Theo quy định tại nghị định 44/2003 thì bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong những trướng hợp sau
Điều
11. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, theo
mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn
phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn trong trường hợp quy định tại điểm c và
điểm d khoản 1 Điều 37 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung được quy định
như sau:
1. Bị
ngược đãi, bị cưỡng bức lao động là trường hợp người lao động bị đánh đập, nhục
mạ hoặc bị ép buộc làm những công việc không phù hợp với giới tính, ảnh hưởng
đến sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người lao động.
2. Bản
thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện
hợp đồng lao động với những lý do sau đây:
a)
Chuyển chỗ ở thường trú đến nơi khác, đi lại làm việc gặp nhiều khó khăn;
b) Được
phép ra nước ngoài định cư;
c) Bản
thân phải nghỉ việc để chăm sóc vợ (chồng); bố, mẹ, kể cả bố, mẹ vợ (chồng)
hoặc con bị ốm đau từ 3 tháng trở lên;
d) Gia
đình có hoàn cảnh khó khăn khác được chính quyền cấp xã nơi cư trú xác nhận
không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động.
Theo quy định tại Thông tư 21/2003 thì "
số ngày báo trước là ngày làm việc"
Như vậy nếu bạn nghỉ đúng như bạn mô tả ở trên có nghĩa rằng chính bạn đã không tuân thủ quy định của pháp luật và phải bồi thường nếu công ty cố tình làm khó bạn.
Khi bạn đã nộp đơn nghỉ việc thì việc công ty cho bạn nghỉ khi nào là quyền của họ, miễn là không trễ hơn so với thời hạn quy định của pháp luật (30 ngày làm việc đối với trường hợp của bạn). Việc công ty cho bạn nghỉ sớm không phải là đơn phương chấm dứt hợp đồng từ phía công ty, cho nên họ làm như vậy là đúng và không phải bồi thường gì cho bạn.
Tuy vậy công ty sẽ phải trả cho bạn trợ cấp thôi việc cho thời gian làm việc trước 31/12/2008.