Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

  • Xem thêm     

    07/10/2011, 08:45:32 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    LUẬT SỐ 34/2009/QH12 NGÀY 18 THÁNG 6 CỦA QUỐC HỘI KHÓA XII, KỲ HỌP THỨ 5 VỀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU 126 CỦA LUẬT NHÀ Ở VÀ ĐIỀU 121 CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI

    Quy định như sau:

    Điều 1. Điều 126 của Luật nhà ở được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 126. Quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

    1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam:

    a) Người có quốc tịch Việt Nam;

    b) Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hoá, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước.

    2. Người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam.”

    Điều 2. Điều 121 của Luật đất đai được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 121. Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

    1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng quy định tại Điều 126 của Luật nhà ở có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

    2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

    a) Các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 105 và Điều 107 của Luật này;

    b) Chuyển quyền sử dụng đất ở khi bán, tặng cho, để thừa kế, đổi nhà ở cho tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam để ở; tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở cho Nhà nước, cộng đồng dân cư, tặng cho nhà tình nghĩa theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 110 của Luật này. Trường hợp tặng cho, để thừa kế cho đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở;

    c) Thế chấp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;

    d) Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật Việt Nam;

    đ) Cho thuê, ủy quyền quản lý nhà ở trong thời gian không sử dụng.”.

    Luật này có hiệu lực từ ngày 01/9/2009

    Như vậy, nếu chồng bạn thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 1 và Điều 2 nêu trên thì đủ điều kiện để được sở hữu nhà và đứng tên quyền sử dụng đất ở Việt Nam. Nếu chưa thuộc các trường hợp trên thì phải tiến hành các thủ tục cần thiết để đủ một trong các điều kiện nêu trên mới được đứng tên. Hơn nữa, nếu chỉ một mình vợ đứng tên thì vẫn là tài sản chung vợ chồng trừ khi người vợ chứng minh được là tài sản đó có được do người vợ được tặng cho riêng, thừa kế riêng hoặc được hình thành từ nguồn gốc của tài sản riêng. Do vậy, không nhất thiết là cả hai vợ chồng đều đứng tên nếu người chồng đó hiểu quy định này của pháp luật Việt Nam.

    Chúc bạn may mắn!

  • Xem thêm     

    07/10/2011, 08:28:54 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Thực ra bạn cũng chỉ “nghe mẹ nói” mà không được “mục sở thị” thì những tư vấn của Ls chỉ mang tính chất tham khảo theo thông tin mà bạn đưa ra. Do vậy, bạn cần xem lại “giấy tờ nhà đứng tên ông bà” là giấy tờ gì? Nhà đất này là do ông bà bạn mua hay được các cụ lâu đời để lại hay được Nhà nước cấp đất…? Hiện nay GCN đứng tên ai? Căn cứ nào để cấp GCN (hồ sơ xin cấp GCN)?

    Căn cứ nào để mẹ bạn yêu cầu chia tài sản chung? Thông thường chỉ có hai căn cứ mà mẹ bạn có thể yêu cầu chia tài sản chung là GCN được cấp cho Hộ gia đình trong đó có tên mẹ bạn hoặc chia tài sản chung theo quy định tại Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của HĐTP TAND tối cao, cụ thể như sau: “Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:

    a.1. Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.

    a.2. Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.

    a.3. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.”.

    Như vậy, đối với di sản thửa kế, nếu trong thời hạn 10 năm không có văn bản xác nhận quyền thừa kế hoặc sau mười năm mà các đương sự vẫn có tranh chấp thì không thể áp dụng Văn bản pháp luật này để yêu cầu chia tài sản chung.

    Do vậy, bạn cần xem lại tất cả các thông tin trên để tránh “Tiền mất tật mang” Nếu vụ việc này không có căn cứ thì không nên kiện tụng để tránh mất thời gian, tiền của và tình cảm.

    Nếu cần thông tin thêm, hãy liên hệ với tôi để được giải đáp cụ thể!

  • Xem thêm     

    07/10/2011, 04:55:57 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Không có gì! Chào bạn.
  • Xem thêm     

    07/10/2011, 04:15:52 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Điều 10. QUY CHẾ KHU ĐÔ THỊ MỚI (Ban hành kèm theo Nghị định số02/2006/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ) quy định về

    Ban Quản lý phát triển khu đô thị mới như sau:

    "1. Tuỳ theo yêu cầu thực tế của địa phương về phát triển các khu đô thị mới, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể thành lập Ban Quản lý phát triển khu đô thị mới để làm đầu mối kết nối, thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao đối với các dự án khu đô thị mới trong tỉnh.

    2. Ban Quản lý phát triển khu đô thị mới được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao một số nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu có liên quan đến phát triển và xây dựng khu đô thị mới:

    a) Lập kế hoạch phát triển các khu đô thị mới tại địa phương;

    b) Lập yêu cầu đối với các dự án kêu gọi đầu tư;

    c) Kết nối kế hoạch, tiến độ xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào với tiến độ xây dựng dự án khu đô thị mới;

    d) Hỗ trợ và giám sát việc thực hiện các dự án, bảo đảm tính đồng bộ, phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt, phù hợp với quyết định đầu tư hoặc văn bản cho phép đầu tư và tiến độ phân giai đoạn đầu tư, tổng tiến độ toàn bộ dự án khu đô thị mới;

    đ) Là đầu mối tiếp nhận và tổ chức thẩm định dự án khu đô thị mới tại địa phương, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư hoặc cho phép đầu tư;

    e) Là đầu mối kết nối để giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến các dự án trong khu đô thị mới với cơ quan hành chính địa phương và được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao thực hiện một số chức năng của các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về các dự án khu đô thị mới;

    g) Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo định kỳ 6 tháng và hàng năm về tình hình thực hiện các dự án khu đô thị mới trên địa bàn do mình quản lý, tham gia góp ý xây dựng và hoàn thiện pháp luật quản lý dự án khu đô thị mới;

    h) Các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao.”.

    Như vậy, theo quy định pháp luật trên thì Ban quản lý khu đô thị không có quyền thu tiền bảo đảm cho việc xây dựng đúng dự án đã được phê duyệt.

    Điểm 1, mục VI, Thông tư số04/2006/TT-BXD ngày 18 tháng 08 năm 2006 của Bộ xây dựng quy định về trách nhiệm đối với chất lượng xây dựng công trình quy định như sau:

    “a) Các chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức hệ thống bộ máy để quản lý chất lượng xây dựng công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng đối với các công trình thuộc dự án do mình đầu tư vào dự án KĐTM.

    b) Tuỳ thuộc vào nội dung của hợp đồng giữa chủ đầu tư dự án KĐTM (chủ đầu tư cấp 1) với chủ đầu tư thứ phát mà chủ đầu tư dự án KĐTM có trách nhiệm kiểm tra công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình thuộc dự án đầu tư của chủ đầu tư thứ phát.”.

    Như vậy, trách nhiệm trách nhiệm kiểm tra công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình thuộc dự án đầu tư của chủ đầu tư thứ phát  là của Chủ đầu tư cấp 1 chứ không phải là của BQL. Do vậy, nếu BQL không đưa ra được quy định pháp luật nào khác để “tăng” thẩm quyền của mình thì yêu cầu của BQL là vô lý!
  • Xem thêm     

    07/10/2011, 03:25:46 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nếu ông bà bạn đều đã chết trước năm 1996 thì bây giờ đã hết thời hiệu để yêu cầu chia thừa kế rồi (theo quy định tại Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐ-TP ngày 10/8/2004 của HĐTP TAND tối cao) nên nếu có đơn yêu cầu chia thừa kế, Tòa án cũng không thụ lý (Trừ trường hợp ông bà bạn có người con sống ở nước ngoài thì áp dụng Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11 về giao dịch dân sự có người nước ngoài tham gia). Cụ thể, tại điểm 2.2, tiểu mục 2, phần 1, Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐ-TP quy định như sau: “Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế

    a) Đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 1/7/1996, thì thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao "hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế" (là 10 năm kể từ năm 1990).

    Khi xác định thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế mà thời điểm mở thừa kế trước ngày 1/7/1991 và di sản là nhà ở thì thời gian từ ngày 1/7/1996 đến ngày 1/1/1999 không tính vào thời hiệu khởi kiện.”.

    Từ những thông tin bạn bổ sung thì nếu ông bà bạn không có người con nào ở nước ngoài thì đến nay đã hết thời hiệu yêu cầu chia thừa kế của ông bà bạn (10 năm kể từ năm 1990). Nếu gia đình bạn có khởi kiện, yêu cầu chia thừa kế của ông bà bạn thì Tòa án cũng không thụ lý. Do đó theo quy định của pháp luật hiện hành thì vợ con của cậu bạn được quyền tiếp tục sử dụng nhà đất đó theo quy định pháp luật.

    Thân ái!

  • Xem thêm     

    07/10/2011, 12:49:13 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn! Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với tôi để được giải đáp cụ thể.
  • Xem thêm     

    07/10/2011, 12:42:04 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Tôi trả lời bạn như sau:

    1.                       Theo thông tin sơ lược về nội dung mà bạn nêu ra thì nhiều khả năng nhà đất đó là di sản của ông, bà ngoại bạn (nếu chưa có văn bản chuyển quyền cho người khác). Do vậy, gia đình bạn có thể khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu chia thừa kế đối với phần di sản của ông ngoại bạn (còn thời hiệu yêu cầu chia thừa kế là 10 năm). Còn phần di sản của bà bạn thì đã hết thời hiệu nên Tòa án sẽ không giải quyết, phần đó thuộc về quyền quản lý, sử dụng của vợ và các con của Cậu bạn (người đang sử dụng được tiếp tục sử dụng đối với phần di sản hết thời hiệu thừa kế). Theo đó một nửa nhà đất đó sẽ được chia làm 6 phần cho các thửa kế.

    Như vậy, nếu nhà đất là di sản của ông bà bạn để lại không có di chúc thì nếu có tranh chấp về thừa kế thì vợ của cậu bạn sẽ được nhận, sử dụng phần di sản của bà ngoại bạn (½ nhà đất) và được hưởng thừa kế là 1/6 di sản của ông bạn. Thông thường thì Tòa án sẽ chia di sản làm 7 phần, người quản lý, duy trì bảo quản di sản sẽ được một phần, còn lại 6 phần chia cho 6 thừa kế. Ngoài ra vợ chồng cậu bạn còn được thanh toán số tiền đã bỏ ra sửa nhà.

    2.                       Nếu nhà đất đó là tài sản của hộ gia đình (nguồn gốc được chia chung cho hộ gia đình) thì mẹ và các bác bạn có thể yêu cầu chia tài sản chung và chia thừa kế của ông ngoại bạn theo quy định pháp luật.

    Để xác định được kết quả vụ án thì bạn phải thu thập thông tin về nguồn gốc đất để xác định là thửa đất đó là của ông bà bạn hay của hộ gia đình bao gồm cả mẹ bạn và các bác bạn? Nếu nhà đất đã được cấp GCN cho vợ cậu bạn thì cần kiểm tra xem việc cấp GCN đó có đúng pháp luật không? Nếu không đúng thì đề nghị UBND hủy GCN theo quy định.

    3.                       Còn đối với vị Luật sư đồng nghiệp kia thì bạn hỏi lại mẹ bạn xem Ls đó có ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý với mẹ bạn không? Nếu chưa ký HĐ DVPL thì gia đình bạn cần phải ký hợp đồng và yêu cầu Ls thực hiện dịch vụ theo đúng hợp đồng đã ký kết.

    Theo Quy tắc đạo đức hành nghề Ls thì Ls không được bảo vệ quyền lợi cho hai khách hàng có quyền lợi đối lập trong cùng một vụ án. Do vậy nếu vị Ls đó vi phạm quy tắc thì gia đình bạn có quyền yêu cầu Đoàn ls hoặc Liên đoàn Ls xử lý theo quy định.

    4.                       Theo quy định của bộ luật tố tụng ds thì sau khi thụ lý, Tòa án phải triệu tập các đương sự đến để hòa giải, lấy lời khai, đối chất, yêu cầu các đương sự cung cấp chứng cứ, định giá tài sản… rồi mới xử được. Nhanh thì cũng phải 3, 4 tháng mới xong, lâu thì “nhiều” năm mới xong! Do vậy, bạn cần tìm hiểu thêm về thủ tục để thêm vững tâm khi theo kiện. Nếu gia đình bạn đã có văn bản ủy quyền cho Ls thì mọi việc sẽ do Ls tiến hành, khi nào có kết quả ls sẽ thông báo cho gia đình bạn.

    Chúc gia đình bạn sớm giải quyết ổn thỏa mọi việc. Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với tôi để được giải đáp.

  • Xem thêm     

    07/10/2011, 11:38:42 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    - Nếu không đủ diện tích tách thửa đất thì Công chứng viên sẽ từ chối công chứng. Một số địa phương còn quy định là đối với trường hợp tách thửa đất do chuyển quyền sử dụng đất thì phải có CÔNG VĂN CHO PHÉP TÁCH THỬA của UBND cấp huyện thì Công chứng viên mới công chứng hợp đồng.
    - Nếu bạn chuyển được mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp mà diện tích được chuyển đổi đảm bảo tối thiểu bằng diện tích quy định dưới đây thì bạn mới đủ điều kiện tách thửa đất theo quy định pháp luật:

    Cấp Huyện

    Đất phi nông nghiệp (m2)

    #ff0000;">Đất nông nghiệp (m2)

    Đất chưa xây dựng

    Đất đã xây dựng

    TP. Vũng Tàu

    60

    40

    #ff0000;">500

    TX Bà Rịa

    80

    40

    500

    Các huyện

    100

    40

    500

    - Bạn cần tiến hành thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất của một phần đất trong thửa đất lớn đó. Sau khi được chuyển mục đích sử dụng đất thì bạn tách thửa đối với diện tích đã được chuyển đổi đó. Tuy nhiên việc đó QUÁ KHÓ. Nếu ở HN thì không thể thực hiện được việc đó trên thực tế, còn ở địa phương bạn thì tôi không rõ. Bạn cứ liên hệ với cán bộ TN&MT huyện xem sao?
     Chúc bạn thành công!
  • Xem thêm     

    07/10/2011, 06:31:27 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
             Điều bạn thắc mắc cũng dễ hiểu thôi vì bạn không phải "trong nghề" nên không thể hiểu hết thuật ngữ pháp lý và lý do khi Nhà làm luật đặt ra những thuật ngữ đó.
             BLDS chỉ ra hai khái niệm là ĐỘNG SẢN và BẤT ĐỘNG SẢN, trong đó Bất động sản bao gồm Quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất mà không thể di chuyển cơ học được (nhà ở, cây cối, công trình kiến trúc...).
             Bản chất của việc mua bán tài sản là sự trao đổi tài sản giữa hai chủ sở hữu. Cá nhân có quyền sở hữu nhà cửa nên có thể lập hợp đồng MUA BÁN nhà (Bất động sản). Còn đất đai là tài sản thuộc quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý, các chủ thể khác chỉ có quyền sử dụng nên khi chuyển quyền sử dụng đất cho người khác thì không được gọi là Mua bán đất mà chỉ được gọi là CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT. Do đó mới ĐẺ ra hai khái niệm là GIÁ MUA (nhà) và GIÁ CHUYỂN NHƯỢNG(QSD đất). Thời điểm xác định hai giá này đều là thời điểm ký kết hợp đồng và giá này cũng theo giá hợp đồng. Thực tế do đối tượng MUA BÁN, CHUYỂN NHƯỢNG khác nhau nên mới có tên gọi khác nhau làm cho Dân ta dễ hiểu lầm như vậy.
    Thân ái!
  • Xem thêm     

    06/10/2011, 10:03:27 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Đó là quy định riêng của Ban quản lý KĐT. Họ có quyền làm như vậy. Đó là khoản tiền đặt cọc để đảm bảo cho việc hoàn thiện căn hộ của gia đình bạn. Nếu đã có quy định chung như vậy thì gia đình ban nên chấp hành. Tuy nhiên, trước khi chấp hành bạn nên yêu cầu họ chỉ ra căn cứ pháp lý và văn bản quy định chung cho các trường hợp hoàn thiện nhà như gia đình bạn…
  • Xem thêm     

    06/10/2011, 10:02:34 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nếu ở địa phương khác thì tôi không rõ nhưng ở HN mà bạn mua như vậy là đang “đánh bạc” rồi. Bởi bạn chưa hiểu “đất kẹt là gì”.

    Điều 13 Luật đất đai quy định các loại đất như sau: “Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:

    1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất:

    a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác; 

    b) Đất trồng cây lâu năm;

    c) Đất rừng sản xuất;

    d) Đất rừng phòng hộ;

    đ) Đất rừng đặc dụng;

    e) Đất nuôi trồng thuỷ sản;

    g) Đất làm muối;

    h) Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ;

    2. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất:

    a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

    b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp;

    c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

    d) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;

    đ) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng các công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ;

    e) Đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng;

    g) Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ;

    h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;

    i) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;

    k) Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ;

    3. Nhóm đất chưa sử dụng bao gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.”.

    Như vậy pháp luật quy định có ba nhóm đất chính là ĐẤT NÔNG NGHIỆP, NHÓM ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP VÀ NHÓM ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG. Chứ không có quy định nào là “đất kẹt”.

           “Đất kẹt” mà “dân ta” hay gọi thường là những thửa vườn, ao độc lập với thửa đất ở hoặc thửa ruộng nằm rìa của khu dân cư. Bản chất của loại đất này theo quy định của Luật đất đai là NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP, thời hạn sử dụng là 20 năm đối với đất trồng cây hàng năm và 50 năm đối với đất trồng cây lâu năm; mục đích sử dụng là để trồng cây chứ không được phép xây nhà...(chưa nói đến là xây cao tầng hay thấp tầng). Nếu bạn xây nhà trên loại đất này là sử dụng đất sai mục đích và có thể bị thu hồi. Bạn không bao giờ được cấp phép xây dựng đối với loại đất này,thậm trí rất khó mà được cấp GCN (có thể chỉ được cấp là đất nông nghiệp. Nếu bị thu hồi đất thì chỉ được bồi thường bằng giá đất nông nghiệp. Ở HN thì việc mong muốn được chuyển mục đích sử dụng loại đất này thành đất ở là “ước mơ” của nhiều hộ gia đình...

    Do vậy, tôi khuyên bạn không nên mua loại đất này. Nếu mua thì phải chấp nhận rủi ro!

  • Xem thêm     

    06/10/2011, 10:00:38 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp CHUYÊN TRỒNG LÚA NƯỚC thì phải tuân thủ quy định tại khoản 3, Điều 103 của Nghị định181/2004/NĐ-CP của Chính phủ: “Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất chuyên trồng lúa nước.”.

    Còn thừa kế QSD đất (bao gồm cả đất nông nghiệp) được quy định tại Điều , 733, 734 và Điều 735 BLDS năm 2005 (đây là điểm mới so với BLDS năm 1995) .

    Tại điểm d, khoản 1, Điều 99, Nghị định181/2004/NĐ-Cp cũng quy định: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận quyền sử dụng đất thông qua nhận thừa kế quyền sử dụng đất;

     Như vậy, pháp luật chỉ quy định hạn chế việc chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất chuyên trồng lúa nước (Điều 103 Nghị định 181) chứ không hạn chế quyền thừa kế đối với đất nông nghiệp chuyên trồng lúa nước.

              Do vậy, về mặt lý thuyết thì mọi công dân VN đều có thể được nhận thừa kế QSD đất nông nghiệp. Nhưng thực tiễn nếu một người PHỐ mà về QUÊ xin sang tên thừa kế đối với diện tích đất nông nghiệp chuyên trồng lúa nước thì sẽ khó mà được chính quyền chấp nhận. Đồng thời khi xét xử vụ án tranh chấp thừa kế thì những thừa kế không có hộ khẩu tại địa phương và không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không có cơ hội được nhận di sản là hiện vật trừ khi không có thừa kế nào là NÔNG DÂN thực thụ (luật bất thành văn). Điều đó đảm bảo việc sử dụng đất có hiệu quả và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các đương sự.
  • Xem thêm     

    06/10/2011, 04:34:30 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Việc bạn có phải nộp tiền sử dụng đất hay không phụ thuộc vào loại đất mà bạn được Nhà nước công nhận. Nếu là đất ở thì trong hạn mức của địa phương thì bạn có thể được miễn nộp tiền sử dụng đất nếu trong hồ sơ thể hiện thửa đất được sử dụng trước ngày 15/10/1993. Còn diện tích ngoài hạn mức nếu được công nhận là đất ở thì gia đình bạn phải nộp khoản tiền chênh lệch là 50% giá trị hai loại đất đó. Việc có nộp tiền sử dụng đất hay không căn cứ vào nguồn gốc đất. Cụ thể, bạn có thể tham khảo các quy định sau đây của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/4/2007 của Chính phủ.

    Điều 14. Cấp Giấy chứng nhận trong trường hợp đất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 mà không có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Đất đai

    1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng mà không có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Đất đai nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 và không thuộc một trong các trường hợp sử dụng đất quy định tại khoản 4 Điều này, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp thì được xử lý theo quy định sau:

    a) Tại thời điểm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đối với đất thuộc vùng đã có quy hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn (gọi chung là quy hoạch) được xét duyệt mà việc sử dụng đất phù hợp với quy hoạch đó và chưa có quyết định thu hồi đất trong trường hợp đất phải thu hồi thì được cấp Giấy chứng nhận.

    Trường hợp đất có nhà ở thì người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với diện tích đất ở đang sử dụng nhưng diện tích không phải nộp tiền sử dụng đất không vượt quá hạn mức giao đất ở cho mỗi hộ gia đình, cá nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 83 và khoản 5 Điều 84 của Luật Đất đai tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận; đối với diện tích đất ở ngoài hạn mức (nếu có) thì phải nộp tiền sử dụng đất theo mức thu quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định số 198/2004/NĐ-CP.

    Trường hợp đất có công trình xây dựng (không phải nhà ở) thì phải xác định diện tích đất phi nông nghiệp và diện tích đất nông nghiệp theo hiện trạng sử dụng. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với diện tích đất phi nông nghiệp.

    Đối với phần diện tích đất được xác định là đất nông nghiệp thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này;

    b) Trường hợp tại thời điểm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận mà chưa có quy hoạch được xét duyệt thì người sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại điểm a khoản này;

    c) Trường hợp đất đã được sử dụng trước thời điểm quy hoạch được xét duyệt nhưng tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận việc sử dụng đất không phù hợp với quy hoạch đã được xét duyệt và cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa có văn bản về chủ trương thu hồi đất theo quy định tại Điều 49 của Nghị định này thì người sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại điểm a khoản này;

    d) Trường hợp đất đã được sử dụng trước thời điểm quy hoạch được xét duyệt nhưng tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận việc sử dụng đất không phù hợp với quy hoạch đã được xét duyệt và đã có chủ trương thu hồi đất bằng văn bản theo quy định tại Điều 49 Nghị định này thì người sử dụng đất không được cấp Giấy chứng nhận nhưng được sử dụng đất theo hiện trạng cho đến khi có quyết định thu hồi đất;

    đ) Trường hợp quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt điều chỉnh mà toàn bộ hoặc một phần thửa đất phù hợp với quy hoạch điều chỉnh đó hoặc trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hủy quy hoạch thì người sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại điểm a khoản này.

    2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất thuộc nhóm đất nông nghiệp mà không có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Đất đai nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 và không thuộc một trong các trường hợp sử dụng đất quy định tại khoản 4 Điều này, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận theo quy định sau:

    a) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì được cấp Giấy chứng nhận và không phải nộp tiền sử dụng đất đối với diện tích đất đang sử dụng nhưng không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 70 của Luật Đất đai và khoản 1 Điều 69 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP; diện tích đất nông nghiệp còn lại (nếu có) chuyển sang thuê đất của Nhà nước;

    b) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì được cấp Giấy chứng nhận theo hình thức thuê đất của Nhà nước đối với diện tích đất đang sử dụng.

    Đối với đất nông nghiệp trên cùng thửa đất có nhà ở mà không được công nhận là đất ở thì hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận như trường hợp quy định tại điểm a khoản này.

    3. Trường hợp thửa đất ở có vườn, ao sử dụng trước ngày 18 tháng 12 năm 1980 được cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP mà thửa đất này được tách ra từ thửa đất không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì thửa đất còn lại sau khi đã tách thửa cũng được cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP.

    4. Hộ gia đình, cá nhân không được cấp Giấy chứng nhận đối với phần diện tích đất được sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 trong trường hợp tại thời điểm bắt đầu sử dụng đất đã có một trong các hành vi vi phạm sau đây (trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này):

    a) Vi phạm quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt và công khai;

    b) Vi phạm quy hoạch chi tiết mặt bằng xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt và công khai đối với diện tích đất đã giao cho tổ chức, cộng đồng dân cư quản lý;

    c) Lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng đã được công bố, cắm mốc;

    d) Lấn, chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè đã có chỉ giới xây dựng;

    đ) Lấn, chiếm đất sử dụng cho mục đích công cộng, đất chuyên dùng, đất của tổ chức, đất chưa sử dụng và các trường hợp vi phạm khác đã có văn bản ngăn chặn nhưng người sử dụng đất vẫn cố tình vi phạm.

    5. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này nhưng phù hợp với quy hoạch tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận thì được cấp Giấy chứng nhận và phải nộp tiền sử dụng đất theo mức quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 15 Nghị định này.

     

    Điều 15. Cấp Giấy chứng nhận trong trường hợp đất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 trở về sau

    1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Đất đai nhưng đất đã được sử dụng trong khoảng thời gian từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không thuộc một trong các trường hợp sử dụng đất quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định này, nay Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch đã được xét duyệt hoặc chưa có quy hoạch được xét duyệt tại thời điểm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận thì được cấp Giấy chứng nhận theo quy định sau đây:

    a) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có nhà ở thì phải nộp tiền sử dụng đất theo mức thu quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định số 198/2004/NĐ-CP đối với diện tích đất ở đang sử dụng nhưng không vượt quá hạn mức giao đất ở cho mỗi hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 83 và khoản 5 Điều 84 của Luật Đất đai tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận; đối với diện tích đất ở thực tế ngoài hạn mức (nếu có) thì phải nộp tiền sử dụng đất theo mức thu quy định tại điểm b khoản 3 Điều 8 Nghị định số 198/2004/NĐ-CP;

    b) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có công trình xây dựng (không phải là nhà ở) thì phải xác định diện tích đất phi nông nghiệp và diện tích đất nông nghiệp theo hiện trạng sử dụng. Người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất đối với diện tích đất phi nông nghiệp theo mức thu quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định số 198/2004/NĐ-CP; giá đất tính thu tiền sử dụng đất là giá đất sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp cùng loại;

    c) Đối với phần diện tích đất được xác định là đất nông nghiệp thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định này.

    2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trong khoảng thời gian từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà toàn bộ hoặc một phần thửa đất không có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Đất đai, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp nhưng không phù hợp với quy hoạch đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch hoặc tại thời điểm bắt đầu sử dụng đất đã có các hành vi vi phạm được quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định này thì toàn bộ thửa đất hoặc một phần thửa đất đó không được cấp Giấy chứng nhận nhưng được tạm thời sử dụng đất theo hiện trạng cho đến khi có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    3. Nhà nước không công nhận quyền sử dụng đất, không cấp Giấy chứng nhận và thu hồi toàn bộ diện tích đất do lấn, chiếm và đất được giao, được cho thuê không đúng thẩm quyền kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 trở về sau.

      Ngoài ra bạn có thể xem thêm các Quyết định của UBND cấp tỉnh nơi có đất để biết thêm!

  • Xem thêm     

    06/10/2011, 01:07:10 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn! Bạn nói đúng. Ở Hà Nội, UBND thành phố HN quy định diện tích đất ở tối thiểu để tách thửa  là  30m2. Diện tích của bạn chỉ có 17m2 là không đủ điều kiện tách thửa/ Nếu bạn mua hết ngôi nhà và thửa đất đó thì mới sang tên được.
  • Xem thêm     

    06/10/2011, 01:01:16 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Không có gì! Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với tôi!
  • Xem thêm     

    06/10/2011, 12:59:23 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
        Nếu trường hợp của bạn đã được Hội đồng thẩm định cấp GCN của xã duyệt. Nhưng khi niêm yết công khai thì bị khiếu kiện? Gia đình bạn cần mềm mỏng và thực hiện tốt công tác ngoại giao thì mới có kết quả tốt. Ở nông thôn, chính quyền sẽ dễ hơn nhưng làng xóm thì phức tạp hơn... do vậy gia đình bạn phải lựa thì mới được việc. Còn thẳng lý ra thì khó. Tôi là Luật sư nhưng khi hành nghề không phải lúc nào tôi cũng "cãi lý" đâu. Vấn đề là làm sao phải NHANH, GỌN, HIỆU QUẢ mà không trái luật, đảm bảo được lợi ích của tấn cả các bên mới khó!
        Việc đóng thuế sd đất là nghĩa vụ của mọi công dân khi sử dụng đất, đó không phải là căn cứ phát sinh quyền sử dụng (phải căn cứ vào nguồn gốc)
        Bạn hãy cân nhắc để chọn ra giải pháp tốt nhất cho mình! Chúc bạn thành công!
  • Xem thêm     

    06/10/2011, 12:40:51 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn! Tôi có ý kiến như sau:
           1. Nếu công an đã thụ lý thì bạn cứ yên tâm bởi các buổi làm việc đều có văn bản và có hồ sơ vụ việc.
           2. Khoản 2, Điều 103 BLTTHS quy định: "Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.". Do vậy, hết thời hạn 20 ngày kể từ ngày bạn nộp đơn mà công an vẫn không khởi tố hoặc không thông báo gì cho bạn thì bạn đề nghị khởi tố hoặc có quyền khiếu nại theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo.
          3. Việc chuyển quyền sử dụng đất có hoàn tất hay chưa, có đúng thủ tục hay không thì bạn phải xem hồ sơ tại chuyển nhượng tại Phòng công chứng hoặc Phòng tài nguyên và Môi trường thì mới biết được.
          4. Khoản 3, Điều 159 Bộ luật tố tụng dân sự quy định thời hiệu khởi kiện như sau:

    "Trong trường hợp pháp luật không có quy định khác về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu thì thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu được quy định như sau:

    a) Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm;

    b) Thời hiệu yêu cầu để Toà án giải quyết việc dân sự là một năm, kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu."

    Bộ luật dân sự năm 2005 cũng quy định thời hiệu tranh chấp hợp đồng dân sự là 2 năm. Đối với giao dịch dân sự vi phạm điều cấm, trái pháp luật đạo đức xã hội thì không hạn chế về thời hiệu. Do vậy bạn cần tìm hiểu các quy định pháp luật trên để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

    Chúc bạn may mắn!

  • Xem thêm     

    06/10/2011, 12:10:24 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Việc tách thửa đất của tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu được quy định tại Quyết định số 81/2007/QĐ-UBND, ngày 22 tháng 10 năm 2007 của UBND tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, cụ thể như sau:

    “Điều 3. Quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đất.

    Diện tích tối thiểu được tách thửa quy tính theo "Bảng quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đất" như sau:

    Cấp Huyện

    Đất phi nông nghiệp (m2)

    #ff0000;">Đất nông nghiệp (m2)

    Đất chưa xây dựng

    Đất đã xây dựng

    TP. Vũng Tàu

    60

    40

    #ff0000;">500

    TX Bà Rịa

    80

    40

    500

    Các huyện

    100

    40

    500

    - Kích thước tối thiểu của thửa đất phi nông nghiệp trong "Bảng quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đất" nêu trên có chiều ngang không nhỏ hơn 3,3m.

    - Đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp được quy định tại Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

    - Đất chưa có các loại quy hoạch thì được tách thửa theo "Bảng quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đất" nêu trên.

    - Tất cả các trường hợp đất đã có quyết định thu hồi của cơ quan có thẩm quyền thì không được tách thửa.”


               Điều 13 Luật đất đai quy định việc phân loại đất như sau:

    Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:

    1. #ff0000;">Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất:

    a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác; 

    b) #ff0000;">Đất trồng cây lâu năm;

    c) Đất rừng sản xuất;

    d) Đất rừng phòng hộ;

    đ) Đất rừng đặc dụng;

    e) Đất nuôi trồng thuỷ sản;

    g) Đất làm muối;

    h) Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ;

    2. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất:

    a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

    b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp;

    c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

    d) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;

    đ) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng các công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ;

    e) Đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng;

    g) Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ;

    h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;

    i) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;

    k) Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ;

    3. Nhóm đất chưa sử dụng bao gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.”

            Như vậy, theo quy định tại Điều 13 Luật đất đai thì đất vườn trồng cây lâu năm là loại ĐẤT NÔNG NGHIỆP. Tại Điều 3, Quyết định số 81/2007/QĐ-UBND, ngày 22 tháng 10 năm 2007 của UBND tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu quy định diện tích đất nông nghiệp tối thiểu để tách thửa là 500m2. Do vậy, diện tích 250 m2 đất mà bạn muốn mua không đủ điều kiện để tách thửa. Nếu bạn tiếp tục tham gia giao dịch đó thì giao dịch vô hiệu, bạn không thể sang tên được diện tích đất đó. Do vậy bạn cần cân nhắc thêm trước khi quyết định giao thêm tiền.

    Thân ái!

  • Xem thêm     

    05/10/2011, 10:11:45 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Xin được chia sẻ với hoàn cảnh của bạn! Luật sư trả lời câu hỏi của bạn như sau:

    1.       Trong sự việc của bạn có dấu hiệu lừa đảo do vậy bạn cần có đơn trình báo sự việc với công an để xem xét hành vi của ông Đức và ông Viện.

    2.       Bạn cần kiểm tra lại thủ tục pháp lý đối với GCN đứng tên ông Thịnh để xem việc chuyển quyền sử dụng đất từ ông Đức sang ông Thịnh có hợp pháp không?

    3.       Nếu việc chuyển quyền sử dụng đất từ ông Đức sang ông Thịnh mà không hợp pháp thì thửa đất đó vẫn thuộc về ông Đức và bạn có thể yêu cầu ông Đức phải sang tên diện tích đất đó cho bạn.

    4.       Nếu thửa đất đó đã sang tên ông Thịnh hợp pháp, không phải vì mục đích tẩu tán tài sản thì bạn cần tìm hiểu xem ông Đức và ông Viện còn tài sản không để yêu cầu họ liên đới bồi thường thiệt hại.

    Chúc bạn thành công!
  • Xem thêm     

    05/10/2011, 09:53:15 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
         Cảm ơn bạn đã tin tưởng nội dung tư vấn của Luật sư, tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

           1. Phải có đủ cả hai điều kiện là có hộ khẩu tại cấp xã nơi có đất và phải trực tiếp sản xuất nông nghiệp mới được phép nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng lúa nước. Vấn đề này được quy định tại Nghị định181/2004/NĐ-CP của Chính phủ năm 2004 về hướng dẫn luật đất đai và các các văn bản pháp luật khác của từng địa phương. Cụ thể khoản 3, Điều 103 Nghị định 181 quy định như sau: " Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất chuyên trồng lúa nước.".  Bạn lưu ý là đất CHUYÊN trồng lúa nước là đất mà mục đích chính là trồng lúa nước.

           2. Đối với thừa kế QSD đất nông nghiệp thì nếu là ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐƯỢC NHÀ NƯỚC GIAO CHO CÁ NHÂN thì từ trước tới nay luật đều cho phép được thừa kế. Còn đối với loại ĐẤT NÔNG NGHIỆP GIAO CHO HỘ GIA ĐÌNH thì theo Điều 744 Bộ Luật dân sự năm 1995 thì không được phép để lại thừa kế (nếu trong hộ gia đình có người chết thì thành viên còn lại được sử dụng, nếu không còn ai thì Nhà nước thu hồi).

    Còn Bộ luật dân sự năm 2005 (hiệu lực từ 01/01/2006) thì loại đất nông nghiệp được giao cho hộ gia đình, khi một thành viên chết thì phần đất nông nghiệp của họ cũng được để lại thừa kế theo quy định pháp luật. Cụ thể Điều 735 BLDS năm 2005 quy định:  " Hộ gia đình đ­ược Nhà n­ước giao đất nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó đ­ược để lại cho những ngư­ời thừa kế theo quy định tại Phần thứ t­ư của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.".

          Chào bạn! Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với tôi để được giải đáp.