuyển đến nhà bạn bè, người thân tại Hà Nội. Nếu cứ để chung giấy tờ như vậy sẽ phát sinh thêm mâu thuẫn.
  • Xem thêm     

    17/05/2012, 09:26:32 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
              Thông thường thì người lập di chúc hoặc/và người hưởng di sản hoặc/và người soạn di chúc se giữ và công bố di chúc. Trường hợp bạn nêu ra là một thực tế đã diễn ra. Có những người lập di chúc xong không ai biết, sau khi người đó chết các thừa kế thỏa thuận phân chia thừa kế.. không ai tranh chấp gì. Nhiều năm sau có người phát hiện có di chúc để lại cho một người... khi đó thì đã hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế! Cái "cơ chế" như bạn nêu trên cũng là một sáng kiến trong trường hợp người lập di chúc bí mật đi lập di chúc, kể cả người hưởng di sản theo di chúc cũng không biết.
              Pháp luật chỉ quy định người có di sản có thể chỉ định người quản lý di sản nhưng không quy định điều kiện, tiêu chuẩn để được quản lý di sản. Do vậy, người lập di chúc có thể chỉ định luật sư là người quản lý (nhưng không sử dụng) di sản. Thông thường người quản lý di sản sẽ là người được hưởng thừa kế theo di chúc.
  • Xem thêm     

    16/05/2012, 12:43:03 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Đề nghị chuyển câu hỏi sang phòng sinh viên luật
  • Xem thêm     

    15/05/2012, 02:01:12 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
               Nếu vợ chồng bạn đã tự giải quyết được vấn đề về tài sản chung vợ chồng (tự thỏa thuận phân chia) thì không phải ra Tòa nữa mà chỉ cần lập văn bản là xong. Với những tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì phải công chứng văn bản phân chia và đăng ký sang tên theo quy định của pháp luật. Nếu các bên không thỏa thuận được thì mới phải đến "cửa" Tòa!
  • Xem thêm     

    15/05/2012, 06:52:10 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
               Nếu lập di chúc thì cũng phải lưu ý đến Điều 669 BLDS năm 2005: Những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Nếu người để lại di sản có một trong những người thuộc trường hợp quy định tại Điều 669 BLDS thì trong di chúc cũng cần phải định đoạt cho họ 2/3 của một suất theo pháp luật. Cụ thể như sau:

    Ðiều 669. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

     Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Ðiều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Ðiều 643 của Bộ luật này:

     1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

     2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.

  • Xem thêm     

    14/05/2012, 10:44:46 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
           1. Những tài sản hình thành trong tương lai không thể định đoạt trong di chúc. Tại thời điểm lập di chúc, tài sản đó phải đang tồn tại và thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người lập di chúc. Nếu muốn định đoạt toàn bộ tài sản của mình, người lập di chúc có thể sử dụng câu: Đến thời điểm tôi chết, dù di sản có tăng lên hoặc giảm đi giá trị thì tôi cũng đồng ý định đoạt theo nội dung di chúc này...
           2. Theo quy định pháp luật thì người lập di chúc có quyền cử người giữ và công bố di chúc, người quản lý di sản... Do vậy, khi lập di chúc tại Phòng/Văn phòng công chứng hoặc tại Văn phòng luật sư thì người lập di chúc nên quy định là: Một bản di chúc lưu tại Văn phòng luật sư hoặc Văn phòng công chứng. Đến thời điểm di chúc có hiệu lực, người giữ di chúc có nghĩa vụ công bố bản di chúc này. Hoặc Luật sư, Công chứng viên phải giao bản di chúc này cho người hưởng di sản theo di chúc để họ công bố di chúc và thực hiện thủ tục khai nhận di sản theo quy định pháp luật.
  • Xem thêm     

    14/05/2012, 08:54:49 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
               Theo quy định của pháp luật thì bạn phải xuất trình giấy Chứng minh thư nhân dân thì mới thực hiện được thủ tục đăng ký kết hôn. Bạn tham khảo quy định sau đây tại Nghị định 158/2005/NĐ-CP về quản lý và đăng ký hộ tịch:

    Điều 17. Thẩm quyền đăng ký kết hôn

    1. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn.

    2. Trong trường hợp cả hai bên nam, nữ là công dân Việt Nam đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn, đã cắt hộ khẩu thường trú ở trong nước, thì việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú trước khi xuất cảnh của một trong hai bên nam, nữ.

    Điều 18. Thủ tục đăng ký kết hôn

    1. Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định) và xuất trình #ff0000;">Giấy chứng minh nhân dân.

    Trong trường hợp một người cư trú tại xã, phường, thị trấn này, nhưng đăng ký kết hôn tại xã, phường, thị trấn khác, thì phải có xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó.

    Đối với người đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn, thì phải có xác nhận của Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tại nước sở tại về tình trạng hôn nhân của người đó.

    Đối với cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang, thì thủ trưởng đơn vị của người đó xác nhận tình trạng hôn nhân.

    Việc xác nhận tình trạng hôn nhân nói trên có thể xác nhận trực tiếp vào Tờ khai đăng ký kết hôn hoặc bằng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định tại chương V của Nghị định này.

    Việc xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng, kể từ ngày xác nhận.

    2. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy hai bên nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, thì ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ.

    Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.

    3. Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn. Hai bên nam, nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn, giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp theo yêu cầu của vợ, chồng.

  • Xem thêm     

    13/05/2012, 07:49:41 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Vâng, chào bạn!
  • Xem thêm     

    13/05/2012, 09:26:35 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình quy định:

    "Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con khi ly hôn

    Khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    Mức cấp dưỡng cho con do cha, mẹ thỏa  thuận; nếu không thỏa  thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết."
              Do vậy, nếu vợ chồng bạn không thỏa thuận được mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn thì Tòa án sẽ quyết định căn cứ vào nhu cầu cần cấp dưỡng của con và khả năng cấp dưỡng của cha, mẹ.

  • Xem thêm     

    13/05/2012, 08:39:12 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời bạn như sau:
            1. Căn cứ ly hôn: Nếu tình trạng hôn nhân của cha mẹ bạn đã trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được theo quy định tại Điều 89 Luật hôn nhân và gia đình và hướng dẫn tại Nghị quyết số02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao thì mẹ bạn có thể yêu cầu Tòa án giải quyết cho đơn phương ly hôn. Bạn tham khảo nội dung sau đây của Nghị quyết02/2000/NQ-HĐTP: />

            "Căn cứ cho ly hôn (Điều 89)
    a. Theo quy định tại khoản 1 Điều 89 thì Toà án quyết định cho ly hôn nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài được, mục đích của hôn nhân không đạt được.
    a.1. Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:
    - Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cả quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
    - Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cả quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
    - Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cả quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;

    a.2. Để có cả sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại điểm a.1 mục 8 này. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.
    a.3. Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.
    b. Theo quy định tại khoản 2 Điều 89 thì: "trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn". Thực tiễn cho thấy có thể xảy ra hai trường hợp như sau:
    b.1. Người vợ hoặc người chồng đồng thời yêu cầu Toà án tuyên bố người chồng hoặc người vợ của mình mất tích và yêu cầu Toà án giải quyết cho ly hôn. Trong trường hợp này nếu Toà án tuyên bố người đó mất tích thì giải quyết cho ly hôn; nếu Toà án thấy chưa đủ điều kiện tuyên bố người đó mất tích thì bác các yêu cầu của người vợ hoặc người chồng.
    b.2. Người vợ hoặc người chồng đã bị Toà án tuyên bố mất tích theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan. Sau khi bản án của Toà án tuyên bố người vợ hoặc người chồng mất tích đã có hiệu lực pháp luật thì người chồng hoặc người vợ của người đó có yêu cầu xin ly hôn với người đó. Trong trường hợp này Toà án giải quyết cho ly hôn.
    b.3. Khi Toà án giải quyết cho ly hôn với người tuyên bố mất tích thì cần chú ý giải quyết việc quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích theo đúng quy định tại Điều 89 Bộ luật dân sự.

                2. Đối với việc xác định tài sản chung và tài sản riêng: Nghị quyết số02/2000/NQ-HĐTP quy định: "khoản 2 Điều 27 quy định: "Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ và chồng".
    Thực tiễn cho thấy chỉ có tài sản rất lớn, rất quan trọng đối với đời sống gia đình thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu mới ghi tên của cả vợ chồng (như: nhà ở, quyền sử dụng đất...), song cũng không phải trong mọi trường hợp. Đối với các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận thường chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng (như: xe môtô, xe ôtô, tàu, thuyền vận tải...). Mặt khác, khoản 1 Điều 32 đã quy định cụ thể về tài sản riêng của vợ chồng. Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên, trong trường hợp tài sản do vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng, nếu không có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng; nếu có tranh chấp là tài sản riêng thì người có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải chứng minh được tài sản này do được thừa kế riêng, được tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản này có được từ nguồn tài sản riêng quy định tại khoản 1 Điều 32 (ví dụ: được thừa kế riêng một khoản tiền và dùng khoản tiền này mua cho bản thân một chiếc xe môtô mà không nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng). Trong trường hợp không chứng minh được tài sản đang có tranh chấp này là tài sản riêng thì theo quy định tại khoản 3 Điều 27 tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng.
    "
    Những tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân, dù đứng tên một người thì vẫn là tài sản chung vợ chồng. Do vậy, khi ly hôn, mẹ bạn vẫn được chia đôi theo quy định tại Điều  95 LNH&GĐ.
            3. Quyền lợi của anh, chị em bạn: Trong các tài sản mà cha mẹ bạn đang quản lý, nếu có tài sản chung của Hộ gia đình thì các anh, chị em bạn cũng được chia phần. Ví dụ: Quyền sử dụng đất được giao cho Hộ gia đình thì là tài sản chung của hộ gia đình, trong đó cha mẹ bạn chỉ có một phần. Khi ly hôn, phần của cha mẹ bạn sẽ chia đôi, các phần khác thuộc về các thành viên khác trong gia đình. Do vậy, bạn cần kiểm tra lại xem trong số diện tích nhà đất đó có diện tích nào là tài sản của Hộ gia đình không (được chính quyền giao, cấp cho hộ gia đình). Việc các anh, chị em bạn sống cùng mẹ bạn sau khi ly hôn cũng là một thuận lợi để tòa án xem xét chia tài sản nhiều hơn cho mẹ bạn.
  • Xem thêm     

    11/05/2012, 09:18:06 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1. Ðiều 653 BLDS năm 2005 quy định:
    "Nội dung của di chúc bằng văn bản

     1. #ff0000;">Di chúc #ff0000;">phải ghi rõ:

     a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;

     b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

     c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

     d) #ff0000;">Di sản để lại và nơi có di sản.."


             - Ðiều 658. Thủ tục lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn

    Việc lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải tuân theo thủ tục sau đây:

    1. #ff0000;">Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn ký vào bản di chúc;

     2. Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.
              Do vậy nếu người lập di chúc không công bố nội dung di chúc thì không thể chứng thực được di chúc. Nếu không muốn ai biết về nội dung di chúc thì người lập di chúc có thể lựa chọn loại di chúc bằng văn bản không có người làm chứng quy định tại Điều 655 BLDS (tự tay viết và ký vào bản di chúc)

    - Ðiều 665. Gửi giữ di chúc

     1. Người lập di chúc có thể yêu cầu cơ quan công chứng lưu giữ hoặc gửi người khác giữ bản di chúc.

     2. Trong trường hợp cơ quan công chứng lưu giữ bản di chúc thì phải bảo quản, giữ gìn theo quy định của pháp luật về công chứng.

     3. Cá nhân giữ bản di chúc có các nghĩa vụ sau đây:

     a) Giữ bí mật nội dung di chúc;

     b) Giữ gìn, bảo quản bản di chúc; nếu bản di chúc bị thất lạc, hư hại thì phải báo ngay cho người lập di chúc;

     c) Giao lại bản di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc, khi người lập di chúc chết. Việc giao lại bản di chúc phải được lập thành văn bản, có chữ ký của người giao, người nhận và trước sự có mặt của hai người làm chứng.

     Do vậy, nếu anh trai bạn lập di chúc loại có công chứng, chứng thực thì hãy yên tâm về tính bảo mật của di chúc bởi các quy định pháp luật trên. Ngoài ra, anh trai bạn cũng có thể liên hệ với luật sư để được tư vấn, soạn thảo và làm chứng cho việc lập di chúc.

52 Trang «<32333435363738>»