Chấm dứt hợp đồng lao động

Chủ đề   RSS   
  • #33655 15/11/2008

    namtiencompany



    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/09/2008
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 2235
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chấm dứt hợp đồng lao động

    Chào Thư viện pháp luật:
    Công ty tôi có 1 số nhân viên tự ý nghỉ việc: không báo trước, không làm đơn... Vậy chúng tôi đòi NLĐ bồi thường 1/2 tháng lương + 30 ngày không báo trước do HĐLĐ có thời hạn từ 1-3 năm có đúng không.
    Mong được tư vấn, Xin cảm ơn!
    Cập nhật bởi navelvu ngày 02/03/2010 03:39:27 PM Cập nhật bởi navelvu ngày 26/02/2010 09:33:01 AM
     
    168671 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

8 Trang 12345>»
Thảo luận
  • #33656   09/10/2008

    hanoithu66
    hanoithu66
    Top 150
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2008
    Tổng số bài viết (528)
    Số điểm: 2620
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 52 lần


    Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

    Theo điều 41- Bộ luật lao động đã quy định trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt theo hợp đồng lao động trái pháp luật thì không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương và phụ cấp nếu có. Và trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước, bên vi phạm phải bồi thường cho bên kia một khoản tiền tương ứng với tiền lương người lao động trong những ngày không báo trước.

    Nhưng đối với trường hợp của công ty bạn lại không nêu rõ loại hợp đồng người lao động ký là hợp đồng loại nào cũng không không đưa ra lý do thôi việc của người lao động nên tôi không thể xác định là công ty bạn làm đúng hay sai.

    Vì cũng theo quy định của Luật lao động thì người lao đồng cũng có quyền đơn phương chấm dứt hợp động lao động trong một số trường hợp nhất định (Điều 37 - Bộ luật lao động và Điều 11 – NĐ 44/2003/NĐ-CP)

    Điều 37 - Bộ luật lao động

    1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước hơp đồng trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:
      1. Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thoả thuận trong hợp đồng.
      2. Không được trả công đầy đủ hoặc trả công không đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng.
      3. Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động.
      4. Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng.
      5. Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước.
      6. Người lao động nữ có thai phải phải nghỉ việc theo chỉ dịnh của thầy thuốc.
      7. Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 3 tháng liền đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng và một phần tư thời hạn hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

    Và trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo các khoản a, c và d thì họ còn được trợ cấp thôi việc.

    Do vậy để giải quyết vấn đề nghỉ việc của nhân viên một cách đúng pháp luật và hợp tình hợp lý, bạn nên xem xét kỹ lại lý do nghỉ việc của nhân viên cũng như các quy định của pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #33657   10/10/2008

    LS_NgThanhLuan
    LS_NgThanhLuan

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/07/2008
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Trường hợp của bạn thì HĐLĐ có thời hạn từ 1-3 năm, do vậy khi NLĐ đơn phương chấm dứt HĐ phải có lý do theo khoản 1 Điều 37, đồng thời phải thông báo trước theo khoản 2 Điều 37. Trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt HĐ khôg có lý do theo K1 và không báo trước theo k2 bạn có quyền yêu cầu họ bồi thường 1/2 tháng lương và 30 ngày không báo trước. Nếu họ có lý do mà không báo trước thì NLĐ phải bồi thường 30 ngày không báo trước.
    Nếu công ty bạn bỏ chi phí đào tạo thì bạn có quyêề dòi thêm chi phí đào tạo.
     
    Báo quản trị |  
  • #33658   14/11/2008

    namtiencompany
    namtiencompany



    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/09/2008
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 2235
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

    Cảm ơn LS NgThanhLuan, qua câu trả lời của LS tôi đã có hướng giải quyết cho công ty của mình. Hôm nay tôi mới đọc được tư vấn của LS nên hồi âm chậm, mong thông cảm.
    Trân trọng
     
    Báo quản trị |  
  • #32646   23/01/2009

    shaonian83
    shaonian83

    Female
    Lớp 1

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:17/04/2008
    Tổng số bài viết (117)
    Số điểm: 2631
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 8 lần


    chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định thì có được hưởng trợ cấp thôi việc hay không ?

    nếu lao động chấm dứt hợp đồng không đúng quy định : Chấm dứt hợp đồng không đúng thời hạn báo trước , đơn phương chấm dứt hợp động thì có được chi trả trợ cấp thôi việc không ? Xin chân thành cảm ơn !

    =========================

    Cơn bão nghiêng đêm, cây gãy cành lay lá

    Anh nắm tay em qua đường cho khỏi ngã

     
    Báo quản trị |  
  • #32647   19/04/2008

    lamnguyen678
    lamnguyen678

    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2008
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 3410
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    Gửi bạn Shaonian83!

    Câu hỏi của bạn rất chung chung tôi không biết ý bạn muốn hỏi chủ thể ở đây là ai? người lao động hay người sử dụng lao động, chấm dứt khi nào? theo suy nghĩ của tôi thì bạn muốn hỏi về chế độ của người lao động khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 41 BLLĐ: trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì không được hưởng trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương và phụ cấp và chi phí đào tạo (nếu có)
    Chúc bạn tìm được câu trả lời cho mình!
     
    Báo quản trị |  
  • #32648   25/04/2008

    huynhminhngoc
    huynhminhngoc

    Chồi

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 1120
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 3 lần


    Tùy

    Nếu bạn ký HĐLĐ nhiều mốc thời gian, thì HĐLĐ nào bị vi phạm về thời gian báo trứơc và lý do chấm dứt thì chỉ HĐLĐ đó không được nhận trợ cấp. Các HĐLĐ còn lại không vi phạm đều được hưởng trợ cấp thôi việc một năm làm việc (đủ 12 tháng) là 0.5 tháng lương. Nếu có ngày tháng lẻ được quy đổi: đủ 1 đến dưới 6 tháng: tính 6 tháng, từ đủ 6 tháng trở lên tính 1 năm. Thân chào!
     
    Báo quản trị |  
  • #32649   06/12/2008

    shaonian83
    shaonian83

    Female
    Lớp 1

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:17/04/2008
    Tổng số bài viết (117)
    Số điểm: 2631
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 8 lần


    theo quy định trợ cấp khi thôi việc là cứ 1 năm làm việc thì được trợ cấp nửa tháng lương + phụ cấp lương ( nếu có). Vậy trong trường hợp số thời gian làm việc lẻ thì tính thế nào ? Ví dụ như trường hợp trên có thời gian làm việc là 1 năm 3 tháng thì được nhận trợ cấp là 1 tháng lương. Vậy xin hỏi cách tính trên dựa theo quy định nào ?
    Xin chân thành cảm ơn!

    =========================

    Cơn bão nghiêng đêm, cây gãy cành lay lá

    Anh nắm tay em qua đường cho khỏi ngã

     
    Báo quản trị |  
  • #32650   23/01/2009

    bazensolo
    bazensolo

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/12/2008
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    shaonian83 viết:
    theo quy định trợ cấp khi thôi việc là cứ 1 năm làm việc thì được trợ cấp nửa tháng lương + phụ cấp lương ( nếu có). Vậy trong trường hợp số thời gian làm việc lẻ thì tính thế nào ? Ví dụ như trường hợp trên có thời gian làm việc là 1 năm 3 tháng thì được nhận trợ cấp là 1 tháng lương. Vậy xin hỏi cách tính trên dựa theo quy định nào ?
    Xin chân thành cảm ơn!


    Thời gian làm việc lẻ tính như sau:

    - Dưới 1 tháng làm việc: không tính
    - Từ 1 đến dưới 6 tháng: tính 1/2 năm
    - Từ 6 tháng đến 12 tháng: tính 1 năm

    Xem thêm Nghị định 39/2003/NĐ-CP (18/4/03)

    Chào bạn
     
    Báo quản trị |  
  • #32850   23/06/2008

    hangtr
    hangtr

    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2008
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 1035
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bằng chứng để công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

    Công ty chúng tôi muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với Lễ tân công ty do thường xuyên bỏ vị trí trực, thái độ không đúng mực với khách hàng, khách hàng thường xuyên phàn nàn, vậy chúng tôi phải có chứng cứ không? vì khách hàng thường phàn nàn qua điện thoại hoặc nói trực tiếp, vì vậy thu thập chứng cứ  là rất khó, vậy luật sư có thể hướng dẫn chúng tôi cách để đơn phương chấm dứt hợp đồng.

    Chúng tôi đã gặp nhân viên đó và thảo luận và họ đã trả lời qua email là họ không có ý kiến gì nếu công ty đơn phương chấm dứt hợp động với họ, vậy chúng tôi có cần bằng chứng là họ không hoàn thành nhiệm vụ nữa không?

    Thời hạn hợp đồng đối với cô lễ tân là 12 tháng.

    Cô ấy mới làm việc tại công ty được 8 tháng

    Vậy chúng tôi phải trả trợ cấp như thế nào

    TRân trọng cảm ơn
     
    Báo quản trị |  
  • #32851   23/06/2008

    ducbao
    ducbao
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/04/2008
    Tổng số bài viết (169)
    Số điểm: 5855
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 10 lần


    Nếu vậy tốt nhất nên làm bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động (không ra quyết định gì thêm). Tính luôn thời gian thử việc, nếu người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng (tính cả thời gian thử việc) thì không được trợ cấp thôi việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả sổ BHXH, sổ lao động cho người lao động.
     
    Báo quản trị |  
  • #32852   24/06/2008

    bluesea
    bluesea

    Chồi

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2008
    Tổng số bài viết (113)
    Số điểm: 1520
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần


    Bạn nói rằng nhân viên đó thường xuyên bỏ vị trí trực, thái độ không đúng mực với khách hàng, khách hàng thường xuyên phàn nàn. Như vậy là đã vi phạm quy tắc công việc rồi!
    Tuy nhiên, công ty bạn cũng nên cho nhân viên này một cơ hội bằng cách nói chuyện thẳng thắn và cảnh cáo nhân viên này. Nếu nhân viên đó không chấp nhận hoặc tiếp tục sửa đổi thì lúc đó hãy chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần phải tìm kiếm bằng chứng làm gì!
    Việc sa thải do nhân viên không làm đúng trách nhiệm, vi phạm nghiêm trọng các quy tắc nghề nghiệp thì không căn cứ vào thời hạn hợp đồng.
     
    Báo quản trị |  
  • #32853   01/07/2008

    thanhtralaodongkh
    thanhtralaodongkh
    Top 75
    Lớp 5

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:06/03/2008
    Tổng số bài viết (811)
    Số điểm: 6499
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 36 lần


    Xử lý kỷ luật

    Bạn nên xem lại công ty đã có Nội quy lao động chưa và nội quy đó có được Sở LĐ-TBXH chấp thận chưa? nếu có thì trong Nội quy lao động đã có quy định chi tiết về xử lý kỷ luật, nên phải áp dụng quy trình xử lý kỷ luật theo nội quy và khi đã đầy đủ có thể kỷ luật (có thể) đến mức sa thải. Tuy nhiên vẫn phải chi trả chế độ trợ cấp thôi việc theo Điều 42 BLLĐ. nếu vi phạm theo "Người lao động bị xử lý kỷ luật chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật;" thì không được trợ cấp thôi việc.
     
    Báo quản trị |  
  • #33159   06/08/2008

    hangtr
    hangtr

    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2008
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 1035
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng ly do vi thu hẹp sản xuất kinh doanh

    Do tình hình hoạt động không tốt, công ty chúng tôi muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động ký hợp đồng có thời hạn là 01 năm, thời gian người lao động đó lam việc tại công ty tôi chưa được 01 năm, vậy thủ tuc giải quyết như thế nào, trợ cấp cho người lao động đó tính như thế nào, Trân trọng cảm ơn.
     
    Báo quản trị |  
  • #33160   07/08/2008

    honeybee
    honeybee
    Top 500
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2008
    Tổng số bài viết (129)
    Số điểm: 8789
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    trợ cấp thôi việc khi công ty đon phương chấm dứt hợp đồng lao động

    Luật số 35/2002/QH10 về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Bộ Luật Lao động

    Điều 38
    1- Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
    a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng;
    b) Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại Điều 85 của Bộ luật này;
    c) Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn ốm đau đã điều trị 12 tháng liền, người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng ốm đau đã điều trị sáu tháng liền và người lao động làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng ốm đau đã điều trị quá nửa thời hạn hợp đồng lao động, mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khoẻ của người lao động bình phục, thì được xem xét để giao kết tiếp hợp đồng lao động;
    d) Do thiên tai, hoả hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
    đ) Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chấm dứt hoạt động.

    2- Trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo các điểm a, b và c khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải trao đổi, nhất trí với Ban chấp hành công đoàn cơ sở. Trong trường hợp không nhất trí, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Trường hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động, Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người lao động có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật quy định.

    3- Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:
    a) ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
    b) ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng;
    c) ít nhất ba ngày đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng."

    Điều 41
    1- Trong trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng đã ký và phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất hai tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).

    Trong trường hợp người lao động không muốn trở lại làm việc, thì ngoài khoản tiền được bồi thường quy định tại đoạn 1 khoản này, người lao động còn được trợ cấp theo quy định tại Điều 42 của Bộ luật này.

    Trong trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận người lao động trở lại làm việc và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại đoạn 1 khoản này và trợ cấp quy định tại Điều 42 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận về khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

    Bộ luật Lao động số 35-L/CTN ngày 23/06/1994

    Điều 42.
    1- Khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ một năm trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có.

     
    Báo quản trị |  
  • #33161   07/08/2008

    hangtr
    hangtr

    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2008
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 1035
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Rất cám ơn bạn, bạn có thể cho tôi rõ hơn những lý do bất khả kháng theo quy định của Chính phủ (theo khoản d.)là những lý do cụ thể nào, nếu lý do: do tình hình lạm phát và lãi xuất cao hiện nay, hoạt động kinh doanh không tốt cần phải giảm biên nhân sự thì có lđược coi là lý do bất khả kháng không?. Cám ơn bạn rất nhiều.
     
    Báo quản trị |  
  • #33162   07/08/2008

    bluesea
    bluesea

    Chồi

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2008
    Tổng số bài viết (113)
    Số điểm: 1520
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần


    Các trường hợp bất khả kháng!

    Các trường hợp bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

    Có thể xem các trường hợp sau là bất khả kháng: thiên tai, dịch họa,...và các trường hợp tương tự như vậy.
    Các trường hợp lạm phát và lãi suất cao không được xem là bất khả kháng!
     
    Báo quản trị |  
  • #33163   13/08/2008

    hangtr
    hangtr

    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2008
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 1035
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Đền bù thời gian chấm dứt sớm.

    Chúng tôi  thỏa thuận với người lao động là chấm dứt HD và công ty trợ cấp thêm 01 tháng lương (lương của người lao động rất cao và người LD làm việc chưa đủ 01 năm), nhưng người lao động yêu cầu đền bù cho khoảng thời gian từ thời điểm chấm dứt sớm đến thời hạn hết hạn của hợp đồng, có quy định nào quy định điều này không, chúng tôi có phải thanh toán không?
     
    Báo quản trị |  
  • #33312   27/08/2008

    hangtr
    hangtr

    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2008
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 1035
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Công ty có thể cho người lao động nghỉ trước thời hạn trong đơn xin nghỉ việc không?

    Người lao động viết đơn xin nghỉ việc và báo thời gian nghỉ là 1 tháng sau ngày viết đơn, nhưng công ty muốn cho người lao đông nghỉ sớm hơn thời điểm đó thì có được không ?
     
    Báo quản trị |  
  • #33313   27/08/2008

    nghiasoros
    nghiasoros

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/07/2008
    Tổng số bài viết (54)
    Số điểm: 290
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Nếu được người lao động (NLĐ) chấp nhận

    Về nguyên tắc, trong các trường hợp NLĐ được quyền đơn phương chấp dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) thì phải báo trước, và trong thời hạn báo trước đó vẫn có quyền từ bỏ việc đơn phương chấp dứt hợp đồng. Vì vậy, nếu công ty cho NLĐ nghỉ ngang mà không được sự đồng ý của NLĐ thì rất có thể công ty sẽ bị kiện về việc đơn phương chấp dứt HĐLĐ trái pháp luật. Cẩn thận!
     
    Báo quản trị |  
  • #33314   28/08/2008

    hoanglsu
    hoanglsu

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/08/2008
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 340
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Tôi đã tư vấn xử lý một số tình huống tương tự, theo tôi: trường hợp này khi người lao động đã muốn nghỉ việc thì bản thân họ cũng không thực sự sự muốn làm hết thời gian báo trước. Người lao động thường có công việc mới hoặc họ muốn nghỉ ngơi do áp lực công việc...
    Nếu Công ty muốn cho nghỉ thì nên thỏa thuận với người lao động bằng hình thức: Người lao động làm đơn đề nghị xin nghỉ vì nhiều lý do và công ty chấp nhận, và thỏa thuận cho họ hưởng 1/2 tháng lương là hợp lý, có trường hợp người lao động cũng không đòi hỏi khoản lương tháng cuối này nếu được nghỉ luôn.
    Về cơ bản là phải yêu cầu họ cam kết không đòi hỏi, không thắc mắc, hay khởi kiện ...Công ty với bất kỳ lý do gì.
     
    Báo quản trị |