Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

52 Trang «<34353637383940>»
  • Xem thêm     

    28/04/2012, 04:53:28 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Bạn chỉ có thể xin cấp lại bản sao giấy khai sinh chứ không thể cấp lại bản gốc. Về mặt pháp lý thì bản sao và bản gốc giấy khai sinh có giá trị pháp lý như nhau.
  • Xem thêm     

    28/04/2012, 04:37:48 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Nội dung bạn hỏi được pháp luật quy định như sau;
    1. Điều 93 Luật hôn nhân và gia đình quy định:
    "
    Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

    Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Tòa án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.

    Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.

    Điều 94. Quyền thăm nom con sau khi ly hôn

    Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.

    Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

              Như vậy, chị bạn phải chứng minh được nội dung là nếu để cha của hai đứa trẻ đó tiếp tục nuôi con sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển về thể chất, tinh thần của các con thì mới được tòa án chấp nhận thay đổi người nuôi con.
  • Xem thêm     

    28/04/2012, 08:49:32 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
                Cần xem lại cụ thể giấy tặng cho đó của bà nội bạn với cha bạn để biết giá trị pháp lý. Nếu có thể công nhận tính hợp pháp của giấy tặng cho đó thì phần được tặng cho là di sản của cha bạn để lại cho mẹ bạn và các anh chị em bạn. Bạn có thể tham khảo quy định tại khoản 2, Điều 50 Luật đất đai và tiểu mục 1, mục II, Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của HĐTP TAND tối cao, cụ thể như sau:
    "Xác định quyền sử dụng đất là di sản

    1.1. Đối với đất do người chết để lại (không phân biệt có tài sản hay không có tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất) mà người đó đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 thì quyền sử dụng đất đó là di sản.

    1.2. Đối với trường hợp đất do người chết để lại mà người đó có một trong các loại giấy quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003, thì kể từ ngày 01/7/2004 quyền sử dụng đất đó cũng là di sản, không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế.

    1.3. Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có một trong các loại giấy tờ được hướng dẫn tại tiểu mục 1.1 và tiểu mục 1.2 mục 1 này nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác (như: nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, giếng nước, nhà để ô tô, nhà thờ, tường xây làm hàng rào gắn với nhà ở, các công trình xây dựng trên đất được giao để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh như nhà xưởng, kho tàng, hệ thống tưới, tiêu nước, chuồng trại chăn nuôi hay vật kiến trúc khác hoặc trên đất có các tài sản khác như cây lấy gỗ, cây lấy lá, cây ăn quả, cây công nghiệp hay các cây lâu năm khác) gắn liền với quyền sử dụng đất đó mà có yêu cầu chia di sản thừa kế, thì cần phân biệt các trường hợp sau:

    a) Trong trường hợp đương sự có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất đó.

    b) Trong trường hợp đương sự không có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho biết rõ là việc sử dụng đất đó không vi phạm quy hoạch và có thể được xem xét để giao quyền sử dụng đất, thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. Đồng thời phải xác định ranh giới, tạm giao quyền sử dụng đất đó cho đương sự để Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền tiến hành các thủ tục giao quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đương sự theo quy định của pháp luật về đất đai.

    c) Trong trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền có văn bản cho biết rõ việc sử dụng đất đó là không hợp pháp, di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất không được phép tồn tại trên đất đó, thì Toà án chỉ giải quyết tranh chấp về di sản là tài sản trên đất đó.

    1.4. Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có một trong các loại giấy tờ quy định tại tiểu mục 1.1, tiểu mục 1.2 mục 1 này và cũng không có di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất được hướng dẫn tại tiểu mục 1.3 mục 1 này, nếu có tranh chấp thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Uỷ ban nhân dân theo quy định của pháp luật về đất đai."

  • Xem thêm     

    26/04/2012, 11:45:26 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Bạn mang chứng minh thư nhân dân và hộ khẩu đến Tòa án nơi giải quyết thủ tục ly hôn của bạn để xin cấp lại bản sao Quyết định, bản án đó.
  • Xem thêm     

    26/04/2012, 11:38:08 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Vâng, chào bạn!
    Nếu còn nội dung chưa rõ thì bạn có thể nêu câu hỏi để được luật sư tư vấn miễn phí.
  • Xem thêm     

    25/04/2012, 12:45:51 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
            Bạn phân biệt tài sản "chung vợ chồng" với tài sản "chung của hộ gia đình". Nếu là tài sản chung của hộ gia đình thì anh, chị, em bạn mới được chia khi ba mẹ bạn ly hôn. Còn nếu là tài sản chung "vợ chồng" thì chỉ có ai là "vợ" là "chồng" trong quan hệ hôn nhân đó thì mới được chia. Các anh, chị em bạn cần phải chứng minh trước tòa án về việc đóng góp công sức của anh, chị em bạn trong việc tạo lập, phát triển các tài sản chung của ba mẹ bạn thì Tòa án mới có căn cứ để xem xét và trích một phần công sức cho các anh, chị, em của bạn.
  • Xem thêm     

    23/04/2012, 11:17:57 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
             Tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân, về nguyên tắc là tài sản chung vợ chồng. Nếu mẹ bạn là người có công sức chính để tạo ra tài sản thì có thể được xem xét chia phần nhiều hơn phần mà ba bạn được hưởng (tỷ lệ khoảng 6/4).
             Mẹ bạn chỉ không phải chia tài sản cho ba bạn nếu mẹ bạn chứng minh được những tài sản đó là tài sản riêng của mẹ bạn: Có trước thời kỳ hôn nhân hoặc thừa kế riêng hoặc tặng cho riêng hoặc hình thành từ tài sản riêng. Nếu không chứng minh được như vậy thì tài sản hiện có trong gia đình phải chia theo quy định của luật hôn nhân và gia đình mà luật sư đã trích dẫn ở trên.
  • Xem thêm     

    23/04/2012, 11:11:36 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
            Người ở nước ngoài có thể lập văn bản có xác nhận chữ ký của cơ quan ngoại giao, lãnh sự sở tại nội dung thể hiện quan điểm, ý chí của họ đối với phần di sản mà họ được hưởng hoặc ủy quyền cho người khác thay mình thực hiện thủ tục và nhận di sản. Khi người ở trong nước thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế thì phải xuất trình văn bản đó.
  • Xem thêm     

    23/04/2012, 09:26:35 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư trả lời bạn như sau:
              1. Nếu đánh ghen mà cắt mất của quý của người khác thì sẽ phạm tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 104 BLHS. Nếu gây hậu quả chết người thì có thể phạm vào tội giết người theo Điều 93 BLHS hoặc một số loại tội phạm khác (tùy thuộc vào hành vi cụ thể);
              2. Nếu nhỏ keo dán sắt vào chỗ kín thì có thể phạm tội làm nhục người khác theo Điều 121 BLHS hoặc tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 104 BLHS;
              3. Nếu vì ghen tuông mà đánh nhau thì có thể phạm tội cố ý gây thương tích, hoặc tội giết người tùy thuộc vào mục đích đánh và hành vi đánh cụ thể;
             4. Nếu bạn đe dọa anh ta làm anh ta sợ hãi, ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc, đời sống sinh hoạt của anh ta thì bạn có thể phạm tội đe dọa giết người theo quy định tại Điều 103 BLHS. Nếu chỉ đe dọa đánh gây thương tích mà chưa thực hiện hành vi đánh người thì không phạm tội;
             5. Nếu người ta ngoại tình với vợ bạn mà bạn bắt người đó phải trả tiền cho bạn (để bồi thường) thì bạn sẽ phạm tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 133 BLHS (nếu dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người đó không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản) hoặc phạm tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại Điều 135 BLHS (nếu đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản) hoặc tội bắt cóc chiếm đoạt tài sản...
           Việc ngoại tình chỉ bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 147 BLHS nếu họ chung sống công khai với nhau như vợ chồng gây hậu quả nghiêm trọng. Nếu chưa đến mức nghiêm trọng thì có thể bị xử lý hành chính. Nếu không thuộc các trường hợp trên thì việc ngoại tình chỉ bị điều chỉnh bởi quy phạm đạo đức. Dư luận xã hội sẽ lên án hành vi không chung thủy đó.
  • Xem thêm     

    22/04/2012, 10:36:22 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
                Nội dung bạn hỏi được Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định như sau:

    Điều 27. Tài sản chung của vợ chồng

    1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa  thuận là tài sản chung.

    Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa  thuận.

    Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.

    2. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng.

    3. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung.

    Điều 28. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung

    1. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

    2. Tài sản chung của vợ chồng được chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng.

     3. Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa  thuận, trừ tài sản chung đã được chia để đầu tư kinh doanh riêng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này.

    Điều 95. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn

    1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa  thuận; nếu không thỏa  thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.

    2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:

    a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

    b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

    c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề  nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

    d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

    3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa  thuận; nếu không thỏa  thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

                 Luật sư Cao Sỹ Nghị sẽ trả lời cụ thể cho bạn!
  • Xem thêm     

    22/04/2012, 06:13:45 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !
                Lúc trước bạn cung cấp thông tin là "Xong công việc phân chia, mẹ tôi dùng phần tiền của minh (50% cố tiền A) để mua một tài sản là căn nhà Y để ở (tức năm 2008)." như vậy, thì căn nhà Y phải đứng tên cá nhân mẹ bạn chứ sao lại ghi là "Hộ bà N.T.L"? Bạn cần kiểm tra lại Hợp đồng mua bán nhà đối với căn nhà Y. Nếu bên mua là cá nhân mẹ bạn thì đề nghị Phòng TN&MT đính chính GCN cho đúng với Hợp đồng mua bán nhà thì căn nhà đó mới là tài sản riêng của mẹ bạn và mẹ bạn mới có toàn quyền định đoạt.
                Hiện tại GCN QSHN & QSD Đ đang ghi chủ sở hữu tài sản là "Hộ bà N.T.L" do vậy về mặt pháp lý căn nhà đó đang là tài sản chung của Hộ gia đình. Nếu bạn không đính chính được GCN thành tài sản riêng của mẹ bạn thì bạn phải làm theo hướng dẫn của cán bộ Phòng TN&MT
  • Xem thêm     

    21/04/2012, 11:38:02 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:
               Theo quy định tại khoản 2, Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình thì khi vợ đang có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn. Do vậy, nếu nay bạn gửi đơn yêu cầu đơn phương ly hôn, dù đầy đủ hồ sơ thì Tòa án cũng không thụ lý (vì con bạn mới 9 tháng tuổi). Nếu bạn có đơn thuận tình ly hôn, Giấy đăng ký kết hôn,Giấy khai sinh của con và CMND, Hộ khẩu của hai vợ chồng thì mới có thể nộp đơn yêu cầu thuận tình ly hôn được. Một số địa phương hiện nay còn bắt buộc hai vợ chồng phải cùng đến Tòa án để nộp đơn thuận tình ly hôn thì tòa án mới thụ lý (cơ chế xin cho), thậm chí có nơi phải hòa giải xong thì mới nhận đơn thuận tình ly hôn!.
               Do vậy, hiện nay nếu vợ bạn không đồng ý ly hôn nữa thì bạn hãy "gắng quay về". Nếu sau khi con bạn đã đủ 12 tháng mà bạn vẫn thấy vợ bạn là "người phụ nữ ích kỉ và được nuông chiều từ bé...." khiến bạn không thể chung sống hạnh phúc thì bạn có thể yêu cầu tòa án giải quyết cho đơn phương ly hôn. Khi đó bạn chỉ cần đến UBND phường xin cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn và bản sao Giấy khai sinh của con là đủ hồ sơ xin đơn phương ly hôn.
              Thời gian giải quyết đơn phương ly hôn theo Điều 179 BLTTDS là 4 đến 6 tháng, trừ trường hợp có nhiều lý do khách quan khác.
  • Xem thêm     

    21/04/2012, 09:30:28 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
              Nếu cha mẹ bạn chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 thì được công nhận là vợ chồng, không cần phải đăng ký kết hôn (Nghị quyết số 35/2000/QH10 và Thông tư số 01/2001/TT-BTP hướng dẫn Nghị quyết 35). Do vậy, chỉ cần có văn bản, giấy tờ xác nhận thời điểm chung sống như vợ chồng của cha mẹ bạn (giấy khai sinh của anh chị em bạn, giấy xác nhận thời điểm chung sống của chính quyền địa phương..) là có thể làm căn cứ xin ly hôn chứ không cần phải có Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
             Luật sư Nguyễn Đức Chánh sẽ trả lời cụ thể cho bạn.
  • Xem thêm     

    21/04/2012, 07:35:57 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    Ðiều 669 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:
             "Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

     Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Ðiều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Ðiều 643 của Bộ luật này:

     1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ,#ff0000;"> chồng;

     2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động."
              Như vậy, Ông Nam là người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc của bà Mai theo quy định tại khoản 1, Điều 669 BLDS, phần di sản mà ông Nam được hưởng của bà Mai tối thiểu là 2/3 của một suất chia theo pháp luật (chia theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 BLDS).
              Nếu di chúc của bà Mai không hợp pháp thì ông Nam được hưởng một suất thừa kế cùng với các thừa kế khác theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 BLDS.

  • Xem thêm     

    20/04/2012, 04:55:46 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Luật sư đã trả lời!
  • Xem thêm     

    20/04/2012, 04:53:05 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
              Bộ luật dân sự năm 1995 và 2005 đều quy định: "Thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Sau sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không có từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế". Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi cho cơ quan thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế.
              Do vậy, nếu không còn thời hạn từ chối nhận di sản thì người anh em ơ nước ngoài "bắt buộc" phải nhận di sản. Trong trường hợp tại thời điểm khai nhận di sản thừa kế người ở nước ngoài không về được thì có thể ủy quyền cho người khác thay mình thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế để nhận phần thừa kế hoặc nhường phần thừa kế của mình cho người khác.
  • Xem thêm     

    20/04/2012, 01:06:21 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
              Nếu không tìm được các anh, chị, em của ông A thì không thể thực hiện được thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật. Do vậy, chỉ còn cách là ông A yêu cầu Tòa án tuyên bố các anh, chị em của mình là chết, hoặc tuyên bố mất tích và khai nhận thừa kế đứng tên ông A với tư cách là đại điện đồng sở hữu hoặc đồng thừa kế.
  • Xem thêm     

    20/04/2012, 12:59:21 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
              1. Bạn cần làm rõ là Sổ đỏ đưng tên bố bạn là đứng tên với tư cách cá nhân (Ông Nguyễn Văn A...) hay đứng tên đại điện cho Hộ gia đình (Hộ gia đình ông Nguyễn Văn A...) thì mới xác định được cách thức giải quyết sự việc đúng đắn và hợp lý.
             - Nếu Sổ đỏ đứng tên cá nhân bố bạn thì nhà đất đó là có thể là tài sản chung của bố mẹ bạn hoặc là tài sản riêng của bố bạn (nếu có trước hôn nhân, được tặng cho riêng, thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân...).
               + Nếu nhà đất là tài sản chung của bố mẹ bạn thì phần của bố bạn (1/2 nhà đất) sẽ thuộc về hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 BLDS năm 2005 (cha, mẹ, vợ con của người chết), trừ trường hợp bố bạn có di chúc hợp pháp;
                + Nếu nhà đất là tài sản riêng của bố bạn thì toàn bộ nhà đất đó sẽ thuộc về hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 BLDS.
                - Nếu Sổ đỏ đứng tên bố bạn với tư cách là đại diện cho Hộ gia đình thì nhà đất là tài sản chung của các thành viên trong Hộ. Chỉ có phần của bố bạn mới được định đoạt theo quy định của pháp luật về thừa kế. Các phần diện tích nhà đất còn lại được giải quyết theo quy định của luật dân sự.
               2. Trong mọi trường hợp, mẹ bạn chỉ có thể được sở hữu một phần tài sản là nhà đất đó nên mẹ bạn chỉ có thể lập di chúc hoặc định đoạt một phần nhà đất đó theo quy định pháp luật. Nếu gia đình bạn chưa thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế hoặc chưa xác định chính xác phần sở hữu của mẹ bạn trong khối tài sản chung trên thì di chúc rất dễ bị vô hiệu.
               3. Nếu gia đình bạn muốn để mẹ bạn có toàn quyền định đoạt nhà đất đó thì phải thực hiện thủ tục khai nhận, phân chia di sản thừa kế đối với phần di sản do bố bạn để lại (lập văn bản thỏa thuận để nhường toàn bộ quyền sở hữu tài sản cho mẹ bạn). Sau khi Văn bản thỏa thuận khai nhận, phân chia di sản được công chứng, chứng thực thì gia đình bạn nộp hồ sơ vào Phòng TN&MT để được đăng ký sang tên mẹ bạn. Khi đó mẹ bạn mới có quyền định đoạt toàn bộ nhà đất.
               4. Nếu gia đình bạn không thỏa thuận được, thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết về thừa kế theo quy định của pháp luật.
  • Xem thêm     

    18/04/2012, 08:43:56 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
              Nếu là tài sản chung của ba mẹ bạn thì mỗi người được sở hữu 1/2. Việc tranh chấp về thừa kế chỉ được Tòa án thụ lý giải quyết nếu còn thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế. Nội dung ở trên bạn chỉ hỏi về quyền thừa kế: Quyền thừa kế của con đẻ, con nôi, con trong giá thú, ngoài giá thú theo quy định pháp luật là như nhau. Còn cụ thể việc chia thừa kế thế nào, những ai được hưởng trên thực tế và hưởng bao nhiêu lại là chuyện khác... tùy thuộc vào từng vụ việc cụ thể.
  • Xem thêm     

    17/04/2012, 11:39:50 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
                Điểm a, khoản 1, Điều 676 BLDS quy định: "Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, #ff0000;">con đẻ, con nuôi của người chết". Như vậy, theo quy định pháp luật thì 2 chị em bạn và 3 người con riêng của mẹ bạn đều là "con đẻ" của mẹ bạn nên đều được hưởng thừa kế như nhau đối với di sản do mẹ bạn để lại.
52 Trang «<34353637383940>»