Về Chia Thừa Kế - Help me ^^

Chủ đề   RSS   
  • #100214 03/05/2011

    bongbongbay00000

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2011
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 805
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Về Chia Thừa Kế - Help me ^^

    mình có 1 câu hỏi về chia thừa kế, mong các bạn, các anh chị đi trước có kinh nghiệm giải quyết giúp!
    trường hợp như sau:
    -A và B là vợ chồng, có tài sản chung 600tr
    -B có tài sản riêng 180tr
    -A và B có 3 người con C (20tuổi, có khả năng lao động), D (17tuổi), E (14tuổi)

    B chết, để lại di chúc (có hiệu lực PL), rằng chia cho 1 người ngoài gia đình (M) 100tr và cho 1 Quỹ từ thiện 200tr
    Ghi chú: ko chia cho người trong gia đình, mà chỉ chia cho 2 đối tượng là M và Quỹ từ thiện

    Mong sớm nhận được sự trợ giúp của các bạn qua trả lời bài viết này hoặc qua mail của mình: ks.hoangloc@yahoo.com.vn
     
    36030 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

4 Trang «<234
Thảo luận
  • #103262   17/05/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    -Có thể thấy hai ví dụ của Maiphuong5 đều có người hưởng di sản không phụ thuộc nội dung di chúc, người thừa kế theo di chúc, người thừa kế theo pháp luật. 

    +Ở vd1, chia di sản theo thứ tư người hưởng di sản không phụ thuộc nội dung di chúc > người thừa kế theo di chúc > người thừa kế theo pháp luật, theo tôi phần di sản còn lại là 60 triệu không thể cho C hưởng trọn được bởi sẽ không có căn cứ pháp lý nào để C hưởng trọn được phần này. Tuy nhiên, nếu áp dụng theo cách chia đều cho các đồng thừa kế ở hàng thứ nhất thì nó lại ngược với tinh thần của điều 669,  BLDS 2005chỉ đảm bảo cho người hưởng di sản không phụ thuộc nội dung di chúc được 2/3 kỷ phần thừa kế theo pháp luật,chứ không được hơn. Tôi nghĩ, nếu như luật thay đổi một chút,  thay đổi từ "vẫn được hưởng" thành "được hưởng ít nhất " ở khoản 1, Điều 669, BLDS  2005  thì đây có thể trở thành phương án tối ưu nhất, bởi những người  thừa kế bình thường đều có cơ hội hưởng di sản theo di chúc và hưởng di sản theo pháp luật, thì tại sao người hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc lại bị hạn chế cố định với một mức !

    +Ở VD2, chia di sản theo thứ tư người thừa kế theo pháp luật > người thừa kế theo di chúc. Cách này tuy rằng vẫn đảm bảo quyền lợi của người hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc nhưng nó đã thay đổi hoàn toàn thứ tự phân chia  di sản mà mọi ngươi đều biết, mà không có cơ  sở.

    -Theo tôi, khi có sự tham gia  của người hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc thì việc đầu tiên cần xem  xét họ sẽ được hưởng  phần di sản là bao nhiêu trong khối  di sản được định đoạt bởi di chúckhối di sản được định đoạt theo pháp luật, chúng ta sẽ ưu tiên xem xét di chúc trước nếu như di chúc có định đoạt cho họ hưởng một phần di sản, còn không thì xem xét đến khối di sản đuợc định đoạt theo pháp luật (bởi không đặt ra vấn đề này nếu như họ được  hưởng  ít  nhất bằng 2/3 kỷ phần thừa kế theo pháp luật), sau đó sẽ rút phần còn thiếu từ những người hưởng di sản khác. Xác định theo cách này,  đồng thời cũng  làm thay đổi thứ tự phân chia di sản mà chúng ta đều biết, nhưng theo tôi, cơ  sở của nó là đảm bảo cho người hưởng di sản không phụ thuộc nội dung di chúc được hưởng phần di sản của mình theo quy định của pháp luật. Tôi thử giả thiết mấy trường  hợp, tất  nhiên chúng ta đều mặc nhiên hiểu, người hưởng di sản không phụ thuộc vào nội  dung di chúc không được hưởng đủ ít  nhất bằng 2/3 kỷ phần thừa kế theo pháp luật trong các trường hợp dưới đây :

    + người hưởng di sản không phụ thuộc vào nội  dung di chúc không  đuợc hưởng một  phần di sản trong khối  di sản định đoạt  theo  di chúc (1) không  đuợc hưởng một  phần di sản trong khối  di sản định đoạt  theo  pháp luật (2). Thứ tự phân chia: di sản dành cho người hưởng di sản không phụ thuộc vào nội  dung di chúc theo quy định > di sản được định đoạt theo di chúc > di sản đuợc định đoạt theo pháp luật.

    + người hưởng di sản không phụ thuộc vào nội  dung di chúc không  đuợc hưởng một  phần di sản trong khối  di sản định đoạt  theo  di chúc (1) nhưng  được hưởng một phần di sản trong khối di sản định đoạt  theo pháp luật (2). Thứ tự phân chia: di sản đuợc định đoạt theo pháp luật  > di sản được định đoạt theo di chúc > di sản dành cho người hưởng di sản không phụ thuộc vào nội  dung di chúc theo quy định (phần thiếu sẽ rút từ di sản những thừa kế khác theo tỷ lệ di sản họ được hưởng).

    +người hưởng di sản không phụ thuộc vào nội  dung di chúc đuợc hưởng một  phần di sản trong khối  di sản định đoạt  theo  di chúc (1)được hưởng một phần di sản trong khối di sản định đoạt  theo pháp luật (2). Thứ tự phân chia:di sản được định đoạt theo di chúc > di sản đuợc định đoạt theo pháp luật > di sản dành cho người hưởng di sản không phụ thuộc vào nội  dung di chúc theo quy định (phần thiếu sẽ rút từ di sản những thừa kế khác theo tỷ lệ di sản họ được hưởng).

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #103308   17/05/2011

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1500 lần


    Im_lawyerx0 ơi,

        Bạn viết một hồi tôi đọc sợ bị tẩu hỏa nhập ma, nên không dám đọc hết. Có thể bạn lý luận rất chặt chẽ, nhưng nên đơn giản hóa cho dễ hiểu.Thân.

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
  • #103354   18/05/2011

    bongbongbay00000
    bongbongbay00000

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2011
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 805
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cám ơn Maiphuong5 đã nhiệt tình nhe! đáp án của thầy đã có hơn 1 tuần rồi, mình đã post lên đây cho mọi người tham khảo, nhưng vì 1 lý do nào đó, Mod QuyetQuyen945 đã xoá bài viết của mình.

    Do yêu cầu của bạn Maiphuong5, tôi xin đưa ra kết quả cuối cùng là:
    -A=D=E=80tr
    -C=45tr
    -M=65tr
    -Quỹ=130tr

    Đáp án này cũng trùng với 1số các bạn ở trên. Và đáp án này là hoàn toàn có cơ sở, nên tôi ko muốn các bạn tiếp tục thảo luận vấn đề này ở đây nữa.

    Chủ đề này nên được khép lại ở đây. Những ai có ý kiến trái ngược thì mời liên hệ email thaytrantuanduy@yahoo.com gặp Thầy Trần Tuấn Duy nhé!
     
    Báo quản trị |  
  • #103387   18/05/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào bạn bongbongbay0000,

    Tranh luận là tranh luận, bạn có quyền mở topic nhưng bạn lại không có quyền đóng topic trừ các smod hoặc mod theo quy định của DL.

    Thật ra theo phương án chia của thầy bạn, thì có một câu hỏi cần làm rõ là:

    Dựa vào đâu để thầy bạn chỉ rút các phần thừa kế theo di chúc mà không rút phần thừa kế của thừa kế theo pháp luật để bù đắp cho thừa kế không phụ thuộc di chúc, trong khi thừa kế theo di chúc, theo tinh thần của luật, thì có sự ưu tiên hơn hẳn so với thừa kế theo pháp luật (vì nếu có di chúc hợp pháp thì phải chia theo di chúc kể cả khi có tồn tại hàng thừa kế theo pháp luật, trừ trường hợp hưởng thừa kế không phụ thuộc di chúc). Đó là điểm yếu trong cách chia của thầy bạn.

    Và mình chắc chắn rằng thầy của bạn sẽ không đưa ra được bất kỳ cơ sở pháp lý nào cho việc rút di sản như trên. Đối với việc học và làm bài tập của bạn ở trường thì mình xin miễn bình luận vì thầy bạn là người có quyền quyết định cuối cùng, nhưng ở đây là diễn đàn, mọi sự tranh luận đều mang tính công khai và bình đẳng dựa trên cơ sở pháp luật và cơ sở lý luận.

    Vì thế ở đây có thể xem như chúng ta đang tranh luận về quan điểm chia thế nào là phù hợp nhất, vì pháp luật không có quy định cụ thể và chúng ta cũng chẳng có bản án tương tự nào của tòa để tham khảo. Vậy cơ sở để xác định sự phù hợp đó là gì? Đó chính là:

    1 - Tuân thủ triệt để các quy định đã rõ ràng của pháp luật.
    2 - Tuân thủ mức cao nhất ý chí và nguyện vọng của người để lại di sản, nếu họ có để lại di chúc.
    3 - Bảo đảm sự bình đẳng trong cùng hàng thừa kế, nếu pháp luật không có quy định khác.

    Vậy nếu phương pháp chia nào thỏa mãn các yêu cầu trên thì có thể xem phương pháp đó phù hợp. 
     
    Thân.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    QuyetQuyen945 (18/05/2011) hiyatuongda (18/05/2011) Maiphuong5 (18/05/2011) khatvongttk (18/05/2011)
  • #103442   18/05/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    QQ xin chào cả nhà!
    Một lần nữa QQ gửi lời xin lỗi đến tất cả các thành viên trong lúc nóng giận QQ đã tranh luận một cách quá gay gắt và đã có những lỗi  khi thực hiện việc quản lý của mình, nên mong được các members thứ lỗi.


    Tuy nhiên QQ cũng xin khẳng định là bạn bongbongbay chưa hề đưa ra bất  kỳ lời giải nào cho tình huống trên mà bạn ấy chỉ nói là kết quả của thầy bạn ấy giảng giải trên lớp trùng với ý kiến của i am lawyerx0 và Vân Anh mà thôi.

    Do bài viết đó đã có nhiều câu từ không phù hợp nên QQ đã xóa rồi. Và bây giờ việc bongbongbay đưa ra kết quả đó cũng chẳng có ý nghĩa gì trogn việc giải quyết tình huống nữa, vì QQ tin chắc rằng đó không phải là kết quả mà thầy Trần Tuấn Duy giải đâu.

    Thực chất của vấn đề là như thế này các members ạ!

    Cái chủ topic chính là 1 trong số các menber đã tham gia nhiệt tình và hăng say trong topic này từ đầu đến giờ, vì mục đích gì thì QQ không hề biết, và đề bài ở đây không phải là 1 bài kiểm tra của lớp nào cả và cũng chẳng có kết quả nào gọi là kết quả của thầy Duy đưa ra cả, bạn bongbonbay không nên mượn danh nghĩa của thầy để che đậy vấn đề nhé.

    Cái đề này thực chất đó chính là cái tình huống trên báo Dân Trí đã đưa và chủ topic đã lượm được và mang sang đây, tuy nhiên khi lập topic thì vô tình chính người lập topic đã thêm 1 câu ghi chú :"ko chia cho người trong gia đình, mà chỉ chia cho 2 đối tượng là M và Quỹ từ thiện"
    Và chính chủ topic cũng không hề biết khi thêm câu ghi chú này vào thì bản chất của vấn đề nó đã khác hoàn toàn rồi.

    Nó khác như thế nào thì các members có thể xem lại nhưng bài viết trước đây của QQ đã giải thích đầy đủ và rõ ràng.

    Và không ai khác ngoài chính chủ topic đã phản đối kịch liệt cách lập luận của QQ khi chưa có sự thay đổi của đề bài. Điều đó lý giải tại sao những bài viết sau của QQ chỉ nhằm vào chính cái đề nguyên bản của nó và tranh luận gay gắt như vậy.

    Sau khi không thể tranh luận được nữa thì chủ topic đã đi sửa lại đề, và lúc này QQ đã biết đó không còn là bài tập mà thầy giáo đã ra cho 1 lớp học nào đó nữa mà đó chỉ là 1 tính huống thông thường mà thôi, và QQ cũng không làm bài đó luôn vì QQ nghĩ nó sẽ không còn có ý nghĩa nữa.

    Cho đến khi anh LS đưa ra hướng giải quyết mà QQ có thấy  1 phần đúng nhưng chưa chuẩn và đầy đủ thì QQ mới đăng thêm bài viết cảu mình để chia sẻ cách chia của mình đối với các members. nhưng anh LS đã quá tự tin là nói QQ đã dựa trên cách chia của cậu ấy để QQ chia thì đó là 1 điều buồn cười. Vì QQ chia theo các trình tự khác với LS đã chia.
    QuyetQuyen945 viết:


    Tuy nhiên, sau khi chủ topic đã thay đổi đề thì đã có khá nhiều bài giải nhưng QQ vẫn chưa đồng ý với bất kỳ bài giải nào theo đề mới cả. Và chỉ có bài giải của bạn vừa giải là tương đối thôi nhưng chưa đúng, nếu được chấm điểm thì QQ chỉ chấm cho bạn 7 điểm thôi.

    Với đề bài đã được sửa bởi chính chủ  topic
    chủ topic viết:

    Có lẽ ở trên mình nêu trường hợp chưa rõ ràng, mình xin cụ thể lại:
    -A - B vợ chồng
    -tổng tài sản của B là 480
    -nhưng trong di chúc của B chỉ để lại cho M 100tr và Quỹ TT 200tr, còn dư lại 180tr ko đc đề cập đến



    QQ sẽ giải bài này như sau:

    Trước hết xác định di sản B để lại = 480 triệu.

    B chết có để lại di chúc=> chia theo di chúc M được hưởng 100 tr QTT được hưởng 200 tr.

    Số di sản còn lại không được định đoạt ta chia theo pháp luật:

    Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của B bao gồm : A(vợ) C, D, E ( con).( khoản 1 Điều 676 BLDS 2005)

    A=C=D=E= 180/4= 45 tr.

    Xét thấy A,( vợ) D, E( con chưa thành niên) là những Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo quy định tại Điều 669 BLDS 2005.
    Tuy nhiên họ đã không được hưởng bằng mức tối thiểu là Điều luật đã quy định nên ta phải chi cho đủ để đảm bảo quyền lợi cho họ.

    Kỷ phần bắt buộc dành cho những người đó =2/3*480/4= 80 triệu.

    Như vậy mỗi người trong họ cần phải được hưởng thêm 35 triệu nữa và tổng số của cả 3 người là 105 triệu.
    Số tiền này được trích từ các đồng thừa kế khác, Việc trích như thế nào thì luật không hề quy định rõ vì thế trên thực tiễn đối với từng Trường hợp cụ thể thì Tòa án có các cách trích khác nhau để phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên cách làm thông thường nhất và QQ thấy hợp lý nhất đó là trích theo tỉ lệ trên số di sản mà các đồng thừa kế khác được hưởng không phân biệt họ là người hưởng thừa kế theo di chúc hay theo pháp luật, di sản của họ được hưởng là bao nhiêu.

    Điều này phù hợp với tinh thần của Điều 632. Quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân

    Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.


    Cụ thể tỉ lệ được trích như sau:

    QQT: M: C <=> 200:100: 45 <=> 40:20:9 để trích ra 105 triệu.

    QTT phải trích ra số di sản = 40/69 * 105= 60,89 triệu (gần bằng)=> làm tròn 61 triệu
    M phải trích ra số di sản=20/69* 105= 30,43 triệu ( gần bằng)=> làm tròn 30,5 triệu
    C phải trích ra số di sản = 9/69 * 105=13,69   triệu( gần bằng)=> làm tròn xuống 13,5 triệu vì C là người trong gia đình và người được hưởng ít nhất nên QQ nghỉ làm tròn vậy sẽ hợp lý.

    Tóm lại số di sản của mỗi người được hưởng trong trường hợp này là:

    QTT=  139 triệu
    M= 69,5 triệu
    C= 31,5 triệu
    A=D=E= 80 triệu

    Trên đây là cách giải và đáp án của QQ cho đề bài của chủ topic trên.

    QQ hi vọng là kết quả này sẽ trùng với đáp án của người ra đề, dù đó chỉ là hi vọng mong manh!


    Thân!




    QQ xin đưa ra quan điểm của mình về cách chia thừa kế trong trường hợp có người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo Điều 669 như sau:

    Phải thực hiện theo đứng trình tự các bước sau, nếu thực hiện sai trình tự thì sẽ sai.
    bước 1. Chia theo nội dung của di chúc để lại,(1)
    bước 2. Chia phần di sản còn lại không được định đoạt trong di chúc theo pháp luật (nếu có).(2)
    bước 3. Tổng kết lại tất cả các phần mà các đồng thừa kế đã được hưởng sau đó xem xét có những ai  là những người thuộc diện theo Điều 669 BLDS 2005. Xem phần di sản của họ được hưởng có đạt được mức tói thiểu=2/3 1 suất thừa kế hay chưa? Nếu bằng hoặc lớn hơn thì chúng ta không cần chia thêm mà kết quả đã chia trên là kết quả cuối cùng, còn nếu phần họ hưởng chưa bằng mới mức tối thiểu thì  chúng ta phải cho họ hưởng đủ.

    bước 4. Cho các đối tượng đó hưởng đủ bằng cách nào? đến nay vẫn chưa có một hướng dẫn cụ thể nào của TANDTC cả, nhưng cách thông thường và QQ thấy hợp lý và có cơ sớ pháp lý là ta trích theo tỷ lệ của các đồng thừa kế khác, không phân biệt họ là người hưởng thừa kế theo di chúc hay theo pháp luật. Điều này tạo nên 1 sự thống nhất cho người học và rất dễ cho việc thầy cô chấm bài.(4)

    Còn thực tiễn khi trích thì thẩm phán có thể xem xét các yếu tố khác để trích cho thật hợp lý ví như dựa vào điều kiện kinh tế của các đồng thừa kế, mối quan hệ giữa họ, ý chí của các bên .. để đưa ra 1 phán quyết cuối cùng.

    QQ nghĩ nếu các members  thực hiện theo đúng các bước trên thì sẽ không có các vấn đề phát sinh như các bài viết gần đây đâu.

    QQ xin giải thích rõ thêm các bước mà QQ đã đưa ra ở trên.

    (1). Tại vì ý chí của người lập di chúc luôn được đặt lên hàng đầu vì thế nói gì thì nói những khi người chết có để lại di chúc và di chúc đó là hợp pháp thì ta phải tôn trọng ý chí của họ và chia theo di chúc là số 1. Điều này cũng được lý giải bởi các nhà làm luật đã xây dựng chương thừa kế theo di chúc trước chương thừa kế theo pháp luật.


    (2) Sau khi chia theo di chúc xong thì ta thực hiện chia theo pháp luật phần di sản không được định đoạt trong di chúc, bởi lẽ :
    BLDS viết:

    Điều 669. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc 

    Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:

    1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

    2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.




    Ở đây chúng ta cần pahir hiểu là từ cho hưởng theo nghĩa rộng chứ không nên hiểu từ cho hưởng theo nghĩa hẹp của nó tức là chỉ cho hưởng theo nội dung của di chúc mà ta cần hiểu từ cho hưởng này là cho hưởng theo nội dung trong di chúc và cả pháp luật nữa, vì khi ngươi lập di chúc đã không định đoạt hết phần di sản của mình trong di chúc thì chúng ta cũng hiểu mặc nhiên người đó đã cho những người đó hưởng 1 phần theo quy định của pháp luật rồi.

    Về vấn đề này QQ cũng xin đưa thêm quan điểm của thầy Hồng Hải - trưởng bộ môn Dân Sự của HLU để mọi người hiểu rõ hơn.


    trích dẫn viết:


    "ot_nhh, on 13/12/2010 at 23:34 said:

    em chào thầy!
    em có câu hỏi về thừa kế mong thầy gải đáp.
    ông A có vợ là B, 2 con C và D.Ông A chết có để lại di chúc cho C hưởng 1/2 di sản. Em muốn hỏi là còn 1/2 di sản ko định đoạt trong di chúc được chia theo PL. Vậy bà B có được hưởng 2/3 suất thừa kế theo D669 hay ko?

    thầy ơi! em xin hỏi thêm là: trường hợp phần di sản chia theo PL cho bà B nhỏ hơn 2/3 suất thừa kế thì phần còn thiếu đó lấy từ đâu ạ? em thắc mắc là số thiếu đó có được lấy từ số di sản mà C được hưởng theo di chúc hay ko trong khi vẫn còn có tài sản ko được định đoạt đủ để bù đắp số thiếu?

    giả sử di sản thừa kế của ông A là X. ông A còn bà vợ hợp pháp là E nhưng trong di chúc bị A truất quyền thừa kế. Theo PL thì bà E cũng được hưởng 2/3 suất thừa kế. Khi đó số di sản còn lại để chia theo PL được tính ntn: [X - (2/3*X/4) - X/2] hay là [X - (2/3*X/4)] : 2. Vậy số thiếu của bà B được lấy từ phần di sản di chúc cho C hay từ phần di sản chia theo PL cho C và D hay là lấy theo tỷ lệ di sản mà C, D được hưởng cả theo di chúc và theo PL.
    Mong thầy giải đáp giúp em với.huuuu….

    Chào ot_nhh,

    Em vẫn phải chia 1/2 di sản ông A không định đoạt trong di chúc cho B, C, D theo qui định về thừa kế theo pháp luật. Sau đó em tính 2/3 suất của bà B được hương theo Đ 669 là bao nhiêu nếu mức 2/3 bằng hoặc nhỏ hơn phần bà B đã được hưởng phần thừa kế theo Pl của ông A thì bà B không được hưởng 2/3 suất theo Đ 669. Nếu mức 2/3 lớn hơn phần bà B đã được hưởng phần thừa kế theo Pl của ông A thì bà B được hưởng phàn còn thiếu.

    Về vấn đề lấy phần còn thiếu để người thuộc diện hưởng theo Đ 669 nhận đủ 2/3 suất tk theo luật hiện còn hai quan điểm.

    - Trừ vào phần di sản của những người hưởng theo di chúc không trừ vào phần di sản được hưởng thừa kế theo pháp luật;

    - Trừ vào phần di sản của tất cả những người thừa kế theo di chúc và pháp luật.

    Tôi theo quan điểm thứ hai"

    Các menbers có thể tham khảo thêm vấn đề này ở đây


    Còn vấn đề thứ( 3 )thứ(4) QQ cũng đã có sự giải thích trong bài viết trước đây và cơ sở pháp lý mà QQ dẫn là.

    DLDS viết:

    Điều 632. Quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân

    Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật

    .

    Đó là quan điểm mà  QQ bảo vệ, các members khác có quyền giữ quan điểm của mình.

    Thiết nghỉ chúng ta ai cũng có những quan điểm riêng của mình vì đó là những quy định của luật Việt. Tuy nhiên khi  đã đưa ra một vấn đề nào đó thì chúng ta cần có những lập luận nhất định để thuyết phục được người đọc, người nghe và nó cũng đi theo cái chuẩn chung mà những tiền bối đã dạy, nếu có bước đột phá thì nên lập luận làm sao để các bác ấy phục được mới thôi. Vì việc học nó tồn tại với quá trình sinh sống của mỗi chúng ta mà, có thể hôm nay là quan điểm sai lầm nhưng ngày mai nó là một phát minh vĩ đại, cũng có thể nay là một phát minh vĩ đại nhưng mai này nó lại hủy diệt loài người.


    Vì thế QQ nghĩ rằng cái gì nó cũng có cái giới hạn của nó, chúng ta cần biết có điểm để dừng, không nên đi quá xa, hãy nên nhớ 1 câu :"quay đầu là bờ".


    Trên đây là những cảm xúc những chia sẽ mà QQ muốn thổ lộ với các menbers, hi vọng các members hiểu và thông cảm cho QQ. Thật ra QQ cũng không hề đăng bài thêm trong topic này nữa đâu, tuy nhiên QQ nghĩ việc viết lên đây những dòng tâm sự cùng với việc chia sẻ kiến thức sẽ là 1 điều hợp lý.


    Một lần nữa QQ mong các members bỏ qua những lỗi mà QQ đã mắc phải. Và cảm ơn những ai đã đọc bài viết này của QQ.


    Chúc mọi người vui vẻ!


    thân!

     








     
    Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 18/05/2011 12:58:55 CH
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn QuyetQuyen945 vì bài viết hữu ích
    Maiphuong5 (18/05/2011) khatvongttk (18/05/2011)
  • #103471   18/05/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Cảm ơn QQ đã đưa ý kiến của thầy Hồng Hải của DHL,

    Nhưng theo quan điểm của anh thì cả 2 quan điểm đó đều không phù hợp vì

    Luật pháp nếu đã đưa ra những nguyên tắc nào thì phải bảo đảm nguyên tắc đó được áp dụng trong tất cả các trường hợp thực tế phát sinh và trong mọi tình huống, trừ trường hợp có sự xung đột giữa các nguyên tắc thì lúc đó mới có sự lựa chọn ưu tiên nguyên tắc nào. Điều đó thể hiện tính nhất quán của pháp luật trong cuộc sống để bảo đảm mọi người đều có thể hiểu và áp dụng thống nhất.
     
    Ở đây nguyên tắc ưu tiên thừa kế theo di chúc trước thừa kế theo pháp luật
    khi phân chia di sản đã được đưa ra. Không ai có thể bác bỏ tinh thần của nguyên tắc đó đã được thể hiện rất rõ trong luật. Vậy thì hà cớ gì khi thực hiện rút tài sản để bù cho phần thiếu của những thừa kế không phụ thuộc di chúc, thì các quan điểm mà thầy Hải đưa ra (có thể của thầy hoặc của ai đó) lại đi ngược lại tinh thần của nguyên tắc trên. Bởi vì nếu chỉ rút tài sản của người thừa kế theo di chúc tức xem quyền lợi của người thừa kế theo di chúc nằm dưới quyền lợi của người thừa kế theo pháp luật hoặc nếu rút đều tức xem quyền lợi của người thừa kế theo di chúc người thừa kế theo pháp luật là như nhau.

    Chính vì các quan điểm này không bảo đảm tính nhất quán của tinh thần pháp luật nên anh không đồng ý với các quan điểm này.

    Thân.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    Maiphuong5 (18/05/2011)
  • #103481   18/05/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Gửi #0072bc;">Im_lawyerx0 & #33cccc;">QuyetQuyen945!

    Qua theo dõi topic này, tôi xin đưa ra một vài ý kiến góp ý với hai bạn như thế này:

    Các bạn đều đang là những sinh viên ngành Luật và sau này ra trường các bạn có thể sẽ theo nghề luật hoặc làm những công việc khác có liên quan ít nhiều đến pháp luật. Vì vậy, ngay từ bây giờ, việc các bạn tham gia diễn đàn để trao đổi kiến thức, thảo luận các vấn đề về pháp luật có thể xảy ra trong thực tiễn để vừa là giao lưu học hỏi, bổ sung kiến thức về luật cho nhau, vừa giúp đỡ được những người khác là một việc làm rất bổ ích, rất đáng được hoan nghênh.

    Khi thảo luận các tình huống pháp luật trên diễn đàn, các bạn đều có quyền đưa ra quan điểm của mình và sử dụng kiến thức đã học, bằng phướng pháp tư duy riêng của mỗi người để bảo vệ quan điểm đó. Nhưng nếu các bạn biết cách lắng nghe ý kiến của người khác, biết nhận ra chỗ sai của mình, biết cái gì là nên làm và cái gì không nên làm, biết giữ cho mình một cái đầu lạnh... thì đó mới là điều đáng quý, đáng được trân trọng, chứng tỏ được tư tưởng cầu thị của các bạn. Làm được vậy, mọi người trong diễn đàn cũng như ngoài xã hội sẽ nhìn các bạn với con mắt thiện cảm hơn, nhìn nhận các bạn dưới góc độ tích cực hơn.

    Tuy nhiên cả 2 bạn đã không làm được điều đó. Chỉ vì một chút tự ái không đáng có, một chút tự trọng và cả một chút muốn thể hiện cái tôi của bản thân mà các bạn đã không kiềm chế được cảm xúc, tự đánh mất phần nào bản thân mình. Điều đó dẫn đến phần thảo luận của các bạn không còn mang ý nghĩa là thảo luận, là tranh luận nữa. Mà nó trở thành một cuộc tranh cãi gay gắt, một cuộc chiến thực sự và hậu quả là các bạn mất nhiều hơn được. Hãy lấy một tờ giấy trắng vạch đôi nó ra, gạch đầu dòng một bên là cái được, một bên là cái mất, tôi cam đoan rằng những gạch đầu dòng về cái mà các bạn đã mất sẽ nhiều hơn rất nhiều so với cái mà các bạn đạt được sau khi tham gia topic này.

    Có một điều tôi muốn nói thêm với các bạn, đó là khi tham gia vào bất cứ một chu đề nào thì hãy tập trung vào nội dung trọng tâm của nó. Đừng quá chú ý đến các tiểu tiết, phát triển chủ đề theo hướng đặt thêm các giả thiết hay bắt câu chữ của nhau. Vì làm như thế thì không biết đến bao giờ mới có thể kết thúc được một vấn đề tưởng chừng như đơn giản, sẽ dẫn những cãi vã vô bổ và chưa chắc người hỏi đã nhận được câu trả lời như mong muốn.

    Tôi viết ra những dòng này vừa để góp ý với các bạn, cũng vừa là lời tâm sự của tôi dành cho các bạn. Các bạn đều còn trẻ, có thể chưa va chạm xã hội nhiều nên đây coi như là một bài học nhỏ cho mình.

    Hãy biết kìm nén cảm xúc, tỏ rõ sự thân thiện, biết chia sẻ và thông cảm.
    Hãy nghĩ về mọi điều theo cách đơn giản hơn, các bạn sẽ thấy lòng mình nhẹ nhàng, thanh thản hơn.

    Thân ái!

    Gửi #0072bc;">bongbongbay00000!
    Bạn viết: "Đáp án của thầy đã có hơn 1 tuần rồi, mình đã post lên đây cho mọi người tham khảo, nhưng vì 1 lý do nào đó, Mod QuyetQuyen945 đã xoá bài viết của mình".

    Các bài viết của bạn và của bất cứ thành viên nào bị xóa đều vẫn được chúng tôi lưu giữ trên diễn đàn này. Với tư cách là người tham gia quản lý diễn đàn, bằng danh dự của mình, tôi cam đoan rằng trong tất cả 4 bài viết đã bị xóa của bạn không hề có bài viết nào chứa đựng nội dung là đáp án của thầy giáo bạn về tình huống này cả. Có thể do bạn nhớ nhầm chăng? Còn nếu không phải vậy thì bạn cần rút kinh nghiệm.

    Và cuối cùng, xin phép diễn đàn, tôi chính thức đóng topic này tại đây.
    Cảm ơn sự tham gia nhiệt tình của tất cả các bạn!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    5 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    Maiphuong5 (18/05/2011) QuyetQuyen945 (18/05/2011) BeToan89 (18/05/2011) hiyatuongda (18/05/2011) ELinh (18/05/2011)

Chủ đề đã khép lại!