Chấm dứt hợp đồng lao động

Chủ đề   RSS   
  • #33655 15/11/2008

    namtiencompany



    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/09/2008
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 2235
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chấm dứt hợp đồng lao động

    Chào Thư viện pháp luật:
    Công ty tôi có 1 số nhân viên tự ý nghỉ việc: không báo trước, không làm đơn... Vậy chúng tôi đòi NLĐ bồi thường 1/2 tháng lương + 30 ngày không báo trước do HĐLĐ có thời hạn từ 1-3 năm có đúng không.
    Mong được tư vấn, Xin cảm ơn!
    Cập nhật bởi navelvu ngày 02/03/2010 03:39:27 PM Cập nhật bởi navelvu ngày 26/02/2010 09:33:01 AM
     
    168676 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

8 Trang <1234567>»
Thảo luận
  • #34437   07/01/2009

    tranlawyer
    tranlawyer

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/01/2009
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chấm dứt trái pháp luật chăng?

    Chào bạn hanoithu66.

    Tôi nghỉ trong trường hợp nêu trên, cần phải xác định rõ việc chấm dứt hợp đồng lao động do khủng hoảng kinh tế là như thế nào? Bởi vì: Theo khoản 2, Điều 12 Nghị định 44/2003/NĐ-CP thì 
    " Lý do bất khả kháng khác là trường hợp do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên, do địch họa, do dịch bệnh không thể khắc phục được dẫn tới việc phải thay đổi, thu hẹp sản xuất kinh doanh"
    Như vậy, lý do công ty đưa ra là do khủng hoảng kinh tế liệu có đảm bảo hay chưa? Theo tôi chấm dứt như vậy là trái pháp luật.
    Thế nên, chấm dứt trái pháp luật thì phải bồi thường theo quy định tại điều 41 BLLĐ

    Trân trọng

     
    Báo quản trị |  
  • #34438   08/01/2009

    thanhtralaodongkh
    thanhtralaodongkh
    Top 75
    Lớp 5

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:06/03/2008
    Tổng số bài viết (811)
    Số điểm: 6499
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 36 lần


    Trả lời như bạn tranlawyer là đúng. Đây là DN mới hoạt động có 6 tháng nếu DN này hoạt động trên 12 tháng thì có thể áp dụng Điều 17 BLLĐ.
     
    Báo quản trị |  
  • #34488   13/01/2009

    ngocvan80
    ngocvan80

    Sơ sinh

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    THỦ TỤC GIẢI QUYẾT THÔI VIỆC

    Xin hướng dẫn cho em một số vấn đề mà em đang vướn mắc trong Công ty Cổ phần em đang làm việc:
    - Có 2 trường hợp nhân viên tự ý nghỉ việc.
    - Có 1 trường hợp nhân viên viết đơn xin nghỉ nhưng không báo trước.(Ngày nộp đơn là ngày nhân viên nghỉ luôn, mặc dù Giám đốc chưa duyệt)
    Hiện tại em phải phụ trách thủ tục thôi việc để trả lại sổ lao động và sổ bảo hiểm cho 3 nhân viên trên, nhưng em chưa nắm rõ phải thủ tục cho thôi việc như thế nào.
    Trường hợp 3 nhân viên trên đều được Công ty em đưa đi đào tạo và họ bắt đầu làm việc từ tháng 4 năm 2008.
    Xin tư vấn giúp em. Kính chúc sức khoẻ./

     
    Báo quản trị |  
  • #34489   05/01/2009

    hanoithu66
    hanoithu66
    Top 150
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2008
    Tổng số bài viết (528)
    Số điểm: 2620
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 52 lần


    Chào bạn, 

    Các trường hợp lao động nghỉ việc tại công ty của bạn đều là trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại Điều 37 Bộ luật lao động.

    Theo quy định thì NLĐ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ phải báo trước cho người sử dụng theo thời gian quy định:

    -          Ít nhất là 30 ngày nếu là hợp đồng xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng

    -          Ít nhất là 3 ngày nếu là hợp động mùa vụ

    -          Ít nhất là 45 ngày đối với HĐLĐ không xác định thời hạn

    Trường hợp lao động nghỉ việc tại công ty thì: Lao động tự ý nghỉ việc: Công ty ra QĐ nghỉ việc đối với nhân viên và giải quyết các chế độ nghỉ việc liên quan như tính lương thưởng đến thời điểm nghỉ việc. Trường hợp người lao động không báo trước thời gian nghỉ việc thì phải bồi thường cho công ty một khoản tiền tương ứng với tiền lương người lao động làm trong những ngày không báo trước và đồng thời người lao động cũng phải bồi thường chi phí đào tạo cho công ty (nếu có)

     
    Báo quản trị |  
  • #34490   05/01/2009

    quanhongngo
    quanhongngo

    Sơ sinh

    Nam Định, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    nghi viec cho du tuoi ve huu

    toi cong tac du 25 nam nop BHXH, nay xin nghi viec chot so BHXH cho du tuoi ve huu .vay khi nghi viec thi toi co duoc huong tro cap thoi viec khong va ho tro tim viec moi khong
     
    Báo quản trị |  
  • #34491   06/01/2009

    hanoithu66
    hanoithu66
    Top 150
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2008
    Tổng số bài viết (528)
    Số điểm: 2620
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 52 lần


    Theo quy định tại Điều 14 NĐ 44/2003/NĐ-CP, trường hợp nghỉ hưởng chế độ hưu trí hàng tháng thì người lao động không được trợ cấp thôi việc.

    Do đó trường hợp này của bác không được hưởng trợ cấp thôi việc.

     
    Báo quản trị |  
  • #34492   08/01/2009

    ngochungpy
    ngochungpy

    Sơ sinh

    Phú Yên, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2009
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    GIẢI QUYẾT THÔI VIỆC

    Tôi là Phó Chủ tịch MTTQVN Phường, sau khi làm việc được 5 tháng tôi cảm thấy thu nhập ko đủ để sinh hoạt và lo cho gia đình nên tôi làm đơn xin nghỉ việc, khi tôi làm đơn xin nghỉ việc (2/11/2008) tính đến nay đã hơn 2 tháng rồi ) mà UBND phường không giải quyết, họ nói là cấp Thành phố có Quyết định chuẩn y chức vụ đó thì chỉ có cấp Thành phố mới có Quyết định nghỉ việc nhưng tôi hỏi Thành phố thì họ trả lời về phường, cứ như vậy thời gian kéo dài hơn 2 tháng mà tôi vẫn chưa nghỉ việc được mặc dù tôi vẫn chờ quyết định nghỉ việc nhưng lâu quá tôi đành bỏ việc gần 10 ngày rồi. Như vậy tôi có vi phạm luật lao động không? và nếu chưa có quyết định nghỉ việc tôi có được hưởng lương theo quy định không? các khoản tiền trong thưởng trong dịp Tết không? Xin cảm ơn

     
    Báo quản trị |  
  • #34493   10/01/2009

    ngochungpy
    ngochungpy

    Sơ sinh

    Phú Yên, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2009
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào Luật sư.
    Cho tôi hỏi thêm 1 tí nữa: Tôi đã làm việc từ ngày 11/07/2008, đến ngày 28/11/2008 tôi gởi đơn xin nghỉ việc nhưng không được chấp nhận. Đến ngày 28/12/2008 tôi tự ý bỏ việc (được 10 ngày) . Đến nay tôi vẫn chưa có quyết định thôi việc; Nếu tôi trở lại làm việc nữa có được không? nhờ Luật sư diễn giải giúp. Chân thành cảm ơn

     
    Báo quản trị |  
  • #34494   13/01/2009

    thanhtralaodongkh
    thanhtralaodongkh
    Top 75
    Lớp 5

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:06/03/2008
    Tổng số bài viết (811)
    Số điểm: 6499
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 36 lần


    1. Trường hợp của ông quanhongngo cần nêu rõ thêm năm nay bao nhiêu tuổi (cụ thể ngày tháng năm sinh) mới xác định được có áp dụng Điều 14 NĐ số 44/2003/NĐ-CP.
    2. Trường hợp của ông ngochungpy xem lại Quyết định chuẩn y chức vụ do cấp nào ban hành thì cấp đó có thẩm quyền xem xét giải quyết ông xem thên NĐ số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003. nếu tự ý nghỉ việc thì cơ quan quản lý ông xẽ áp dụng NĐ số 54/2005/NĐ-CP ngày 19/4/2005 để xử lý kỷ luật. Ông đã bỏ việc 10 ngày đã không đúng quy định vậy lương và thưởng sẽ không được hưởng. Việc ông muốn trở lại làm việc thì là do ông và cơ quan quản lý công chức, có thể khi trở lại làm việc ông sẽ bị kỷ luật nhưng mức độ như thế nào còn do Hội đồng kỷ luật quyết định.
     
    Báo quản trị |  
  • #35013   28/02/2009

    hoavn
    hoavn

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

    Kính chào
    Xin  tư vấn giúp việc giải quyết trường hợp sau đây như thé nào:
    Công ty tôi có một công nhân vi phạm nội quy lao động của đơn vị ( đánh nhau) chịu hình thức kỷ luật khiển trách. Tuy nhiên theo văn hóa của doanh nghiệp, chúng tôi không chấp nhận những hành vi ứng xử như thế và không muốn tiếp tục sử dụng anh ta. Anh ta đang thực hiện hợp đồng 3 năm với công ty có giá trị đến tháng 7/2010. Mong ltư vấn giúp có cách nào để chấm dứt HD với người lao động ( trừ việc thỏa thuận) ? Rất mong sớm nhận được ý kiến . Xin chân thành cám ơn! 

     
    Báo quản trị |  
  • #35014   28/02/2009

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Điều 38 Luật Lao động có ghi

       1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

        a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng;

    b) Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại Điều 85 của Bộ luật  này;

        c) Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn ốm đau đã điều trị 12 tháng liền, người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng ốm đau đã điều trị sáu tháng liền và người lao động làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng ốm đau đã điều trị quá nửa thời hạn hợp đồng lao động, mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì được xem xét để giao kết tiếp hợp đồng lao động;

       d) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

        đ) Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chấm dứt hoạt động.

    Như vậy việc nhân viên vi phạm kỷ luật bị khiển trách không phải là lý do để công ty có thể đơn phương chấm dứt HDLD. Cách duy nhất là thỏa thuận với người lao động về việc chấm dứt hợp đồng.
     
    Báo quản trị |  
  • #35061   03/03/2009

    tienphuong12
    tienphuong12

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/03/2009
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thủ tục cắt giảm lao động

    Công ty tôi là công ty nước ngoài,hiện đang trong tình trạng khó khăn, không có việc làm, kinh doanh bị thua lỗ, buộc phải cắt giảm lao động. Kính nhờ quý luật sư tư vấn , chúng tôi thực hiện các thủ tục đối với người lao động và cơ quan lao động.( Thực hiện theo điều 17 BLLĐ hay 38 BLLĐ)
    Chân thành cảm ơn.
     
    Báo quản trị |  
  • #35062   03/03/2009

    thanhtralaodongkh
    thanhtralaodongkh
    Top 75
    Lớp 5

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:06/03/2008
    Tổng số bài viết (811)
    Số điểm: 6499
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 36 lần


    Trường hợp Cty của bạn cũng giống một số DN khác do khủng hỏang kinh tế toàn cầu. Giải quyết vấn đề này phải theo Điều 17 BLLĐ. Đầu tiên căn cứ vào nhu cầu lao động rà soát xem xét hoàn cảnh của từng NLĐ trao đổi, nhất trí với tổ chức công đoàn Cty. Thứ hai: Công bố DS lao động bị thôi việc (bước này CTy làm căn cứ xem phản ứng, nguyện vọng của NLĐ). Bước thứ ba: Báo cáo cơ quan quản lý NN về lao động. Cuối cùng: Cho thôi việc lần lượt và thanh toán chế độ trợ cấp mất việc làm.
     
    Báo quản trị |  
  • #34821   11/02/2009

    dinhhienna
    dinhhienna

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/01/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tranh chấp lao động

    Kính gửi Luật Sư.
    Tôi có trường hợp nhờ Luật sư hướng dẫn cách giải quyết như sau.
    Cty Tôi có Người lao động ký HĐLĐ không xác định thời hạn với công ty. Ngày 30/01/2009 Người lao động nộp đơn xin nghỉ việc vào ngày 21/03/2009 vì lý do cá nhân. Cty ty đồng ý cho nghỉ việc từ ngày 14/02/2009 nhưng Người lao động không chấp thuận mà bảo sẽ nghỉ việc đúng ngày 21/03/2009 (đúng 45 ngày theo quy định) kể cả khi công ty đồng ý trả lương vào những ngày báo trước còn lại đến ngày 21/03/2009. trong thời gian này Người lao động thường chểnh mãng với công việc vậy cty có thể cho người lao động nghỉ việc trước ngày 21/03/09 được không?

    Cập nhật bởi navelvu ngày 26/02/2010 03:01:23 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #34822   11/02/2009

    thanhtralaodongkh
    thanhtralaodongkh
    Top 75
    Lớp 5

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:06/03/2008
    Tổng số bài viết (811)
    Số điểm: 6499
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 36 lần


    Theo quy định tại " Điều 40. Mỗi bên có thể từ bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước khi hết thời hạn báo trước. Khi hết thời hạn báo trước, mỗi bên đều có quyền chấm dứt hợp đồng lao động" vậy Cty có quyền chấm dứt HĐLĐ bất kỳ lúc nào không sai Luật.
     
    Báo quản trị |  
  • #35403   06/04/2009

    Tranxu
    Tranxu

    Sơ sinh

    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2009
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    có thể chấm dứt HĐLĐ với người lao động mang thai

    công ty tôi có ký hợp đồng lao động không xác định với với ngừơi lao động nữ. Nhưng do người lao động nữ này mang thai và sức khỏe yếu nên đã xin nghỉ không lương 2 tháng và tiếp tục là nghỉ thai sản 4 tháng. Việc nghỉ làm của NLĐ ảnh hưởng đến công tác của công ty do đó Công ty tôi muốn chấm dứt HĐLĐ với NLĐ này, xin hỏi có thể chấm dứt HĐLĐ với họ được không hay có cách giải quyết nào cho đúng luật không.
     
    Báo quản trị |  
  • #35404   06/04/2009

    thanhtralaodongkh
    thanhtralaodongkh
    Top 75
    Lớp 5

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:06/03/2008
    Tổng số bài viết (811)
    Số điểm: 6499
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 36 lần


    Theo quy định không được đơn phương chấm dứt HĐLĐ với lao động nữ vì lý do mang thai, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Chỉ được đơn phương chấm dứt HĐLĐ khi

    1- Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

    a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng;

    b) Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại Điều 85 của Bộ luật này;

    c) Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn ốm đau đã điều trị 12 tháng liền, người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng ốm đau đã điều trị sáu tháng liền và người lao động làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng ốm đau đã điều trị quá nửa thời hạn hợp đồng lao động, mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khoẻ của người lao động bình phục, thì được xem xét để giao kết tiếp hợp đồng lao động;

    d) Do thiên tai, hoả hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

    đ) Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chấm dứt hoạt động.

    2- Trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo các điểm a, b và c khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải trao đổi, nhất trí với Ban chấp hành công đoàn cơ sở. Trong trường hợp không nhất trí, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Trường hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động, Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người lao động có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật quy định.

    3- Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

    a) ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

    b) ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng;

    c) ít nhất ba ngày đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng."

    Trường hợp này DN nên thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ với NLĐ là cách tốt nhất


     
    Báo quản trị |  
  • #35761   21/04/2009

    DLDKCM
    DLDKCM

    Sơ sinh

    Cà Mau, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    NGƯỜI NGƯỜI SƯ DỤNG LAO ĐỘNG MUỐN ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG

    Hiện tại công ty tôi có một số lao động đang thực hiện hợp đồng lao động 12 tháng và 24 tháng. Tuy nhiện các lao động này mới thực hiện hợp đồng được 4 đến 5 tháng. Nhưng do Yêu cầu của Công ty mẹ là Công ty chúng tôi phải chấm dứt hớp hợp đồng lao động trước thời hạn đối với các lao động nêu trên.

    Xih luật sư và các bạn tư vấn giúp thủ tục để chấm dứt hợp đồng lao động đối với các lao động này đúng theo quy định của pháp luật.

    Công ty cần phải bồi hoàn hợp đồng, chi trợ  cấp như thế này mới đúng quy định

    Thành thật cám ơn

     
    Báo quản trị |  
  • #35762   21/04/2009

    mostlaw2020
    mostlaw2020
    Top 150
    Male
    Lớp 1

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:30/03/2009
    Tổng số bài viết (552)
    Số điểm: 2584
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    THẢO LUẬN

    Bạn định chấm dứt hợp đồng lao động với lý do gì?  thay đổi cơ cấu công nghệ, thu hẹp sản xuất...?
    Tôi nghĩ là bạn nên đọc kỹ lại Nghị định số 44/2003/NĐ-CP và thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH về hướng dẫn một số điều của bộ luật lao động về hợp đồng lao động, 2 văn bản này bạn có thể dowload trên mạng mà.
    Thân!
    Cập nhật bởi mostlaw2020 vào lúc 21/04/2009 15:45:33
     
    Báo quản trị |  
  • #35763   21/04/2009

    lethigam_ms
    lethigam_ms
    Top 200
    Lớp 1

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2008
    Tổng số bài viết (423)
    Số điểm: 2783
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 82 lần


    Người sử dụng lao động muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

    Hợp đồng lao động có thể được chấm dứt trong những trường hợp sau:
    - Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng (khoản 3, điều 36);
    - Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng, nhưng phải đảm bảo một trong những điều kiện tại khoản 1 điều 38, Bộ luật lao động.
    Còn do thay đổi cơ cấu, công nghệ buộc phải thu hẹp sản xuất thì tôi e không được, vì người lao động chỉ mới làm việc tại DN 4-5 tháng (?!).
    Nếu các điều kiện tại khoản 1 điều 38 DN bạn không đáp ứng được thì chỉ còn cách thỏa thuận với người lao động. Mức bồi thường, hỗ trợ thì DN có thể đưa ra hoặc theo yêu cầu của người lao động để thỏa thuận cho phù hợp.
    Chúc bạn thành công!

     
    Báo quản trị |