Chào mừng bạn đến với DanLuat. Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và bạn bè, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN. Xem Hướng Dẫn Sử Dụng.

Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

52 Trang «<10111213141516>»
  • Xem thêm     

    20/06/2014, 09:59:53 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

                Thực tiễn tố tụng tại VN hiện nay, nếu chồng chấp hành hình phạt tù mà người vợ có đơn xin ly hôn thì khả năng chấp nhận đơn là rất cao, nhất là với các án tù nhiều năm. Ít khi bị từ chối nhận đơn hoặc bác đơn...

  • Xem thêm     

    20/06/2014, 04:18:40 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

              1. Nếu di chúc hợp pháp theo quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự thì di sản sẽ được chia theo di chúc. Nếu một phần hoặc toàn bộ di chúc không hợp pháp thì di sản được chia theo pháp luật cho các hàng thừa kế quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự. Nếu các bên không thể thống nhất được với nhau về giải quyết vụ việc thì có thể khởi kiện tới tòa án trong thời hạn 10 năm kể từ thời điểm người có di sản chết.

             2. Theo quy định tại Điều 632 Bộ luật dân sự thì mọi cá nhân đều bình đẳng với nhau về việc để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản của người khác theo di chúc và hoặc theo pháp luật.

              3. Điều 635 Bộ luật dân sự cũng quy định: Người hưởng di sản là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước thời điểm người để lại di sản chết.

  • Xem thêm     

    18/06/2014, 08:53:56 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
              Theo thông tin bạn nêu thì nhà đất là di sản cho cha mẹ bạn để lại, chưa chia. Do vậy, nếu cha mẹ bạn không để lại di chúc để định đoạt ngôi nhà trên thì ngôi nhà sẽ là di sản thuộc về hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 Bộ luật dân sự (cha, mẹ và các con của bố mẹ bạn).

             Anh em bạn có quyền thỏa thuận với nhau về việc phân chia khối di sản đó. Nếu không thỏa thuận được thì trong thời hạn 10 năm (thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế) kể từ thời điểm cha mẹ bạn qua đời, anh em bạn có quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án phân chia các di sản mà cha mẹ bạn để lại theo pháp luật.

              Nếu không có thỏa thuận của các đồng thừa kế mà một trong những người thừa kế tự ý bán di sản thì việc bán đó là không hợp pháp, không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.

              Nếu bạn mất chứng minh nhân dân thì chỉ cần báo mất và xin cấp lại theo quy định là công an cấp tỉnh, thành phố thuộc trung ương sẽ cấp lại giấy chứng minh thư nhân dân cho bạn. 

    Thủ tục xin cấp lại CMND bao gồm:

    - Đơn đề nghị (mẫu CM3) có dán ảnh, đóng dấu giáp lai và xác nhận của Công   an phường, xã, thị trấn nơi đăng ký thường trú.

    - Hộ khẩu thường trú (sổ hộ khẩu, sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể).

    - Kê khai tờ khai cấp CMND.

    - Lăn tay, chụp ảnh hoặc công dân nộp ảnh theo quy định.

  • Xem thêm     

    18/06/2014, 07:23:41 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam để đăng ký kết hôn với người nước ngoài được pháp luật quy định như sau:

    Tên thủ tục : Cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam cư trú trong nước để đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài
    Lĩnh vực : Hộ tịch
    Cơ quan thực hiện : UBND xã/phường/thị trấn;

    Trình tự thực hiện:

    - Người yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền.

    - Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì viết phiếu tiếp nhận hồ sơ, ghi rõ ngày trả kết quả. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người yêu cầu bổ sung, hoàn thiện. Văn bản hướng dẫn phải ghi đầy đủ, rõ ràng loại giấy tờ cần bổ sung, hoàn thiện; cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên và giao cho người nộp hồ sơ. Thời hạn giải quyết việc cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí.

    Trường hợp người có yêu cầu nộp hồ sơ không đúng cơ quan có thẩm quyền theo quy định, cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người đó đến cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ.

    - Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Ủy ban nhân dân cấp xã gửi văn bản xin ý kiến Sở Tư pháp kèm theo 01 bộ hồ sơ.

    - Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã, Sở Tư pháp thực hiện thẩm tra, xác minh và có văn bản trả lời Ủy ban nhân dân cấp xã kèm trả hồ sơ; nếu từ chối giải quyết, Sở Tư pháp giải thích rõ lý do bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để thông báo cho người yêu cầu.

    - Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã  ký Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân và cấp cho người yêu cầu.

    Căn cứ tình hình cụ thể, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định bổ sung thủ tục phỏng vấn để cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam cư trú trong nước đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài.

    Cách thức thực hiện: Người yêu cầu nộp hồ sơ trực tiếp tại UBND cấp xã có thẩm quyền.

    Thành phần hồ sơ:

    - Tờ khai cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (Mẫu TP/HT-2013-TKXNHN);

    - Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân như Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế;

    - Bản sao Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú của người yêu cầu;

    - Trường hợp công dân Việt Nam đã ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận về việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.

    Số lượng hồ sơ: 01 bộ

    Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 14 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí.

    Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

    Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp xã

    Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp

    Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đăng ký thường trú của công dân Việt Nam, thực hiện cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người đó để làm thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài.

    Trường hợp công dân Việt Nam không có hoặc chưa có đăng ký thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đăng ký tạm trú của người đó, thực hiện cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

    Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

    Lệ phí (nếu có): Không quá 3.000 đồng

    Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

    - Là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước;

    - Mục đích xin cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là để đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

     

  • Xem thêm     

    10/06/2014, 06:09:28 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về tài sản chung, tài sản riêng nhưn sau:

    "Điều 27. Tài sản chung của vợ chồng

    1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

    Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận.

    Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.

    2. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng.

    3. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung.

     

    Điều 32. Tài sản riêng của vợ, chồng

    1. Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng.

    Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân.

    2. Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung."

  • Xem thêm     

    08/06/2014, 02:46:44 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Điều 92. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định:

    "Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    2. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác."

    Như vậy, theo quy định pháp luật trên thì con bạn sẽ được tòa án giao cho vợ bạn nuôi mà không phụ thuộc vào điều kiện của vợ bạn - trừ trường hợp vợ bạn đồng ý cho bạn nuôi thì bạn mới được trực tiếp nuôi dưỡng con sau ly hôn.

    Nếu con bạn chưa đủ 12 tháng tuổi mà không đồng ý ly hôn thì bạn còn không thể yêu cầu tòa án giải quyết cho đến khi con bạn đủ 12 tháng tuổi.

     

  • Xem thêm     

    08/06/2014, 06:51:10 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn@

                  D sinh ra trong thời kỳ hôn nhân với C (mặc dù mới cưới được 3 tháng) và sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ ngày bà B ly hôn.

                Do vậy, theo quy định pháp luật trên thì ông A và ông C đều có thể làm cha của D. Tuy nhiên thực tế chỉ có 1 người là cha đẻ. Nếu có tranh chấp thì tòa án sẽ yêu cầu giám định ADN để làm căn cứ quyết định. Nếu không thể giám định được thì tòa án sẽ căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu khác để giải quyết.

  • Xem thêm     

    07/06/2014, 04:52:54 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo quy định tại Nghị định 70/2001/NĐ-CP, con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân hoặc con được sinh ra trong vòng 300 ngày kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật được xác định là con chung của hai người (Điều 21).

    Nếu có tranh chấp về con và có thể giám định ADN thì kết quả giám định ADN là chứng cứ khoa học chính xác nhất để xác định quan hệ huyết thống.

  • Xem thêm     

    07/06/2014, 04:36:11 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Bạn cần xem lại trong hồ sơ địa chính xem trong sổ sách nào ghi tên của người sử dụng đất là bà Thọ và ông Dương ? Nếu ai có tên trên Sổ đăng ký ruộng đất hoặc Sổ địa chính thì người đó sẽ được xác định là chủ sử dụng đất.

    Nếu hai người chỉ có tên trên sổ mục kê, sổ dã ngoại... thì chưa đủ căn cứ để công nhận quyền sử dụng đất. Người nào sử dụng ổn định theo quy định tại Điều 3, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP thì người đó mới được xác định là chủ sử dụng. Cũng cần kiểm tra lại xem trong các loại giấy tờ đó có thay đổi về loại đất không? Lý do tại sao lại thay đổi tên từ bà Thọ sang cho ông Dương. Nếu bà Thọ và ông Dương đều có tên trên sổ mục kê, ông Dương có tên thời kỳ sau và ghi là loại đất ở thì có căn cứ để con cháu ông Dương được hưởng thừa kế.

    Nếu có căn cứ xác định di sản thừa kế là của ai thì người thừa kế của người đó theo quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự sẽ được thừa hưởng.

    Bạn tham khảo quy định sau đây tại:

     Xác định di sản thừa kế

    VBQPPL:
    • Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết và phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác (Điều 634 BLDS 2005).
    • Thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển quyền sử dụng đất của người chết sang cho người thừa kế.
    • Cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất, có quyền để lại thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định tại Phần 4 BLDS 2005 và pháp luật về đất đai.   
    • Hộ gia đình được Nhà nước giao đất nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để lại cho những người thừa kế theo quy định tại Phần 4 BLDS 2005 và pháp luật về đất đai.
    • Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại (Điều 634 BLDS 2005).
    • Khái niệm về tài sản bao gồm: “vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản” (Điều 163 BLDS 2005).
    • Quy định về phân chia tài sản chung của vợ chồng khi 1 người chết trước để xác định xem di sản của người đó:

    -     Theo Luật HN&GĐ 1959: “chia như quy định ở Điều 29” tức là như khi ly hôn (Điều 16);

    -     Theo Luật HN&GĐ 1986: “chia đôi” (Điều 17);

    Theo Luật HN&GĐ 2000: “ngang nhau “ (Điều 28);

    -     Quy định về di sản là quyền sử dụng đất (Điều 733, Điều 734 Điều 735 BLDS 2005; Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP);

    -     Đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật đất đai 1987, Luật đất đai 1993 hoặc Luật đất đai 2003;

    -     Có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật đất đai 2003; kể từ 01-7-2004 quyền sử dụng đất cũng là di sản không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế (hồi tố) (Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP);

    -     Loại đất chưa có các giấy tờ nêu ở trên nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác, cây lâu năm gắn liền với đất đó thì đất vẫn được coi là di sản (được tính giá trị và phân chia như loại đất có giấy tờ nêu trên) khi UBND cấp có thẩm quyền xác định việc sử dụng đất là hợp pháp hoặc có thể được xem xét để giao quyền sử dụng đất (điểm a và b tiểu mục 1.3 mục 1 phần II Nghị quyết số 02/2004 NQ-HĐTP).

    Tài sản được Nhà nước cấp cho người có công với cách mạng sau khi họ đã chết cũng là di sản để chia cho các thừa kế của họ. Trường hợp cấp cho thân nhân của người có công với cách mạng thì không phải là di sản của người có công với cách mạng (Phần III Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP).

  • Xem thêm     

    06/06/2014, 12:11:06 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1. Nếu bà vợ hai của bố bạn có chứng cứ, căn cứ để chứng minh bà ta là vợ hợp pháp và những tài sản bạn đang nói ở trên là tài sản chung vợ chồng thì bà ấy mới có quyền sở hữu một phần trong khối tài sản chung đó. Theo thông tin bạn nêu thì hiện nay đang có một ngôi nhà cùng đứng tên với bố bạn, đối với ngôi nhà này thì có căn cứ được xác định là tài sản chung. Còn những tài sản khác còn phụ thuộc vào tính pháp lý của quan hệ hôn nhân giữa bố bạn với bà ấy và nguồn gốc tài sản.

    2. "Hôn nhân thực tế" là một khái niệm chỉ quan hệ hôn nhân được xác lập trên thực tế chung sống trước 03/1/1987, đủ điều kiện kết hôn nhưng không đăng ký kết hôn và pháp luật không bắt buộc phải đăng ký kết hôn. Nội dung này được pháp luật quy định tại Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 06/9/2000 và Thông tư liên tích số 01/2001/TTLT - TANDTC -VKSNDTC - BTP ngày 03/1/2001 hướng dẫn Nghị quyết số 35/2000/QH10.

    Theo quy định của các văn bản này thì quan hệ hôn nhân (thực tế) chỉ được xác lập khi có đủ điều kiện như sau:

    "Được coi nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng, nếu họ có đủ điều kiện để kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    - Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau;

    - Việc họ về chung sống với nhau được gia đình (một bên hoặc cả hai bên) chấp nhận;

    - Việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến;

    - Họ thực sự có chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình.

    Thời điểm nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng là ngày họ tổ chức lễ cưới hoặc ngày họ về chung sống với nhau được gia đình (một hoặc cả hai bên) chấp nhận hoặc ngày họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến hoặc ngày họ thực sự bắt đầu chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình." 

    Như vậy, nếu bố bạn và bà hai chung sống với nhau một cách công khai và thuộc một trong 4 trường hợp nêu trên nhưng trước đó bố bạn đã kết hôn với mẹ bạn thì quan hệ hôn nhân với bà hai cũng không được pháp luật thừa nhận là hôn nhân thực tế (vi phạm khoản 3, Điều 9 và Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình).

    3. Tài sản đang đứng tên bà hai và ba bạn là tài sản chung. Nếu ba bạn khởi kiện để hủy bỏ được GCN QSD đất đó để đứng tên một mình ba bạn hoặc có chứng cứ khác chứng minh là tài sản riêng của ba bạn thì ba bạn mới có toàn quyền quyết định.

  • Xem thêm     

    03/06/2014, 06:28:24 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Điều 92 Luật hôn nhân và gia đình quy định:

    "Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    2. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác."

    Văn bản hướng dẫn

        
    ...

    "...Điểm 11. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn (Điều 92).

    Khi áp dụng quy định tại Điều 92 cần chú ý một số điểm sau đây:

    a. Theo quy định tại khoản 1 Điều 92 thì người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Toà án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Toà án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con.

    b. Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý.

    c. Về phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.

    d. Trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần. Nếu con từ đủ chín tuổi trở lên, thì trước khi quyết định, Toà án phải hỏi ý kiến của người con đó về nguyện vọng được sống trực tiếp với ai.

    Về nguyên tắc, con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi con, nếu các bên không có thoả thuận khác. "

    Như vậy, theo quy định pháp luật trên thì bạn sẽ được nuôi con sau ly hôn nếu tòa án chấp nhận cho bạn được ly hôn.

  • Xem thêm     

    31/05/2014, 06:12:42 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể cấp cho cá nhân, hộ gia đình. Trong đó có thể một thửa đất cấp GCN cho cả bố và con nếu hai bố con cùng góp tiền vào mua nhà đất.

  • Xem thêm     

    29/05/2014, 02:34:36 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
            Theo thông tin bạn nêu thì đám cưới như vậy là tảo hôn (không đủ tuổi kết hôn). Nếu hai bên không thể chung sống với nhau thì chỉ còn cách là chia tay và không cần làm thủ tục gì cả.  Nếu cưỡng ép, dụ dỗ tảo hôn còn có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự. Nếu đến khi hai đứa đủ điều kiện kết hôn và có ý định kết hôn thì hai bên gia đình nên khuyên bảo để chúng quay lại với nhau...

  • Xem thêm     

    28/05/2014, 04:08:41 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

               Nếu vụ việc đó là có thật và công an tìm được bằng chứng để chứng minh có sự việc đó thì ông bố chồng sẽ bị khởi tố về tội hiếp dâm theo quy định tại Điều 111 Bộ luật hình sự. Trong vụ việc này vấn đề chứng cứ, chứng minh tội phạm là rất quan trọng (ông bố chồng thực hiện hành vi giao cấu với chị bạn và trái ý muốn của chị bạn...). Nếu không đủ chứng cứ thì không thể kết tội.

             Nếu sự việc không có thật mà chị bạn bịa ra để tố cáo ông bố chồng thì chị bạn có thể bị xử lý về tội vu khống.

  • Xem thêm     

    26/05/2014, 07:30:19 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo quy định của luật hôn nhân và gia đình thì khi ly hôn, con dưới 3 tuổi sẽ do mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Bạn tham khảo quy định của luật hôn nhân và gia đình năm 2000 sau đây:

     

    Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    2. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.

    Văn bản hướng dẫn

        
    ...

    Điểm 11. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn (Điều 92).

    Khi áp dụng quy định tại Điều 92 cần chú ý một số điểm sau đây:

    a. Theo quy định tại khoản 1 Điều 92 thì người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Toà án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Toà án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con.

    b. Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý.

    c. Về phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.

    d. Trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần. Nếu con từ đủ chín tuổi trở lên, thì trước khi quyết định, Toà án phải hỏi ý kiến của người con đó về nguyện vọng được sống trực tiếp với ai.

    Về nguyên tắc, con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi con, nếu các bên không có thoả thuận khác.

     

  • Xem thêm     

    25/05/2014, 08:24:56 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
     

               Điều 78 Bộ luật Dân sự (BLDS) hiện hành quy định, khi một người biệt tích 2 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích... Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định tại khoản 2, Điều 89 Luật hôn nhân và gia đình.

            Căn cứ quy định trên, sau khi vợ bạn không còn thấy tung tích từ 2 năm trở lên (nếu tuyên bố chết thì thời hạn không biết thông tin là 5 năm) bạn có thể gửi đơn đến tòa án nhân dân nơi cư trú, kèm theo chứng cứ chứng minh vợ bạn đã biệt tích 2 năm liền trở lên để yêu cầu tuyên bố cô ấy mất tích. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố mất tích, tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm vợ bạn trên các phương tiện thông tin đại chúng. 15 ngày sau khi hết thời hạn 4 tháng kể từ ngày đăng, phát thông báo, tòa án sẽ mở phiên họp xét đơn của bạn. Nếu đủ căn cứ, tòa án sẽ ra quyết định tuyên bố vợ bạn mất tích (theo quy định tại các Điều 330, 331, 332 BLDS).

             Sau khi có quyết định tuyên bố vợ bạn mất tích, bạn có thể gửi đơn xin ly hôn đến tòa án. Theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Hôn nhân và Gia đình, bạn sẽ được tòa án giải quyết cho ly hôn.

  • Xem thêm     

    25/05/2014, 08:15:40 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

     

    Chào bạn!

    Thông tư số 07/2008/TT-BTC ngày 15/1/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về lệ phí đăng ký cư trú đã quy định mức thu lệ phí đăng ký cư trú như sau:

    Mức thu tối đa đối với việc đăng ký và quản lý cư trú tại các quận của thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc phường nội thành của thành phố thuộc tỉnh:

    - Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người nhưng không cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú: không quá 10.000 đồng/lần đăng ký;

    - Cấp mới, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú: không quá 15.000 đồng/lần cấp. Riêng cấp đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú theo yêu cầu của chủ hộ vì lý do nhà nước thay đổi địa giới hành chính, tên đường phố, số nhà: không quá 8.000 đồng/lần cấp;

    - Đính chính các thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú (không thu lệ phí đối với trường hợp đính chính lại địa chỉ do nhà nước thay đổi địa giới hành chính, đường phố, số nhà, xóa tên trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú): không quá 5.000 đồng/lần đính chính;

    Mức thu lệ phí đăng ký cư trú này sẽ do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định cụ thể cho phù hợp với thực tế của địa phương, nhưng mức thu tối đa không vượt quá mức thu quy định ở trên.

  • Xem thêm     

    24/05/2014, 09:22:40 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

               Bạn có thể thông báo mất hộ khẩu và xin cấp lại. Sổ hộ khẩu của vợ bạn vẫn có thể sử dụng trừ trường hợp có văn bản thông báo hủy bỏ sổ hộ khẩu đó.

  • Xem thêm     

    24/05/2014, 03:49:51 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
               Nếu không ai cung cấp thông tin về vợ bạn cho bạn và bạn cũng không thể tìm được vợ thì bạn có thể tới tòa án mua mẫu đơn tìm kiếm người vắng mặt khỏi nơi cư trú để đăng tin tìm kiếm và tuyên bố vợ bạn vắng mặt khói nơi cư trú.

  • Xem thêm     

    24/05/2014, 11:52:25 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
                Theo quy định pháp luật thì tội trộm cắp tài sản phải là hành vi lén lút lấy tài sản của người khác trị giá từ 2 triệu đồng trở lên. Tuy nhiên, theo quy định pháp luật thì giấy tờ xe, giấy tờ tùy thân không phải là tài sản. Do vậy, dù vợ bạn có lấy giấy tờ của bạn hoặc của người khác thì cũng không thể xử lý được về tội trộm cắp tài sản được.

                Nếu vợ bạn mạo danh, sử dụng những gấy tờ của người khác để chiếm đoạt tài sản của người khác thì mới phạm tội..

52 Trang «<10111213141516>»