Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

  • Xem thêm     

    30/01/2012, 10:34:45 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn ngocoanh.vks!
    Nội dung bạn hỏi đã được luật sư trả lời ở mục: http://danluat.thuvienphapluat.vn/chia-tai-san-khi-ly-hon-60957.aspx
  • Xem thêm     

    30/01/2012, 10:08:26 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn muicachua!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:
              1. Điều 66 Nghị định84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định: Kể từ ngày 01/01/2008 mọi giao dịch về quyền sử dụng đất bắt buộc phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do vậy, nếu bạn thực hiện việc chuyển quyền sử dụng đất đối với thửa đất chưa có giấy chứng nhận sẽ không được pháp luật thừa nhận. Bạn cũng không thể mang giấy tờ mua bán như thế để mang thế chấp vay vốn ngân hàng được.
              2. Nếu bạn vẫn muốn mua diện tích đất đó thì nên thỏa thuận ở dạng hợp đồng đặt cọc. Trong nội dung hợp đồng đặt cọc thỏa thuận là bạn giao tiền đặt cọc (khoảng 80% giá trị chuyển nhượng) và nhận toàn bộ quyền sử dụng đất để sử dụng. Bên chuyển nhượng có nghĩa vụ tiến hành thủ tục xin cấp GCN QSD đất và ký hợp đồng có công chứng, chứng thực để sang tên phần diện tích đất đó  cho gia đình bạn. Nếu bên chuyển nhượng không thực hiện được việc cấp GCN trong thời hạn thỏa thuận hoặc không sang tên diện tích đó cho bạn thì bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và phạt cọc... Trong hợp đồng đặt cọc ban nên yêu cầu bên chuyển nhượng cam đoan là họ là chủ sử dụng hợp pháp, họ có toàn quyền chuyển nhượng, họ cam đoan thửa đất đủ điều kiện được cấp GCN... để đảm bảo quyền lợi của bạn khi tranh chấp xảy ra.
              Nếu bạn ký hợp đồng chuyển nhượng lúc này là hợp đồng vô hiệu và quyền lợi của bạn sẽ không được đảm bảo còn nếu bạn ký hợp đồng đặt cọc thì hợp đồng không vô hiệu và quyền lợi của bạn sẽ đảm bảo hơn.
              3. Diện tích chuyển nhượng do hai bên thỏa thuận. Bạn có thể thỏa chỉ phải trả tiền chuyển nhượng đối với diện tích sử dụng riêng, còn các diện tích sử dụng chung và lối đi thì gia đình bạn không phải trả tiền. Hoặc trong hợp đồng không tính giá theo m2 mà tính giá cả trên toàn bộ diện tích đất chuyển nhượng.
             4. Bạn nên mời cán bộ địa chính đến đo vẽ diện tích đất chuyển nhượng và xác định mốc giới cụ thể. Bạn nên lập biên bản bàn giao đất và mốc giới có xác nhận chữ ký của UBND xã.
             5. Việc thuê người trông coi nên lập hợp đồng cụ thể để tránh tranh chấp về sau.
             Bạn cũng có thể nhờ luật sư soạn các hợp đồng, văn bản cần thiết và tiến hành các thủ tục cho bạn để tránh tranh chấp, rủi ro có thể xảy ra.
             Chúc bạn thành công!
  • Xem thêm     

    30/01/2012, 09:14:24 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
            Nếu trong quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho phép gia đình bạn nợ tiền sử dụng đất thì gia đình bạn phải tuân thủ theo quyết định đó. Nếu bạn thấy việc cấp GCN QSD đất phải nộp tiền sử dụng đất của gia đình bạn là không đúng pháp luật thì có thể đề nghị cơ quan cấp giấy chứng nhận xem xét lại để đảm bảo quyền lợi cho gia đình bạn theo quy định của pháp luật.
  • Xem thêm     

    30/01/2012, 06:19:36 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn wuchun8849!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:
            1. Gia đình bạn có thể khởi kiện một vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất hoặc có yêu cầu độc lập trong vụ án ly hôn của anh, chị bạn.
            2. Việc tặng cho quyền sử dụng đất giữa gia đình bạn với vợ chồng chị gái bạn chưa hợp pháp (hoặc chưa có căn cứ xác định việc tặng cho QSD đất). Do vậy, quyền sử dụng đất vẫn của gia đình bạn. Gia đình bạn được nhận lại quyền sử dụng đất và có trách nhiệm thanh toán giá trị xây dựng công trình trên đất cho anh chị bạn.
             Tuy nhiên, nếu anh chị bạn không còn chỗ ở nào khác, cũng không có khả năng tạo lập chỗ ở mới và có nguyện vọng được sử dụng nhà thì có thể Tòa án sẽ giao ngôi nhà đó cho anh, chị bạn sử dụng và anh chị bạn phải thanh toán giá trị quyền sử dụng đất cho gia đình bạn theo giá thị trường tại thời điểm xét xử.
             3. Tài sản chung của anh, chị bạn nếu ly hôn sẽ được tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 95 luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
  • Xem thêm     

    30/01/2012, 06:14:40 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Nếu người yêu bạn chỉ sử dụng chất ma túy mà không buôn bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy thì không bị xử lý về hình sự (theo quy định của Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009), chỉ có thể bị xử phạt hành chính và bắt buộc cai nghiện.
  • Xem thêm     

    30/01/2012, 05:32:48 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn tranquang27!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời bạn như sau:
             1. Khoản 2, Điều 50 Luật đất đai quy định "Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.".
            Do vậy, bạn có thể căn cứ vào khoản 2 Điều 50 Luật đất đai để xin cấp GCN QSD đất theo quy định pháp luật.
            2. Nếu thửa đất của gia đình bạn không đủ điều kiện cấp GCN QSD đất theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật đất đai hoặc có tranh chấp thì bạn có thể yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Khi đó Tòa án sẽ căn cứ vào quy định tại điểm a, mục 2.3, Nghị quyết số02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 để công nhận Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho gia đình bạn. Do vậy, bạn hãy yên tâm tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật.
              Chúc bạn thành công!
  • Xem thêm     

    30/01/2012, 04:58:26 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào chị Phương!
           Vụ việc của chị đang được TAND tỉnh Hòa Bình giải quyết theo thủ tục phúc thẩm?  Tòa án giải quyết vụ việc dựa trên chứng cứ do các bên đương sự cung cấp và do Tòa án thu thập được trong quá trình giải quyết vụ án. Vụ việc của chị là tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất... Với thông tin chị cung cấp sơ sài như vậy thì luật sư chưa thể tư vấn cụ thể cho chị được. Chị có thể cung cấp thêm thông tin để được luật sư tư vấn (việc chuyển nhượng có được lập thành văn bản không? Gia đình chị đã có GCN QSD đất chưa? hiện trạng thửa đất tranh chấp như thế nào? phía bên kia xuất trình những chứng cứ gì? Yêu cầu khởi kiện của họ là gì?....)
           Theo quy định pháp luật, nếu chị khởi kiện  (là nguyên đơn) thì phải nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định tại Pháp lệnh án phí và lệ phí năm 2009. Còn khi đã giải quyết ở cấp phúc thẩm thì ngoài tiền lệ phí theo quy định pháp luật thì không có khoản phí nào đến 22 triệu như vậy..
           Nếu cần tư vấn miễn phí qua điện thoại thì chị có thể gọi vào số máy cầm tay của Luật sư vào thời gian ngoài giờ hành chính. Nếu chị cần luật sư bảo tham gia vụ án để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của gia đình chị thì có thể liên hệ trực tiếp với luật sư để thống nhất cách thức thực hiện vụ việc và mức thù lao luật sư.
  • Xem thêm     

    30/01/2012, 04:14:13 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:
           1. Theo thông tin mà bạn nêu ở trên thì chưa cho căn cứ nào có thể khẳng định thửa đất mà gia đình bạn đang sử dụng là ĐẤT HƯƠNG HỎA.
            Theo quy định của pháp luật thì Đất hương hỏa là loại đất dùng vào việc thờ cúng, là đất thuộc quyền sử dụng chung của chi, họ (tài sản thuộc quyền sở hữu chung)... Đất của hộ gia đình, cá nhân để trở thành đất hương hỏa thì phải có sự định đoạt một cách hợp pháp của chủ sử dụng đất bằng hình thức lập Chứng thư hương hỏa, di chúc... nội dung là: Để lại nhà đất đó làm nơi cúng giỗ tổ tiên, lưu truyền đời này qua đời khác, không con cháu nào được phép bán, chuyển nhượng...
           Tuy nhiên, ông bà bạn chưa có văn bản nào thể hiện là để lại thửa đất đó làm di sản thờ cúng nên không có căn cứ xác định thửa đất đó là đất hương hỏa. Nhà đất đó là tài sản thuộc quyền sở hữu chung của ông bà bạn theo quy định pháp luật.
            2. Ông bà bạn đã mất, không để lại di chúc nên nhà đất thuộc về hàng thừa kế thứ nhất của ông bà bạn theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 676 BLDS. Cần xem lại giá trị pháp lý của GCN QSD đất đã cấp cho ba của bạn. Nếu trong hồ sơ xin cấp GCN QSD đất cho ba bạn mà không có ý kiến của các thừa kế của ông, bà bạn thì việc cấp GCN cho ba bạn là không hợp pháp. Nếu có khiếu kiện về việc cấp GCN QSD đất của ba bạn thì GCN đó có thể sẽ bị thu hồi và hủy do cấp sai pháp luật.
            3. Nếu ông, bà bạn đã chết quá 10 năm thì không còn thời hiệu để khởi kiện, tranh chấp về thừa kế. Do vậy, ai đang sử dụng tiếp tục được sử dụng đất theo quy định của pháp luật (gia đình cô bạn và gia đình bạn được tiếp tục sử dụng đất theo hiện trạng). Nếu còn thời hiệu khởi kiện về thừa kế thì một trong các thừa kế có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về thừa kế theo quy định của pháp luật.
           4. UBND xã chỉ có thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định tại Điều 135 luật đất đai chứ không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Nếu bạn có chứng cứ rõ ràng là UBND xã "ép" gia đình bạn phải cho đất con trai cô bạn thì gia đình bạn có quyền khiếu kiện theo quy định của pháp luật.
  • Xem thêm     

    30/01/2012, 03:08:57 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Cảm ơn bạn!
    Chúc bạn sớm giải quyết được vụ việc của mình!
  • Xem thêm     

    30/01/2012, 03:04:26 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Tham khảo nội dung bạn hỏi và nội dung tư vấn của Luật sư Phạm Tiến Quyển, tôi có góp ý như sau:
            Có lẽ bạn đang là sinh viên luật, chưa nghiên cứu kỹ các quy định pháp luật về hợp đồng và đại diện trong Bộ luật dân sự, luật đất đai... nên bạn chưa hiểu hết nội dung tư vấn của Luật sư Quyển.
            Nội dung bạn thắc mắc có thể trả lời ngắn gọn như sau:
    - Nếu A là chủ sử dụng đất hợp pháp thì có quyền và nghĩa vụ của chủ sử dụng đất theo quy định tại Điều 105, Điều 107 và một số quy định khác của Luật đất đai;
    - Trong thời hạn sử dụng đất, A có thể ủy quyền cho người khác thực hiện quyền quản lý, sử dụng, định đoạt quyền sử dụng đất đó theo quy định của pháp luật;
    - Việc ủy quyền quản lý, sử dụng, định đoạt quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng theo quy định;
    - B chỉ được thực hiện công việc trong phạm vi ủy quyền đã ký kết;
    - B chỉ được ký kết Hợp đồng nhân danh A chứ không được nhân danh chính mình (B) nên trong các Hợp đồng thì A vẫn là 1 bên của Hợp đồng, còn B chỉ là người ủy quyền ký "thay" A. A vẫn phải chịu trách nhiệm đối với mọi nghĩa vụ phát sinh trong Hợp đồng do B ký kết trong phạm vi ủy quyền.
    - Khi A, hoặc B chết, mất năng lực hành vi dân sự thì Hợp đồng ủy quyền đương nhiên chấm dứt theo quy định pháp luật nhưng những hợp đồng, giao dịch mà B thay mặt A ký kết với tư cách là người đại diện theo ủy quyền vẫn còn hiệu lực (nếu hợp đồng chưa thực hiện xong..). Nếu A chết thì những thừa kế của A tiếp tục thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, giao dịch do A trực tiếp ký hoặc ủy quyền cho người khác ký kết;
    - Nếu A chết trước khi Hợp đồng thế chấp, tín dụng hết hạn và bên vay tiền không có khả năng trả nợ theo hợp đồng tín dụng thì Ngân hàng sẽ khởi kiện để đòi nợ và xử lý tài sản thế chấp. Khi đó các thừa kế của A sẽ tham gia tố tụng với tư cách là bị đơn (nếu A là bên vay) hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan (nếu A là người bảo lãnh cho khoản vay). Sau khi có bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì cơ quan thi hành án dân sự sẽ kê biên, phát mại tài sản thế chấp để thu hồi nợ cho Ngân hàng mà không cần phải có ý kiến của A nữa...
  • Xem thêm     

    30/01/2012, 10:11:55 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

       Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:
            1. Quyền được cấp dưỡng và nghĩa vụ cấp dưỡng

    Điều 56 luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định:
    Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con khi ly hôn

    Khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    Mức cấp dưỡng cho con do cha, mẹ thỏa  thuận; nếu không thỏa  thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”.

    Như vậy, theo quy định của pháp luật thì chồng bạn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con bạn đến khi đứa trẻ trưởng thành. Tuy nhiên, nếu bạn có đủ điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc con thì cũng có quyền từ chối việc cấp dưỡng của chồng bạn.

    2. Xác định con chung

    Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ, chồng (điều 63  Luật HNGĐ; mục 5 NQ02/2000 HĐTP).

    Khoản 2 Điều 21 NĐ 70/2001/NĐ-CP cũng quy định: “Con sinh ra trong vòng 300 ngày, kể từ ngày người chồng chết hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật thì được xác định là con chung của hai người.”  

    Do vậy, con của bạn sinh ra mặc nhiên là con chung của vợ chồng bạn nên đứa con của bạn sinh ra sẽ được ghi tên chồng bạn là bố đẻ của cháu bé trong Giấy khai sinh. Nếu bạn dùng cách nào đó để không ghi tên chồng bạn vào giấy khai sinh của con bạn thì thiệt thòi nhất vẫn là con bạn.

    Việc từ chối cấp dưỡng cho con và không ghi tên chồng vào trong giấy khai sinh của con không làm mất quyền nuôi con sau khi ly hôn của chồng bạn  (Nếu giám định AND cho kết quả là đứa trẻ không phải là con đẻ của chồng bạn thì chồng bạn mới mất quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con theo quy định của luật hôn nhân và gia đình.).

    Khoản 2, Điều 92 Luật hôn nhân và gia đình quy định: Khi ly hôn thì con dưới 3 tuổi sẽ do mẹ trực tiêp nuôi dưỡng. Tuy nhiên, sau 3 tuổi nếu bạn nuôi con không tốt thì chồng bạn vẫn có thể khởi kiện để tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn theo quy định tại Điều 93 luật hôn nhân và gia đình.

    Do vậy, bạn hãy cân nhắc để tìm gia giải pháp tốt nhất cho cuộc hôn nhân của bạn, đừng để đứa trẻ trở thành nạn nhân của sự trả thù, giành giật.

  • Xem thêm     

    30/01/2012, 09:36:41 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    1. Khoản 1, Điều 3, Quyết định 19/2009/QĐ-UBND ngày 25/02/2009 của UBND thành phố Hồ Chí Minh quy định về điều kiện tách thửa đất tại Thành phố HCM như sau:

    “1. Đối với đất ở:

    a) Các trường hợp không được tách thửa:

    - Khu vực mà pháp luật có quy định phải bảo tồn;

    - Các khu vực hiện đang là biệt thự được tiếp tục quản lý theo quy hoạch; đất ở thuộc các dự án đã được Nhà nước giao đất, cấp giấy chứng nhận cho từng nền đất theo quy hoạch được duyệt; đất thuộc khu vực đã được cơ quan cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500. Trường hợp quy hoạch chi tiết này không còn phù hợp, phải thực hiện điều chỉnh quy hoạch theo quy định pháp luật trước khi thực hiện tách thửa, việc tách thửa phải đảm bảo đúng theo quy hoạch đã điều chỉnh;

    - Trường hợp vị trí nhà, đất ở thuộc khu vực phải thu hồi theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt và công bố thì không được tách thửa.

    b) Ngoài các trường hợp quy định tại điểm a khoản này được tách thửa, nhưng phải đảm bảo phù hợp quy hoạch và các điều kiện sau:

    - Thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại, sau khi trừ lộ giới, diện tích tối thiểu như sau:

    Khu vực

    Đất ở

    Đất ở chưa có nhà (m2)

    Đất có nhà hiện hữu (m2)

    Khu vực 1: gồm các quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình

    50m2 và chiều rộng mặt tiền không nhỏ hơn 4m

    45m2 và chiều rộng mặt tiền không nhỏ hơn 3m tại đường phố có lộ giới > 20m; 36m2 và chiều rộng mặt tiền không nhỏ hơn 3m tại đường phố có lộ giới < 20m.

    Khu vực 2: gồm các quận 2, 7, 9, 12, Bình Tân, Tân Phú, Thủ Đức và các thị trấn, các huyện được quy hoạch đô thị hóa

    80m2 và chiều rộng mặt tiền không nhỏ hơn 5m

    50m2 và chiều rộng mặt tiền không nhỏ hơn 4m.

    Khu vực 3: gồm các huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ, ngoại trừ các thị trấn, các huyện và khu vực thuộc huyện được quy hoạch đô thị hóa

    120m2 và chiều rộng mặt tiền không nhỏ hơn 7m

    80m2 và chiều rộng mặt tiền không nhỏ hơn 5m

    - Đảm bảo được hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch và kết nối, đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật hiện hữu.

    - Trường hợp thửa đất khi tách thửa sẽ hình thành đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật khác: Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm duyệt quy hoạch tổng mặt bằng đảm bảo đáp ứng được những điều kiện hạ tầng kỹ thuật nêu trên. Diện tích làm đường giao thông, hạ tầng kỹ thuật khác được đưa vào sử dụng chung theo quy hoạch được duyệt.

    …”

    Như vậy, tại huyện Củ Chi, diện tích đất sau khi tách thửa phải đảm bảo diện tích tối thiểu là 120m2 và chiều rộng mặt tiền không nhỏ hơn 7m. Nếu đất đã có nhà ở thì cũng phải đảm bảo diện tích tối thiểu là 80m2 và mặt tiền tối thiểu 5m.

    Theo thông tin bạn nêu thì thửa đất chuyển nhượng thuộc khu vực trên và không đủ diện tích kích thước tối thiểu để tách thửa đất theo quy định của pháp luật. Do vậy, bạn cần thỏa thuận với bên chuyển nhượng để tăng diện tích đất và kích thước mặt tiền thửa đất thì mới đủ diện tích tách thửa đất theo quy định pháp luật.

    2. Nếu bạn thỏa thuận được với bên chuyển nhượng về việc tăng diện tích, kích thước thửa đất thì bạn cần thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định tại Điều 19, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP, ngày 25/5/2007 quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai và được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 29 Nghị định 88/2009NĐ-CP.

            Chúc bạn thành công!
  • Xem thêm     

    29/01/2012, 10:23:08 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
           Bạn định áp dụng mục nào của Nghị quyết số 02/2004/NQ-HDTP ngày 10/8/2004 của HĐTP TAND tối cao? Mục I nói về thời hiệu khởi kiện; Mục II nói về thừa kế, tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất. Có mục nào nói về tặng cho quyền sử dụng đất và chia tài sản khi ly hôn đâu?
  • Xem thêm     

    29/01/2012, 05:08:20 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn yahoo.com.vn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời bạn như sau:
              Ðiều 358 BLDS quy định về Ðặt cọc như sau:

    "1. Ðặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.

    Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.

    2. Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.".

    Như vậy, theo quy định của pháp luật thì một bên từ chối giao kết hợp đồng (ý chí chủ quan) thì bên kia có quyền phạt cọc theo thỏa thuận hoặc theo quy định tại Điều 358 BLDS. Nếu việc ký kết hợp đồng bị chậm do nguyên nhân khách quan thì bạn không thể phạt cọc bên nhận đặt cọc được.

    Tuy nhiên, nếu bên chuyển nhượng có lỗi làm cho hợp đồng chuyển nhượng  không thể ký kết trong thời hạn hai bên thỏa thuận gây thiệt hại cho bạn thì bạn cũng có quyền yêu cầu bên chuyển nhượng bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Bạn cũng lưu ý là việc bồi thường thiệt hại chỉ có thể được Tòa án chấp nhận nếu bạn có thiệt hại thực tế xảy ra, thiệt hại đó xuất phát từ lỗi của bên chuyển nhượng. Do vậy, trong vụ việc của bạn, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân làm cho hợp đồng chậm ký kết là khách quan hay chủ quan và thiệt hại cụ thể của bạn là gì để quyết định có nên tranh chấp hợp đồng đặt cọc đó hay không.

  • Xem thêm     

    29/01/2012, 04:50:10 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn trungtrantmt!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời bạn như sau:
             1. Pháp luật không quy định bắt buộc về tên gọi các loại hợp đồng. Nếu hợp đồng có ghi sai tên gọi hoặc thậm chí không có tên thì cũng không làm cho hợp đồng đó bị vô hiệu. Bản chất của Hợp đồng thể hiện ở nội dụng của nó - Những điều khoản quy định quyền và nghĩa vụ của các bên.
             2. Các doanh nghiệp kinh doanh BĐS hay nghĩ rằng dùng tên hợp đồng khác với các tên gọi quy định của Luật nhà ở và Nghị định số71/2010/NĐ-CP là có thể "lách luật" trong việc huy động vốn xây dựng nhà ở. Nhưng "giải pháp bình mới rượu cũ" đó không làm thay đổi bản chất của việc huy động vốn. Dù đặt tên Hợp đồng là gì thì việc huy động vốn để xây dựng nhà ở đều phải tuân theo quy định tại Điều 9 của Nghị định số71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 và Điều 8 của Thông tư số16/2010/TT-BXD ngày 01/9/2010 của Bộ xây dựng thì mới đúng pháp luật.
  • Xem thêm     

    29/01/2012, 04:26:48 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
            1. Đối với vụ việc tranh chấp đất đai, UBND phường chỉ có thẩm quyền hòa giải chứ không phải là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. UBND phường đã hòa giải nhiều lần mà không có kết quả. Do vậy, việc cần làm của gia đình bạn lúc này là khởi kiện tranh chấp đất đai với gia đình hàng xóm (hành vi lấn chiếm mốc giới) đến Tòa án cấp huyện để được giải quyết theo quy định pháp luật. Bạn cũng có thể đồng thời yêu cầu gia đình hàng xóm bồi thường thiệt hại do xây dựng trái phép gây ra.
             2. Đồng thời với việc khởi kiện dân sự, gia đình bạn cần có đơn yêu cầu UBND phường và UBND cấp quận xử lý vi phạm trật tự xây dựng đối với công trình xây dựng không phép đó. Nếu cán bộ có thẩm quyền không làm hết trách nhiệm, bao che cho gia đình hàng xóm đó thì bạn có thể khiếu nại hoặc khởi kiện một vụ án hành chính theo quy định pháp luật đối với những cán bộ có thẩm quyền đó.
  • Xem thêm     

    29/01/2012, 01:30:57 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
           Luật sư Chanh đã tư vấn cho bạn. Tôi đính chính một chút là:
    1.  Sự việc xảy ra "10 năm trước", tức là năm 2002 do vậy luật áp dụng là Bộ luật tố tụng dân sự năm 1988 chứ không áp dụng BLTTHS năm 2003. Khởi tố bị can được quy định tại Điều 103; Truy nã được quy định tại Điều 136.
           Nếu gia đình bạn chưa nhận được quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, không biết thông tin gì về việc truy nã thì gia đình bạn cần tìm hiểu thông tin ở công an cấp huyện và công an cấp tỉnh xem vụ việc đó đã bị khởi tố chưa? Việc có tội hay không có tội và trách nhiệm pháp lý đến đâu thì phải căn cứ vào thực tế vụ việc và đối chiếu với các quy định của pháp luật hình sự thì mới biết được....
    2. Bạn cũng lưu ý quy định pháp luật về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự sau đây của BLHS  sửa đổi năm 2009 để bảo vệ quyền lợi cho người thân của mình:

    "Điều 23. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

    1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
    2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
      a) Năm năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng;
      b) Mười năm đối với các tội phạm nghiêm trọng;
      c) Mười lăm năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng.
      d) Hai mươi năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
    3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này người phạm tội lại phạm tội mới mà Bộ luật quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên một năm tù, thì thời gian đã qua không được tính và thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày phạm tội mới.

      Nếu trong thời hạn nói trên, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã, thì thời gian trốn tránh không được tính và thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra tự thú hoặc bị bắt giữ."

  • Xem thêm     

    29/01/2012, 12:57:49 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào các bạn và luật sư đồng nghiệp!
           Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 Bãi bỏ các điều 131, 183, 184 và 199 (tội sử dụng trái phép chất ma túy) chứ đâu có bỏ Điều 194 BLHS năm 1999 (tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy).

           Điều 194 quy định như sau:

    Điều 194. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy

    1. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Phạm tội nhiều lần;

    c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    đ) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

    e) Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội hoặc bán ma tuý cho trẻ em;

    g) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một kilôgam;

    h) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ năm gam đến dưới ba mươi gam;

    i) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới hai mươi lăm kilôgam;

    k) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới hai trăm kilôgam;

    l) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới năm mươi kilôgam;

    m) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới một trăm gam;

    n) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ một trăm mililít đến dưới hai trăm năm mươi mililít;

    o) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm g đến điểm n khoản 2 Điều này;

    p) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

    a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ một kilôgam ��ến dưới năm kilôgam;

    b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ ba mươi gam đến dưới một trăm gam;

    c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ hai mươi lăm kilôgam đến dưới bảy mươi lăm kilôgam;

    d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ hai trăm kilôgam đến dưới sáu trăm kilôgam;

    đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới một trăm năm mươi kilôgam;

    e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ một trăm gam đến dưới ba trăm gam;

    g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ hai trăm năm mươi mililít đến dưới bảy trăm năm mươi mililít;

    h) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 3 Điều này.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm kilôgam trở lên;

    b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ một trăm gam trở lên;

    c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ bảy mươi lăm kilôgam trở lên;

    d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ sáu trăm kilôgam trở lên;

    đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ một trăm năm mươi kilôgam trở lên;

    e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ ba trăm gam trở lên;

    g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ bảy trăm năm mươi mililít trở lên;

    h) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 4 Điều này.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

  • Xem thêm     

    29/01/2012, 12:41:12 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn vaha0066!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời bạn như sau:
    1. Khoản 1, Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự quy định:
              "Tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trường hợp sau:
      a. Bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng.
      b. Bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 2 năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn, cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội."
             Như vậy, tạm giam chỉ được áp dụng cho bị can, bị cáo (sau khi có quyết định khởi tố vụ án...) chứ không áp dụng cho người bị TẠM GIỮ.

    Điều 87 BLHS quy định thời hạn tạm giữ như sau:

    "1.            Thời hạn tạm giữ không được quá ba ngày, kể từ khi Cơ quan điều tra nhận người bị bắt.

    2.     Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ, nhưng không quá ba ngày. Trong trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá ba ngày. Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn; trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị gia hạn và tài liệu liên quan đến việc gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.

    3.     Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

    4.     Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam."

           Như vậy, thời hạn tạm giữ không quá 3 ngày. Nếu trong thời hạn tạm giữ mà không khởi tố thì phải trả tự do cho người bị tạm giữ. Nếu khởi tố vụ án thì mới có thể áp dụng lệnh tạm giam. Nếu công an làm sai thì gia đình người bạn đó có quyền khiếu kiện theo quy định của pháp luật.
            2. Tội cưỡng đoạt tài sản được quy định tại Điều 135 BLHS như sau:

    "Điều 135. Tội cưỡng đoạt tài sản

    1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.".

  • Xem thêm     

    29/01/2012, 12:12:05 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào các bạn và các luật sư đồng nghiệp!
           Thông qua nội  dung mà các luật sư và các thành viên tư vấn cho bạn hainguyen2011 tôi có một vài ý kiến bổ sung nhỏ như sau:
           1. Chúng ta không nên sợ đánh nhau, không xúi giục "người ta" đánh nhau nhưng cũng không nên khuyên người ta "cam chịu". Theo thông tin ở trên, bạn hainguyen2011 đã tự kiềm chế trước những lời đe dọa, thách thức của "đối phương" chứng tỏ bạn đó đã giữ được bình tĩnh, tìm đến những lời tư vấn của Luật sư để tìm cho mình cách xử sự cho "đúng luật".
            2. Có nhiều cách giải quyết vấn đề chứ không nhất thiết phải "động thủ". Vấn đề của bạn là muốn níu kéo tình cảm của bạn gái đó chứ không phải là "dạy cho gã trai kia một bài học" ? Nếu bạn dùng "bạo lực" (trong khuôn khổ pháp luật cho phép) để loại bỏ tất cả các "vệ tinh" xung quanh bạn gái cũ của bạn thì liệu bạn có thể "giành lại thiên đường đã mất" hay không? Đó là câu hỏi bạn phải trả lời trước khi hành động. Nếu bạn không cần đánh người kia nhưng vẫn giải quyết được tình cảm của mình với bạn gái cũ thì sẽ tốt hơn.
            3. Trong phạm vi diễn đàn này, ý của bạn ấy muốn hỏi là "đánh nhau như thế nào cho không phạm tội cố ý gây thương tích, hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác?". Tôi trả lời như sau:

    Điều 104 BLHS quy định: "Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

    1.                  Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

    a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

    b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

    c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

    d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    e) Có tổ chức;

    g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

    h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

    i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

    k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

    2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

    4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân."

           Như vậy, nếu một mình bạn dùng tay, chân cơ bắp gây thương tích cho người khác dưới 11 % (lần thứ nhất và không gây cố tật cho họ) thì bạn không phạm tội theo quy định tại Điều 104 BLHS. Nếu bạn gây thương tích dưới 11 % mà có tổ chức, gây cố tật, sử dụng hung khí nguy hiểm (vật cứng, sắc, nhọn...), thuê người gây thương tích, có tính chất côn đồ (vì lý do nhỏ nhặt)... thì bạn vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.

           - Bạn lưu ý là khi  "hỗn chiến" thì khó mà kiểm soát được mình sẽ gây thương tích bao nhiêu % thì dừng lại. Căn cứ tính thương tích thì bạn có thể tham khảo tại Thông tư số 12/1995/TTLB ngày 26/7/1995  để biết thêm chi tiết.
           - Nếu bạn tụ tập nhiều người để gây thương tích cho người khác thuộc trường hợp quy định tại Điều 104 BLHS thì những người theo bạn không phạm tội cố ý gây thương tích thì cũng có thể phạm tội gây rối trật tự công cộng.
           - Chuyện tình cảm thì rất phức tạp, không ai có thể hiểu hết được. Là đàn ông, đôi khi cũng phải dùng đến sức mạnh "cơ bắp" để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, pháp luật chỉ cho phép "hành xử" trong hai tình huống là phòng vệ chính đáng (chống trả một cách cần thiết) và tình thế cấp thiết. Do vậy, bạn hãy cân nhắc để hành xử sao cho đúng pháp luật. Hậu quả cơn nóng giận bao giờ cũng nguy hại hơn nguyên nhân. Bạn hãy tìm ra các giải quyết sao cho có tình, có lý và đạt hiệu quả trong chuyện tình cảm đó, đừng vì nóng giận, không kiểm soát được bản thân rồi rơi vào vòng lao lý.
           Chúc bạn thành công!