Về Chia Thừa Kế - Help me ^^

Chủ đề   RSS   
  • #100214 03/05/2011

    bongbongbay00000

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2011
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 805
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Về Chia Thừa Kế - Help me ^^

    mình có 1 câu hỏi về chia thừa kế, mong các bạn, các anh chị đi trước có kinh nghiệm giải quyết giúp!
    trường hợp như sau:
    -A và B là vợ chồng, có tài sản chung 600tr
    -B có tài sản riêng 180tr
    -A và B có 3 người con C (20tuổi, có khả năng lao động), D (17tuổi), E (14tuổi)

    B chết, để lại di chúc (có hiệu lực PL), rằng chia cho 1 người ngoài gia đình (M) 100tr và cho 1 Quỹ từ thiện 200tr
    Ghi chú: ko chia cho người trong gia đình, mà chỉ chia cho 2 đối tượng là M và Quỹ từ thiện

    Mong sớm nhận được sự trợ giúp của các bạn qua trả lời bài viết này hoặc qua mail của mình: ks.hoangloc@yahoo.com.vn
     
    36031 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

4 Trang 1234>
Thảo luận
  • #100216   03/05/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Thân chào bạn!
     Bài này khá đơn giản, bạn nhớ áp dụng Điều 669 BLDS năm 2005.
     Dựa theo tình huống là có thể giải được!
     Chúc bạn vui vẻ!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #100220   03/05/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    bongbongbay00000 viết:
    mình có 1 câu hỏi về chia thừa kế, mong các bạn, các anh chị đi trước có kinh nghiệm giải quyết giúp!
    trường hợp như sau:
    -A và B là vợ chồng, có tài sản chung 600tr
    -B có tài sản riêng 180tr
    -A và B có 3 người con C (20tuổi, có khả năng lao động), D (17tuổi), E (14tuổi)

    B chết, để lại di chúc (có hiệu lực PL), rằng chia cho 1 người ngoài gia đình (M) 100tr và cho 1 Quỹ từ thiện 200tr
    Ghi chú: ko chia cho người trong gia đình, mà chỉ chia cho 2 đối tượng là M và Quỹ từ thiện

    Mong sớm nhận được sự trợ giúp của các bạn qua trả lời bài viết này hoặc qua mail của mình: ks.hoangloc@yahoo.com.vn

    Qua câu hỏi của bạn có thể thấy bạn cũng có kiến thức về vấn đề này.

    Câu hỏi chỉ nên dành cho những người không biết một chút gì. Còn nếu bạn có kiến thức về nó, bạn nên trình bày quan điểm của mình trước, kết hợp những góp ý của mọi người như vậy từ sau sẽ không cảm thấy khó khăn khi gặp vấn đề tương tự nữa !

    Đúng như KhacDuy25 đã nói, tình huống này khá đơn giản chỉ có một điểm cần chú ý là điều 669 BLDS 2005 đã gợi ý cho bạn. Bạn hãy tự đóng TOPIC này lại bằng chính câu trả lời của bạn !

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #100222   03/05/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Chào các bạn!

    @ Khắc Duy và lm_lawyear


    QQ nghỉ bài này cũng không dễ lắm đâu, chắc bạn này mới tiếp xúc với bài tập thừa kế chưa nắm được bài thui.

    Quan điểm của  QQ về vấn đề này như sau: mong được các bạn góp ý!

    bongbongbay00000 viết:
    mình có 1 câu hỏi về chia thừa kế, mong các bạn, các anh chị đi trước có kinh nghiệm giải quyết giúp!
    trường hợp như sau:
    -A và B là vợ chồng, có tài sản chung 600tr
    -B có tài sản riêng 180tr
    -A và B có 3 người con C (20tuổi, có khả năng lao động), D (17tuổi), E (14tuổi)

    B chết, để lại di chúc (có hiệu lực PL), rằng chia cho 1 người ngoài gia đình (M) 100tr và cho 1 Quỹ từ thiện 200tr
    Ghi chú: ko chia cho người trong gia đình, mà chỉ chia cho 2 đối tượng là M và Quỹ từ thiện

    Mong sớm nhận được sự trợ giúp của các bạn qua trả lời bài viết này hoặc qua mail của mình: ks.hoangloc@yahoo.com.vn


    @bongbongbay

    Trước hết bạn xác định di sản thừa kê của B là bao nhiêu? Di sản của B= 480 tr( 180 + 600/2)

    Ở đây bạn cần xác định được 2 vấn đề quan trọng là bạn có thể giải được bài này;

    1 là vấn đề về truất quyền hưởng thừa kế, nó có 1 dạng mặc thị và minh thị, trong trường hợp này đó là truất quyền minh thị.
    2 là vấn đề những người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc theo Điều 669 BLDS 2005.

    QQ gợi ý thêm thế này:


    Do B đã truất quyền thừa kế của những người trong gia đình ( ở đây ta hiều là truất quyền của A, C, D,E) nên về nguyên tắc những người này sẽ không  được hưởng bất kể phần di sản nào cả. Nhưng trong số đó lại  có A,D,E là những người được hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc nên những người này vẫn được hưởng, còn C sẽ không được hưởng.

    Với những bài toán này thì bạn phải chia thừa kế theo nội dung của di chúc trước.

    Cụ thể: 

    Theo nội dung của di chúc thì ta có :
    M được hưởng 100 triệu + 90 triệu =190 triệu
    Quỹ từ thiện dc hưởng 200 triệu + 90 triệu= 290 triệu
    ( vì theo di chúc "ko chia cho người trong gia đình mà chỉ chia cho 2 đối tượng là M và Quỹ từ thiện"). mà di chúc chỉ định đoạt 300 triệu còn 180 triệu không định đoạt nên chia đôi phần này ra.)

    Theo quy định tại điều 669 thì A,D,E là những người thuộc diện hưởng thừa kế ko phụ thuộc nội dung của di chúc.

    A=D=E=2/3*480/4= 80 triệu.

    Số tiền này được trích từ các đồng thừa kế khác theo tỉ lệ :

    Quỹ từ thiện phải trích ra 145 triệu trong tổng số 290 triệu mình được hưởng
    M phải trích ra 95 triệu trong tổng số tiền mình được hưởng,( QQ chia thế cho nó chẳn số)

    Kq:
    Quỹ từ thiện được hưởng 145 triệu
    A=D=E= 80 triệu
    M dc hưởng 95 triệu!
    thân!

     
    Báo quản trị |  
  • #100228   04/05/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    QuyetQuyen945 viết:
    Theo nội dung của di chúc thì ta có :
    M được hưởng 100 triệu + 90 triệu =190 triệu
    Quỹ từ thiện dc hưởng 200 triệu + 90 triệu= 290 triệu


    Tôi không hiểu tại sao QuyetQuyen945 lại gộp phần di sản không được định đoạt vào với nội dung di chúc, theo cách chia của bạn, như vậy M và Quỹ từ thiện lại trở thành người thuộc vào diện thừa kế nên được chia phần di sản không đuợc định đoạt trong di chúc. ĐIều này là không chính xác.

    Đồng ý với bạn về việc có thể hiểu rằng B đã truất quyền thừa kế của A, C, D và E nhưng chỉ là truất quyền thừa kế với phần di sản là 300 triệu được định đoạt trong di chúc. Tuy nhiên, không thể từ đây mà suy diễn thành việc B truất quyền thừa kế của A, C, D và E đối với cả phần di sản không được định đoạt (180 triệu), bởi trong tình huống không hề có nội dung nào thể hiện điều này. Vì thế, người được thừa kế theo pháp luật của B phải là A, C, D và E (hàng thừa kế thứ nhất) chứ không thể là M và Quỹ từ thiện đuợc. Có thể, giả thiết này của bạn xuát phát từ thông tin
    bongbongbay00000 viết:
    Ghi chú: ko chia cho người trong gia đình, mà chỉ chia cho 2 đối tượng là M và Quỹ từ thiện

    Vậy bạn có cảm thấy mâu thuẫn khi mà B xác nhận chỉ chia cho M và Quỹ từ thiện, như vậy B phải để lại toàn bộ di sản là 480 triệu cho M và Quỹ từ thiện (theo cách lý giải của QuyetQuyen945 ) chứ không phải là một phần di sản tương đương với 300 triệu (ý chí của B trong di chúc). Không thể nói là B không biết mình có 480 triệu chứ không phải 300 triệu !!

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #100236   04/05/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Chào anh bạn!

    QQ căn cứ vào 2 cái sau đây:

    1 là nội dung của di chúc:"ko chia cho người trong gia đình, mà #ff0000;">c#ff0000;">hỉ chia cho 2 đối tượng là M và Quỹ từ thiện" như vậy ở đây QQ hiểu là không có bất kỳ ái được hưởng di sản thừa kế của B hết ngoài M và quỹ từ thiện.

    2 là căn cứ vào điều luật:.

    Điều 684. Phân chia di sản theo di chúc

    1. Việc phân chia di sản được thực hiện theo #ff0000;">ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không #ffff00; color: #ff0000;">xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

    Ở trên thì B chỉ định đoạt phần 300 triệu một cách rõ ràng còn 180 triệu kia B không nói gì mà chỉ nói là :"#ff0000;">toàn bộ di sản chỉ chia cho M và Quỹ từ thiện"=> trong trường hợp này M và Quỹ từ thiện là 2 người thừa kế duy nhất theo nội dung của di chúc=:> di chúc trên có hiệu lưc nên QQ xác định như vậy!

    Mong được bạn góp ý thêm!

    thân!
     
    Báo quản trị |  
  • #100237   04/05/2011

    bongbongbay00000
    bongbongbay00000

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2011
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 805
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Mình rất cảm ơn sự nhiệt tình của @quyetquyen945 và các bạn!

    Thật sự là mình vừa học bài LDS chiều hôm qua, do ko phải chuyên ngành Luật nên bài chỉ học vỏn vẹn trong 1 buổi. Thầy có cho 1 bài ví dụ trên lớp, và cho 1 bài về nhà. 2 bài này ko giống nhau nhiều, thầy mình còn nói là bài này khó gấp đôi bài đã giải, híc.

    Có lẽ ở trên mình nêu trường hợp chưa rõ ràng, mình xin cụ thể lại:
    -A - B vợ chồng
    -tổng tài sản của B là 480
    -nhưng trong di chúc của B chỉ để lại cho M 100tr và Quỹ TT 200tr, còn dư lại 180tr ko đc đề cập đến

    Theo lý thuyết mình được học, kết hợp với Điều 699 BLDS, thì mình tính được là A=D=E=80tr, sau khi chia như vậy thì chỉ còn 240tr, mình ko biết 240tr này chia cho M và Quỹ như thế nào?!
    Hay có cách nào chia khác ko?
    Mong các bạn xem lại vấn đề và góp ý cho mình!

    Riêng bạn @khacduy29, bạn cho là bài này đơn giản, nhưng với mình, vừa mới học sơ qua, ko tìm hiểu sâu, mình ko giải quyết được nên mới nhờ đến sự trợ giúp của các bạn, chứ ko phải mình ỷ lại các bạn! Nếu @KhacDuy29 cho là bài này đơn giản, mình mong nhận được sự trợ giúp từ bạn!
     
    Báo quản trị |  
  • #100240   04/05/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Chào Bong bóng bay!

    Bạn đọc thêm 1 ít lý thuyết sau bạn sẽ hiểu bài thui!

    Truất quyền mặc thị : có nghĩa là người lập lập di chúc không cho 1 người nào đó thuộc hàng thừa kế (thường là hàng thứ nhất ) hưởng di sản thừa kế  cách không công khai và hệ quả của nó là những người này vẫn được hưởng di sản thừa kế nếu có 1 phần di sản nào đó mà người chết để lại không đề cập đến hoặc vô hiệu hoặc không có hiệu lực  thì người này vẫn được hưởng.

    Ví dụ thế này: A có  khối tài sản là 150 triêu, có 2 con là B và C đều đã thành niên. Trước khi chết A lập 1 di chúc để lại 100 triệu cho B và 50 triệu cho X( bà hàng xóm). Nhưng do X chết trước A nên di chúc đã không có hiệu lực 1 phần <=> phần của bà X- 50 triệu=> phần này dc chia theo pháp luật và B=C=25 triệu.

    Truất quyền minh thị :có nghĩa là người lập di chúc không cho 1 người nào đó hưởng di sản thừa kế của mình bằng cách nói rõ trong di chúc=> hệ quả của nó là người đó sẽ không được hưởng bất kỳ phần di sản nào của ngươi chết để lại cả.( trừ trường hợp của Điều 669).

    Ví dụ như trường hợp trên mà A lại lập di chúc với nội dung là :" cho B hưởng 100 triệu, bà X 50 triệu và #ff0000;">không cho C hưởng bất cứ phần si sản nào( hoặc là truất quyền hưởng di sản của C).

    Như vậy, cho dù bà X chết trước ông A => di chúc ko phát sih hiệu lực thì C vẫn không được hưởng di sản của A để lại. Mà phần di sản đó sẽ được chia cho B.

    thân!

     
    Báo quản trị |  
  • #100247   04/05/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    QuyetQuyen945 viết:
    Truất quyền minh thị :có nghĩa là người lập di chúc không cho 1 người nào đó hưởng di sản thừa kế của mình bằng cách nói rõ trong di chúc=> hệ quả của nó là người đó sẽ không được hưởng bất kỳ phần di sản nào của ngươi chết để lại cả.( trừ trường hợp của Điều 669).


    Vấn đề này bạn nói chỉ áp dụng khi mà toàn bộ di sản đều được định đoạt bằng di chúc, còn khi có một phần được chia theo pháp luật thì nó nằm ngoài ý chí của người lập di chúc. Không thể có cái cách suy diễn rằng, người thừa kế theo pháp luật không được nhắc đến trong di chúc thì có nghĩa rằng nếu có một phần di sản được định đoạt theo pháp luật thì tước bỏ quyền thừa kế của họ !

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #100254   04/05/2011

    bongbongbay00000
    bongbongbay00000

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2011
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 805
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Theo như QQ nói thì có phải Truất quyền mặc thị hoàn toàn khác với Điều 699 BLDS?

    Theo mình hiểu, nếu giải theo Truất quyền mặc thị thì:
    -đầu tiền chia cho M 100tr, Quỹ TT 200tr
    -còn dư 180tr chia đều cho A, C, D, E?
    -nếu như vậy thì ko theo Điều 699?
     
    Báo quản trị |  
  • #100308   04/05/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    bongbongbay00000 viết:
    Theo như QQ nói thì có phải Truất quyền mặc thị hoàn toàn khác với Điều 699 BLDS?

    Theo mình hiểu, nếu giải theo Truất quyền mặc thị thì:
    -đầu tiền chia cho M 100tr, Quỹ TT 200tr
    -còn dư 180tr chia đều cho A, C, D, E?
    -nếu như vậy thì ko theo Điều 699?


    Bạn xác định như vậy là đúng rồi, tuy nhiên sau khi chia như bạn xong thì A,D,E sẽ chưa thỏa mãn điều kiện theo quy định điều 669 BLDS nên phải trích thêm cho đủ.
     
    Báo quản trị |  
  • #100256   04/05/2011

    bongbongbay00000
    bongbongbay00000

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2011
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 805
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    bạn Im_lawyerx0 có thể cho mình biết ý kiến của bạn đối với trường hợp này đc ko ?
     
    Báo quản trị |  
  • #100266   04/05/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    Chào các bạn. Mình chưa học cái này nhưng nắm sơ sơ thì mình có ý kiến như sau:

    Đồng ý với Im_lawyerx0  là không thể cộng thêm cho M và quỹ từ thiện thêm 90 triệu nữa.  

    QuyetQuyen945 viết:
    Chào anh bạn!

    QQ căn cứ vào 2 cái sau đây:

    1 là nội dung của di chúc:"ko chia cho người trong gia đình, mà chỉ chia cho 2 đối tượng là M và Quỹ từ thiện" như vậy ở đây QQ hiểu là không có bất kỳ ái được hưởng di sản thừa kế của B hết ngoài M và quỹ từ thiện.

    2 là căn cứ vào điều luật:.

    Điều 684. Phân chia di sản theo di chúc

    1. Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

    Ở trên thì B chỉ định đoạt phần 300 triệu một cách rõ ràng còn 180 triệu kia B không nói gì mà chỉ nói là :"toàn bộ di sản chỉ chia cho M và Quỹ từ thiện"=> trong trường hợp này M và Quỹ từ thiện là 2 người thừa kế duy nhất theo nội dung của di chúc=:> di chúc trên có hiệu lưc nên QQ xác định như vậy!

    Mong được bạn góp ý thêm!

    thân! 

     Lý luận này của QQ có vẻ rất hợp lý tuy nhiên sẽ thấy mâu thuẫn rằng M và quỹ từ thiện đã trở thành hai suất thừa kế theo pháp luật, và di chúc cũng đã định sẵn phần của M và quỹ từ thiện rồi cho nên không thể nói thêm là không chia cho người trong gia đình mà chỉ chia di sản cho M và quỹ từ thiện được.

    bongbongbay00000 viết:
    Ghi chú: ko chia cho người trong gia đình, mà chỉ chia cho 2 đối tượng là M và Quỹ từ thiện

     Mình nghĩ câu này chỉ là bạn “chêm” vào theo cách hiểu của bạn chứ  không có trong đề bài. Đúng không bạn?

    Vì vậy theo mình di sản của B sẽ chia như sau:

    -          tổng di sản là 480 triệu.

    -          suất thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc: A, D, E.

    -          một suất thừa kế sẽ là: 480/4= 120 triệu.

    -          2/3 của một suất thừa kế là: 120/3 *2=  80 triệu= A=D=E. vì điều 669 là ưu tiên cho những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc nên phải ưu tiên cho những người này trước.

    -          Phần di sản còn lại: 480- 80*3= 240 triệu (là của M và quỹ từ thiện). trong đó theo di chúc ta thấy quỹ từ thiện sẽ được gấp đôi giá trị phần di sản của M nên số di sản này sẽ chia được cho quỹ từ thiện 160 triệu và của M là 80 triệu.

    Vì bạn không học chuyên nghành luật cho nên mình nghĩ bài này cũng chỉ đến đây mà thôi.

    Như vậy tổng kết:

    Quỹ từ thiện: 160 triệu, M : 80 triệu, A=D=E= 80 triệu. C không được hưởng vì đã thành niên có khả năng lao động

     

     
    Báo quản trị |  
  • #100314   04/05/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    hanghell viết:

     Lý luận này của QQ có vẻ rất hợp lý tuy nhiên sẽ thấy mâu thuẫn rằng M và quỹ từ thiện đã trở thành hai suất thừa kế theo pháp luật, và di chúc cũng đã định sẵn phần của M và quỹ từ thiện rồi cho nên không thể nói thêm là không chia cho người trong gia đình mà chỉ chia di sản cho M và quỹ từ thiện được.



    Hằng hell à. Tại sao lại là M và quỹ từ thiện đã trở thành 2 suất thừa kế theo pháp luật ở đây được?

    HH phải đọc kỷ đề bài chứ, đề bài đã nói rằng là " không cho những người trong gia đình hưởng mà chỉ chia cho M và quỹ từ thiện. Như vậy bạn phải hiểu là M và quỹ từ thiện là 2 người thừa kế theo di chúc chứ.

    Còn nữa bạn đừng có nghĩ rằng là M và QTT chỉ được hưởng 300 triệu kia vì B đã phân định rõ ràng còn 180 triệu kia B không nói j thì M và QTT không được hưởng, mà ở đây phần đó được xem như là phần không được phân định trong di chúc, nhưng di chúc đã chỉ định ai được hưởng thì ta áp dụng điều 684 để chia thừa kế.

    hanghell viết:

    Vì vậy theo mình di sản của B sẽ chia như sau:

    -          tổng di sản là 480 triệu.

    -          suất thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc: A, D, E.

    -          một suất thừa kế sẽ là: 480/4= 120 triệu.

    -          2/3 của một suất thừa kế là: 120/3 *2=  80 triệu= A=D=E. vì điều 669 là ưu tiên cho những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc nên phải ưu tiên cho những người này trước.

    -          Phần di sản còn lại: 480- 80*3= 240 triệu (là của M và quỹ từ thiện). trong đó theo di chúc ta thấy quỹ từ thiện sẽ được gấp đôi giá trị phần di sản của M nên số di sản này sẽ chia được cho quỹ từ thiện 160 triệu và của M là 80 triệu.

    Vì bạn không học chuyên nghành luật cho nên mình nghĩ bài này cũng chỉ đến đây mà thôi.

    Như vậy tổng kết:

    Quỹ từ thiện: 160 triệu, M : 80 triệu, A=D=E= 80 triệu. C không được hưởng vì đã thành niên có khả năng lao động

     



    Hằng hell xem lại luôn các bước khi thực hiện bài toán chi thừa kế nha, các bước bạn thực hiện trên là sai thứ tụ rồi, đừng bao giờ áp dụng điều 669 trước khi áp dụng di chúc nhé. Có những trường hợp kết quả có thể trùng hợp nhưng rất nhiều trường hợp kết quả là khác nhau đó. HH có thể tham khảo thêm bài này để thấy được vấn đề này.

    thân!

     
    Báo quản trị |  
  • #100309   04/05/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    @ hằng hell và Lm_law!

    2 bạn có thể đọc thêm các quy định của truất quyền minh thị và #ff0000;">#ffff00;">đọc kỷ đề bài nhé!

    Quan điểm của QQ là không thay đổi! Các bạn cũng có quyền giữ quan điểm của mình nhưng QQ lưu ý là cách các bạn xác định như vậy là sai rồi.

    thân!
     
    Báo quản trị |  
  • #100324   04/05/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    QuyetQuyen945 viết:
    HH phải đọc kỷ đề bài chứ, đề bài đã nói rằng là " không cho những người trong gia đình hưởng mà chỉ chia cho M và quỹ từ thiện. Như vậy bạn phải hiểu là M và quỹ từ thiện là 2 người thừa kế theo di chúc chứ.


    Bạn quá bảo thủ với quan điểm của chính mình. Càn phải hiểu rằng,di chúc thể hiện ý chí của người lập di chúc, và chúng phải thống nhất với nhau trong nội dung của bản di chúc. Nếu theo đề bài ban đầu như chủ TOPIC đưa ra thì cũng cần phải đặt câu hỏi về ý chí thể hiện của B trong di chúc. Hai ý chí "chia cho 1 người ngoài gia đình (M) 100tr và cho 1 Quỹ từ thiện 200tr" và "chỉ chia cho 2 đối tượng là M và Quỹ từ thiện" nhìn qua tưởng tương hỗ với nhau nhưng thực ra hoàn toàn khác nhau (theo ý chí đầu tiên là di sản được định đoạt trong di chúc là 300 triệu, nhưng theo ý chí thứ hai thì di sản được định đoạt trong di chúc là 480 triệu). Hơn nữa, ngay cả việc chủ TOPIC đã giải thích rõ hơn về nhầm lẫn mà bạn vẫn cố tình bỏ qua không thèm chú ý đến mà còn nói rằng quan điểm của bạn chính xác  ?
    bongbongbay00000 viết:
    Có lẽ ở trên mình nêu trường hợp chưa rõ ràng, mình xin cụ thể lại:
    -A - B vợ chồng
    -tổng tài sản của B là 480
    -nhưng trong di chúc của B chỉ để lại cho M 100tr và Quỹ TT 200tr, còn dư lại 180tr ko đc đề cập đến


    Hơn nữa, tôi chưa bao giờ nghe đến hai thuật ngữ pháp lý "truất quyền mặc thị" và "truất quyền minh  thị" mà bạn đưa ra. Tôi có thể hiểu ý bạn về hai loại đó mà bạn nói, nhưng cách giải thích của bạn về nó liệu có chính xác khi mà chúng chưa được công nhận một cách rộng rãi !

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #100382   04/05/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Im_lawyerx0 viết:


    Bạn quá bảo thủ với quan điểm của chính mình. Càn phải hiểu rằng,di chúc thể hiện ý chí của người lập di chúc, và chúng phải thống nhất với nhau trong nội dung của bản di chúc. Nếu theo đề bài ban đầu như chủ TOPIC đưa ra thì cũng cần phải đặt câu hỏi về ý chí thể hiện của B trong di chúc. Hai ý chí "chia cho 1 người ngoài gia đình (M) 100tr và cho 1 Quỹ từ thiện 200tr" và "chỉ chia cho 2 đối tượng là M và Quỹ từ thiện" nhìn qua tưởng tương hỗ với nhau nhưng thực ra hoàn toàn khác nhau (theo ý chí đầu tiên là di sản được định đoạt trong di chúc là 300 triệu, nhưng theo ý chí thứ hai thì di sản được định đoạt trong di chúc là 480 triệu). Hơn nữa, ngay cả việc chủ TOPIC đã giải thích rõ hơn về nhầm lẫn mà bạn vẫn cố tình bỏ qua không thèm chú ý đến mà còn nói rằng quan điểm của bạn chính xác  ?
    [quote=bongbongbay00000]Có lẽ ở trên mình nêu trường hợp chưa rõ ràng, mình xin cụ thể lại:
    -A - B vợ chồng
    -tổng tài sản của B là 480
    -nhưng trong di chúc của B chỉ để lại cho M 100tr và Quỹ TT 200tr, còn dư lại 180tr ko đc đề cập đến



    Có lẽ bạn chưa hiểu được cách chia thừa kế rồi, một lần nữa QQ vẫn bảo lưu cách chia trên của mình.
    Thật sự là QQ không có nhiều thời gian để giải thích cho bạn hiểu vì thế bạn hãy chờ kết quả của thầy giáo chủ topic nhé, bạn sẽ sớm biết được ai đúng ai sai thôi. Nếu như đến khi chủ topic đưa ra kết quả mà khác cách chia trên của QQ thì QQ xin dành thời gian phân tích cho bạn hiểu thêm.

    lm_law viết:
    Hơn nữa, tôi chưa bao giờ nghe đến hai thuật ngữ pháp lý "truất quyền mặc thị" và "truất quyền minh  thị" mà bạn đưa ra. Tôi có thể hiểu ý bạn về hai loại đó mà bạn nói, nhưng cách giải thích của bạn về nó liệu có chính xác khi mà chúng chưa được công nhận một cách rộng rãi !


    Nếu bạn chưa nghe 2 thuật ngữ này thì bạn dành 1 ít thời gian đi tìm tài liệu để đọc nhé, sau khi đọc xong nếu thấy những vấn đề QQ đưa ra chưa hợp lý bạn có thể bổ sung thêm!

    thân!
     
    Báo quản trị |  
  • #100336   04/05/2011

    khatvongttk
    khatvongttk
    Top 200
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2010
    Tổng số bài viết (468)
    Số điểm: 6163
    Cảm ơn: 486
    Được cảm ơn 150 lần


    Chủ topic đã nói rõ hơn về đề bài rồi mà, chỉ là thảo luận cho ra vấn đề thôi các bạn cứ thoải mái đi không cần nảy lửa quá.

    Theo bongbong thì 180 tr kia ko được đề cập, vậy nó được chia theo pháp luật rồi.

    Chia theo hell két quả thì đúng nhưng trình tự thì chưa chính xác lắm: khi chia thì đề cao ý chí của người để lại thừa kế nên chia theo di chúc trước, sau đó còn lại mới tính chia theo pháp luật.

    Còn luc đầu chủ topic viết đề bài đọc gây hiểu nhầm là chỉ cho M và quỹ từ thiện hưởng thừa kế thì chia theo QQ là đúng rồi.

    Thân!  

    codonminhtoi_cham_90@yahoo.com

    Luật mà thi hành không nghiêm sẽ sinh ra luật rừng, luật rừng sinh ra xã hội rừng => thảm hoạ

    WHERE THERE IS A WILL, THERE IS A WAY

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn khatvongttk vì bài viết hữu ích
    QuyetQuyen945 (04/05/2011)
  • #100384   04/05/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    @@ Khát Vọng !

    Cho dù chủ topic có thay đổi 1 xíu về nội dung nhưng nó cũng không làm thay đổi cái j đâu bạn ạ.

    Bởi vì đề bài đã truất quyền của các người thừa kế thứ nhất rồi và chỉ cho M và QTT được hưởng thôi.

    Ở đây ta phải hiểu rằng theo ý chí của B thì toàn bộ di sản của B chỉ dành cho M và QTT mà thôi. Nhưng ở đây ý chí của B chỉ bị pháp luật hạn chế theo điều 669 mà thôi.

    thân!
     
    Báo quản trị |  
  • #100391   04/05/2011

    bongbongbay00000
    bongbongbay00000

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2011
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 805
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    vậy theo ý của QQ là nếu ko bị pháp luật hạn chế bởi điều 669 thì  M và QTT sẽ được hưởng trọn 480tr, mặc dù di chúc ghi là để cho M và QTT tổng cộng 300tr?
     
    Báo quản trị |  
  • #100398   04/05/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    @ bong bóng bay!

    Đúng vậy đó bạn à.

    Ví dụ thế này nha.

    A có 100 triệu. Có con là B đã thành niên và có khả năng lao động. A lập di chúc với nội dung như sau:

    Không cho B hưởng di sản thừa kế của mình, ( không cần nêu lý do) chỉ chia thừa kế cho M và X  ( là 2 người không thuộc hàng thừa kế). Thì toàn bộ di sản của A đều chia cho X và M thôi B không có bất cứ phần nào.
     
    Báo quản trị |  

Chủ đề đã khép lại!