Về Chia Thừa Kế - Help me ^^

Chủ đề   RSS   
  • #100214 03/05/2011

    bongbongbay00000

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2011
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 805
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Về Chia Thừa Kế - Help me ^^

    mình có 1 câu hỏi về chia thừa kế, mong các bạn, các anh chị đi trước có kinh nghiệm giải quyết giúp!
    trường hợp như sau:
    -A và B là vợ chồng, có tài sản chung 600tr
    -B có tài sản riêng 180tr
    -A và B có 3 người con C (20tuổi, có khả năng lao động), D (17tuổi), E (14tuổi)

    B chết, để lại di chúc (có hiệu lực PL), rằng chia cho 1 người ngoài gia đình (M) 100tr và cho 1 Quỹ từ thiện 200tr
    Ghi chú: ko chia cho người trong gia đình, mà chỉ chia cho 2 đối tượng là M và Quỹ từ thiện

    Mong sớm nhận được sự trợ giúp của các bạn qua trả lời bài viết này hoặc qua mail của mình: ks.hoangloc@yahoo.com.vn
     
    36032 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

4 Trang <1234>
Thảo luận
  • #102302   13/05/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Tôi nghĩ bạn KhacDuy25 đã quá áp đặt ý của mình vào tình huống gốc của chủ TOPIC đưa ra.
    bongbongbay00000 viết:
    Ghi chú: ko chia cho người trong gia đình, mà chỉ chia cho 2 đối tượng là M và Quỹ từ thiện

    Bạn cần hiểu ở đây, chủ TOPIC chỉ muốn giải thích rõ hơn nội dung của di chúc, chứ đây hoàn toàn không thuộc vào nội dung di chúc. Vì giải thích không rõ ràng, điều này đã dẫn đến hiểu nhầm những nội dung chính của di chúc. Tuy nhiên, ngay bài tiếp theo, chính chủ topic đã sửa lại điểm gây ra hiểu nhầm đó
    bongbongbay00000 viết:
    Có lẽ ở trên mình nêu trường hợp chưa rõ ràng, mình xin cụ thể lại:
    -A - B vợ chồng
    -tổng tài sản của B là 480
    -nhưng trong di chúc của B chỉ để lại cho M 100tr và Quỹ TT 200tr, còn dư lại 180tr ko đc đề cập đến

    Tuy nhiên, bạn đã cố tính giải quyết tình huống theo sự nhầm lẫn trên. Đây là tình huống của bongbongbay00000 vì thế, bạn cần giải thích theo đúng nội dung mà bongbongbay00000 muốn làm rõ. Còn nếu ngược lại, bạn có thể đưa tình huống theo ý cảu bạn sang một TOPIC mới.
    Ban đầu, tôi cũng đã đưa ra cách giải quyết của mình nhưng mới chỉ gửi riêng cho chủ TOPIC, bởi có một số điểm tôi còn đang băn khoăn, nhưng bây giờ tôi đã hiểu rõ hơn về nó. Tôi xin trích lại quan điểm ban đầu của tôi đã hướng dẫn cho bongbongbay00000 :

    Im_lawyerx0 viết:
    Về cơ bản đây là ý kiến của tôi:

    A=C=D=E=180/4=45 triệu (chia theo pháp luật)

    +A, D, E là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc nên được hưởng 2/3 suát của một người thừa kế theo pháp luật, nếu toàn bộ di sản được chia theo pháp luật, tức là A=D=E= (480/4)*2/3 = 80 triệu

    +Như vậy, A, D, E vẫn chưa hươnrg đủ phần của mình, do đó cần phải lấy trong 300 triệu một phần bằng 35*3 = 105 triệu để chia thêm cho A,D, E mỗi người 35 triệu nữa. Như vậy, tổng di sản còn lại của M và Quỹ từ thiện là 195 triệu. Việc chia phần này cho M và Quỹ từ thiện cũng đơn giản, dự vào tỷ lệ mà mỗi người được nhận trong di chúc. M đuợc nhận 195* (100/300) = 65 triệu. Quỹ từ thiện được nhận 195*(200/300) = 130 triệu.

    Kết luận:

    +A =D=E = 80 triệu

    +C = 45 triệu

    +M = 65 triệu

    +Quỹ từ thiện=130 triệu


    Đây là quan điểm của tôi sau đó (tức bây giời):

    A=C=D=E=180/4=45 triệu (chia theo pháp luật)

    +A, D, E là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc nên được hưởng 2/3 suát của một người thừa kế theo pháp luật, nếu toàn bộ di sản được chia theo pháp luật, tức là A=D=E= (480/4)*2/3 = 80 triệu

    +Như vậy, A, D, E vẫn chưa hươnrg đủ phần của mình, do đó cần phải lấy trong phần di sản thừa kế của C, M và Quỹ từ thiện  một phần bằng 35*3 = 105 triệu để chia thêm cho A,D, E mỗi người 35 triệu nữa. Bởi về nguyên tắc, theo quy định tại điều 669, BLDS 2005, phần di sản của những đối tượng này sẽ được trích ra từ toàn bộ di sản thừa kế chứ không phải trích ra từ toàn bộ di sản chia thừa kế được định đoạt theo di chúc. Như vậy, sẽ là không công bằng đối với những người thừa kế theo di chúc nếu chúng ta chỉ rút từ phần di sản của họ để chia cho những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc !

    +CHúng ta sẽ trích ra 105 triệu từ C, M và Quỹ từ thiện theo tỷ lệ di sản mà họ đuợc thừa hưởng nếu như không có sự xuất hiện của người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc. Cụ thể, sẽ trích ra từ di sản của C, M và Quỹ từ thiện theo tỷ lệ:

    Im_lawyerx0 viết:
    C : M : Quỹ từ thiện = 45 : 100 : 200 = 9 : 20 : 40


    Như vậy, ta sẽ trích ra (9/69 * 105) = 13,5 triệu của C, (20/69 * 105) = 30,5 triệu của M và (40/69 * 105) = 61 triệu của Quỹ từ thiện.

    Kết luận:
    +A = D = E = 80 triệu

    +C = 31,5 triệu

    +M = 69,5 triệu

    +Quỹ từ thiện = 139triệu

    *Note: 1.Tôi xin trực tiếp sửa lại lại số 138,5 thành 139 bởi theo tôi, đây chỉ là lỗi nhỏ khi tính toán. (200 - 61 = 139)
    2. Tôi không hiểu bạn không đồng ý điểm nào với cách của tôi khi mà kết quả của bạn hoàn toàn giống của tôi, và sau khi tôi đưa ra cách làm này bạn mới đưa ra cách làm của bạn. Tôi không dám chắc về việc bạn có tham khảo cách làm của tôi hay không, bởi rõ ràng tôi đã  chờ các bạn thảo luận trong một vài ngày để mới đưa ra cách làm như vậy? Nếu như bạn đã trình bày cách làm này trước tôi sẽ không có ý kiến (bởi bạn là mod và rất quan tâm đến chủ đề này, tôi không hiểu có lý do nào để bạn đến lúc này mới trình bày cách làm mới này), và ngược lại ? Bình thường tôi sẽ không khắt khe về việc này, tuy nhiên, tôi đã để ý rất lâu nhưng chưa thấy ai đưa ra được quan điểm tương đồng với quan điểm này của tôi, vì thế tôi có cơ sở để cho rằng đó là duy nhất, chính bạn đã khiến tôi phải có ý nghĩ như vậy.
    (Phần Note được thêm sau bài của QQ)
    Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 13/05/2011 02:35:06 CH Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 13/05/2011 02:29:22 CH

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #102318   13/05/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Chào  luật sư! lâu nay mắt QQ yếu với lại không biết tiếng Anh nên dịch thành lm, xin lỗi bạn nha!

    QQ xin có vài ý kiến trao đổi với LS như sau:

    Thứ nhất, những bài viết trước QQ tưởng đó là một bài tập thật sự của một lớp học nào đó do thầy giáo ra đề và QQ đã giải theo đúng cái đề nguyên bản của nó, và QQ nghỉ cách giải của QQ đối với đề nguyên bản là một bài giải đúng. Tuy nhiên khi chưa có sự thay đổi đề của chủ topic( là người ra đề) thì LS đã phản đối cách chia của QQ rồi, và LS rất quả quyết như đã biết được đề có sự nhầm lẫn rồi ấy.

    Im_lawyerx0 viết:
    QuyetQuyen945 viết:
    Theo nội dung của di chúc thì ta có :
    M được hưởng 100 triệu + 90 triệu =190 triệu
    Quỹ từ thiện dc hưởng 200 triệu + 90 triệu= 290 triệu


    Tôi không hiểu tại sao QuyetQuyen945 lại gộp phần di sản không được định đoạt vào với nội dung di chúc, theo cách chia của bạn, như vậy M và Quỹ từ thiện lại trở thành người thuộc vào diện thừa kế nên được chia phần di sản không đuợc định đoạt trong di chúc. ĐIều này là không chính xác.

    Đồng ý với bạn về việc có thể hiểu rằng B đã truất quyền thừa kế của A, C, D và E nhưng chỉ là truất quyền thừa kế với phần di sản là 300 triệu được định đoạt trong di chúc. Tuy nhiên, không thể từ đây mà suy diễn thành việc B truất quyền thừa kế của A, C, D và E đối với cả phần di sản không được định đoạt (180 triệu), bởi trong tình huống không hề có nội dung nào thể hiện điều này. Vì thế, người được thừa kế theo pháp luật của B phải là A, C, D và E (hàng thừa kế thứ nhất) chứ không thể là M và Quỹ từ thiện đuợc. Có thể, giả thiết này của bạn xuát phát từ thông tin

    bongbongbay00000 viết:
    Ghi chú: ko chia cho người trong gia đình, mà chỉ chia cho 2 đối tượng là M và Quỹ từ thiện

    Vậy bạn có cảm thấy mâu thuẫn khi mà B xác nhận chỉ chia cho M và Quỹ từ thiện, như vậy B phải để lại toàn bộ di sản là 480 triệu cho M và Quỹ từ thiện (theo cách lý giải của QuyetQuyen945 ) chứ không phải là một phần di sản tương đương với 300 triệu (ý chí của B trong di chúc). Không thể nói là B không biết mình có 480 triệu chứ không phải 300 triệu !!




    Những bài viết của QQ sau đó chỉ nhằm vào cách lập luận trên của bạn với nguyên gốc của cái đề của chủ topic đưa ra mà thôi.

    Cho dù QQ thấy chủ topic có sự thay đổi trong đề bài nhưng QQ vẫn muốn tranh luận với bạn theo chính cái phiên bản gốc của nó.

    Bởi QQ nghỉ thầy giáo sẽ không ra một bài tập đơn giản như vậy đâu LS ạ.!

    Tuy nhiên, sau khi chủ topic đã thay đổi đề thì đã có khá nhiều bài giải nhưng QQ vẫn chưa đồng ý với bất kỳ bài giải nào theo đề mới cả. Và chỉ có bài giải của bạn vừa giải là tương đối thôi nhưng chưa đúng, nếu được chấm điểm thì QQ chỉ chấm cho bạn 7 điểm thôi.

    Với đề bài đã được sửa bởi chính chủ  topic
    chủ topic viết:

    Có lẽ ở trên mình nêu trường hợp chưa rõ ràng, mình xin cụ thể lại:
    -A - B vợ chồng
    -tổng tài sản của B là 480
    -nhưng trong di chúc của B chỉ để lại cho M 100tr và Quỹ TT 200tr, còn dư lại 180tr ko đc đề cập đến



    QQ sẽ giải bài này như sau:

    Trước hết xác định di sản B để lại = 480 triệu.

    B chết có để lại di chúc=> chia theo di chúc M được hưởng 100 tr QTT được hưởng 200 tr.

    Số di sản còn lại không được định đoạt ta chia theo pháp luật:

    Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của B bao gồm : A(vợ) C, D, E ( con).( khoản 1 Điều 676 BLDS 2005)

    A=C=D=E= 180/4= 45 tr.

    Xét thấy A,( vợ) D, E( con chưa thành niên) là những Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo quy định tại Điều 669 BLDS 2005.
    Tuy nhiên họ đã không được hưởng bằng mức tối thiểu là Điều luật đã quy định nên ta phải chi cho đủ để đảm bảo quyền lợi cho họ.

    Kỷ phần bắt buộc dành cho những người đó =2/3*480/4= 80 triệu.

    Như vậy mỗi người trong họ cần phải được hưởng thêm 35 triệu nữa và tổng số của cả 3 người là 105 triệu.
    Số tiền này được trích từ các đồng thừa kế khác, Việc trích như thế nào thì luật không hề quy định rõ vì thế trên thực tiễn đối với từng Trường hợp cụ thể thì Tòa án có các cách trích khác nhau để phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên cách làm thông thường nhất và QQ thấy hợp lý nhất đó là trích theo tỉ lệ trên số di sản mà các đồng thừa kế khác được hưởng không phân biệt họ là người hưởng thừa kế theo di chúc hay theo pháp luật, di sản của họ được hưởng là bao nhiêu.

    Điều này phù hợp với tinh thần của Điều 632. Quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân

    Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.


    Cụ thể tỉ lệ được trích như sau:

    QQT: M: C <=> 200:100: 45 <=> 40:20:9 để trích ra 105 triệu.

    QTT phải trích ra số di sản = 40/69 * 105= 60,89 triệu (gần bằng)=> làm tròn 61 triệu
    M phải trích ra số di sản=20/69* 105= 30,43 triệu ( gần bằng)=> làm tròn 30,5 triệu
    C phải trích ra số di sản = 9/69 * 105=13,69   triệu( gần bằng)=> làm tròn xuống 13,5 triệu vì C là người trong gia đình và người được hưởng ít nhất nên QQ nghỉ làm tròn vậy sẽ hợp lý.

    Tóm lại số di sản của mỗi người được hưởng trong trường hợp này là:

    QTT=  139 triệu
    M= 69,5 triệu
    C= 31,5 triệu
    A=D=E= 80 triệu

    Trên đây là cách giải và đáp án của QQ cho đề bài của chủ topic trên.

    QQ hi vọng là kết quả này sẽ trùng với đáp án của người ra đề, dù đó chỉ là hi vọng mong manh!


    Thân!


    Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 13/05/2011 01:32:28 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #102388   13/05/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Im_lawyerx0 viết:

    *Note : 1.Tôi xin trực tiếp sửa lại lại số 138,5 thành 139 bởi theo tôi, đây chỉ là lỗi nhỏ khi tính toán. (200 - 61 = 139)

    2. Tôi không hiểu bạn không đồng ý điểm nào với cách của tôi khi mà kết quả của bạn hoàn toàn giống của tôi, và sau khi tôi đưa ra cách làm này bạn mới đưa ra cách làm của bạn.

    Tôi không dám chắc về việc bạn có tham khảo cách làm của tôi hay không, bởi rõ ràng tôi đã  chờ các bạn thảo luận trong một vài ngày để mới đưa ra cách làm như vậy? Nếu như bạn đã trình bày cách làm này trước tôi sẽ không có ý kiến (bởi bạn là mod và rất quan tâm đến chủ đề này, tôi không hiểu có lý do nào để bạn đến lúc này mới trình bày cách làm mới này), và ngược lại ? Bình thường tôi sẽ không khắt khe về việc này, tuy nhiên, tôi đã để ý rất lâu nhưng chưa thấy ai đưa ra được quan điểm tương đồng với quan điểm này của tôi, vì thế tôi có cơ sở để cho rằng đó là duy nhất, chính bạn đã khiến tôi phải có ý nghĩ như vậy.
    (Phần Note được thêm sau bài của QQ)



    Chào LS luật sư có thể đọc lại cách chia và kết quả của QQ trong bài viết trên thì LS sẽ thấy được sự khác nhau trong cách chia thôi.

    QQ có thể chấp nhận rằng là LS đã tính toán nhầm trong khi chia thừa kế, vì có lẽ ai cũng có thể nhầm lẫn chút ít chứ không ai có  thể  hoàn thiện được đúng ko LS?

    Còn về vấn đề LS  nghi ngờ QQ tham khảo bài của LS rồi mới giải bài trên thì đó là một sai lầm lớn rồi LS ạ, với nhưng bài toán thừa kế đơn giản như vậy thì có lẽ QQ không đến nổi phải làm như vậy đâu. LS có thể tham khảo 1 bài toán mà QQ đã từng giải cách đây hơn 3 tháng trước để xem sự nghi ngờ của LS là như thế nào nha. Bài đó
    ở đây LS nhé. Hoặc là LS có thể tham khảo ngay cái bài giải đầu tiên của QQ đã giải và phân tích nhé.


    Từ trước tới giờ cho dù QQ vẫn thấy sự thay đổi  trong cái đề của Bong Bóng Bay đó nhưng QQ không hề muốn giải vì sau khi đọc phản hồi của Bong Bóng Bay thì QQ thừa biết đó không phải là 1 người khồn chuyên ngành luật và không phải đó là đề của thầy giáo bong bóng bay đưa ra, vì thế QQ không cần phải giải quyết nữa, thậm chí khi bài giải của Vân Anh sai QQ cũng không lên tiếng mà chỉ nhắn cho VA biết thôi.

    Sẽ không có lớp nào học pháp luật đại cương vào thời điểm này  đâu LS ạ. Và cũng chẳng có thầy nào lại giải bài toán đó cho kết quả như Bong bóng bay đã nói cả.

    Có lẽ Bong bóng bay muốn thử trình của Dân Luật nên đã đưa tình huống ra và đã có đáp án của riêng mình, nhưng có lẽ đó là 1 đáp án  sai mà Bong Bóng Bay không biết,

    Thật ra mà nói, với những bài thừa kế QQ rất thích giải cho các bạn, cũng có lúc đó là cách giải đúng cũng có thể có lúc QQ giải sai nhưng đóng vai trò là người đi hỏi thì  bạn bong bóng bay hãy biết tôn trọng người đã trả lời giúp mình nhé, không nên có một thái độ xem thường câu trả lời của khác với những lời nói cảm ơn  các bạn đã nhiệt tình, đối với QQ đó là 1 điều tối kỵ, vì thế lần sau khi có vướng mắc bạn nên thay đổi cách ứng xử nhé! Chúc bạn học tốt, nếu có tình huống hay để thử tài Dân Luật thì bạn cứ post lên để mọi người cùng tham khảo. Chúc bạn học tốt!

    Nhân tiện đây QQ cũng xin lỗi các anh chị em Dân Luật vì sự cố hôm trước QQ đã không khách quan trong vai trò là MOD, mong các anh chị em thông cảm và bỏ qua cho QQ lần đó, xin chân thành cảm ơn tất cả!

    thân!
     
    Báo quản trị |  
  • #102397   13/05/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Bài đó của bạn không hề nói lên điều gì.
    Việc xác định cắt một phần di sản theo tỷ lệ đối với các đồng thừa kế được chia theo một cách (hoặc theo di chúc hoặc theo pháp luật) là điều quá bình thường, nó đuợc thể hiện rõ ràng trong cách chia của luatsuanthai, và tất cả có thể dễ dàng chia như vậy.

    ĐIểm khác biệt duy nhất trong cách chia sau cùng của tôi đó là áp dụng phân chia theo tỷ lệ kết hợp của những người thừa kế theo di chúc và những người thừa kế theo pháp luật, điều này tôi chưa từng thấy ở bất cứ bài nào trước đó. Hơn nữa, ngay sau khi tôi đưa ra quan điểm này thì bạn mới đưa ra cách chia theo như bạn nhận là cách chia của bạn, bạn giải thích gì về điều này, trong khi, mấy ngày gần đây tôi không hề thấy bạn đưa ra bất cứ quan điểm nào tranh luận mà chỉ có luatsuanthai, KhacDuy25, TBinh1508 tranh luận về vấn đề này. Độ phức tạp của tình huống này hơn hẳn so với tình huống mà bạn đã trích dẫn ra bởi có sự kết hợp của thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc, cùng với sự xuất hiện của người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.

    QuyetQuyen945 viết:
    Sẽ không có lớp nào học pháp luật đại cương vào thời điểm này  đâu LS ạ. Và cũng chẳng có thầy nào lại giải bài toán đó cho kết quả như Bong bóng bay đã nói cả.
    Có lẽ Bong bóng bay muốn thử trình của Dân Luật nên đã đưa tình huống ra và đã có đáp án của riêng mình, nhưng có lẽ đó là 1 đáp án  sai mà Bong Bóng Bay không biết,


    Bạn nên hiểu rằng, chính luatsuanthai đã nhận từng giải bài này cho một người khác, và đề bài này chính xác đã được sử dụng trên mạng không hề khác về nội dung một chút nào. Các bạn có thể xem theo link sau:
    http://dantri.com.vn/c25/s666-457794/cach-chia-thua-ke-theo-di-chuc-va-khong-theo-di-chuc.htm

    Người ta thường nói, "nói có sách, mách có chứng", nói mà chỉ dựa vào sự tự tin thái quá của bản thân có ngày sẽ phải ngã đau. Thật đáng thất vọng, khi mà bạn luôn luôn cố tình đi sai lệch vấn đề chính mà chủ TOPIC cần làm rõ !

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #102400   13/05/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Chào LS !

    QQ cũng đã nói câu này nhiều lần rồi nhưng QQ cũng muốn nhắc lại 1 lần nữa đó là: Những bài viết sẽ còn được lưu lại trên diễn đàn này và ngươi đọc sẽ nhận ra được mọi thứ. Bạn hãy xem mọi người phán xét nha.

    QQ hoàn toàn không đi lệch chủ đề 1 tý nào hết, ở trên bạn đã đưa ra 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau nên QQ mới giải 2 cách khác nhau như vậy thôi, nếu như bạn đừng có đổi đề thì QQ đâu chia thêm bài này lam gì đúng không?

    Còn cái bài QQ đã cung cấp cho bạn là QQ chứng minh cho bạn thấy 1 điều rằng cách trích tỷ lệ đó không chỉ có một mình bạn biết đâu, bạn đừng nghỉ như vậy.

    QQ luôn muốn chúng ta trao đổi với nhau trên tinh thần học tập và cùng tiến bộ nhưng bạn đã làm những điều mà QQ thấy......

    Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 13/05/2011 07:02:35 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #102452   13/05/2011

    minhlawer29
    minhlawer29

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/04/2011
    Tổng số bài viết (47)
    Số điểm: 475
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 12 lần


    chào các bạn! 
            Với tư cách là thành viên của diễn đàn thì mình xin có ý kiến thế này:
        Với 1 chủ đề mà cứ tranh luận qua rồi tranh luận lại ai cũng có quan điểm riêng của mình và các quan điểm đó lại không thống nhất với nhau thì biết chừng nào mới giải quyết được vấn đề chứ. trong khi đó có rất nhiều chủ đề khác cần mọi người đóng góp ý kiến.
            Bongbongbay00000 cũng đã viết: Mong sớm nhận được sự trợ giúp của các bạn qua trả lời bài viết này hoặc qua mail của mình: ks.hoangloc@yahoo.com.vn
                    Vậy thì mình nghĩ cứ làm theo yêu cầu của bạn ấy là nếu ai tự tin với đáp án của mình thì gửi thẳng mail cho bongbongbay00000.Các bạn nghĩ sao?

    học thầy không tày học bạn.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhlawer29 vì bài viết hữu ích
    QuyetQuyen945 (13/05/2011)
  • #102492   14/05/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    minhlawer29 viết:

    chào các bạn! 
            Với tư cách là thành viên của diễn đàn thì mình xin có ý kiến thế này:
        Với 1 chủ đề mà cứ tranh luận qua rồi tranh luận lại ai cũng có quan điểm riêng của mình và các quan điểm đó lại không thống nhất với nhau thì biết chừng nào mới giải quyết được vấn đề chứ. trong khi đó có rất nhiều chủ đề khác cần mọi người đóng góp ý kiến.
            Bongbongbay00000 cũng đã viết: Mong sớm nhận được sự trợ giúp của các bạn qua trả lời bài viết này hoặc qua mail của mình: ks.hoangloc@yahoo.com.vn
                    Vậy thì mình nghĩ cứ làm theo yêu cầu của bạn ấy là nếu ai tự tin với đáp án của mình thì gửi thẳng mail cho bongbongbay00000.Các bạn nghĩ sao?


    Trước khi đưa  ra bình luận, bạn nên theo dõi các bài viết từ đầu đến giờ để chắc chắn về điều mình định nói; và không phải ai cũng có kiến thức đủ rộng để thảo luận tất cả những vấn đề được đưa ra !
    Bongbongbay00000 viết:
    Đề bài: A và B là vợ chồng có tài sản chung 600tr, riêng B có 180tr. A và B có 3 ng con như đã nói ở trên. B chết để lại di chúc: "cho M 100tr và Quỹ 200tr". Đó là toàn bộ vấn đề.

    Bài này hôm nay thầy mình đã giải, và kết quả cũng như cách giải giống như bạn Im_lawyerx0 và bạn anhdv352. trong số 120 người lớp mình chỉ có 14 người đúng thui ^^ Nhưng thầy đã quyết định cộng cho mỗi người 1 điểm, ko cần biết đúng hay sai, miễn là có làm bài và nộp bài qua mail cho thầy.

    Thân!

    Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 14/05/2011 12:46:20 SA

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #102513   14/05/2011

    minhlawer29
    minhlawer29

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/04/2011
    Tổng số bài viết (47)
    Số điểm: 475
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 12 lần


    chào im-lawyer! như mình đã nói rồi ai tự tin với đáp án của mình thì gửi thẳng mail cho bongbongbay00000 và tác giả của chủ đề bongbongbay00000 đã đưa ra đáp án rồi vậy thì mọi người còn tranh luận gì nữa chứ.
    bạn viết: "không phải ai cũng có kiến thức đủ rộng để thảo luận #c00000;">tất cả những vấn đề được đưa ra". 

    Bạn làm ơn đọc lại những điều mình đã viết. Mình viết:"có rất nhiều #c00000;">chủ đề khác cần mọi người đóng góp ý kiến."
      Đáng lẽ đóng góp ý kiến#ffc000;">1 số chủ đề(mình #c00000;">không hề nói tất cả như bạn nói ở trên)#ffc000;"> bạn cũng thấy là quá khó khăn đối với bạn sao? Đáng lẽ bạn vô diễn đàn là chỉ thảo luận mỗi chủ đề này hay sao?

    Mà thôi riêng mình thì vô diễn đàn để thứ nhất là đóng góp ý kiến, trao đổi những vấn đề mình còn chưa hiểu rõ để từ đó giúp bản thân và mọi người tích luỹ nhiều kiến thức hơn. Thứ hai là để giao lưu với mọi người cùng học luật như  mình. Đó là quan điểm riêng của mình.

    học thầy không tày học bạn.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn minhlawer29 vì bài viết hữu ích
    QuyetQuyen945 (14/05/2011) KhacDuy25 (14/05/2011)
  • #102704   15/05/2011

    Anlhk33-DLU
    Anlhk33-DLU
    Top 75
    Male
    Lớp 6

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2011
    Tổng số bài viết (834)
    Số điểm: 7872
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 338 lần


    chào anh
    em tán thành quan điểm  của hanghell do đó em có cách chia như sau:
    Do B đã truất quyền thừa kế của những người trong gia đình ( ở đây ta hiều là truất quyền của A, C, D,E) nên về nguyên tắc những người này sẽ không  được hưởng bất kể phần di sản nào cả. Nhưng trong số đó lại  có A,D,E là những người được hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc nên những người này vẫn được hưởng, còn C sẽ không được hưởng vì C đã thành niên.
    tổng số tài sản của B là 480 triệu:giả sử chia theo pháp luật theo điều 676 thì mỗi người A= D= =E= C 120 triệu (480:4)
    nhưng A D E là những người không phụ thuộc vào di chúc nên họ vẫn được hưởng 2/3 của một suất thừa kế nên: 120x2/3=80 vì vậy A=D=E=80 triệu.
    vì trong di chúc M được hưởng 100 triệu còn quĩ từ thiện được hưởng 200 triệu nhưng số tiền còn lại là 240 triệu cho nên ta trích 2 phần thuộc quĩ từ thiện còn 1 phần cho M tức"quĩ từ thiện được hưởng 160 triệu còn M được hưởng 80 triệu
    thân

    Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ đến với bạn.

    Hotline: 0989.422.798. Luật sư - Hãng luật Hai Nguyen & Cộng Sự. Lya BuilDing, phòng 12 A, Chung cư Viện chiến lược Bộ Công An, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội.

    Website: http://lamchuphapluat.vn/

    Tư vấn luật miễn phí: http: http://duongleuocan.blogspot.com/

     
    Báo quản trị |  
  • #102854   16/05/2011

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1500 lần


    Chào mọi người,

        Theo gợi ý của một bạn trên diễn đàn, tôi xin tham gia trao đổi theo quan điểm của riêng mình. Mong mọi người góp ý thêm.

        1. Trước hết, tôi xin có 1 vài ý kiến trên tinh thần đóng góp như sau:

        - Các bạn phần đông là sinh viên đang học tập, nghiên cứu PL và có thái độ học hỏi rất tốt, đáng biểu dương. Các bạn sẽ là những LS giỏi trong tương lai.

        - Tuy nhiên, đôi lúc vì lòng tự ái và cái tôi của bản thân mà phần trao đổi trở nên gay gắt không đáng có. Việc này không tránh khỏi với những người hăng hái, đầy nhiệt huyết và còn trẻ như các bạn. Nếu các bạn biết kiềm chế hơn thì có lẽ các bạn sẽ nắm cơ hội rèn luyện và vun đắp phần đức độ, phục vụ cho việc hành nghề sau này của các bạn.

        - Phần trao đổi phải trên tinh thần xây dựng, chứng minh có cơ sở pháp lý hoặc lý luận. Mặt khác, có những vấn đề chưa rõ ràng, cần tranh luận và nêu quan điểm thì mỗi người sẽ có quan điểm khác nhau, không ai đúng hoàn toàn. Do vậy, cần phải nhã nhặn và lịch sự. 

        - Khi bạn cao giọng trong bài tư vấn của mình, nếu có sai sót bị phát hiện, bạn giống như đang trên lưng cọp và khó trèo xuống. Ngược lại, cũng đừng dồn người khác đến chân tường mà phải biết dừng đúng lúc.

        - Cái này rất quan trọng nhưng vài người không để ý: khi có sơ sót, nên chấp nhận và điều chỉnh. Những bài học trên diễn đàn sẽ bổ ích và giúp tránh sai sót trên thực tế hành nghề.

        2. Tình huống chia thừa kế:

    bongbongbay00000 viết:
    Có lẽ ở trên mình nêu trường hợp chưa rõ ràng, mình xin cụ thể lại:
    -A - B vợ chồng
    -tổng tài sản của B là 480
    -A và B có 3 người con C (20tuổi, có khả năng lao động), D (17tuổi), E (14tuổi)
    -nhưng trong di chúc của B chỉ để lại cho M 100tr và Quỹ TT 200tr, còn dư lại 180tr ko đc đề cập đến

        
    Giả sử: cha, mẹ hai bên A, B không còn nữa và việc phân chia di sản này không bị ảnh hưởng bởi những tình tiết khác.

        - Di sản do B để lại là: 480 triệu

        - Di chúc: cho cá nhân M (100 triệu) và QTT (200 triệu) = 300 triệu

        - Phần di sản còn lại không được định đoạt trong di chúc = 180 triệu

        - Phần di sản chia thừa kế theo PL:

            A=C=D=E=180 triệu/4 = 45 triệu

        - Căn cứ Điều 669 BLDS thì A, D, E được hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào di chúc là:

            A=D=E=(480 triệu /4) x 2/3 = 80 triệu

        - Như vậy, tổng di sản bắt buộc phải chia cho A, D, E = 80 x 3 = 240 triệu

        - Di sản còn lại cho C, M và QTT = 480 - 240 = 240 triệu

        Đến đây, sẽ là vấn đề khó do phải suy luận từ quy định của BLDS kết hợp với cách giải quyết hợp lý vì không có hướng dẫn cụ thể, đối với khoản di sản 240 triệu còn lại. Sẽ có 2 phương án: 

        Phương án 1: Nếu không cho C hưởng di sản thừa kế thì bất hợp lý (vì C vẫn có quyền hưởng di sản trên phần di sản không được định đoạt trong di chúc là 180 triệu), còn nếu cho C hưởng 45 triệu thì thiệt hại cho M và QTT. Do vậy, sẽ chia theo tỉ lệ lẽ ra mỗi bên được hưởng và phần di sản được hưởng sẽ tính gần đúng như sau:

        C = 240 triệu x 45 / (45tr + 100tr + 200tr) = 31,3 triệu

        M = 240 triệu x 100 / (45tr + 100tr + 200tr) = 69,6 triệu  

        QTT = 240 triệu x 200 / (45tr + 100tr + 200tr) = 139,1 triệu  

        A=D=E= 80 triệu (đã tính ở trên) 

        Phương án 2: Vì phần di sản còn lại không định đoạt trong di chúc là 180 triệu, nhưng đã chia cho A, D, E hết 240 triệu (theo Điều 669 BLDS) lớn hơn 180 triệu, nên phần lẽ ra C được hưởng thừa kế theo pháp luật (45 triệu) đã không còn nữa. Lúc này, phải xét ưu tiên chia di sản theo di chúc. Theo đó, phần di sản 240 triệu còn lại sẽ được chia như sau:

        M = 240 triệu x 100 / (100tr + 200tr) = 80 triệu

        QTT = 240 triệu x 200 / (100tr + 200tr) = 160 triệu

        
    A=D=E= 80 triệu (đã tính ở trên)

        C = 0 đồng

        Do không có hướng dẫn cụ thể và không có cơ sở pháp lý chặt chẽ (kể cả trong các Nghị quyết của TANDTC), nên sẽ có 2 đường lối giải quyết vấn đề chia di sản này. Phương án nào cũng có lý giải riêng. Vả lại, do 2 cách tính quy chiếu trên 2 số liệu di sản để lại khác nhau (180 triệu và 480 triệu) nên sẽ có khác biệt. Tôi có khuynh hướng chọn PHƯƠNG ÁN 1. 

        Bài giải của bongbongbay00000 là Phương án nào???

        Vài dòng trao đổi. Mong các bạn trẻ hiểu cho.
        
    Cập nhật bởi Maiphuong5 ngày 16/05/2011 11:29:05 SA Bổ sung lý luận

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
  • #103001   16/05/2011

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1500 lần


    Chào mọi người,

        Tôi mới ngồi đọc kỹ lại phần trao đổi của các bạn trước đây và thấy có vài cách chia thừa kế khác như của luatsuanthai hay của #0072bc; font-size: 13px;">anhdv352, trong đó kết quả chia như sau:

        A=D=E= 80 triệu

        C= 45 triệu

        M= 65 triệu

        QTT= 130 triệu
     
        Cũng là một ý kiến.
        
        Riêng phần trả lời trên trang web bên dưới thì không chấp nhận được.

        http://dantri.com.vn/c25/s666-457794/cach-chia-thua-ke-theo-di-chuc-va-khong-theo-di-chuc.htm 
        
        Mà tôi không biết kết quả của bạn #0072bc; font-size: 13px;">bongbongbay00000 cụ thể là sao nhỉ? Bạn có thể cho biết được không ạ?

        Thân.

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
  • #103016   17/05/2011

    khatvongttk
    khatvongttk
    Top 200
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2010
    Tổng số bài viết (468)
    Số điểm: 6163
    Cảm ơn: 486
    Được cảm ơn 150 lần


    Từ đầu em chia A=D=E=80tr, C=45 tr, M=65tr và QTT= 130 triệu nhưng sau bài của chị MP thì e thấy cáh chia thứ 2 của chị cũng hợp lý  lúc nào cũng ưu tiên di chúc hơn mà.

    @ các bác: nên nhã nhặn hơn và chủ đề này có lẽ nên khép lại, mỗi người đều đã có quan điểm riếng mình khong nên cái cọ nhiều mất hòa khí mà còn rất nhiều chủ đề cần các bạn trả lời nữa
    Cập nhật bởi khatvongttk ngày 17/05/2011 01:12:14 SA Cập nhật bởi khatvongttk ngày 17/05/2011 12:58:09 SA

    codonminhtoi_cham_90@yahoo.com

    Luật mà thi hành không nghiêm sẽ sinh ra luật rừng, luật rừng sinh ra xã hội rừng => thảm hoạ

    WHERE THERE IS A WILL, THERE IS A WAY

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn khatvongttk vì bài viết hữu ích
    Maiphuong5 (17/05/2011)
  • #103080   17/05/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào mọi người,

    Làm thẩm phán chia tài sản thừa kế của người khác cũng vui đáo để đấy nhỉ (dù chẳng thu được đồng phí nào )

    Quan điểm của mình là (hơi bị ảnh hưởng bởi bài bạc một chút)

    - Ưu tiên 1: những người hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc (con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên mà không có khả năng lao động)

    - Ưu tiên 2: những người hưởng thừa kế theo di chúc

    - Ưu tiên 3: những người hưởng thừa kế theo pháp luật

    Nguyên tắc chia: khi ưu tiên trước đã được thỏa mãn thì mới xét đến ưu tiên sau. Ví dụ những người hưởng thừa kế không phụ thuộc di chúc đã được thỏa mãn đầy đủ nếu di sản còn thì mới tính đến những người hưởng thừa kế theo di chúc, tương tự những người hưởng thừa kế theo di chúc đã được thỏa mãn nếu di sản còn thì mới tính đến những người hưởng thừa kế theo pháp luật.

    Lưu ý: nguyên tắc này chỉ áp dụng trong các trường hợp di sản để lại không đủ, tức phần hưởng di sản của người hưởng thừa kế theo pháp luật (ưu tiên 3)phải ít hơn phần hưởng di sản của người hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc (ưu tiên 1), chứ không phải cửa cuối ăn hết đâu nhé .

    Từ nguyên tắc trên, mình tán thành quan điểm chia theo phương án 2 của chị Maiphuong, tức chẳng cho C đồng nào, vì nó đáp ứng cao nhất ý chí và nguyện vọng của người để lại di sản, bên cạnh việc phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.

    Thân.

    PS: À mà bác thẩm phán nhà ta đâu không cho ý kiến nhỉ.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    Maiphuong5 (17/05/2011) khatvongttk (17/05/2011)
  • #103081   17/05/2011

    kienanls
    kienanls
    Top 100
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2008
    Tổng số bài viết (687)
    Số điểm: 4065
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 203 lần


    Chào các bạn.

    Tôi ghét nhất là tính toán cộng trừ mấy con số.

    Nên tôi chỉ đưa ra phương án để thực hiện việc phân chia thôi/


    Do có những người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc.

    Nên trước tiên phải chia cho những người này trước/ chứ không như chị Mai phương chia theo di chúc rồi còn dư mới chia cho nhưng người này là sai.

    Vì pháp luật quy định những người này được 2/3 một kỹ phần nếu chia theo pháp luật.


    Sau khi đã chia cho những người rồi/ còn dư lại mới chia theo di chúc cho M và quỹ Từ thiện.

    Lưu ý là khi tính một kỹ phần theo pháp luật để chia cho những người được hưởng di sản không phụ thuộc là có tính đến C/ nhưng tuyệt đối không chia cho C.

    480/4 x 2/3 = 80
    80 x 3= 240
    vậy di sản còn lại của ông B để chia theo di chúc là 480 - 240 = 240

    Theo di chúc là M được 100 / quỹ từ thiện được 200/ như vậy 
    lấy theo tỷ lệ thì M = 80 / quỹ từ thiện được 160 triệu.

    Hết.
     


    Tại TP Hồ Chí Minh

    CÔNG TY LUẬT MINH MẪN

    02 Hoa Phượng - Phường 02 - Quận Phú Nhuận - Tp Hồ Chí Minh

    Tổng đài tư vấn: 1900585847 - DD: 0902078630

    Website: www.luatminhman.net Email: vanphong@luatminhman.net

    ------------------------------------------------------------------------------------

    Tại Bạc Liêu

    CÔNG TY LUẬT KAO KIẾN

    87 Bà Triệu - Phường 03 -TP Bạc Liêu - Tỉnh Bạc Liêu

    Website: www.luatkaokien.com.vn Email: luatkaokien@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn kienanls vì bài viết hữu ích
    Maiphuong5 (17/05/2011) khatvongttk (17/05/2011)
  • #103099   17/05/2011

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1500 lần


        Cám ơn LS Unjustic và LS kienanls đã nêu quan điểm về cách chia thừa kế cho trường hợp nêu trên.

        Tôi nghĩ là nên áp dụng theo quan điểm của 2 bạn là hợp lý nhất, tức là:

    - Ưu tiên 1: những người hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc (con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên mà không có khả năng lao động)

    - Ưu tiên 2: những người hưởng thừa kế theo di chúc

    - Ưu tiên 3: những người hưởng thừa kế theo pháp luật

        Cách chia như vậy cũng phù hợp với tinh thần của BLDS.

    @kienanls: thật sự, tôi không chia thừa kế theo PL trước, mà chỉ ghi dữ kiện (45 triệu) để làm cơ sở tính cho các phần sau thôi.

        GIẢ SỬ: Nếu đặt trường hợp trong di chúc, ông B chỉ ghi là chia cho ông M= 50 triệu và QTT= 100triệu. Khi đó, sau khi chia thừa kế cho B, D, E sẽ còn lại 240 triệu. Rồi trừ cho M và QTT, di sản sẽ còn lại= 240 - (50+100) = 80 triệu. Số tiền này sẽ chia tiếp thế nào. Mong được hướng dẫn thêm.

        Một lần nữa, cám ơn các LS đã nhiệt tình trao đổi. Thân.
    Cập nhật bởi Maiphuong5 ngày 17/05/2011 11:09:07 SA

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Maiphuong5 vì bài viết hữu ích
    Im_lawyerx0 (17/05/2011) khatvongttk (17/05/2011)
  • #103132   17/05/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Maiphuong5 viết:


        GIẢ SỬ: Nếu đặt trường hợp trong di chúc, ông B chỉ ghi là chia cho ông M= 50 triệu và QTT= 100triệu. Khi đó, sau khi chia thừa kế cho B, D, E sẽ còn lại 240 triệu. Rồi trừ cho M và QTT, di sản sẽ còn lại= 240 - (50+100) = 80 triệu. Số tiền này sẽ chia tiếp thế nào. Mong được hướng dẫn thêm.

        Một lần nữa, cám ơn các LS đã nhiệt tình trao đổi. Thân.

    Thực tế, cách chia của tôi cũng căn cứ trên thắc mắc này của Maiphuong5. Bởi nếu trong trường hợp trên, sau khi chia cho người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc, chia theo di chúc rồi chia theo pháp luật. Một vấn đề là nếu chia theo pháp luật thì người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc lại tiếp tục được chia di sản, như vậy, đối tượng hưởng di sàn thực tế đã nhận đuợc hơn 2/3 một suất của người thừa kế theo pháp luật (nếu toàn bộ di sản thừa kế chia theo pháp luật).

    Trong khi đó, chúng ta đều thấy rằng, phần của người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc được rút ra từ toàn bộ di sản (tức di sản thờ cúng, di tặng, di sản chia thừa kế theo di chúc, di sản chia thừa kế theo pháp luật), nếu sử dụng cách mà mọi người đang bàn luận có thể thấy sự thuận tiện của nó, nhưng như vậy, thực tế, nó không đúng với tinh thần của điều 669 với mục đích chỉ để đảm bảo cho người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc được hưởng 2/3 một suất của người thừa kế theo pháp luật (nếu toàn bộ di sản thừa kế chia theo pháp luật). Do đó, chúng ta càn thiết phải xác định xem đối tượng được đề cập trong điều 669 nếu chia một cách bình thường mà không có quy định của điều 669, BLDS 2005 điều chỉnh thì được hưởng bao nhiêu phần di sản, lúc đó phần còn thiếu sẽ rút ra từ phần di sản của những đối tượng thừa kế khác để cho đủ phần di sản mà họ đuợc hưởng theo điều 669, BLDS 2005.

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Im_lawyerx0 vì bài viết hữu ích
    Maiphuong5 (17/05/2011)
  • #103138   17/05/2011

    kienanls
    kienanls
    Top 100
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2008
    Tổng số bài viết (687)
    Số điểm: 4065
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 203 lần


    Chào các bạn.

    Trong trường hợp này thì :

    lấy 80 triệu tiếp tục chia cho 4: tức  A, D, C và E mỗi người 20 triệu.


    Trong tập các quyết định của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao/ hình như cách chia của họ là như vậy đó/

    Như vậy/ trong trường hợp này người được hưởng di sản không phụ thuộc di chúc lại được nhiều hơn người người kế theo pháp luật.

    A, D. và E được chia 02 lần (80 + 20)/ còn C chỉ được chia 01 lần. (20)

    Ông thẩm phán nào chia vụ này chắc cũng bực mình lắm/ chia rất mệt sợ sai/ sợ bị hủy án / mà không được chia cho tí tẹo nào.

    Thân

    Tại TP Hồ Chí Minh

    CÔNG TY LUẬT MINH MẪN

    02 Hoa Phượng - Phường 02 - Quận Phú Nhuận - Tp Hồ Chí Minh

    Tổng đài tư vấn: 1900585847 - DD: 0902078630

    Website: www.luatminhman.net Email: vanphong@luatminhman.net

    ------------------------------------------------------------------------------------

    Tại Bạc Liêu

    CÔNG TY LUẬT KAO KIẾN

    87 Bà Triệu - Phường 03 -TP Bạc Liêu - Tỉnh Bạc Liêu

    Website: www.luatkaokien.com.vn Email: luatkaokien@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kienanls vì bài viết hữu ích
    Maiphuong5 (17/05/2011)
  • #103148   17/05/2011

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1500 lần


        Cám ơn ông LS kienanls đã nhiệt tình dành thời gian quý báu chia thừa kế dùm.

        Cách chia 80 triệu tiếp theo (phần GIẢ SỬ) của LS là thuận tiện và có vẻ là hợp logic nhất. Tuy nhiên, tôi thấy có lấn cấn với Điều 669 BLDS.

        Điều 669 BLDS với mục đích đảm bảo các người thừa kế mà không phụ thuộc vào nội dung của di chúc được hưởng phần di sản tối thiểu (bằng 2/3 suất của 1 người thừa kế theo PL, nếu di sản được chia theo PL). Nhưng nếu chia tiếp cho họ mỗi người A, D, E thêm 20 triệu nữa thì không còn đúng với tinh thần của Điều 669 này rồi.

        Thật sự, tôi cũng không có giải pháp. Chỉ phân tích cho ra đầu đũa thôi.

        Dù sao đi nữa, cũng cám ơn ông vì đã dũng cảm đưa ra ý kiến (như ông nói: ông thẩm phán nào chia vụ này cũng bực mình vì rủi ro bị hủy án, mà không được chia đồng nào trong đống di sản).

        Tôi sẽ nghiên cứu thêm các Nghị quyết và các quy định khác. Có gì mới sẽ tiếp tục trao đổi.

        Thân.

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
  • #103167   17/05/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Ái chà! Chị Maiphuong còn phát triển tình huống ra thêm nữa à!

    Mình đã nêu rõ là 

    "nguyên tắc này chỉ áp dụng trong các trường hợp di sản để lại không đủ, tức phần hưởng di sản của người hưởng thừa kế theo pháp luật (ưu tiên 3)phải ít hơn phần hưởng di sản của người hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc (ưu tiên 1)"

    Vì vậy nếu di sản (còn lại) mà mỗi người hưởng thừa kế theo pháp luật ở ưu tiên 3 được hưởng nhiều hơn di sản mà mỗi người hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc ở ưu tiên 1 được hưởng, thì xử lý như sau lấy số di sản (còn lại) này cộng với tổng di sản của các người hưởng thừa kế không phụ thuộc di chúc (đã được chia theo quy định bắt buộc của pháp luật) rồi chia cho tổng số người được hưởng thừa kế theo pháp luật ở cùng hàng thừa kế. (Tóm lại nói nôm na là chia giống như chia thừa kế theo pháp luật í, nhập lại rồi chia đều)

    Cụ thể là (80+240) / (3 +1) = 80

    A=B=C=D đều được 80 triệu.

    Do quy định của pháp luật là chỉ nhằm bảo đảm người hưởng thừa kế không phụ thuộc di chúc được hưởng mức 2/3 kỷ phần thừa kế theo pháp luật trong trường hợp di chúc không chia cho họ hoặc chia cho họ ít hơn mức trên, chứ luật không có quy định là những người này sẽ được ưu tiên hơn những người khác trong cùng hàng thừa kế. Do đó miễn là quy định tại điều 669 được thỏa mãn, thì cứ thực hiện chia thừa kế như bình thường.

    Vì vậy ở chỗ này mình không đồng ý với quan điểm của luật sư kienanls là chỉ cho C hưởng 20 triệu còn các thừa kế khác (cùng hàng thừa kế) mỗi người lại được hưởng 100 triệu.

    Thân.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    Maiphuong5 (17/05/2011)
  • #103204   17/05/2011

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1500 lần


        Ok, chấp nhận hoàn toàn với LS Unjustic. Lần đầu tiên tôi mới tham gia chia di sản nên còn nhiều bỡ ngỡ. Bây giờ thì ok.

        Bây giờ tôi đưa ra 2 ví dụ phát sinh để làm sáng tỏ thêm vấn đề:

        Ví dụ 1:
    -A - B vợ chồng
    -tổng tài sản của B là 480
    -A và B có 3 người con C (20tuổi, có khả năng lao động), D (17tuổi), E (14tuổi)
    -nhưng trong di chúc của B chỉ để lại cho M 60tr và Quỹ TT 120tr, còn dư lại 300tr ko đc đề cập đến


        
    Kết quả:
        
        - A=D=E= 80 triệu

        - M= 60 triệu

        - QTT= 120 triệu

        - C=
    60 triệu

       Ví dụ 2:
    -A - B vợ chồng
    -tổng tài sản của B là 480
    -A và B có 3 người con C (20tuổi, có khả năng lao động), D (17tuổi), E (14tuổi)
    -nhưng trong di chúc của B chỉ để lại cho M 40tr và Quỹ TT 80tr, còn dư lại 360tr ko đc đề cập đến
      

        
    Kết quả:
        
        - A=C=D=E= 90 triệu

        - M= 40 triệu

        - QTT= 80 triệu

        Như vậy là ổn rồi chứ LS Unjustic???

        Thân chào.
    Cập nhật bởi Maiphuong5 ngày 17/05/2011 03:46:03 CH

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  

Chủ đề đã khép lại!