Chấm dứt hợp đồng lao động

Chủ đề   RSS   
  • #33655 15/11/2008

    namtiencompany



    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/09/2008
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 2235
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chấm dứt hợp đồng lao động

    Chào Thư viện pháp luật:
    Công ty tôi có 1 số nhân viên tự ý nghỉ việc: không báo trước, không làm đơn... Vậy chúng tôi đòi NLĐ bồi thường 1/2 tháng lương + 30 ngày không báo trước do HĐLĐ có thời hạn từ 1-3 năm có đúng không.
    Mong được tư vấn, Xin cảm ơn!
    Cập nhật bởi navelvu ngày 02/03/2010 03:39:27 PM Cập nhật bởi navelvu ngày 26/02/2010 09:33:01 AM
     
    168677 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

8 Trang «<345678>
Thảo luận
  • #37058   13/08/2009

    trantuoanh
    trantuoanh
    Top 500
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2009
    Tổng số bài viết (325)
    Số điểm: 5720
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 25 lần


    Trường hợp ở trên NLĐ bị sa thải và không được hưởng trợ cấp căn cứ vào Khoản 2 Điều 41 Luật lao động : Trong trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì không được trợ cấp thôi việc.

    Bàn luận thêm một chút: Theo như ntdieu nói thì dù NLĐ có tự ý bỏ việc hơn ba tháng mà vẫn được hưởng trợ cấp thôi việc? nếu như vậy thì Luật lao động còn đưa ra quy định về thời hạn báo trước khi chấm dứt HĐLĐ để làm gì? thậm chí Luật LĐ còn quy định: NLĐ vi phạm thời hạn báo trước còn bị đền bù cho DN tiền lương tương ứng. Vậy mà ở trong trường hợp này NLĐ bị sa thải về việc tự ý bỏ việc trên 3 tháng ( có thể coi là đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật) vẫn được hưởng trợ cấp thì tôi thấy không hề hợp lý.

     
    Báo quản trị |  
  • #37059   13/08/2009

    trantuoanh
    trantuoanh
    Top 500
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2009
    Tổng số bài viết (325)
    Số điểm: 5720
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 25 lần


    Bổ xung:

    Có thể đây là một trường hợp tuy khá phổ biến nhưng chưa được nêu rõ trong Bộ luật lao động.

    Theo Mục c, Khoản 1 Điều 85 luật trên quy định rõ: NLĐ tự ý bỏ việc bảy ngày trong một tháng hoặc hai mươi ngày trong một năm mà không có lý do chính đáng.

    Còn trường hợp trên, NLĐ đã tự ý bỏ việc trên 3 tháng cho đến nay vẫn chưa quay trở lại làm việc. Vậy theo các bạn có thể áp dụng vào Mục c, Khoản 1 Điều 85 hay không?
     
    Báo quản trị |  
  • #37060   13/08/2009

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    thảo luận tiếp

    Các bạn nói cũng có lý.

    Nhưng nếu người lao động đưa lý do thế này : Họ nói rằng họ không hề muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chỉ vì lý do xyz nào đó (không được coi là lý do chính đáng) mà họ phải vắng mặt. Và sau thời gian 3 tháng, NLĐ xin được tiếp tục công việc.
    Khi đó  NSDLĐ không thể nói rằng NLĐ đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, họ chỉ có thể căn cứ vào điều 85 để sa thải người lao động, và vẫn phải trả trợ cấp thôi việc.

    Đây có thể là một lỗ hổng của luật lao động mà lúc soạn thảo quốc hội đã không tính tới.

    PS. Bản thân tôi cũng thấy ý kiến của mình không hợp tình, có vẻ tôi đang cổ vũ cho sai phạm rõ ràng của người lao động, nhưng xin lưu ý chúng ta đang tranh luận về lý theo luật lao động, chứ không tranh luận về tình.
     
    Báo quản trị |  
  • #37061   14/08/2009

    trantuoanh
    trantuoanh
    Top 500
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2009
    Tổng số bài viết (325)
    Số điểm: 5720
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 25 lần


    Với bạn ntdieu:

    "Nhưng nếu người lao động đưa lý do thế này : Họ nói rằng họ không hề muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chỉ vì lý do xyz nào đó (không được coi là lý do chính đáng) mà họ phải vắng mặt. Và sau thời gian 3 tháng, NLĐ xin được tiếp tục công việc."

    Đây chính là lý do không chính đáng. Cho nên không thể chấp nhận. Và NLĐ quay trở lại sau khi DN đã hoàn thành thủ tục sa thải và chấm dứt HĐLĐ (nghỉ việc không lý do trên 3 tháng thì có thể áp dụng theo Khoản2 Điều 41 Luật LĐ) thì NLĐ chỉ còn một việc là nhận quyết định, sổ BHXH ( có khả năng NLĐ còn phải đền bù cho DN nửa tháng lương nếu DN tính đến).


     
    Báo quản trị |  
  • #37062   14/08/2009

    trantuan61
    trantuan61

    Sơ sinh

    Bắc Giang, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (37)
    Số điểm: 260
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 7 lần


    $0Ở đây còn một  vấn đề nữa mà các nhà làm luật chưa tính đến: nếu người lao động tự ý nghỉ việc như trên thì áp dụng hình thức kỷ luật là sa thải. Nhưng khoản 3, Điều 87 lại quy định: 3- Khi xem xét kỷ luật lao động phải có mặt đương sự và có sự tham gia của đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp. Như vậy nếu người lao động nghỉ thời gian dài nhưng không quay trở lại thì chưa thể xử lý kỷ luật sa thải theo quy định trên. Đây cũng là làm khó cho người sử dụng lao động.$0 $0
    Cập nhật bởi trantuan61 vào lúc 14/08/2009 13:55:28
     
    Báo quản trị |  
  • #37063   14/08/2009

    tongxuanquynh
    tongxuanquynh

    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2009
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Giải thích khái niệm

    Xin các bạn hãy giải thích giúp tôi khái niệm "Tự ý bỏ viêc" được quy định trong điểm C, khoản 1, Điều 85 Bộ Luật Lao động.

     
    Báo quản trị |  
  • #37064   14/08/2009

    mostlaw2020
    mostlaw2020
    Top 150
    Male
    Lớp 1

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:30/03/2009
    Tổng số bài viết (552)
    Số điểm: 2584
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    @trantuan61: có gì là làm khó cho người sử dụng lao động hả bạn. Khi người lao động tự ý nghỉ việc thì người sử dụng lao động có quyền thông báo tới người lao động về việc làm trái với nội quy lao động và chủ sử dụng lao động sẽ xử lý kỷ luật lao động với hành vi này. Nếu sau 3 lần thông báo mà người lao động không tới thì có quyền xử lý kỷ luật người lao động vắng mặt.

    @tongxuanquynh : khái niệm về tự ý bỏ việc thì tôi không biết nhưng bạn có thể hiểu một cách đơn giản tức là những trường hợp nghỉ việc của người lao động mà người sử dụng lao động không đồng ý cho nghỉ hoặc không thuộc vào những trường hợp được coi là có lý do chính đáng.
     
    Báo quản trị |  
  • #37065   14/08/2009

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    @ trantuoanh : Không hiểu bạn định nói tới ai với "Đây chính là lý do không chính đáng. Cho nên không thể chấp nhận" ??

    Ý bạn định nói lý lẽ của tôi trong bài viết trên là không chính đáng, hay lý do của người lao động kia là không chính đáng ??

    Và không thể chấp nhận chuyện gì ?? Chuyện người lao động xin tiếp tục làm việc, hay bài viết của tôi ??

     
    Báo quản trị |  
  • #37066   15/08/2009

    trantuoanh
    trantuoanh
    Top 500
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2009
    Tổng số bài viết (325)
    Số điểm: 5720
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 25 lần


    @ntdieu: Bạn ơi là bạn, mình muốn nói toàn bộ lý lẽ của NLĐ trích từ bài của bạn, chứ không hề có chủ ý cá nhân nào cả.
    Nếu do bài mình viết đã làm bạn hiểu sai thì mình xin lỗi, mình vẫn hoàn toàn tôn trọng bạn và tất cả mọi người trên điễn đàn.
    Mọi việc chúng ta vẫn có thể tiếp tục bàn luận, mình thấy đây là một topic rất hay, và muốn thảo luận, các bạn có thể đưa ra nhiều tình huống xung quanh chủ đề để có thêm kinh nghiệm thôi. Mình thành thật xin lỗi bạn nhé.
     
    Báo quản trị |  
  • #37067   15/08/2009

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    @ trantuoanh : Cám ơn bạn đã nói rõ.

    Ở đây chúng ta đã thống nhất với nhau rằng lý lẽ của NLĐ đưa ra là không chính đáng, nghĩa là công ty hoàn toàn có quyền sa thải họ. Vấn đề chính là ở đây.

    Hợp đồng lao động của cty với người này chỉ có thể chấm dứt một lần bằng một cách thôi, không thể có hai cách chấm dứt cho cùng 1 hợp đồng được. Bạn đồng ý không ?

    Công ty đã sa thải người lao động theo điều 85 của luật lao động, thì làm sao họ có thể nói rằng hợp đồng này bị chấm dứt vì người lao động đơn phương chấm dứt trái pháp luật ??

    Mà nếu NLĐ bị sa thải theo khoản c điều 85, thì họ vẫn có quyền hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định
    ở khoản 2 điều 42. Và họ không phải bồi thường nửa tháng tiền lương theo khoản 2 điều 41.

    Bất hợp lý chính là ở chỗ này. Theo ý kiến cá nhân, NLĐ không xứng đáng được hưởng trợ cấp này, nhưng Luật lao động đã quy định như vậy rồi thì
     
    Báo quản trị |  
  • #37068   19/08/2009

    songvu
    songvu
    Top 100
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2009
    Tổng số bài viết (780)
    Số điểm: 5036
    Cảm ơn: 393
    Được cảm ơn 234 lần


    Hihi...

    Chào các luật gia nhà mình! Tham gia với...
    Đúng là dân nhà nghề, cãi nhau giữ quá và ai cũng bảo vệ ý kiến của mình đến cùng hà.
    Theo mình thế này: Kỷ luật sa thải theo điều 85 cũng được, vì trường hợp này hội đủ yếu tố để tiến hành sa thải như bạn ntdieu đã nói. Ví dụ như tôi là chủ Cty, nhân viên tôi nghỉ từ ngày 01/01/09 đến ngày 31/03/09 là ba tháng mà k thấy tới làm v, tôi xử lý bằng cách: tính từ ngày 01/01/09 đến hết ngày 05/01/09 nhân viên đó k đến cty làm việc - xử lý sa thải + được trợ cấp. Tôi xử như vậy có trái pháp luật k? Khoảng thời gian kể từ sau ngày 05/01/09 mãi đến ngày 31/03/09 tôi k quan tâm!
    Nhưng tôi k muốn xử sa thải mà xử đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Vì NLĐ đơn phương CDHĐ mà k tuân thủ thời gian báo trước. Trường hợp này người lao động k được hưởng trợ cấp thôi việc và phải bồi thường theo điều 41. Vậy có bất hợp lý k?
    Tôi nghỉ, trường hợp này, KL sa thải cũng được, xử ĐCDHĐLĐ cũng k sai.
    Ui, pháp luật của mình thật rắc rối!
    Cập nhật bởi songvu vào lúc 19/08/2009 08:45:26
    Cập nhật bởi songvu vào lúc 19/08/2009 08:46:41
     
    Báo quản trị |  
  • #37069   19/08/2009

    gafmeof
    gafmeof

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2008
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Em có công văn này, các Bác tham khảo nhé

    Công văn số 646 /LĐTBXH ngày 6/3/2003
    .....
    1- Người LĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ không đúng các quy định tại điều 37 của Bộ Luật Lao động, vi phạm thời gian báo trước hoặc điều kiện chấm dứt thì không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường các khoản tiền theo quy định của pháp luật.
    2- Khi người LĐ tự ý bỏ việc 5 ngày trở lên mà không có lý do chính đáng thì người sử dụng lao động gửi văn bản thông báo cho người lao động đến nơi làm việc để xem xét mối quan hệ lao động:
    a- Nếu trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, người lao động đến nơi làm việc để đạt nguyện vọng được tiếp tục làm việc thì người sử dụng lao động bố trí việc làm cho người lao động và tiến hành xử lý kỷ luật lao động. Trường hợp bị xử lý bằng hình thức sa thải, người lao động được trợ cấp thôi việc.
    b- Nếu quá thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, người lao động không đến nơi làm việc và không báo cáo lý do vắng mặt, thì người sử dụng lao động trao đổi thống nhất với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, báo cáo cơ quan Quản lý nhà nước về lao động địa phương biết và xử lý như trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

     

    Cập nhật bởi gafmeof vào lúc 19/08/2009 13:59:36
     
    Báo quản trị |  
  • #37070   19/08/2009

    hoaianhphan
    hoaianhphan

    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:16/02/2009
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn tất cả các bạn đã tham gia chủ đề sôi nổi với nhiều ý kiến bổ ích. Tôi cũng đã điện thoại hỏi chánh thanh tra lao động của Sở LĐTB&XH, câu trả lời như sau :
    1/ Nếu doanh nghiệp ra quyết định sa thải thì phải trợ cấp thôi việc cho NLĐ
    2/ Nếu doanh nghiệp ra thông báo chấm dứt HĐLĐ với lý do NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì không phải trợ cấp thôi việc.

    Cả 2 hình thức xử lý trên đều đúng luật, lựa chọn hình thức nào là tùy doanh nghiệp.
    Tôi thấy rằng nếu còn thương NLĐ thì sa thải ( nghe thì nặng nhưng có tiền ); còn nếu ghét thì chấm dứt HĐLĐ cho bõ ghét.
    Hệ thống pháp luật của ta như vậy đấy, hiểu sao cũng đúng, làm thế nào cũng xong ( muốn vậy văn bản pháp luật phải sử dụng những từ lơ mơ, khó hiểu để "linh hoạt" trong việc vận dụng ). Chúng ta đành bằng lòng với thực tế đó để tìm ra lối thoát cho mình kẻo mang tiếng ác.

     
    Báo quản trị |  
  • #37071   21/08/2009

    baocongdoan
    baocongdoan
    Top 150
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (585)
    Số điểm: 5291
    Cảm ơn: 148
    Được cảm ơn 317 lần


    về việc chấm dút HĐLĐ trái pháp luật.


    Tôi thấy các bạn tham gia chủ đề về việc chấm dứt HĐLĐ của bạn hoaianhphan rất sôi nổi. Vậy xin các bạn cho ý kiến sau: "Những trường hợp nào được coi là chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật?".
    Tại Cty nơi tôi đang làm việc có một trường hợp sau đây: Một tiến sỹ cơ khí đơn phương chấm dứt HĐLĐ đã báo với NSDLĐ theo K3 Điều 37 Bộ luật LĐ là ít  nhất 45 ngày. Nhưng người SDLĐ đồng ý cho nghỉ ngay sau ngày anh ấy báo xin nghỉ ( ngày 16/5/2009). Nhưng không trả trợ cấp thôi việc. Vậy theo các bạn công ty không trả trợ cấp thôi việc là đúng hay sai?

    After the rain comes the sun!

     
    Báo quản trị |  
  • #37072   22/08/2009

    ypvn_vsip
    ypvn_vsip

    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2009
    Tổng số bài viết (28)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Bạn baocongdoan chưa nói rõ là vị tiến sĩ đó đã làm việc tại công ty được bao lâu rồi?
    Nếu vị tiến sĩ đó mà làm việc tại công ty của bạn từ đủ 12 tháng trở lên mà NSDLĐ làm quyết định thế thì tiu rồi (Nếu ông tiến sĩ khiếu nại hoặc khởi kiện), vì ông tiến sĩ đó đã tuân thủ đúng thủ tục báo trước 45 ngày rồi . Trong trường hợp NSDLĐ hoặc NLĐ muốn chấm dứt HĐLĐ trước 45 ngày (HĐ vô thời hạn) thì phải được sự đồng ý của 2 bên, tất nhiên là NSDLĐ ko phải trả lương cho những ngày NLĐ nghỉ trước nhưng vẫn phải trả trợ cấp thôi việc.

     
    Báo quản trị |  
  • #37073   23/08/2009

    baocongdoan
    baocongdoan
    Top 150
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (585)
    Số điểm: 5291
    Cảm ơn: 148
    Được cảm ơn 317 lần


    Tôi cũng đồng ý với ý kiến của bạn ypvn_vsip. Nếu vị tiến sỹ này mà khiếu nại hoặc khởi kiện thì NSD lao động của công  ty này tiêu rồi, bởi lẽ vị tiến sỹ đó đã làm việc ở công ty 15 năm 3 tháng và là người đóng góp rất nhiều công sức cho công ty. Nhưng tôi không hiểu sao vị này chỉ than rằng " Công ty không trả trợ cấp thôi việc thì cạn tàu ráo máng quá! Còn tôi không muốn kiện cáo làm gì.".   

    After the rain comes the sun!

     
    Báo quản trị |  
  • #37074   24/08/2009

    mostlaw2020
    mostlaw2020
    Top 150
    Male
    Lớp 1

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:30/03/2009
    Tổng số bài viết (552)
    Số điểm: 2584
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    Bạn baocongdoan làm ở công đoàn Hải phòng hả?

    Vậy bảo ông Tiến sỹ đó lên chỗ ban chính sách của công đoàn tỉnh chỗ anh Cường là có cách giải quyết, khỏi cần kiện đâu.
     
    Báo quản trị |  
  • #37075   24/08/2009

    baocongdoan
    baocongdoan
    Top 150
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (585)
    Số điểm: 5291
    Cảm ơn: 148
    Được cảm ơn 317 lần


    Chào bạn mostlaw2020!
    Ông Tiến sỹ đó có lên chỗ anh Cường ở Ban chính sách, Kinh tế - xã hội thì cũng không có cách gì giải quyết được. Bởi lẽ bản thân ông Tiến sỹ phải có đơn khiếu nại thì LĐLĐ mới can thiệp và có biện pháp giải quyết, còn không có đơn thì không có cơ sở để giải quyết phải không bạn! 

    After the rain comes the sun!

     
    Báo quản trị |  
  • #37076   25/08/2009

    songvu
    songvu
    Top 100
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2009
    Tổng số bài viết (780)
    Số điểm: 5036
    Cảm ơn: 393
    Được cảm ơn 234 lần


    Mọi người, mình phát biểu tí nhé!

    Nếu vấn đề đúng như những gì baocongdoan đã nói trên, thì Cty làm thế là sai. Lý do sao sai ypvn_vsip đã nói rất rõ, mình thấy k cần nói thêm nữa.
    Nhưng, mình lại có suy nghĩ: Chắc có gì đó khuất mắc trong vụ này đây.
    - Thứ nhất: Ông Tiến sỹ đã làm việc cho Cty 15 năm 3 tháng, đã có nhiều đóng góp cho Cty. Một người đã gắng bó và có công với Công ty như vậy mà khi đệ đơn xin nghỉ, ngay ngày hôm sau, Cty đã cho nghỉ ngay, k "bình tĩnh" mà chờ đến hết 45 ngày được?!...
    - Thứ hai: Như baocongdoan đã nói, trước sự việc như vậy mà ông Tiến sỹ nọ chỉ nói "Cty không trả trợ cấp thôi việc thì cạn tàu ráo máng quá! còn tôi không muốn kiện cáo làm gì" Một câu nói nghe có phần "nhẹ nhàng và cam chịu". Nếu như các bạn trong trường hợp này, các bạn có dễ dàng "cho qua" mười mấy năm công sức cày bừa của mình hay k?! Có phải là vài tháng k đáng đâu?!  Đâu có dễ dàng như vậy?!...Mà một Cty lớn, sao có thể làm ăn "bừa" như thế?!
    Tóm lại, Phải có lý do sâu xa của nó?!...Có thể giữ vị Tiến sỹ này với Cty đã xảy ra chuyện gì đó mà baocongdoan chưa nói hết hay chưa biết...
    Nhưng cũng có thể, vì lý do cá nhân nào đó, vị Tiến sỹ này không muốn đụng chạm đến pháp luật, không muốn kiện tụng rùm ben. Nên cho qua mọi việc?...
    Mọi người bàn tiếp nhé.
    Cập nhật bởi songvu vào lúc 25/08/2009 14:37:36
     
    Báo quản trị |  
  • #37077   25/08/2009

    songvu
    songvu
    Top 100
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2009
    Tổng số bài viết (780)
    Số điểm: 5036
    Cảm ơn: 393
    Được cảm ơn 234 lần


    Chào bạn gafmeof!

    Rất hân hạnh được làm quen bạn. Trong bài viết trên bạn có nêu công văn 606/LĐTBXH ngày 6/3/2003. Mấy bữa nay mình đang tìm công văn này ráo riết nhưng k thấy. Vô google cũng k thấy lun. Bạn có cho mình xin với !
    Cảm ơn bạn trước nghen. Chúc bạn luôn khỏe và vui !
     
    Báo quản trị |