Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

52 Trang «<9101112131415>»
  • Xem thêm     

    08/09/2014, 12:12:23 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

              Trường hợp của chị bạn có thể yêu cầu tòa án tuyên bố hủy bỏ hôn nhân trái pháp luật. Do vậy, chị bạn cần chỉnh sửa lại nội dung đơn và yêu cầu hủy bỏ hôn nhân trái pháp luật để được tòa án xem xét giải quyết.

  • Xem thêm     

    08/09/2014, 10:59:40 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1. Theo quy định tại khoản 2, Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì "nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên" mới đủ tuổi kết hôn. Điều 8, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, có hiệu lực từ năm 2015 cũng quy định tương tự như trên về độ tuổi kết hôn. Do vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì bạn chưa đủ tuổi kết hôn. Việc gia đình hai bên ngăn cản việc kết hôn, chung sống như vợ chồng của bạn là không trái pháp luật.

    2.  Điều 115, Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định: Người đã thành niên mà giao cấu với người từ đủ 13 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi thì sẽ bị xử lý về tội giao cấu với trẻ em theo quy định tại Điều 115, Bộ luật hình sự. Như vậy, nếu có căn cứ là bạn trai của bạn quan hệ tình dục với bạn khi bạn chưa đủ 16 tuổi thì bạn trai của bạn mới bị xử lý hình sự về tội danh này. Nếu thời điểm giao cấu, bạn đã đủ 16 tuổi thì bạn trai của bạn chỉ có thể bị xử lý hành chính.

    3. Như đã nói ở trên, bạn chưa đủ tuổi kết hôn nên không thể thực hiện thủ tục kết hôn theo quy định. Nếu hai bên tự tổ chức đám cưới và về chung sống với nhau cũng không được các cấp chính quyền cho phép. Nếu khi bạn sinh con mà cha của đứa trẻ không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì bạn chỉ còn cách là khởi kiện đến tòa án để yêu cầu cấp dưỡng cho con theo quy định của pháp luật. Việc kết hôn là tự nguyện do vậy nếu một bên không muốn kết hôn thì không thể thực hiện được thủ tục kết hôn dưới bất kỳ hình thức nào.

  • Xem thêm     

    08/09/2014, 09:26:50 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Theo quy định của luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì trường hợp của bạn là quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam và các cam kết quốc tế giữa Việt Nam với nước mà chồng bạn mang quốc tịch. 

    Nếu quan hệ hôn nhân của bạn lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được thì bạn có thể gửi đơn tới Tòa án cấp tỉnh tại Việt Nam nơi bạn có hộ khẩu thường trú để được xem xét giải quyết theo pháp luật. Bạn cần chuẩn bị hồ sơ khởi kiện như sau:

    1. Đơn xin ly hôn ;

    2. Bản sao chứng minh nhân dân, hộ khẩu của bạn;

    3. Bản chính giấy đăng ký kết hôn;

    4. Thông tin, địa chỉ của chồng bạn.

     

    Trong quá trình thụ lý, giải quyết, nếu tòa án xác định tình trạng hôn nhân của bạn trầm trọng thì sẽ căn cứ vào Điều 89 Luật hôn nhân và gia đình để giải quyết cho bạn được đơn phương ly hôn.

  • Xem thêm     

    01/09/2014, 07:10:50 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

             1. Theo quy định pháp luật thì thời hạn sử dụng chứng minh thư là 15 năm. Qua 15 năm phải làm thủ tục cấp đổi CMND mới. Thực tiễn việc cấp đổi chứng minh khi đã hết hạn không được thực hiện triệt để. Một bộ phận không nhỏ nhân dân vẫn sử dụng CMND cấp từ những năm 70, 80... để thực hiện thủ tục hành chính. Về nguyên tắc thì có thể không chấp nhận chứng minh thư đã hết hạn sử dụng để thực hiện thủ tục tuy nhiên... hầu hết các địa phương vẫn linh động vấn đề này và chấp nhận loại giấy tờ đó. Về bản chất thì việc cấp lại CMND để tiện cho việc quản lý khi hình ảnh đã thay đổi hoặc có thể thay đổi thông tin về địa chỉ... tuy nhiên, nếu công dân vẫn sống tại một địa chỉ thì khi cấp lại CMND chỉ thay ảnh còn mọi thông tin và số CMND vẫn giữ nguyên.

              2. Đối với việc lập di chúc. Di chúc hợp pháp là được lập theo đúng hình thức và nội dung pháp luật quy định, thể hiện ý chí của chủ sở hữu tài sản để định đoạt tài sản sau khi người đó qua đời. Di chúc có thể là di chúc miệng hoặc di chúc bằng văn bản. Với loại di chúc bằng văn bản có thể là có người làm chứng hoặc không có người làm chứng, hoặc có thể công chứng, chứng thực. Các loại di chúc này đều hợp lệ.

    Pháp luật chưa có quy định về thông tin của người làm chứng không đúng thì di chúc vô hiệu. Chỉ có quy định về quan hệ giữa người làm chứng với người lập di chúc (không được là người trong hàng thừa kế, không ảnh hưởng tới ý chí của người lập di chúc...). Bản chất của việc làm chứng là có người có năng lực hành vi đầy đủ, không gây áp lực ảnh hưởng tới ý chí của người lập di chúc chứng kiến việc lập di chúc - Kể cả trường hợp không có người làm chứng thì di chúc vẫn có hiệu lực. Do vậy, việc người làm chứng có thông tin đúng như trong di chúc hay không ,  CMND còn hiệu lực hay không không phải là nguyên nhân làm di chúc vô hiệu.

  • Xem thêm     

    21/08/2014, 09:18:39 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1. Theo thông tin bạn nêu thì thửa đất vườn diện tích 1486m2 là tài sản chung vợ chồng của ông Thiện và bà Hòa. Theo đó mỗi người có quyền sở hữu 1/2 trong khối tài sản chung đó. Nếu ông Thiện bà Hòa khi sống có di chúc hợp pháp thì di sản của ông bà được chia theo nội dung di chúc. Nếu di chúc không hợp pháp thì di sản được phân chia theo pháp luật.

    2. Theo thông tin bạn nêu thì bà Hòa đã qua đời năm 1998, do vậy thời hiệu khởi kiện để tranh chấp về thừa kế đối với di sản do bà Hòa để lại là 10 năm ( 1998 -2008). Nay đã hết thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế đối với di sản do bà Hòa để lại (1/2 giá trị thửa đất trên). Do vậy, ai đang quản lý được tiếp tục quản lý, sử dụng phần di sản đó theo quy định pháp luật. Nếu di sản của bà Hòa để lại đủ điều kiện để phân chia tài sản chung theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP sau đây thì có thể yêu cầu tòa án xem xét giải quyết chia tài sản chung theo quy định pháp luật: "Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết".

    3. Theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 Bộ luật dân sự thì hàng thừa kế thứ nhất của ông Thiện là: bố mẹ ông Thiện (nếu còn sống) và các con ông Thiện. Trong trường hợp con ông thiện chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông Thiện thì các cháu ông Thiện được thừa kế thay phần của cha, mẹ các cháu theo quy định tại Điều 677 Bộ luật dân sự. Nếu con ông Thiện chết sau ông Thiện thì các thừa kế của con ông thiện (vợ con người đó) sẽ được hưởng thay người con đó phần di sản mà đáng lẽ họ được hưởng.

    Vì vậy, các cháu ông Thiện có quyền khởi kiện tranh chấp về thừa kế để yêu cầu chia di sản do ông Thiện để lại theo pháp luật (trừ trường hợp ông Thiện có di chúc hợp pháp để lại di sản đó cho người khác). Nếu di sản của ông Thiện để lại không có di chúc, chưa chia; cha mẹ ông Thiện đã mất trước thời điểm ông Thiện qua đời và ông Thiện không còn con riêng, con nuôi nào khác thì di sản của ông Thiện sẽ được tòa án chia làm 4 phần cho bốn người con. Nguyên đơn (vợ con anh Hòa) sẽ được hưởng 1/4 trong khối tài sản do ông Thiện để lại theo các quy định pháp luật nêu trên.

    Ngoài ra, những người có công duy tu, bảo quản di sản sẽ được trích một phần giá chị cho công sức duy tu bảo quản di sản đó khi tòa án phân chia di sản thừa kế.

  • Xem thêm     

    16/08/2014, 07:41:23 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:


    1. Vụ việc của bạn là thủ tục ly hôn và tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn. Theo quy định của pháp luật thì bạn có thể gửi đơn tới tòa án để yêu cầu được ly hôn và nuôi con sau ly hôn. Bạn chuẩn bị hồ sơ khởi kiện gồm:

    - Đơn xin ly hôn;

    - Giấy đăng ký kết hôn (bản chính);

    - CMND và Hộ khẩu (bản sao);

    - Giấy khai sinh của con.

    2. Theo quy định tại Điều 92 Luật hôn nhân và gia đình thì con dưới 36 tháng tuổi sẽ được tòa án giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng sau khi ly hôn. Do vậy, con bạn mới được 8 tháng tuổi sẽ được tòa án quyết định cho bạn được nuôi dưỡng.

    Điều 92. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000

    Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    2. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.

    Văn bản hướng dẫn

         [QUYẾT ĐỊNH: ]
    ...

    Điểm 11. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn (Điều 92).

    Khi áp dụng quy định tại Điều 92 cần chú ý một số điểm sau đây:

    a. Theo quy định tại khoản 1 Điều 92 thì người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Toà án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Toà án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con.

    b. Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý.

    c. Về phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.

    d. Trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần. Nếu con từ đủ chín tuổi trở lên, thì trước khi quyết định, Toà án phải hỏi ý kiến của người con đó về nguyện vọng được sống trực tiếp với ai.

    Về nguyên tắc, con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi con, nếu các bên không có thoả thuận khác.

    Bạn có thể tham khảo mẫu đơn xin ly hôn tại đây: http://trungtamtuvanphapluat.vn/chi-tiet/mau-don-don-phuong-ly-hon.html

  • Xem thêm     

    17/07/2014, 12:20:58 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1. Theo quy định tại Điều 631 Bộ luật dân sự thì "Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình". Do vậy, nếu bạn có tài sản (là chủ sở hữu tài sản) thì có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản đó sau khi bạn qua đời. Nếu tài sản của bạn nằm trong khối tài sản chung của hộ gia đình, tài sản chung vợ chồng... thì bạn chỉ được lập di chúc để định đoạt đối với phần tài sản của bạn trong khối tài sản chung đó.

    Điều 632 Bộ luật dân sự quy định: "mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.". Điều 635 Bộ luật dân sự quy định "người thừa kế là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết..".

    Như vậy, theo quy định pháp luật trên thì bạn có thể lập di chúc để định đoạt tài sản của mình cho cháu của bạn sau khi bạn qua đời, không phụ thuộc vào việc cháu của bạn có sống cùng với bạn hay không, có hộ khẩu tại địa phương bạn hay không.

    2. Pháp luật hiện hành không quy định bắt buộc địa điểm lập di chúc. Do vậy, bạn có thể lập di chúc ở bất cứ đâu, miễn sao hình thức và nội dung của di chúc phải tuân thủ các quy định tại Điều 650, 652, 653 Bộ luật dân sự. Bạn tham khảo một số quy định của Bộ luật dân sự sau:

    "Điều 649. Hình thức của di chúc

    Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

    Người thuộc dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình.

    Điều 650. Di chúc bằng văn bản

    Di chúc bằng văn bản bao gồm:

    1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;

    2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;

    3. Di chúc bằng văn bản có công chứng;

    4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

    Điều 652. Di chúc hợp pháp

    1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

    b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

    2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

    3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

    4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

    5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.

    Điều 653. Nội dung của di chúc bằng văn bản

    1. Di chúc phải ghi rõ:

    a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;

    b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

    c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

    d) Di sản để lại và nơi có di sản;

    đ) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.

    2. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc."

  • Xem thêm     

    17/07/2014, 10:09:41 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    - Điều 94 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về quyền được thăm nom con sau ly hôn của người không trực tiếp nuôi dưỡng như sau:

    Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.

    Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó”.

    - Ngoài ra, quyền thăm nuôi con sau ly hôn còn có thể được quy định cụ thể tại bản án, quyết định của tòa án trong vụ việc ly hôn đó.

    Nếu bên trực tiếp nuôi con cản trở việc thực hiện thăm nuôi con thì bên bị cản trở có thể yêu cầu cơ quan thi hành án can thiệp hoặc có thể khởi kiện tới tòa án để yêu cầu thay đổi lại người nuôi con sau ly hôn.

  • Xem thêm     

    17/07/2014, 09:57:39 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nếu có chứng cứ như vậy thì bạn có thể giử đơn tố cáo và chứng cứ kèm theo tới cơ quan đang trực tiếp quản lý người đó để được xem xét giải quyết. Lối sống như vậy là không lành mạnh với người trong ngành công an.

  • Xem thêm     

    15/07/2014, 04:54:03 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    1. Nếu tình trạng hôn nhân của ba mẹ bạn đã lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được thì mẹ ban có quyền làm đơn yêu cầu tòa án giải quyết vụ việc ly hôn theo quy định pháp luật.

    2. Nếu ba mẹ bạn chung sống với nhau như vợ chồng sau ngày 03/1/1987 mà nay không có đăng ký kết hôn thì tòa án không công nhận quan hệ là vợ chồng. Việc tranh chấp quyền nuôi con với con chưa đủ 18 tuổi được giải quyết theo luật hôn nhân và gia đình.

    3. Tài sản chung do ba mẹ bạn tự thỏa thuận, nếu có yêu cầu tòa án giải quyết thì tài sản chung vợ chồng (nếu hôn nhân hợp pháp) sẽ được chia đôi trên cơ sở cân nhắc công sức đóng góp và nguồn gốc tài sản. Tài sản riêng của ai thì thuộc về người đó.

    Nếu tòa án không công nhận quan hệ vợ chồng thì tài sản đứng tên ai là của người đó. Người khác yêu cầu chia với tài sản đó thì phải chứng minh công sức đóng góp.

    Bạn cần nêu nội dung câu hỏi ngắn gọn, cụ thể để được luật sư tư vấn.

  • Xem thêm     

    08/07/2014, 08:40:17 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Nếu hợp đồng vô hiệu do lỗi của công chứng viên thì công chứng viên phải bồi thường. Bên bị thiệt hại có thể khởi kiện tới tòa án để được giải quyết theo quy định pháp luật. Bạn tham khảo bài viết sau đây: 

    Bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra

    Hệ thống công chứng ở nước ta được chính thức thành lập khi Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 45/HĐBT ngày 27/2/1991 về Công chứng nhà nước (CCNN). Từ đó đến khi có Luật Công chứng (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007), Chính phủ đã có thêm hai lần ban hành các nghị định về công chứng. Đó là Nghị định số 31/CP ngày 18/5/1996 về Tổ chức và hoạt động CCNN và Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 về công chứng, chứng thực.

    Hoạt động công chứng là một hoạt động đặc thù và trong quá trình thực hiện công việc của mình, Công chứng viên (CCV) có thể gây thiệt hại và vấn đề bồi thường được đặt ra. Bài viết phân tích cơ sở pháp lý giải quyết bồi thường thiệt hại (BTTH) và điều kiện để phát sinh trách nhiệm BTTH do CCV gây ra.

    1. Qua các vụ việc cụ thể

    Vụ việc thứ nhất: Chiều ngày 05/02/2009, bà Nga đến Văn phòng Công chứng (VPCC) Ba Đình đề nghị công chứng hợp đồng chuyển quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở với tư cách là bên mua với bên bán là vợ chồng bà Thuỷ, ông Chín. Sau khi kiểm tra hồ sơ, CCV đã thụ lý. Do bên bán không đến công chứng tại trụ sở VPCC (vì đau chân) nên đã đề nghị CCV tiến hành ký hợp đồng ngoài trụ sở. Sau khi tiến hành soạn hợp đồng, đến 19h ngày 05/02/2009, CCV đã đến địa chỉ theo bà Nga yêu cầu để tiến hành công chứng. Ngày 06/02/2009, CCV đóng dấu tại Văn phòng và bà Nga đến VPCC để đóng phí công chứng và nhận 04 bộ hợp đồng bản gốc. Sau khi ký kết hợp đồng, bà Nga đã giao tiền đầy đủ cho vợ chồng bà Thuỷ và ông Chín, đồng thời vợ chồng bà Thuỷ, ông Chín giao lại “sổ đỏ” căn nhà nói trên. Ngày 20/8/2009, bà Nga đến Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội để tiến hành thủ tục sang tên “sổ đỏ” thì được Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội trả lời rằng, mảnh đất và căn nhà của bà Thuỷ và ông Chín đã được bà Thuỷ và ông Chín thế chấp cho Công ty da giày Hà Nội bằng Hợp đồng công chứng số 01/HĐTC ngày 23/7/2008 của VPCC Ba Đình cũng do chính CCV Dũng chứng nhận để vay hai tỷ đồng. Việc thế chấp này chưa được giải chấp, nên bà Nga không đủ tư cách để thực hiện việc sang tên “sổ đỏ”. Bà Nga đã có đơn khiếu nại và yêu cầu BTTH.

    Vụ việc thứ hai: Vợ chồng ông Tấn nợ bà Ri hơn hai tỷ đồng. Cấp sơ thẩm (ngày 03/08/2007), phúc thẩm (ngày 02/11/2007) đều tuyên vợ chồng ông Tấn phải trả cho bà Ri số tiền hơn 2,1 tỷ đồng. Vợ chồng ông Tấn mới trả cho bà Ri được hơn 600 triệu (còn thiếu khoảng hơn 1,4 tỷ) thì đã có yêu cầu Phòng công chứng số 1 Tiền Giang công chứng việc sang nhượng hai căn nhà của mình (đã thế chấp cho Ngân hàng và Ngân hàng đồng ý cho chuyển nhượng) cho bà Tuyết và chị Thi. Biết được việc sang nhượng này nên bà Ri đã có đơn gửi Phòng công chứng số 1 Tiền Giang để ngăn chặn không cho sang nhượng. Tuy nhiên, bà Trúc (CCV) vẫn chứng thực cho vợ chồng ông Tấn bán hai căn nhà này. Cho rằng hành vi của CCV gây thiệt hại cho mình, bà Ri kiện Phòng công chứng số 1 Tiền Giang đòi BTTH số tiền hơn 1,4 tỷ đồng.

    Trong cả hai vụ việc trên, yêu cầu BTTH đều liên quan đến hành vi công chứng của CCV.

    2. Cơ sở pháp lý giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại do CCV gây ra

    2.1 Không áp dụng Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

    Khi thi hành Luật Công chứng thì trên thực tế, tồn tại hai hình thức hành nghề công chứng. Đó là Phòng công chứng và VPCC: Nếu CCV làm việc trong các Phòng CCNN (là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp) thì họ là viên chức nhà nước (CCV là công chức hoặc viên chức nhà nước theo quy định tại Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010); CCV làm việc trong các VPCC thì không là công chức hay viên chức nhà nước.

    Nếu CCV tại VPCC gây thiệt hại, chúng ta không áp dụng các quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (Luật TNBTCNN), vì như đã nói, họ không phải là công chức hay viên chức nhà nước.

    Còn đối với CCV tại Phòng công chứng, thì “Phòng công chứng là cơ quan nhà nước, do Nhà nước thành lập, CCV là công chức nhà nước”, nên khi những người này tiến hành công chứng và gây thiệt hại, vấn đề BTTH được đặt ra thì có áp dụng Luật TNBTCNN không? Vấn đề này, khi tham khảo ý kiến của một số CCV thuộc Phòng công chứng (nhà nước), chúng tôi đã nhận được câu trả lời là sẽ áp dụng Luật TNBTCNN.

    Trong vụ việc yêu cầu BTTH ở Tiền Giang, người tiến hành công chứng là CCV của Phòng CCNN và bản án không viện dẫn bất kỳ quy định nào của Luật TNBTCNN. Thực tế, Luật TNBTCNN chỉ có hiệu lực từ ngày 1/1/2010 nên việc Toà án không viện dẫn Luật này có thể được giải thích theo hướng Luật chưa có hiệu lực đối với yêu cầu BTTH.

    Tuy nhiên, theo chúng tôi, cho dù có tồn tại hoàn cảnh tương tự như vụ việc này và các tình tiết xảy ra sau khi Luật TNBTCNN có hiệu lực, chúng ta cũng không thể áp dụng Luật TNBTCNN trong mối quan hệ với người bị thiệt hại vì các lý do sau đây:

    Thứ nhất, Điều 1 về Phạm vi điều chỉnh quy định “Luật này quy định TNBTCNN đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án”. Ở đây, hành vi của CCV không phải là hành vi “trong hoạt động tố tụng, thi hành án”. Do đó, nếu muốn áp dụng Luật TNBTCNN thì phải chứng minh được rằng, hành vi của CCV thuộc Phòng công chứng nằm “trong hoạt động quản lý hành chính”. Tuy nhiên, rất khó khẳng định hành vi công chứng là “hoạt động quản lý hành chính”.

    Thứ hai, trong quá trình xây dựng Luật TNBTCNN đã có ý kiến cho rằng “phải quy định thêm nhóm hành vi phải bồi thường trong lĩnh vực CCNN”1. Trong Điều 13 về “Phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính”, Luật TNBTCNN có liệt kê các hành vi trong hoạt động quản lý hành chính có thể làm phát sinh trách nhiệm bồi thường nhưng không có hành vi trong lĩnh vực CCNN2. Điều đó cho thấy, vấn đề có hay không đưa hành vi trong lĩnh vực CCNN vào Luật TNBTCNN đã được đặt ra trong quá trình xây dựng Luật này, nhưng các nhà lập pháp đã không đồng ý đưa hành vi trong lĩnh vực CCNN vào trong Luật TNBTCNN.

    Thứ ba, CCV của các VPCC không là viên chức nhà nước nên đương nhiên vấn đề BTTH do hành vi của họ gây ra sẽ không được điều chỉnh bởi Luật TNBTCNN. Vì thế, nếu chúng ta áp dụng Luật TNBTCNN cho hành vi của CCV trong Phòng CCNN thì sẽ tạo ra sự không thống nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam và bất công bằng giữa công chứng tư và CCNN; thiếu sự bình đẳng giữa hai loại hình công chứng.

    2.2 Áp dụng Luật Công chứng

    - Quy định về bồi thường. Khi xây dựng Luật Công chứng, vấn đề trách nhiệm BTTH do CCV gây ra đã được nhiều người quan tâm. Trong Điều 16 về “nghĩa vụ và quyền của CCV”, Dự thảo (tháng 4/2006) có quy định “CCV có nghĩa vụ bồi thường theo quy định của pháp luật, nếu gây thiệt hại”. Với quy định này thì CCV chịu trách nhiệm trực tiếp về thiệt hại mà mình gây ra (chính CCV gây thiệt hại phải BTTH).

    Theo Báo cáo (số 1604/UBPL11) thẩm tra Dự án Luật Công chứng của Uỷ ban Pháp luật Quốc hội khoá XI thì “đối với CCV thuộc Phòng Công chứng là công chức nhà nước mà gây thiệt hại, thì theo quy định tại Điều 619 Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS), cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức phải BTTH do cán bộ, công chức của mình gây ra trong khi thi hành công vụ; nếu cán bộ, công chức đó có lỗi thì phải có trách nhiệm hoàn trả cho cơ quan, tổ chức. Do đó, đề nghị cơ quan trình dự án cần nghiên cứu để quy định lại nội dung này cho phù hợp với BLDS”, còn đối với CCV của VPCC, “cần được nghiên cứu để quy định rõ trong dự thảo Luật nhằm nâng cao trách nhiệm của CCV cũng như góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng của người yêu cầu công chứng khi có thiệt hại xảy ra do hành vi có lỗi của CCV”. Trong Tài liệu báo cáo tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách tháng 8/2006 và gửi xin ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho biết “nhiều ý kiến đề nghị cần quy định theo hướng CCV nếu gây thiệt hại cho người yêu cầu công chứng thì trước hết tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường, sau đó tổ chức hành nghề công chứng có quyền yêu cầu CCV đã gây thiệt hại bồi hoàn cho tổ chức hành nghề công chứng nếu họ có lỗi. Tiếp thu ý kiến đại biểu, chúng tôi đã chỉnh lý như trong Dự thảo Luật”. Trong Dự thảo đề ngày 17/10/2006, chúng ta không thấy quy định như Điều 16 nêu trên mà Điều 33 của Dự thảo về Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng quy định “BTTH do lỗi mà CCV của tổ chức hành nghề công chứng gây ra cho người yêu cầu công chứng”. Ở đây, chúng ta không theo hướng chỉ quy định trách nhiệm trực tiếp của CCV mà theo hướng quy trách nhiệm cho tổ chức hành nghề công chứng nơi CCV làm việc.

    Cuối cùng, Luật Công chứng được thông qua (ngày 29/11/2006) đã không quy định “CCV có nghĩa vụ bồi thường theo quy định của pháp luật, nếu gây thiệt hại” mà quy định tại khoản 5 Điều 32 rằng “tổ chức hành nghề công chứng” có nghĩa vụ “BTTH do lỗi mà Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng gây ra cho người yêu cầu công chứng”.

    - Phạm vi của quy định về bồi thường trong Luật Công chứng. Trong vụ việc yêu cầu BTTH liên quan đến VPCC Ba Đình, người yêu cầu bồi thường là người đã yêu cầu công chứng. Trong Báo cáo giải trình ngày 5/1/2010 gửi Thanh tra Sở Tư pháp Hà Nội, VPCC Ba Đình đã nêu “việc chúng tôi có thiếu sót, có lỗi vô ý đã chứng nhận hợp đồng mua bán đã gây thiệt hại cho khách hàng. Chúng tôi nghiêm túc rút kinh nghiệm và sẽ bồi thường thoả đáng cho khách hàng theo quy định của pháp luật dân sự khi có yêu cầu theo quy định tại khoản 5 Điều 32 Luật Công chứng”. Trong văn bản báo cáo này, VPCC Ba Đình đề cập đến cả Điều 32 Khoản 5 Luật Công chứng và pháp luật về dân sự nên người đọc rất lúng túng khi xác định căn cứ để giải quyết vấn đề bồi thường. Pháp luật dân sự ở đây là những quy định nào? Có phải quy định tại Điều 619 BLDS như Báo cáo thẩm tra Dự án Luật Công chứng của Uỷ ban Pháp luật giải hội khoá XI đã viện dẫn? Việc bà Nga yêu cầu công chứng và CCV chấp nhận công chứng phải chăng đã tồn tại quan hệ hợp đồng và thiệt lại là do công chứng hợp đồng nên đây là thiệt hại trong hợp đồng?

    Trong vụ việc liên quan đến bà Ri, người yêu cầu bồi thường là bà Ri nhưng bà Ri không phải là người đã yêu cầu công chứng, nên không thể viện dẫn khoản 5 Điều 32 Luật Công chứng: nếu bà Ri có thiệt hại thì thiệt hại này không phải đã “gây ra cho người yêu cầu công chứng” như khoản 5 Điều 32 Luật Công chứng đã quy định. Khi giải quyết yêu cầu của bà Ri, TAND TP. Mỹ Tho3 không viện dẫn khoản 5 Điều 32 Luật Công chứng. Theo chúng tôi, việc Toà án không viện dẫn khoản 5 Điều 32 Luật Công chứng là đúng vì như đã nêu ở trên, bà Ri là người cho rằng có thiệt hại nhưng không là người yêu cầu công chứng.

    Qua hai vụ việc trên chúng ta thấy, không phải cứ có yêu cầu BTTH do hành vi của CCV gây ra là chúng ta vận dụng các quy định về BTTH trong Luật Công chứng. Các quy định về BTTH trong Luật Công chứng chỉ áp dụng đối với “thiệt hại gây ra cho người yêu cầu công chứng”.

    2.3 Áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự

    2.3.1. Trường hợp người bị thiệt hại không là người yêu cầu công chứng

    - Thiệt hại do CCV của Phòng CCNN gây ra. Khi giải quyết yêu cầu của bà Ri, TAND TP. Mỹ Tho4 không viện dẫn khoản 5 Điều 32 Luật Công chứng mà đã viện dẫn một số quy định của BLDS trong đó có Điều 619 về “BTTH do cán bộ, công chức gây ra”. Việc Toà án không viện dẫn khoản 5 Điều 32 Luật Công chứng là đúng: thiệt hại không gây ra cho người yêu cầu công chứng. Còn đối với việc Toà án viện dẫn Điều 619 BLDS, chúng ta có thể lý giải như sau: Thiệt hại của bà Ri có thể có là thiệt hại ngoài hợp đồng và là do CCV của Phòng CCNN (là công chức) gây ra.

    - Thiệt hại do CCV của VPCC gây ra. Ví dụ, ông Thiều qua đời vào tháng 10/2007 để lại một số tài sản không có di chúc, trong đó có một thửa đất gần 5.000 m2. Khi những người thừa kế theo pháp luật làm thủ tục phân chia di sản thì vợ kế của ông Thiều đi thế chấp đất trên để vay 170 triệu đồng. Ngày 9/6/2010, hợp đồng vay tiền của bà đã được CCV của VPCC Minh Thư (TP. Tân An) chứng nhận. Về vấn đề này, Trưởng VPCC Minh Thư giải thích: “Khi đến văn phòng làm thủ tục thì có hai người (vợ kế của ông Thiều và một người đàn ông). Cả hai đều xuất trình đầy đủ các giấy tờ hợp lệ. Hôm đó, do đông khách nên Văn phòng không phát hiện ra người đàn ông đó không phải là ông Thiều và đã công chứng để họ vay tiền. Chúng tôi xin nhận trách nhiệm và sẽ bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra cho những người có quyền lợi liên quan”5. Như vậy, phía VPCC đã chấp nhận nếu có thiệt hại thì sẽ bồi thường. Trong trường hợp này, chúng ta cũng không thể áp dụng khoản 5 Điều 32 Luật Công chứng vì người bị thiệt hại không phải là người yêu cầu công chứng. Chúng ta cũng không thể áp dụng Điều 619 BLDS để yêu cầu VPCC bồi thường vì CCV của VPCC không là “cán bộ, công chức”.

    Theo khoản 1 Điều 26 Luật Công chứng, “VPCC do một CCV thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. VPCC do hai CCV trở lên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh”. Như vậy, VPCC có thể là công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân (thực tế, có nhiều VPCC do một CCV thành lập theo loại hình doanh nghiệp tư nhân nhưng lại có nhiều CCV làm việc). Đối với trường hợp Văn phòng là công ty hợp danh thì đây là pháp nhân6 nên chúng ta có thể khai thác Điều 618 BLDS để giải quyết quan hệ bồi thường giữa người bị thiệt hại và VPCC: theo Điều 618 BLDS, “pháp nhân phải BTTH do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã BTTH thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”7.

    Đối với VPCC là doanh nghiệp tư nhân thì chúng ta không thể sử dụng Điều 618 vì doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Khi CCV của doanh nghiệp tư nhân này gây thiệt hại thì chúng ta có thể sử dụng Điều 622 BLDS theo đó “cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác phải BTTH do người làm công gây ra trong khi thực hiện công việc được giao”. Ở đây, CCV gây thiệt hại có thể được coi là người làm công cho doanh nghiệp tư nhân và Điều 622 quy định trách nhiệm cho “cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác” với tư cách là người sử dụng người làm công nên cũng được áp dụng cho doanh nghiệp tư nhân (là “chủ thể khác” trong Điều 622)8.

    2.3.2. Trường hợp người bị thiệt hại là người yêu cầu công chứng

    Đối với trường hợp này, như trên đã nêu, chúng ta áp dụng khoản 5 Điều 32 Luật Công chứng. Điều đó không có nghĩa là chúng ta sẽ không sử dụng quy định nào của BLDS.

    Thực ra Điều 619 BLDS có hai ý: Ý thứ nhất liên quan đến người bị thiệt hại và tổ chức, cơ quan quản lý cán bộ, công chức9. Ý thứ hai là mối quan hệ giữa cán bộ, công chức và cơ quan, tổ chức quản lý10. Khoản 5 Điều 32 Luật Công chứng chỉ đề cập đến mối quan hệ giữa tổ chức hành nghề công chứng và người bị thiệt hại. Do đó, khoản 5 Điều 32 Luật Công chứng chỉ thay thế ý thứ nhất của Điều 619 BLDS. Trong quan hệ giữa cán bộ, công chức và cơ quan, tổ chức quản lý sau khi bồi thường cho người bị thiệt hại, các quy định trong Điều 619 (ý thứ hai nêu trên) vẫn được áp dụng.

    Quy định tại khoản 5 Điều 32 Luật Công chứng đề cập đến “tổ chức hành nghề công chứng” nói chung, không giới hạn ở hành vi của CCV thuộc Phòng CCNN hay thuộc VPCC nên nó được áp dụng cho cả hai. Điều đó có nghĩa là nếu VPCC là công ty hợp danh (pháp nhân) thì đoạn đầu của Điều 618 BLDS (đã nêu ở trên) được thay thế bằng khoản 5 Điều 32 Luật Công chứng và đoạn sau Điều 618 BLDS vẫn được vận dụng sau khi bồi thường cho người bị thiệt hại11. Còn nếu VPCC là doanh nghiệp tư nhân, đoạn đầu của Điều 622 BLDS (đã nêu ở trên) được thay thế bằng khoản 5 Điều 32 Luật Công chứng và đoạn sau của Điều 622 BLDS vẫn được vận dụng sau khi bồi thường cho người bị thiệt hại12.

    3. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra

    3.1. Trường hợp người bị thiệt hại là người yêu cầu công chứng

    - Lỗi của CCV: Khoản 5 Điều 32 Luật Công chứng quy định “tổ chức hành nghề công chứng” có nghĩa vụ “BTTH do lỗi mà CCV của tổ chức hành nghề công chứng gây ra cho người yêu cầu công chứng”. Điều đó có nghĩa là trách nhiệm (nghĩa vụ) bồi thường của tổ chức hành nghề công chứng chỉ phải bồi thường khi CCV của tổ chức này có “lỗi”. Trong khoa học pháp lý (nhất là trong BLDS), thuật ngữ “lỗi” được sử dụng rất phổ biến. Nghiên cứu kỹ thì chúng ta thấy thuật ngữ này có thể được hiểu là liên quan đến “nhận thức” của người có hành vi gây thiệt hại (còn được gọi là lỗi “chủ quan”, cái tiềm ẩn bên trong nội tâm của chủ thể); “lỗi” còn được hiểu là hành vi của chủ thể không phù hợp với chuẩn mực của xã hội, quy định của pháp luật (còn được gọi là lỗi “khách quan”, được chủ thể thể hiện ra bên ngoài). Xu hướng hiện nay là xem nhẹ yếu tố lỗi “nhận thức”. Trong Luật Công chứng, khoản 5 Điều 32 đề cập đến “lỗi” của CCV nhưng không cho biết thuật ngữ này cần được hiểu như thế nào. Thiết nghĩ, mọi hành vi của CCV không phù hợp với yêu cầu của pháp luật về công chứng đối với CCV (trong đó bao gồm cả đạo đức nghề nghiệp) đều được coi là “lỗi” theo quy định tại khoản 5 Điều 32 Luật Công chứng.

    Theo Điều 2 Luật Công chứng, “công chứng là việc CCV chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”13. Bên cạnh đó, Điều 5 Luật Công chứng quy định “Lời chứng của CCV phải ghi rõ thời gian, địa điểm công chứng, họ, tên CCV, tên tổ chức hành nghề công chứng; chứng nhận người tham gia hợp đồng, giao dịch hoàn toàn tự nguyện, có năng lực hành vi dân sự, mục đích, nội dung của hợp đồng, giao dịch không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch là có thật, chữ ký trong hợp đồng, giao dịch là đúng chữ ký của người tham gia hợp đồng, giao dịch”. Do đó, theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp, “trường hợp phát hiện thấy hợp đồng đã công chứng có nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội gây thiệt hại đến quyền, lợi ích của những người liên quan trong hợp đồng thì hướng dẫn cho người có quyền lợi bị thiệt hại khởi kiện ra Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật”14. Trong vụ việc liên quan đến VPCC Ba Đình, Văn phòng này đã thừa nhận “CCV đã có thiếu sót trong quy trình công chứng hợp đồng” là “chủ quan không kiểm tra đăng ký giao dịch đảm bảo”15. Trong vụ việc này, tài sản trong hợp đồng chuyển nhượng được công chứng đã được thế chấp mà theo BLDS (khoản 4 Điều 349), bên thế chấp chỉ “được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý”. Ở đây, bên thế chấp đã chuyển nhượng tài sản thế chấp cho bà Nga nhưng không có sự đồng ý của Ngân hàng (bên nhận thế chấp) nên hợp đồng này vô hiệu16. Điều đó có nghĩa là CCV đã công chứng một hợp đồng không hợp pháp nên có lỗi theo khoản 5 Điều 32 Luật Công chứng.

    Phần vừa rồi cho thấy lỗi của CCV và lỗi này được thể hiện ra bên ngoài theo dạng “không hành động”: không kiểm tra kỹ thông tin. Thiết nghĩ, lỗi của CCV có thể biểu hiện ra bên ngoài theo dạng “hành động”. Chẳng hạn, nếu thuộc trường hợp từ chối công chứng mà CCV vẫn công chứng thì đây có thể được coi là có lỗi17.

    - Thiệt hại của người yêu cầu công chứng: Khoản 5 Điều 32 Luật Công chứng quy định “tổ chức hành nghề công chứng” có nghĩa vụ “BTTH do lỗi mà CCV của tổ chức hành nghề công chứng gây ra cho người yêu cầu công chứng”. Để quy trách nhiệm bồi thường của tổ chức hành nghề công chứng, thì theo quy định này, phải tồn tại thiệt hại; không có thiệt hại thì tổ chức hành nghề công chứng không phải bồi thường cho dù CCV có lỗi theo phân tích ở trên. Vấn đề đặt ra là xác định thiệt hại mà người yêu cầu công chứng phải gánh chịu như thế nào?

    Việc xác định thiệt hại thực tế mà bên yêu cầu công chứng phải gánh chịu là rất khó. Trong vụ việc liên quan đến VPCC Ba Đình, bà Nga ký hợp đồng mua bán với giá 2,4 tỷ đồng nhưng không đăng ký sang tên được vì tài sản đã thế chấp cho Ngân hàng. VPCC Ba Đình đã chấp nhận về nguyên tắc sẽ bồi thường và bà Nga đã đòi bồi thường 3 tỷ đồng. Điều đó có nghĩa - theo bà Nga - thiệt hại của bà là 3 tỷ đồng. Tại sao lại là 3 tỷ đồng? VPCC đã trả lời rằng, yêu cầu này “chưa phù hợp”, “sẽ bồi thường cho bà Nga trên cơ sở phán quyết của TAND các cấp có thẩm quyền” (Công văn ngày 27/11/2009). Phòng Bổ trợ tư pháp Hà Nội đã mời bà Nga và CCV VPCC Ba Đình đến làm việc để giải quyết. Tại buổi làm việc này, phía bà Nga đề nghị VPCC Ba Đình BTTH là một tỷ năm trăm triệu đồng. VPCC Ba Đình đã không chấp nhận bồi thường số tiền này với lý do bà Nga không đưa ra được căn cứ thiệt hại cụ thể.

    Vụ việc trên cho thấy, việc xác định chính xác thiệt hại mà người yêu cầu công chứng gánh chịu là rất khó. Trong trường hợp này, bên yêu cầu thiệt hại phải chứng minh thiệt hại cụ thể của mình.

    - Quan hệ nhân quả: Theo khoản 5 Điều 32 Luật Công chứng, “tổ chức hành nghề công chứng” có nghĩa vụ “BTTH do lỗi mà CCV của tổ chức hành nghề công chứng gây ra cho người yêu cầu công chứng”.

    Với quy định này thì chỉ thiệt hại “do lỗi” của CCV gây ra mới được bồi thường (chỉ thiệt hại có mối quan hệ nhân quả với lỗi của CCV mới được bồi thường). Cũng theo quy định trên, nếu thiệt hại do lỗi của người yêu cầu công chứng gây ra thì tổ chức hành nghề công chứng không phải bồi thường. Trong vụ việc liên quan đến VPCC Ba Đình, thiết nghĩ bà Nga cũng có lỗi. Cụ thể là: Bà Nga là người tham gia ký kết hợp đồng mua bán nên bà Nga cũng có trách nhiệm kiểm tra đối tượng của hợp đồng mua bán. Việc CCV công chứng hợp đồng mua bán tài sản đã thế chấp là có lỗi, nhưng do bà Nga cũng có trách nhiệm kiểm tra, tìm kiếm thông tin nên trong thiệt hại của bà Nga có một phần lỗi của bà Nga. Do bà Nga cũng có một phần lỗi trong việc để thiệt hại của mình phát sinh nên bà Nga không được bồi thường khoản thiệt hại tương ứng với phần lỗi của mình. Nói cách khác, tổ chức hành nghề công chứng không có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại cho người yêu cầu công chứng khi chính người yêu cầu công chứng cũng có lỗi một phần, tổ chức hành nghề công chứng chỉ BTTH tương ứng với phần lỗi của mình.

    3.2 Trường hợp người bị thiệt hại là người không yêu cầu công chứng

    - Điều kiện trong Điều 618, 619, 622 BLDS. Khi người bị thiệt hại không phải là người yêu cầu công chứng, chúng ta không thể áp dụng khoản 5 Điều 32 Luật Công chứng như đã phân tích ở trên. Trong trường hợp này, nếu muốn quy trách nhiệm cho tổ chức hành nghề công chứng (khi khởi kiện thì tổ chức này sẽ là bị đơn), chúng ta có thể áp dụng Điều 618, 619 hay 622 BLDS tuỳ vào việc CCV làm việc tại Phòng CCNN (thì áp dụng Điều 619 BLDS) hay VPCC (thì áp dụng Điều 618 hay 622 BLDS). Để quy trách nhiệm cho tổ chức hành nghề công chứng, chúng ta phải thoả mãn các điều kiện nêu trong các điều luật này.

    Nếu CCV làm trong Phòng CCNN thì khi muốn quy trách nhiệm cho Phòng công chứng, phải thoả mãn các điều kiện sau đây của Điều 619: Thứ nhất là phải tồn tại thiệt hại (việc xác định thiệt hại đã được phân tích ở phần trên). Thứ hai, thiệt hại này do CCV của Phòng công chứng gây ra. Thứ ba, thiệt hại được “gây ra trong khi thi hành công vụ”. Trong vụ việc liên quan đến bà Ri, CCV đã lấy chữ ký của bên bán ngoài giờ làm việc. Vậy nếu có thiệt hại thì thiệt hại này có do CCV gây ra trong khi thi hành công vụ không? Câu trả lời rất khó. Thiết nghĩ, nếu bắt buộc phải có câu trả lời thì chúng ta nên theo hướng có lợi cho người bị thiệt hại (tức chấp nhận điều kiện thứ ba này được thoả mãn).

    Nếu CCV làm trong VPCC thì khi muốn quy trách nhiệm của VPCC (là công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân), chúng ta phải thoả mãn các điều kiện sau đây của Điều 618 hay Điều 622: Thứ nhất, có thiệt hại thực tế. Thứ hai, thiệt hại do CCV (người của pháp nhân hay người làm công của doanh nghiệp tư nhân) gây ra. Thứ ba, thiệt hại do CCV gây ra “trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao” (Điều 618) hay “trong khi thực hiện công việc được giao” (Điều 622).

    - Điều kiện khác: Ngoài các điều kiện nêu tại Điều 618, 619 hay 622 BLDS nêu trên, để quy trách nhiệm cho tổ chức hành nghề công chứng, chúng ta có cần thêm điều kiện khác không?

    Trách nhiệm của tổ chức công chứng theo các quy định trên là dạng trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bồi thường thay cho CCV thuộc tổ chức công chứng. Các điều kiện trên chỉ là điều kiện để buộc tổ chức công chứng “thực hiện thay” trách nhiệm của CCV nhằm tạo điều kiện cho người bị thiệt hại. Để có chủ thể thực hiện “thay” thì bản thân CCV đã phải có trách nhiệm. Do đó, thiết nghĩ, các điều kiện để phát sinh trách nhiệm cho chính CCV cần được hội đủ. Trong vụ việc liên quan đến bà Ri, Phòng công chứng bị kiện bồi thường do hành vi của CCV của mình nên đây là yêu cầu bồi thường thay. Vì thế để yêu cầu bồi thường đối với Phòng công chứng được chấp nhận thì các căn cứ phát sinh trách nhiệm của chính CCV phải hội đủ. Thực tế, bên cạnh việc viện dẫn Điều 619 BLDS, Tòa sơ thẩm (sau nhiệm Toà phúc thẩm) đã viện dẫn cả Điều 604 BLDS về căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH18. Điều này cho thấy dường như Toà án cũng theo hướng, ngoài các điều kiện tại Điều 619, cần phải hội đủ các điều kiện tại Điều 604 BLDS đối với trách nhiệm của chính CCV (hành vi trái pháp luật, thiệt hại, mối quan hệ nhân quả và lỗi).

    Đối với vụ việc liên quan đến bà Ri, theo án lệ của Hội đồng Thẩm phán19, đây là trường hợp từ chối công chứng (vì đã có cá nhân ngăn chặn) nhưng CCV vẫn tiến hành công chứng nên có thể coi CCV đã có hành vi trái pháp luật theo quy định tại Điều 604 BLDS. Tuy nhiên, điều kiện về tồn tại thiệt hại có được thoả mãn hay không trong vụ việc này còn phải xem xét lại (khi không đủ chứng cứ để khẳng định thiệt hại tồn tại thì trách nhiệm của CCV không phát sinh cho dù người này có hành vi trái pháp luật).

    - Quy trách nhiệm trực tiếp cho CCV: Chúng ta thấy, nếu muốn quy trách nhiệm cho tổ chức hành nghề công chứng đối với thiệt hại do CCV của tổ chức này gây ra thì phải hội đủ các điều kiện của Điều 618, 619 hay 622 BLDS. Nhưng nếu các điều kiện này không hội đủ thì liệu có thể quy trách nhiệm trực tiếp cho CCV không? BLDS không quy định thực sự rõ ràng về vấn đề này. Tuy nhiên, như đã nêu ở trên, trách nhiệm của tổ chức công chứng tại Điều 618, 619 hay 622 BLDS là trách nhiệm “thực hiện thay” trách nhiệm của CCV. Vì thế, nếu trách nhiệm thực hiện thay không thoả mãn thì vẫn còn trách nhiệm của CCV nên người bị thiệt hại có quyền yêu cầu trực tiếp CCV phải BTTH.

    *

    Như vậy, vấn đề BTTH do CCV gây ra được điều chỉnh rất phức tạp trong pháp luật thực định Việt Nam. Sự phức tạp này một phần là do có sự phân biệt CCV thuộc Phòng công chứng (viên chức nhà nước) và CCV thuộc VPCC (công chứng tư). Sự phức tạp một phần còn do sự chồng chéo giữa các văn bản như Luật Công chứng, BLDS và có sự hiện diện của nhiều chủ thể trong cùng một vụ việc như người bị thiệt hại (có thể là người yêu cầu công chứng hay không yêu cầu công chứng), CCV gây thiệt hại và tổ chức hoạt động công chứng được yêu cầu bồi thường.

    Do có sự phức tạp nêu trên, khi giải quyết yêu cầu BTTH do CCV gây ra, chúng ta cần phân biệt người yêu cầu BTTH là người yêu cầu công chứng hay người không yêu cầu công chứng. Đối với trường hợp thứ nhất, chúng ta áp dụng khoản 5 Điều 32, Luật Công chứng để xác định trách nhiệm của tổ chức hành nghề công chứng. Đối với trường hợp thứ hai, chúng ta áp dụng các quy định về BTTH ngoài hợp đồng trên cơ sở Điều 604 và Điều 618, 619 hay Điều 622 BLDS.

    Khi thiệt hại do CCV gây ra, không nên áp dụng Luật TNBTCNN cho dù CCV là công chức, viên chức. Việc không áp dụng Luật TNBTCNN tạo ra sự công bằng giữa các Phòng CCNN và VPCC tư, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người bị thiệt hại trong việc yêu cầu bồi thường.

     

    Theo: TS. Đỗ Văn Đại - Quyền Trưởng khoa Luật dân sự, ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh

     

     

  • Xem thêm     

    06/07/2014, 02:15:43 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

                     Nếu anh trai bạn có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất xác định anh bạn có quyền đối với thửa đất đó và việc nhận chuyển quyền sử dụng đất của bạn là không hợp pháp thì anh bạn mới có thể đòi lại được thửa đất đó.

  • Xem thêm     

    06/07/2014, 02:11:01 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

              Căn cứ xác lập quyền sử dụng đất của bạn là nhận chuyển quyền sử dụng đất từ bố đẻ của bạn, mọi thủ tục đã hoàn thành và bạn đã được cấp giấy chứng nhận đối với diện tích đất đó. Vì vậy, nếu hợp đồng tuân thủ về nội dung, hình thức và chủ thể tham gia... thì có hiệu lực pháp luật và anh trai bạn không đòi được đất nữa.

             Anh trai bạn chỉ có thể đòi lại đất của bạn nếu anh trai bạn có quyền đối với thửa đất đó và việc chuyển quyền sử dụng đất từ bố bạn sang cho bạn bị tuyên bố vô hiệu.

  • Xem thêm     

    04/07/2014, 11:34:41 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Đó là quan điểm chưa hoàn toàn đúng.

    Bạn tham khảo bài viết sau đây: http://trungtamtuvanphapluat.vn/chi-tiet/bi-truy-na-nen-khong-the-xac-dinh-mat-tich.html

  • Xem thêm     

    04/07/2014, 07:07:30 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Vụ việc của bạn là đơn phương ly hôn, được pháp luật cho phép và quy định tại luật hôn nhân và gia đình. Theo điều 85 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì cả hai bên đều có quyền đơn phương yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn mà không cần có sự đồng ý của người kia.

    Tuy nhiên, người đưa đơn xin ly hôn cần phải chứng minh được trong trong quá trình giải quyết vụ án là tình trạng hôn nhân trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được thì tòa án mới căn cứ vào Điều 89 luật hôn nhân và gia đình để giải quyết cho ly hôn.

    Tòa án cấp tỉnh nơi nguyên đơn cư trú sẽ có thẩm quyền giải quyết đối với vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài.

    Hồ sơ xin ly hôn bao gồm:

     - Đơn xin ly hôn (theo mẫu);

     - Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính). “Nếu không có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản gốc thì có thể thay thế bằng bản sao do chính cơ quan nhà nước nơi thực hiện việc đăng ký kết hôn cấp”.

     - Sổ hộ khẩu, CMTND (bản sao chứng thực).

     - Bản sao giấy khai sinh của con “nếu có “.

     - Nếu có tranh chấp về tài sản thì gửi kèm theo đơn là các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh về tài sản chung của cả hai như: Giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất (sổ đỏ); Sổ tiết kiệm… (bản sao chứng thực);

    Lưu ý: Nếu có các giấy tờ liên quan tới cơ quan nước ngoài thì cần phải hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật.

    Trình tự giải quyết xin ly hôn với người nước ngoài :

    Người làm đơn yêu cầu xin ly hôn cần tới Toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người làm đơn đăng ký nhân khẩu thường trú để nộp hồ sơ xin ly hôn. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Toà án nhân dân có thẩm quyền nhận được hồ sơ xin ly hôn hợp lệ của bạn thì Toà án sẽ có thông báo cho bạn thực hiện việc nộp tạm ứng án phí xin giải quyết ly hôn. Nếu không tranh chấp về tài sản thì án phí chỉ trong vụ án ly hôn chỉ có 200.000 đồng. Sau khi nộp lại biên lai tạm ứng án phí ly hôn cho toà, thì thời điểm nộp lại biên lai này được xem là thời điểm Toà án đã thụ lý hồ sơ xin ly hôn của bạn. Thời hạn giải quyết một vụ việc yêu cầu xin ly hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định hiện nay kéo dài khoảng 6-8 tháng vì trong quá trình giải quyết Toà án nhân dân có thẩm quyền phải thực hiện thủ tục ủy thác tư pháp qua lại giữa cơ quan tư pháp của hai nước. Nếu kết quả ủy thác tư pháp chậm thì vụ việc còn có thể kéo dài hơn.

  • Xem thêm     

    03/07/2014, 07:28:56 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

                   1. Theo thông tin bạn nêu thì bà nội bạn chỉ ủy quyền cho bố bạn được thay mặt bà bạn đi thực hiện các thủ tục hành chính pháp lý để nhận đất tái định cư thay cho bà bạn. Bà bạn không ủy quyền cho bố bạn được quyền định đoạt (chuyển nhượng) thửa đất đó, thời điểm đó cũng chưa có căn cứ, điều kiện để ủy quyền định đoạt... do vậy, việc bố bạn tự ý chuyển nhượng thửa đất đó cho người khác là chưa đúng pháp luật. Giao dịch đó không có giá trị pháp lý. Nếu có tranh chấp thì tòa án sẽ tuyên bố giao dịch vô hiệu và giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu theo quy định tại Điều 137 Bộ luật dân sự: Bên nào nhận của nhau thứ gì thì hoàn trả lại, bên nào có lỗi làm cho hợp đồng vô hiệu thì phải bồi thường.

                 2. Đối với di chúc của chú bạn: Nếu di chúc của bà bạn lập năm 2003 có nội dung và hình thức đúng quy định của Bộ luật dân sự năm 1995 thì mới hợp pháp. Theo quy định của pháp luật thì di chúc có thể là di chúc miệng hoặc di chúc bằng văn bản. Di chúc bằng văn bản có các loại là: Di chúc không có người làm chứng; Di chúc có người làm chứng; Di chúc có công chứng; Di chúc có chứng thực. Nếu di chúc có chứng thực thì người lập di chúc phải ký tên hoặc điểm chỉ trước mặt người có thẩm quyền chứng thực di chúc. Nếu không tuân thủ thủ tục này thì di chúc cũng vô hiệu.

                   3. Vụ việc của gia đình bạn xảy ra từ lâu, người mua nhà đất đã sử dụng ổn định... vì vậy, nên thỏa thuận, tạo điều kiện để tiếp tục thực hiện giao dịch đó. Nếu có tranh chấp về hợp đồng thì tòa án sẽ giải quyết, còn nêu tranh chấp về thừa kế thì tòa án chỉ thụ lý giải quyết nếu người có di sản chết chưa quá 10 năm.

  • Xem thêm     

    28/06/2014, 11:58:09 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
                 Theo quy định của pháp luật thì tòa án nơi bị đơn cư trú là nơi có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn. Do vậy, nếu không có địa chỉ của chồng bạn thì bạn phải thực hiện thủ tục tuyên bố chồng bạn mất tích thì tòa án mới giải quyết cho ly hôn theo quy định tại khoản 2, Điều 89 Luật hôn nhân và gia đình.

                Nếu bạn có đơn thuận tình ly hôn có chữ ký của chồng bạn và đầy đủ hồ sơ (CMND, Hộ khẩu hai bên; Đăng ký kết hôn; Giấy khai sinh của con...) và tòa án không biết là chồng bạn không còn tại địa phương, vẫn thụ lý và khi gọi điện thì chồng bạn vẫn đến tòa để làm việc thì vụ việc của bạn mới giải quyết được.

                  Nếu chồng bạn cố tình tránh mặt, Tòa án không thể triệu tập hợp lệ được chồng bạn thì chỉ còn cách là làm thủ tục tuyên bố mất tích thì mới có thể cho bạn ly hôn. Nếu chứng minh được là chồng bạn có địa chỉ, có biết về việc ly hôn nhưng cản trở, không tham gia thì tòa án có thể giải quyết theo thủ tục cố tình giấu địa chỉ (niêm yết công khai, thông báo tìm kiếm người vắng mặt khỏi nơi cư trú)...

  • Xem thêm     

    28/06/2014, 10:03:46 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
                   Luật hôn nhân và gia đình quy định:

    "Điều 89. Căn cứ cho ly hôn

    1. Tòa án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án quyết định cho ly hôn.

    2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.".

                 Vì vậy, bạn có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố chồng bạn mất tích và yêu cầu xin ly hôn theo quy định tại khoản 2, Điều 89 luật hôn nhân và gia đình nêu trên.

  • Xem thêm     

    28/06/2014, 08:32:55 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
                         Theo các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì việc chồng khởi kiện hành vi "có mối quan hệ nhạy cảm" của vợ sẽ không mang lại kết quả. Chuyện đó chỉ làm rạn nứt tình cảm gia đình và có thể tiến tới ly hôn mà thôi.  Vì vậy, bạn không sợ chuyện kiện tụng đó. Cái đáng sợ ở đây là long tin của chồng với vợ đang bị giảm sút nghiêm trọng và có thể dẫn tới hôn nhân đổ vỡ.

  • Xem thêm     

    23/06/2014, 09:45:05 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
               Theo quy định pháp luật hiện nay, Đăng ký kết hôn là văn bản pháp lý duy nhất để xác lập quan hệ hôn nhân vợ chồng. Văn bản này cũng sẽ bị hủy bỏ khi ly hôn. 

               Trong quan hệ hôn nhân thì yếu tố tình cảm, tự nguyện là quan trọng nhất. Mọi văn bản chỉ là mặt thủ tục. Nếu hai bạn thực sự có tình yêu, tình yêu đủ lớn để vượt qua thử thách của thời gian, không gian địa lý thì không cần bất cứ thủ tục nào để giàng buộc hai bên.

              Có nhiều trường hợp tình yêu (vợ chồng) xa cách, họ không vượt qua được sự cám dỗ, không vượt qua được cách trở về thời gian, không gian thì dù có kết hôn thì khi trở lại họ cũng thực hiện thủ tục để ly hôn... Do vậy, tình cảm và cách thức duy trì tình cảm mới là vấn đề sống còn của tình yêu...

    Chúc bạn thành công!

52 Trang «<9101112131415>»