Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

52 Trang «<23242526272829>»
  • Xem thêm     

    12/12/2012, 02:58:12 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Nếu vợ chồng bạn chỉ yêu cầu Tòa án giải quyết về tình cảm (thuận tình ly hôn) mà không yêu cầu giải quyết về chia tài sản, trách nhiệm với các khoản nợ thì Tòa án sẽ không giải quyết tranh chấp về tài sản. Nếu chủ nợ yêu cầu vợ chồng phải có trách nhiệm trả nợ thì Tòa án sẽ xem xét yêu cầu độc lập đấy...

    Việc chia tài sản chung là hiện vật nay là giá trị bằng tiền phụ thuộc vào hoàn cảnh, nhu cầu của từng bên và hiện trạng sử dụng của ngôi nhà đó..

  • Xem thêm     

    11/12/2012, 03:20:13 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Mỗi quốc gia có hệ thống pháp luật riêng của mình. Tuy nhiên, đều có những nguyên tắc cơ bản giống nhau, trong đó hôn nhân là tự nguyện xác lập và cũng tự do chấm dứt (nếu thấy tình trạng hôn nhân trầm trọng). Việc ly hôn sẽ bị bỏ tù chỉ là một sự "hù dọa"! Nếu người nước ngoài lấy người Đài Loan mà ly hôn sẽ bị bỏ tù thì nhà tù sẽ nhiều hơn trường học...

    Nếu cuộc sống hôn nhân trầm trọng thì bạn có thể trở về VN hoặc có thể yêu cầu Đại xứ quán VN tại Đài Loan hoặc Luật sư tư vấn, giúp đỡ về mặt pháp lý về vụ việc hôn nhân đó.

  • Xem thêm     

    10/12/2012, 05:48:23 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!


           Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời bạn như sau:

    "Điều 14. Tổ chức đăng ký kết hôn

    Khi tổ chức đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam, nữ kết hôn. Đại diện cơ quan đăng ký kết hôn yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện cơ quan đăng ký kết hôn trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên.".
     

           Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 quy định:

    "Trong trường hợp việc đăng ký kết hôn không theo nghi thức quy định tại Điều 14 thì việc kết hôn đó không có giá trị pháp lý, nếu có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật, thì mặc dù có vi phạm một trong các điều kiện kết hôn quy định tại Điều 9, Toà án không tuyên bố huỷ kết hôn trái pháp luật mà áp dụng khoản 1 Điều 11 tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng. Tuy nhiên cần chú ý:
    c.1. Điều 14 không quy định cụ thể địa điểm tổ chức đăng ký kết hôn; do đó, địa điểm tổ chức đăng ký kết hôn có thể là một nơi khác không phải là trụ sở của cả quan đăng ký kết hôn.
    c.2. Điều 14 quy định: "Khi tổ chức đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam, nữ kết hôn". Thực hiện cho thấy rằng trong một số trường hợp vì những lý do khách quan hay chủ quan mà khi tổ chức đăng ký kết hôn chỉ có một bên nam hoặc nữ; do đó, nếu trước khi tổ chức đăng ký kết hôn đã thực hiện đúng quy định tại khoản 1 Điều 13 (Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định của pháp luật về hộ tịch, cơ quan đăng ký kết hôn kiểm tra hồ sơ đăng ký kết hôn; nếu xét thấy hai bên nam nữ có đủ điều kiện kết hôn thì cơ quan đăng ký kết hôn tổ chức đăng ký kết hôn) và sau khi tổ chức đăng ký kết hôn họ thực sự về chung sống với nhau, thì không coi là việc đăng ký kết hôn đó là không theo nghi thức quy định tại Điều 14
    ."

             Như vậy, theo quy định pháp luật trên thì không có căn cứ để yêu cầu Tòa án tuyên bố hủy kết hôn trái pháp luật. Nếu đủ điều kiện ly hôn thì Tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn và chia con, chia tài sản theo quy định tại Điều 92 và Điều 95, 96, 97, 98 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.

  • Xem thêm     

    10/12/2012, 02:53:09 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

            Nếu khi ly hôn, bạn và chồng bạn chưa yêu cầu tòa án giải quyết phân chia tài sản chung vợ chồng thì nay vợ bé của chồng bạn có quyền khởi kiện để yêu cầu chia thừa kế đối với phần tài sản của chồng bạn trong khối tài sản chung của vợ chồng bạn trước đây (ngôi nhà).

             Nếu tài sản chung của vợ chồng bạn đã được hai vợ chồng thỏa thuận phân chia bằng văn bản, có công chứng và đã được đăng ký sang tên hoặc Tòa án đã phân chia khi ly hôn thì bạn có quyền sở hữu tài sản theo thỏa thuận phân chia đó hoặc theo quyết định của Tòa án.

           Về nguyên tắc chồng bạn chết thì quyền thừa kế những di sản của chồng bạn (tài sản thuộc quyền sở hữu riêng và phần tài sản trong khối tài sản chung) thuộc về các thừa kế theo di chúc và theo pháp luật.

  • Xem thêm     

    10/12/2012, 02:04:41 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

             Hiện nay vợ chồng bạn chưa ly hôn, chưa có bản án, quyết định của có hiệu lực pháp luật của Tòa án là giao con cho ai trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng nên cả vợ và chồng đều có quyền ngang nhau trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc con cái.

            Nếu không thể chung sống được với nhau thì bạn có thể gửi đơn yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn. Con bạn chưa đủ 36 tháng tuổi nên tòa án sẽ giao con cho bạn nuôi dưỡng, khi đó nếu nhà chồng bạn không giao con thì bạn mới có thể yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự can thiệp.

           Nay nếu mâu thuẫn vợ chồng trầm trọng thì bạn có thể nhờ gia đình hoặc Hội phụ nữ can thiệp, hòa giải. Ngoài Tòa án ra, không có cơ quan nào có thể buộc chồng bạn phải giao con cho bạn lúc này.

  • Xem thêm     

    10/12/2012, 01:57:38 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

            1. Cán bộ Tòa án trả lời bạn như vậy có thể cho là đúng nhưng không đầy đủ khiến đương sự hiểu sai về vụ việc và ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp của đương sự.

             2. Nếu vợ bạn vẫn cư trú tại địa phương mà tòa án triệu tập hợp lệ để xét xử lần thứ hai, vợ bạn vẫn không đến Tòa án thì Tòa án sẽ căn cứ vào Điều 199 Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi năm 2011 để xét xử vắng mặt bị đơn (vợ bạn);

            3. Nếu vợ bạn không còn cư trú trên địa phương từ thời điểm bạn gửi đơn khởi kiện thì Tòa án có quyền trả lại đơn khởi kiện vụ việc chưa đủ điều kiện khởi kiện (không xác định được nơi cư trú của bị đơn nên không xác định được thẩm quyền giải quyết vụ án theo Lãnh thổ...Điều 35 BLTTDS).

             Trong trường hợp này, cán bộ Tòa án cần hướng dẫn bạn gửi đơn yêu cầu tuyên bố vợ bạn mất tích theo quy định tại khoản 3, Điều 26 BLTTDS. Nếu vợ bạn đi khỏi nơi cư trú từ 2 năm trở lên mà gia đình đã áp dụng mọi biện pháp tìm kiếm vẫn không có kết quả thì Tòa án sẽ tuyên bố vợ bạn mất tích và cho bạn được ly hôn theo quy định tại khoản 2, Điều 89 Luật hôn nhân và gia đình.

  • Xem thêm     

    09/12/2012, 09:33:38 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

     

    Trieuphu_hy viết:

    "Luatsuduclong viết:

    Chào bạn! Luật sư Nguyễn Đức Long tư vấn thêm như sau:

    1. Thủ tục yêu cầu Toà án cho ly hôn và xét xử vắng mặt bạn tham khảo luật sư Đinh Thị Quỳnh Như.

    2.. Tài sản:

    - Loại tài sản: Theo như thông tin bạn cung cấp, bố mẹ bạn kết hôn từ năm 1984 trở về trước nên thuộc sự điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959.

    Điều 15 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959 quy định: “Vợ và chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới”.

    Cho nên, tài sản đứng tên bố của bạn cho dù là tài sản riêng có trư­ớc hoặc sau khi kết hôn vẫn là tài sản thuộc sở hữu, sử dụng chung của bố mẹ bạn.

    - Chia tài sản khi ly hôn: Theo quy định trên thì việc chia tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi.

     

     

    luật sư long có thể cho cháu hỏi là nếu kết hôn từ năm bao nhiêu thì sử dụng luật luật hôn nhân gia điình 1959 ?

    và cho cháu hỏi là kết hôn trong thời gian nào thì phải sử dụng luật hôn nhân mới ạ mà không bị chi phối bởi luật hôn nhân mới ra ạ ?

      ví dụ đăng ký kết hôn năm 1984 sao không chịu chi phối luật hôn nhân năm 2000

    và cho e hỏi văn bản nào hướng dẫn nào hướng dẫn điều này?"

    Luật sư trả lời bạn như sau:

    Từ khi nước Việt Nam ra đời (1945) cho tới nay, nước ta đã có 3 luật hôn nhân và gia đình: - Luật hôn nhân đầu tiền năm 1959  (có hiệu lực từ 01/01/1960 đến ngày 13/01/1987 tại Miền Bắc XHCN và có hiệu lực từ ngày 25/3/1977 - 13/01/1987 tại Miền Nam);

    - Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 (có hiệu lực từ 13/01/1987 đến ngày 01/01/2001)

    - Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (hiệu lực từ 01/01/2001 đến nay). 

     

    Theo đó, quan hệ hôn nhân là loại quan hệ tồn tại trong một thời gian dài. Nhà nước ta đã 3 lần ban hành Luật Hôn nhân và Gia đình (1959, 1986, 2000 như đã nêu ở trên). Thời kỳ hôn nhân của một quan hệ hôn nhân có thể bắt đầu trước khi ban hành Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 đang có hiệu lực và chấm dứt ở thời điểm Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 đang có hiệu lực (kết hôn năm 1965 và ly hôn năm 1995, chẳng hạn). Vấn đề đặt ra là, áp dụng Luật hộ nhân và gia đình ở thời điểm nào (khi kết hôn hay khi ly hôn) để giải quyết tranh chấp về quan hệ Hôn nhân và Gia đình...

    Thực tiễn cho thấy trong quá trình xét xử còn có nhiều Thẩm phán hiểu chưa đúng hiệu lực áp dụng của Luật Hôn nhân và Gia đình và do vậy, đã không xác định đúng tính chất của quan hệ hôn nhân (hợp pháp hay không hợp pháp), tính chất pháp lý của tài sản (tài sản riêng hay tài sản chung) nên đã xác định không đúng về quyền, nghĩa vụ của các chủ thể. Trong nhiều đơn khiếu nại, kháng cáo, Tòa án thường gặp câu hỏi là: "Tại sao quan hệ hôn nhân của cha mẹ chúng tôi đã chấm dứt từ lâu mà lại mang pháp luật hiện nay ra để áp dụng, soi xét?". Và cũng có câu hỏi ngược lại: "Tại sao Luật Hôn nhân và Gia đình 1959 đã hết hiệu lực, Tòa án vẫn còn áp dụng để phán quyết tài sản riêng là tài sản chung?".

    Đối với việc giải quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân thì cần xác định tính chất quan hệ hôn nhân ở thời điểm thụ lý vụ án. Nhưng đối với những việc xin chia thừa kế thì cần xác định tính chất quan hệ hôn nhân ở thời điểm mở thừa kế. Từ việc xác định được tính chất của quan hệ hôn nhân mới xác định đúng được các quyền, nghĩa vụ cụ thể. Xác lập quan hệ tài sản, sở hữu thì căn cứ vào thời điểm xác lập quyền sở hữu tài sản...

     

  • Xem thêm     

    09/12/2012, 08:24:29 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Bộ luật dân sự có quy định về sở hữu chung, trong đó có rất nhiều loại sở hữu chung: Sở hữu chung vợ chồng, sở hữu chung hộ gia đình...

    Nếu là tài sản thuộc sở hữu chung "vợ chồng" thì khi phân chia chỉ chia cho vợ và chồng chứ không chia cho các con. Nếu các con có công sức làm tăng giá trị tài sản chung vợ chồng thì phần giá trị tăng lên đó được trả lại cho các con khi vợ chồng chia tài sản..

    Nếu tài sản đó là "sở hữu chung của hộ gia đình" thì khi ly hôn mới chia cho các thành viên trong hộ gia đình.

    Bạn tham khảo quy định sau đây của luật hôn nhân và gia đình năm 2000:

    "Điều 95. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn

    1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.

    2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:

    a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

    b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

    c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

    d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

    3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết

    Điều 96. Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn

    1. Trong trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

    2. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia.

    Điều 97. Chia quyền sử dụng đất của vợ, chồng khi ly hôn

    1. Quyền sử dụng đất riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.

    2. Việc chia quyền sử dụng đất chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:

    a) Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 95 của Luật này.

    Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;

    b) Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản này;

    c) Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 95 của Luật này;

    d) Việc chia quyền sử dụng đối với các loại đất khác được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật dân sự.

    3. Trong trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 96 của Luật này.

    Điều 98. Chia nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng

    Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng có thể chia để sử dụng thì khi ly hôn được chia theo quy định tại Điều 95 của Luật này; nếu không thể chia được thì bên được tiếp tục sử dụng nhà ở phải thanh toán cho bên kia phần giá trị mà họ được hưởng.

    Điều 99. Giải quyết quyền lợi của vợ, chồng khi ly hôn trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên

    Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên đã được đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn, nhà ở đó vẫn thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà, nhưng phải thanh toán cho bên kia một phần giá trị nhà, căn cứ vào công sức bảo dưỡng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa nhà."

  • Xem thêm     

    08/12/2012, 02:05:58 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Điểm a, khoản 1, Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:

    " Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;".

    Do vậy, nếu cha bạn qua đời không để lại di chúc và ông bà của bạn đã qua đời, cha bạn đã ly hôn trước khi mất thì bạn mới là người thừa kế duy nhất theo pháp luật - Được hưởng toàn bộ di sản.

    Nếu ông bà nội bạn còn sống thì ông bà nội bạn cũng được hưởng di sản cùng bạn.

    Pháp luật không có quy định là 18 tuổi mới được hưởng di sản. Theo quy định của Bộ luật dân sự thì người từ 15 tuổi trở lên là phải tự mình xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu tài sản cùng với tài sản chung của hộ gia đình. Do vậy dù bạn chưa đủ 18 tuổi nhưng đủ 15 tuổi và có CMND, hộ khẩu thì bạn vẫn có thể đứng tên sở hữu tài sản do cha mẹ bạn để lại. 

    Ngoài ra, pháp luật cũng có quy định về giám hộ cho người chưa thành niên, do vậy nếu bạn chưa đủ 18 tuổi thì mẹ bạn cũng có thể thay bạn quản lý di sản của cha bạn. Khi bạn từ, đủ 18 tuổi (sau ngày sinh nhật lần thứ 17) và đã có CMND thì bạn có thể tự mình nhận di sản.

  • Xem thêm     

    07/12/2012, 10:57:27 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nếu bà bạn qua đời có còn di sản để lại và di sản đó chưa chia thì các thừa kế của bà bạn (chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của bà nội bạn) mới có quyền thừa kế di sản. Theo đó mẹ bạn không thuộc hàng thừa kế nào của bà nội bạn (Điều 676 Bộ luật dân sự), còn em bạn là hàng thừa kế thứ 2 nên cũng chưa đến lượt được hưởng thừa kế.

    Nếu bà bạn qua đời nhưng di sản không còn (đã chuyển nhượng, tặng cho trước khi chết..) thì sẽ không tính đến chuyện chia thừa kế nữa.

    Trước tiên bạn cần xem lại xem nhà đất đang đứng tên bố bạn và cô bạn có còn là di sản của bà nội bạn hay không? Nếu ngôi nhà đó trước đây thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bà nội bạn và khi còn sống, bà nội bạn đã ký hợp đồng tặng cho bố bạn và cô bạn ngôi nhà đó, thủ tục tặng cho đã hoàn tất thì nay nhà đất đó là tài sản chung của bố bạn và cô bạn (không còn là di sản của bà bạn nữa). Nếu việc cô bạn và bố bạn được cấp GCN QSD đất là không đúng đối tượng, không đúng thủ tục và có căn cứ xác định quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà là của bà nội bạn thì việc phân chia tài sản được giải quyết theo pháp luật về thừa kế.

    Nếu nhà đất đó được cấp GCN QSD đất hợp pháp cho bố bạn và cô bạn thì nhà đất đó là tài sản thuộc sở hữu chung của hai người. Nếu bố bạn muốn bán toàn bộ nhà đất thì phải được sự đồng thuận của cô bạn.

    Nếu cô bạn không đồng ý bán phần nhà đất của cô thì bố bạn có thể yêu cầu chia tài sản chung theo quy định tại Điều 224 Bộ luật dân sự hoặc bán phần tài sản của bố bạn trong khối tài sản chung đó. Cô bạn sẽ được quyền ưu tiên mua lại phần sở hữu của bố bạn, nếu cô bạn không mua thì bố bạn mới được bán ra ngoài (Điều 223 Bộ luật dân sự năm 2005)...

    Bạn có thể tham khảo thêm nội dung tư vấn của Luật sư liên quan đến các vấn đề bạn quan tâm tại Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn/

  • Xem thêm     

    05/12/2012, 11:57:55 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Với lý lịch như vậy thì bạn vẫn có cơ hội tiến tới hôn nhân với người trong ngành công an. Nội dung cụ thể, bạn có thể liên hệ với lãnh đạo cơ quan công an nơi bạn trai bạn công tác để được giải đáp cụ thể.

  • Xem thêm     

    04/12/2012, 03:15:05 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Trong vụ án ly hôn bắt buộc phải tổ chức hòa giải để vợ chồng đoàn tụ do vậy, Tòa án sẽ triệu tập cả hai vợ chồng đến tòa án để giải quyết.

    Nếu bạn đơn phương ly hôn thì cũng phải cung cấp địa chỉ của chồng bạn để tòa án triệu tập chồng bạn đến để giải quyết. Nếu tòa án triệu tập hợp lệ mà chồng bạn cố tình không đến thì khi đó Tòa án mới xét xử vắng mặt theo quy định pháp luật.

    Nếu chồng bạn đi khỏi nơi cư trú, không biết đi đâu thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố chồng bạn mất tích và tòa án sẽ giải quyết cho bạn được ly hôn đơn phương sau khi có quyết định tuyên bố chồng bạn mất tích.

  • Xem thêm     

    03/12/2012, 12:49:48 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

             Nếu vợ chồng bạn không thống nhất được việc giao con cho ai trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc sau khi ly hôn thì bạn có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Tòa án sẽ căn cứ vào hoàn cảnh, điều kiện của từng người để quyết định giao con cho một trong hai người nuôi dưỡng để đảm bảo cho con được phát triển tốt về thể chất, tinh thần và điều kiện học tập. Nếu bạn có nhiều thời gian, thu nhập ổn định, có khả năng nuôi dạy con (khả năng chăm sóc, dạy dỗ...) để đảm bảo cho con phát triển tốt về thể chất, tinh thần và điều kiện học tập tốt hơn là con bạn ở với vợ bạn thì bạn có cơ hội được trực tiếp nuôi con sau ly hôn cao hơn vợ bạn.

  • Xem thêm     

    03/12/2012, 11:09:54 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Việc kết hôn của sĩ quan quân đội không "khắt khe" như bên ngành Công an. Với lý lịch của bạn như vậy không cản trở việc hôn nhân của bạn. Tuy nhiên, sẽ có đôi chút khó khăn cho chồng tương lai của bạn trong việc phát triển đảng và thăng tiến sau này...

  • Xem thêm     

    24/11/2012, 08:39:53 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    1. Số tiền mua nhà có nguồn gốc là tài sản riêng của bạn. Tuy nhiên, bạn đã sử dụng tài sản riêng đó để mua nhà đất trong thời kỳ hôn nhân, do vậy có hai trường hợp có thể xảy ra:

    - Nếu nhà đất đó chỉ đứng tên mình bạn và bạn có đủ chứng cứ là ngôi nhà hình thành từ tài sản riêng thì mới là tài sản riêng của bạn.

    - Nếu ngôi nhà do vợ bạn đứng tên (một mình) hoặc có tên cả hai vợ chồng bạn thì nhà đất đó sẽ là tài sản chung vợ chồng -  bạn không thể cho rằng nhà đất đó là tài sản riêng của bạn được.

    2. Theo quy định của luật hôn nhân thì những tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân do vợ chồng hoặc vợ hoặc chồng làm ra đều là tài sản chung.

    Bạn tham khảo một số quy định pháp luật sau đây:

    - Luật hôn nhân và gia đình:

    "Điều 27. Tài sản chung của vợ chồng

    1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

    Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận.

    Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.

    2. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng.

    3. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung.

    Điều 32. Tài sản riêng của vợ, chồng

    1. Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng.

    Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân.

    2. Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung.

    Điều 95. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn

    1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.

    2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:

    a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

    b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

    c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

    d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

    3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

    Điều 98. Chia nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng

    Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng có thể chia để sử dụng thì khi ly hôn được chia theo quy định tại Điều 95 của Luật này; nếu không thể chia được thì bên được tiếp tục sử dụng nhà ở phải thanh toán cho bên kia phần giá trị mà họ được hưởng."

    - Hướng dẫn của Tòa án tối cao (Nghị quyết số02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000):

    "Tài sản chung của vợ chồng (Điều 27).

    a. khoản 1 Điều 27 đã quy định tài sản chung của vợ chồng và hình thức sở hữu đối với tài sản chung của vợ chồng. "Những thu thập hợp pháp khác" của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể là tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền trúng thưởng xổ số, mà vợ, chồng có được hoặc tài sản mà vợ chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định tại các Điều 247, 248, 249, 250, 251 và 252 Bộ luật dân sự... trong thời kỳ hôn nhân.
    b. khoản 2 Điều 27 quy định: "Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ và chồng".
    Thực tiễn cho thấy chỉ có tài sản rất lớn, rất quan trọng đối với đời sống gia đình thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu mới ghi tên của cả vợ chồng (như: nhà ở, quyền sử dụng đất...), song cũng không phải trong mọi trường hợp. Đối với các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận thường chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng (như: xe môtô, xe ôtô, tàu, thuyền vận tải...). Mặt khác, khoản 1 Điều 32 đã quy định cụ thể về tài sản riêng của vợ chồng. Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên, trong trường hợp tài sản do vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng, nếu không có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng; nếu có tranh chấp là tài sản riêng thì người có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải chứng minh được tài sản này do được thừa kế riêng, được tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản này có được từ nguồn tài sản riêng quy định tại khoản 1 Điều 32 (ví dụ: được thừa kế riêng một khoản tiền và dùng khoản tiền này mua cho bản thân một chiếc xe môtô mà không nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng). Trong trường hợp không chứng minh được tài sản đang có tranh chấp này là tài sản riêng thì theo quy định tại khoản 3 Điều 27 tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng
    ".

     

  • Xem thêm     

    21/11/2012, 09:51:42 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời bạn như sau;

    1. Luật hôn nhân và gia đình quy định tài sản chung vợ chồng và tài sản riêng như sau:

    "Điều 27. Tài sản chung của vợ chồng

    1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

    Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận.

    Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.

    2. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng.

    3. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung.

    Điều 28. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung

    1. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

    2. Tài sản chung của vợ chồng được chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng.

    3. Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận, trừ tài sản chung đã được chia để đầu tư kinh doanh riêng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này.

    Điều 32. Tài sản riêng của vợ, chồng

    1. Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng.

    Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân.

    2. Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung.".

    Như vậy, theo thông tin bạn nêu thì cả hai ngôi nhà đều được hình thành trong thời kỳ hôn nhân nên đều là tài sản chung vợ chồng. Nếu bạn có chứng cứ chứng minh về việc vay tiền để mua nhà thì khoản nợ đó là khoản nợ chung vợ chồng (giá trị ngôi nhà được trừ đi khoản nợ vay tiền mua nhà, còn lại thì sẽ chia đôi)...

    Hiện nay, ngôi nhà thứ hai đang đứng tên con gái bạn nên về mặt pháp lý thì đó là tài sản của con gái bạn. Nếu bạn và con gái bạn không thừa nhận ngôi nhà đó là tài sản chung, đồng thời chồng bạn không có chứng cứ nào khác chứng minh con bạn chỉ là người đứng tên giùm (con bạn được cho tiền để mua nhà) thì ngôi nhà đó sẽ không bị chia đôi khi ly hôn.

    2. Việc chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn được luật hôn nhân và gia đình quy định như sau:

    "Điều 95. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn

    1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.

    2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:

    a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

    b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

    c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

    d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

    3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

    Điều 97. Chia quyền sử dụng đất của vợ, chồng khi ly hôn

    1. Quyền sử dụng đất riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.

    2. Việc chia quyền sử dụng đất chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:

    a) Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 95 của Luật này.

    Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;

    b) Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản này;

    c) Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 95 của Luật này;

    d) Việc chia quyền sử dụng đối với các loại đất khác được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật dân sự.

    3. Trong trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 96 của Luật này.

    Điều 98. Chia nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng

    Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng có thể chia để sử dụng thì khi ly hôn được chia theo quy định tại Điều 95 của Luật này; nếu không thể chia được thì bên được tiếp tục sử dụng nhà ở phải thanh toán cho bên kia phần giá trị mà họ được hưởng."

  • Xem thêm     

    20/11/2012, 03:41:17 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Bạn đang ở Tp Hồ Chí Minh nên có thể liên hệ với một trong các Luật sư Tp HCM để tiện cho công việc.

    Bạn có thể lựa chọn một trong các Luật sư tại đây: http://danluat.thuvienphapluat.vn/luat-su-toan-quoc/tim-kiem?filters=profile_CityID::65

  • Xem thêm     

    16/11/2012, 10:33:19 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    1. LY HÔN

             Nếu việc ngoại tình đó đã được bạn bè, gia đình hoặc cơ quan, đoàn thể khuyên can nhiều lần nhưng ông chồng đó vẫn ngoại tình thì có thể coi là tình trạng hôn nhân trầm trọng theo quy định tại Điều 89 Luật hôn nhân và gia đình. Trong trường hợp này, bạn của bạn có thể gửi đơn tới Tòa án để yêu cầu giải quyết việc ly hôn.

    2. XỬ LÝ HÌNH SỰ

             Đối với việc ngoại tình đó thì bạn đó cũng có thể gửi đơn tới Công an phường hoặc công an quận để tố giác về hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng. Nếu có hành vi "chung sống như vợ chồng" giữa hai người đó thì có thể bị xử lý hình sự, bạn tham khảo quy định sau đây của Bộ luật hình sự:

    "Điều 147. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

    1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
    2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm."

                   Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT của Bộ Tư pháp - Bộ Công an - Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao ngày 25/9/2001 đã quy định:

                   “Chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó”... 
                 Thông tư này cũng quy định: Chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: 

    "a) Hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng gây hậu quả nghiêm trọng. 

    Hậu quả nghiêm trọng có thể là làm cho gia đình của một hoặc cả hai bên tan vỡ dẫn đến ly hôn, vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sát... 


    b) Người vi phạm chế độ một vợ, một chồng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. "

                 Theo các quy định vừa viện dẫn thì việc một người có gia đình lén lút quan hệ với một người khác dẫn đến việc có con chung thì có dấu hiệu của tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng. Tuy nhiên, nếu hành vi này chưa gây hậu quả nghiêm trọng hoặc người vi phạm chưa bị xử phạt hành chính về hành vi này thì chưa đủ căn cứ pháp lý để truy cứu trách nhiệm hình sự họ về tội phạm này.

    3. XỬ LÝ HÀNH CHÍNH

              Điểm a, điểm b, khoản 1 và khoản 2 Điều 8 và Điều 3 Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21/11/2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình quy định mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng, đồng thời buộc chấm dứt quan hệ hôn nhân trái pháp luật đối với một trong các hành vi sau đây:

    "- Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng.

    - Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng.". 

  • Xem thêm     

    16/11/2012, 10:08:34 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    "

            1. Phật giáo Hòa Hảo

    Tổ đình Phật giáo Hòa Hảo ở tỉnh An Giang

    Hòa Hảo, hay Phật giáo Hòa Hảo, là một tôn giáo Việt Nam gắn chặt với truyền thống Phật giáo, do Huỳnh Phú Sổ thành lập năm 1939 tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu (nay là An Giang), Châu Đốc.

    Đạo Hoà Hảo phát triển ở miền Tây Nam Bộ, kêu gọi mọi người sống hòa hợp. Tôn giáo này đánh giá cao triết lý "Phật tại tâm", khuyến khích nghi lễ thờ cúng đơn giản (chỉ có hoa và nước sạch) và loại bỏ mê tín dị đoan. Những buổi lễ được tổ chức rất đơn giản và khiêm tốn, không có ăn uống, hội hè. Lễ lộc, cưới hỏi hay ma chay không cầu kỳ như thường thấy ở những tôn giáo khác. Đạo không có tu sĩ, không có tổ chức giáo hội mà chỉ có một số chức sắc lo việc đạo và cả việc đời.

    Theo thống kê năm 2009 có khoảng 1.433.252 tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo khiến tôn giáo này trở thành tôn giáo có số tín đồ đông thứ ba tại Việt Nam. tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tập trung chủ yếu ở miền Tây Nam Bộ (Đặc biệt là An Giang với 936.974 tín đồ Phật Giáo Hòa Hỏa là tỉnh có số tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đông nhất cả nước).[4]"

    Theo: http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4n_gi%C3%A1o_t%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB%87t_Nam

               2. Việc bạn theo tôn giáo Hòa Hảo có được kết hôn với người trong ngành công an hay không là  quy định nội bộ của ngành công an và không phổ biến rộng rãi. Để có câu trả lời chính xác nhất thì bạn nên hỏi trực tiếp đối với  cơ quan nơi người yêu bạn đang công tác.

  • Xem thêm     

    12/11/2012, 10:37:00 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nếu cha bạn đã chuyển quyền sử dụng đất sang tên cha bạn một cách hợp pháp (việc đứng tên căn cứ vào di chúc hợp pháp của ông, bà bạn hoặc có văn bản thỏa thuận phân chia thừa kế của tất cả các thừa kế của ông bà bạn) thì cha bạn mới có toàn quyền định đoạt tài sản.

    Nếu việc sang tên của cha bạn là không hợp pháp, đồng thời còn thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế (ông bà bạn chết chưa quá 10 năm) hoặc di sản đủ điều kiện để chia tài sản chung theo quy định tại Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao thì các cô, chú, bác bạn có quyền khởi kiện để yêu cầu chia tài sản và hủy GCN QSD đất của cha bạn.

52 Trang «<23242526272829>»