Nhập tài sản chung trong hôn nhân

Chủ đề   RSS   
  • #11902 16/09/2009

    tranvinh_61

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/08/2008
    Tổng số bài viết (29)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Nhập tài sản chung trong hôn nhân

    Tôi có 1 tình huống sau mong được cho ý kiến :

     -         Chị tôi kết hôn vào năm 1993 . Anh rể tôi đứng tên sở hữu hợp pháp một căn nhà từ năm 1992 ( trước khi kết hôn).

    -         Vào năm 2006 anh rể tôi vướng vào 1 tranh chấp có liên quan đến căn nhà. Người khởi kiện cho rằng anh rể tôi chỉ là “người đứng tên giùm” . Chị tôi được Tòa án xác định là “người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan” ( vì là vợ )

    -         Trước phiên xét xử , chị tôi trình ra một văn bản viết tay có nội dung : anh rể tôi đồng ý nhập tài sản riêng (căn nhà) vào tài sản chung của vợ chồng (cho chị tôi được đồng sở hữu). Văn bản viết tay này có chữ ký của cả hai vợ chồng , ngòai ra còn có hai người hàng xóm (bạn) làm chứng và tất cả được ký vào năm 1995 . Chị tôi có yêu cầu là :  quyền sở hữu ½ căn nhà này là của chị đã được xác lập, vậy trước tiên phải xem xét đến quyền sở hữu thực tế của chủ sở hữu . Về  ½ căn nhà còn lại là của anh rể tôi , Tòa án cứ việc giải quyết tranh chấp theo pháp luật .

    -         Văn bản viết tay này bị Tòa án bác với lý do “ không có chứng thực của chính quyền ”, như vậy, quyền sở hữu của chị tôi bị tước đọat một cách nhẹ nhàng !

     Xin cho hỏi :

    * Nhận định của Tòa án có đúng Pháp luật không ?

    * Chị tôi phải dùng căn cứ pháp luật gì để kháng cáo để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình ?

    * Theo điều 13, Nghị định 70/2001/NĐ-CP :

    Việc nhập tài sản là nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài sản khác có giá trị lớn thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng vào tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật Hôn nhân và gia đình phải được lập thành văn bản, có chữ ký của cả vợ và chồng. Văn bản đó có thể được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.

    Câu : “Văn bản đó có thể được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.” phải được hiểu và vận dụng trong thực tế như thế nào ? Có ứng dụng được cho trường hợp nêu trên không ?

    Rất mong sự góp ý của các bạn.

     
    47245 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

9 Trang «<2345678>»
Thảo luận
  • #11963   12/01/2009

    tranvinh_61
    tranvinh_61

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/08/2008
    Tổng số bài viết (29)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    #ccc" align="center">

    Tôi xin trình bày tiếp về các câu hỏi của bạn TranVoThienThu :

    Trong cả hai giả định thì căn nhà là tài sản chung là đối tượng của tranh chấp .

    Trong giả định 1 :

      Giả thiết A,B quyết định ly hôn (hoặc chia tài sản chung trong hôn nhân), và không thỏa thuận được việc phân chia tài sản chung nên nhờ Tòa án giải quyết giùm.  Mỗi bên đương sự đều có các lý lẻ pháp lý riêng của mình như bạn đã nêu : A có giấy tờ hợp pháp trước kết hôn , B có bằng chứng sau khi kết hôn tài sản riêng của A đã được nhập hợp pháp thành tài sản chung . Theo A : không chia chát gì cả vì đây là tài sản riêng ; Theo B : không được , đây là tài sản chung nên nếu đã chia thì phải chia đôi !

    Trong giả định 2 :

      A,B không tranh chấp được hiểu là sau khi đã thỏa thuận là tài sản chung thì cả hai bên đương sự đều “vui vẻ” sống và tất nhiên có trách nhiệm chung với tài sản mà không có “ý kiến” gì cả cho đến khi A bị người thứ 3 kiện .

     
    Báo quản trị |  
  • #11964   13/01/2009

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    Tranvinh_61 đã ra "đề bài" khá chi tiết, xin mời các bạn tham gia giải đáp để diễn đàn của chúng ta thêm phong phú. Tôi sẽ trình bày ý kiến của mình vào ngày 16/01/2009.

     
    Báo quản trị |  
  • #11965   13/01/2009

    huuan75
    huuan75

    Sơ sinh

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:11/01/2009
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    tôi cho là có vân đề xin các bác cho ý kiến cụ thể!?

    Cũng tại điều 13 Nghị định 70/2001/NĐ-CP sao anh Tranvinh_61 chỉ nêu khoản 1 mà không nêu khoản 2 của điều này? Em xin trích dẫn như sau:
    " Việc nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ riêng của bên đó về tài sản thì vô hiệu theo điều 11 của nghị định này"
    Điều 11 của nghị định này cũng đã nêu rất rõ vấn đề bác bỏ của toà về việc chứng nhận quyền sở hữu của B là đúng nếu tài sản đó là của C cho dù A có đầy đủ giấy tờ hợp lệ lúc đó. Bởi B không mua lại ( mà cho dù là mua lại thì cũng vậy) mà là A sát nhập vào khối tài sản chung mà lúc đó A đang trốn tránh nghĩa vụ riêng của mình. Nếu B có đòi hỏi quyền lợi của mình thì phải đòi A vì C là chủ Hợp pháp nên không tham tụng. Còn việc bỏ tiền và công tu tạo sửa chữa thì có thể yêu cầu toà giải quyết. 
    Thân gửi các bác em không học luật chỉ tự tìm hiểu nên còn nhiều nông cạn mong các bác chỉ dạy thêm!
     
    Báo quản trị |  
  • #11966   14/01/2009

    thuongluong306
    thuongluong306
    Top 150


    Cao Bằng, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2008
    Tổng số bài viết (644)
    Số điểm: 1670
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    Phù Phù

           Mấy ngày hôm nay, ngày nào cũng qua thăm topic này nhưng bận chuẩn bị cho "chiến dịch" quá nên không viết bài được, mà sao không thấy các bác sang thăm siêu thị của tôi để ủng hộ một món quà nhỉ???
           Cái chủ đề của anh TranVinh _61 ấy vậy mà phức tạp ra phết, kiểu này gọi là "xử thế nào cũng được", anh tranvinh bảo tôi là thẩm phán á? không dám đâu, còn bác tranvothienthu bảo em là "giám thị" em đâu dám vậy bác, em chỉ nghe ngóng tình hình thôi.
           Ở Giả định 1 chỉ cần xác định việc nhập tài sản có phù hợp pháp luật trước đây và pl hiện hành thôi là xử lý được liền à?? Dự đoán: cơ hội cho B là nhiều
           Ở giả định 2 người thứ 3 không phải là anh C đúng không anh tranvinh? tức không phải người có vụ nhì nhằng nhờ mua nhà, đứng tên giúp??  Trong trường hợp này cũng xác định việc nhập tài sản chung. Nhưng nhiều cơ hội cho B, vì tình hình là việc nhập Tài sản chung là hợp lý. Nhưng nghĩa vụ lúc này là cả khối Ts chung của vợ chồng,  chứ  B cũng không thể đòi lấy 1/2 rồi trở thành người ngoài cuộc được.
     

     
    Báo quản trị |  
  • #11967   14/01/2009

    tranvinh_61
    tranvinh_61

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/08/2008
    Tổng số bài viết (29)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Quy định 'hồi tố' của BLTTDS ?

    #ccc" align="left">     Nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP và các nghị quyết khác của HĐTP là nhằm mục đích hướng dẩn cách thi hành Luật trong những trường hợp cụ thể của Tòa án , do vậy , không vận dụng 'ngược' những qui định hướng dẩn trong Nghị quyết để giải thích Luật”. Khi tham khảo Nghị quyết ( hoặc các văn bản dưới luật khác ) mà có các cách hiểu khác nhau trái quy định của Luật thì cách giải thích đúng , được chấp thuận vẫn là cách giải thích phù hợp với quy định , tinh thần của Luật . Nói nôm na là : Luật là trên hết và mọi văn bản dưới Luật phải tuân theo Luật , “không bàn cải ” .

    Tuy trình bày của tôi là “mộc mạc” không sử dụng đủ các thuật ngữ pháp lý , nhưng chắc hẳn nguyên tắc này là rõ ràng và các bạn không phản đối .

        Trước khi BLTTDS 2004 có hiệu lực thi hành , Quốc hội có ban hành Nghị quyết số 32/2004/QH11 về việc thi hành BLTTDS .  Nghị quyết này ngoài những qui định chung có hiệu lực thi hành cho BLTTDS thì tại Điểm 5 có một qui định đặc biệt “có tính hồi tố” , “Các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động phát sinh trước ngày Bộ luật tố tụng dân sự có hiệu lực mà các văn bản pháp luật trước đây không quy định thời hiệu khởi kiện và thời hiệu yêu cầu thì áp dụng thời hiệu quy định tại Điều 159 của Bộ luật tố tụng dân sự.

    => Trong trường hợp cụ thể mà Quốc hội đã quy định 'hồi tố' thì phải áp dụng đúng Điều Luật đã được chỉ định để giải quyết , cụ thể ở đây là Đ.159 BLTTDS sẽ được áp dụng cho trường hợp : “Các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, . . . phát sinh trước ngày Bộ luật tố tụng dân sự có hiệu lực mà . . .  không quy định thời hiệu khởi kiện và thời hiệu yêu cầu "

         Trở lại với nhận định phản biện của bạn TranVoThienThu  : bạn đã thống nhất thời hiệu khởi kiện là hai năm , tiểu mục 2.1 ; tiểu mục 2.2 ; Mục 2 Nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP là không mâu thuẩn với nhau , cũng không trái với Điều 159 BLTTDS và Nghị Quyết của Quốc hội nhưng lại kết luận rằng :” Nói nôm na là tất cả các trường hợp này, pháp luật đã xác định thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện là ngày 01/01/2005.

        Theo tôi , nhận định của bạn là chưa thật chính xác và có lẻ bạn đúng cho các giao dịch xác lập từ 1.7.96 đến trước 1.1.2005( BLDS 1995 có hiệu lực ) như trong tiểu mục 1.2 Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 :

    1.2. Đối với giao dịch dân sự được xác lập từ ngày 01-7-1996 đến trước ngày 01-01-2005 mà Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật khác không có quy định thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu, thì kể từ ngày 01-01-2005 (ngày Bộ luật tố tụng dân sự được Quốc hội thông qua ngày 15-6-2004 có hiệu lực) việc xác định thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu được thực hiện theo quy định tại Điều 159 của Bộ luật tố tụng dân sự; cụ thể như sau:
      a. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày 01-01-2005, nếu tranh chấp phát sinh trước ngày 01-01-2005 hoặc kể từ ngày phát sinh tranh chấp, nếu tranh chấp phát sinh từ ngày 01-01-2005.
    . . . . . . .  "

    Xin lưu ý :  Nghị quyết  02/2004 ban hành ngày 10.8.2004 nên các quy định về thời hiệu không bị điều chỉnh bởi NQ 32/2004/QH11 và Điều 159 BLTTDS ( do chưa có hiệu lực tại thời điểm đó), mà bị chi phối theo tinh thần cùa Nghị Quyết Quốc hội ngày 28.10.95 hướng dẩn thi hành BLDS 1995.  Như vậy , quy định trong NQ 02/2004 nếu có khác ( ? ) với quy định pháp luật ngày nay thì cũng là bình thường ( vì tinh thần BLDS 1995 về cách tính thời điểm bắt đầu thời hiệu trong trường hợp pháp luật không quy định thời hiệu khác với tinh thần cùa BLTTDS – như tôi đã phân tích ở phần trước )

        Mặc khác , khi Nghị Quyết 01/2005 /NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 được ban hành thì các hướng dẫn tính thời hiệu trên của Nghị quyết 02/2004 bị bãi bỏ, “những hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao được ban hành trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực về các vấn đề được hướng dẫn trong Nghị quyết này đều bãi bỏ”   (do vậy chỉ còn giá trị tham khảo ?) .

        Để rõ hơn , xin xem thêm tại tiểu mục 7.1, Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006  :

    7.1. Để xác định thời hiệu khởi kiện đã hết hay chưa, thì Toà án phải căn cứ vào quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện đối với quan hệ pháp luật cụ thể đó. Trường hợp pháp luật không quy định thời hiệu khởi kiện, thì việc xác định thời hiệu khởi kiện phải căn cứ vào quy định tại Điều 159 của BLTTDS và hướng dẫn tại mục 2 Phần IV của Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31-3-2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của BLTTDS.”

       => Như vậy , quy định tại Mục 2 Phần IV của NQ 01/2005/NQ-HĐTP là phù hợp với tinh thần Điều 159 BLTTDS ( và quy định về “hồi tố” trong NQ số 32/2004/QH11 )  :   Trong trường hợp các văn bản pháp luật không qui định thời hiệu thì thời hiệu khởi kiện cho các tranh chấp dân sự được tính từ ngày phát sinh tranh chấp , không phụ thuộc vào thời điểm tranh chấp phát sinh trước hoặc từ ngày 01.01.2005 và kể từ ngày BLTTDS có hiệu lực , Tòa án phải áp dụng quy định trên trong tố tụng dân sự . 
    Mong nhận được phản biện, góp ý về nhận định pháp lý này .

     
    Báo quản trị |  
  • #11968   14/01/2009

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    Tranvinh_61 rất chịu khó tra cứu căn cứ pháp luật. Tuy nhiên, có lẻ phần thì nhiều quá, phần lại toàn thuật ngữ chuyên môn, nhiều từ lại đồng nghĩa với nhau nên bạn hơi bối rối. Tôi góp ý như sau :
            Nếu bạn để ý, sẽ thấy NQ 02/2004 chỉ qui định thời hiệu khởi kiện đối với các giao dịch dân sự mà các văn bản trước đây không có qui định thời hiệu được xác lập từ 01-7-1996 đến trước ngày 01-01-2005 ( tiểu mục 1.1 ), còn các trường hợp được xác lập trước 01-7-1996 HOÀN TOÀN KHÔNG CÓ ĐIỀU KHOẢN NÀO QUI ĐỊNH THỜI HIỆU KHỞI KIỆN. Có lẻ nhận thấy đó là một thiếu sót, nên đến NQ 01/2005, nội dung này đã được qui định nguyên văn như sau :" b. Đối với vụ việc dân sự mà trong văn bản quy phạm pháp luật không quy định thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu, thì áp dụng quy định tại khoản 3 Điều 159 của BLTTDS về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu. Tuy nhiên, cần phân biệt như sau:
    b.1. Nếu tranh chấp phát sinh trước ngày 01-01-2005, thì thời hạn hai năm, kể từ ngày 01-01-2005"
         Ta thấy qui định nhỏ hẹp các giao dịch dân sự được xác lập từ 01-7-1996 đến trước ngày 01-01-2005 mà các văn bản trước đây không có qui định thời hiệu của NQ 02/2004 đã được thay thế bằng qui định rộng lớn hơn vụ việc dân sự mà trong văn bản quy phạm pháp luật không quy định thời hiệu khởi kiện. Như vậy, NQ 01/2005 đã hơn hẳn NQ 02/2004 ở chổ không chỉ cho phép các giao dịch dân sự được xác lập từ 01-7-1996 đến trước ngày 01-01-2005 mà còn cho phép cả các trường hợp đã xác lập từ trước 01-7-1996 mà các văn bản trước đây không có qui định thời hiệu cũng được quyền khởi kiện trong thời hạn 2 năm kể từ ngày 01-01-2005. Giao dịch dân sự của bạn đưa ra được xác lập năm 1990, phát sinh tranh chấp năm 1995 và khởi kiện năm 2005 nên thuộc diện áp dụng qui định này của NQ 01/2005 đề xác định thời hiệu khởi kiện còn hay hết, cũng như xác định thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện là lúc nào.
            Bởi lẻ vừa nêu, tôi có căn cứ pháp luật để cho rằng tất cả các trường hợp này (trường hợp  xác lập trước 01-7-1996 và từ 01-7-1996 đến trước ngày 01-01-2005 mà phát sinh tranh chấp trước 01-01-2005 ) pháp luật đã xác định ngày 01-01-2005 là thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện 2 năm.

     
    Báo quản trị |  
  • #11969   15/01/2009

    tranvinh_61
    tranvinh_61

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/08/2008
    Tổng số bài viết (29)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    xin phép được lạc đề một tí !

    Thời hiệu là vấn đề quan trọng trong tố tụng dân sự , vì vậy, theo tôi khái niệm về thời hiệu thì chắc hẳn ai cũng hiểu nhưng việc áp dụng vào các trường hợp cụ thể thì còn nhiều ý kiến chưa thống nhất !

    Về thời hiệu , mốc tính thời điểm bắt đầu thời hiệu của các giao dịch dân sự dạng hợp đồng có tranh chấp tôi sẽ tiếp tục tranh luận sau , nay tôi xin tham gia thêm một số “thắc mắc” về thời hiệu khởi kiện thừa kế và các hướng dẩn chia tài sản chung (thừa kế) trong NQ 02/2004/NQ-HĐTP .

    Tôi nghiên về nhận định , lập luận của TranVoThienThu và đặc biệt ví dụ giả định tình huống của bạn theo tôi là rất hay. Để hiểu sâu hơn hướng dẩn của NQ 02/2004, tôi có một số thắc mắc sau đây mong các bạn , các “chuyên gia” giải đáp giúp :

    -          Trong các văn bản pháp luật dân sự không thấy khái niệm cho phép ‘không tính thời hiệu khời kiện về thừa kế’ , vậy căn cứ vào đâu mà NQ 02/2004 lại quy định “Khi có tranh chấp và yêu cầu tòa án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết “ .

    -       “ Tài sản chung ” có mặc nhiên được xác lập sau thời hạn 10 năm kể từ ngày mở thừa kế không ? Nếu không, thì “tài sản chung “ này là của ai và như vậy NQ 02/2004 cho phép các đồng thừa kế yêu cầu chia “tài sản chung” này nên hiểu là như thế nào ? Đúng pháp luật không ? và tại sao ?

     
    Báo quản trị |  
  • #11970   15/01/2009

    tranvinh_61
    tranvinh_61

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/08/2008
    Tổng số bài viết (29)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Gỏi bạn huuan75

    #ccc" align="center">

    Câu hỏi của bạn chưa rõ ý lắm ? Nếu cứ tạm hiểu “lúc đó A đang trốn tránh nghĩa vụ riêng của mình “  như bạn đã nêu thì đâu còn gì phải bàn phải không bạn ? Vấn đề ở đây là “ A có hành vi hợp pháp tại thời điểm  thỏa thuận “ và do đó các điều 11 và khỏan 2 điều 13 trong NĐ 70 theo tôi là không có cơ sở để áp dụng cho trường hợp này !

     
    Báo quản trị |  
  • #11971   15/01/2009

    tranvinh_61
    tranvinh_61

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/08/2008
    Tổng số bài viết (29)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    #ccc" align="left">Bạn thuongluong306 đã dùng ý “ xử thế nào cũng được “ theo tôi là đúng trong trường hợp này. nguyên nhân xuất phát là do cảm tính chủ quan , nhầm lẫn trong đánh giá các sự kiện pháp lý , nhầm lẫn về thời gian ( thời điểm ) xảy ra sự kiện pháp lý đó .

    - có ý kiến cho rằng : A thỏa thuận nhập tài sản riêng thành tài sản chung trong hôn nhân là sai vì . . . ngày nay Tòa án xác định đó không là tài sản cùa A. Khi nhận xét như vậy không hiểu các bạn dựa trên cơ sở pháp lý nào ? xin chú ý : hành vi của A tại thời điểm 1995 là hành vi hợp pháp “ từ đầu tới chân ” vì vậy mọi “nghi ngờ về động cơ” của A nếu có thì cũng không có giá trị pháp lý mà chỉ có giá trị tham khảo của một đương sự nào đó . Hơn nữa , nhận định của Tòa án là nhận định của ngày hôm nay , do đó, theo pháp luật dân sự hiện hành : “bất hồi tố” cho những hành vi trước đó, hành vi của ngày hôm qua . Nguyên tắc bất hồi tố trong pháp luật chắc hẳn mọi người đều biết , nhưng không hiểu tại sao khi nhận định thì các bạn lại vẫn tiếp tục. . .  ‘hồi tố’ ??

    -  Việc B có được xem là “ đồng sở hữu “trong khối tài sản chung vợ chồng hay không thì vẫn chưa nhận được câu trả lời rõ ràng dẫu rằng tôi đã chứng minh cho trường hợp này bằng một số căn cứ pháp luật cụ thể . Có thể việc B là đồng sở hữu nhưng lại không đứng chung tên với chồng trong khối tài sản chung gây ra sự “lấn cấn “ cho các bạn ?  Về điều này , theo tôi , tại nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 và tinh thần của khoản 3 điều 5 nghị định 70/2001 /NĐ-CP cũng đã thể hiện rất rõ ràng , có thể nói nôm na là :  nếu B muốn đứng tên chung với A thì pháp luật ngày nay cho phép , còn nếu “lười” thì thôi , nhưng nếu có tranh chấp xảy ra thì pháp luật vẫn cho rằng đó là tài sản chung !  => trong trường hợp này nội dung mới là chính , cần xem xét , còn hình thức chỉ là phụ ( có thì tốt ,nếu không có thì cũng không sao! )

     
    Báo quản trị |  
  • #11972   15/01/2009

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    Trao đổi về nguyên tắc bất hồi tố trong pháp luật dân sự

    Pháp luật dân sự có nguyên tắc bất hồi tố, nhưng không phải tuyệt đối như tranvinh_61 nghĩ, mà tuỳ trường hợp cụ thể, cho phép áp dụng các văn bản pháp luật trước đó để giải quyết. Ví dụ, theo điểu 2 Nghị quyết ngày 28/10/1995 của Quốc hội về việc thi hành bộ luật dân sự 1995 thì Pháp lệnh nhà ở ngày 26-3-1991 hết hiệu lực từ ngày 01-7-1996. Tuy nhiên, đọan cuối của điều này cũng qui định : " Trong những trường hợp cụ thể, quy định của các Pháp lệnh nói trên ( trong đó có pháp lệnh nhà ở ) được áp dụng để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ những giao dịch dân sự được xác lập trước ngày 1 tháng 7 năm 1996 ". Tôi lại ví dụ tiếp, một trường hợp cụ thể ở đây là giao dịch dân sự về nhà ở thì điều 4 Nghị quyết ngày 28/10/1995 của Quốc hội về việc thi hành bộ luật dân sự 1995 qui định như sau : " Đối với giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập từ ngày 1 tháng 7 năm 1991 đến ngày Bộ luật dân sự có hiệu lực, thì thực hiện theo Pháp lệnh nhà ở và các văn bản pháp luật khác có liên quan".
    Tới đây thì chắc bạn tranvinh_61 đã công nhận pháp luật dân sự có qui định hồi tố trong những trường hợp cụ thể ? Do đó, nếu gặp trường hợp cụ thể mà pháp luật dân sự có qui định hồi tố thì việc đưa ra nhận định theo các căn cứ pháp luật "hồi tố" là đúng pháp luật.
    Mong bạn tranvinh lưu ý,  sở dĩ tôi không lấy ví dụ từ những Luật gần đây, mà lại lấy ví dụ từ Luật của những năm 1991, 1995 là nhằm mục đích để bạn tra cứu lại các qui định pháp luật này, giúp bạn tự tin hơn mà tranh luận khi ngày mai tôi sẽ đưa ra câu trả lời rõ ràng B có là đồng sỡ hữu căn nhà với A hay không.

     
    Báo quản trị |  
  • #11973   15/01/2009

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    Trao đổi về vấn đề thời hiệu khởi kiện và thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện

    Tranvinh_61 bảo rằng :" Về thời hiệu , mốc tính thời điểm bắt đầu thời hiệu của các giao dịch dân sự dạng hợp đồng có tranh chấp tôi sẽ tiếp tục tranh luận sau" rồi lập tức chuyển đề sang Nghị quyết 02/2004. Chà ! Ông bạn này cũng "ghê gớm" lắm đây ! Mà không, gọi là "kỹ năng" tranh luận cũng được, bởi tranvinh_61 trong khi chưa tìm được cách phản bác ý kiến của người khác liền dùng kế hoãn binh, lại còn biết cách "hợp pháp hoá", thậm chí kéo dài thời gian hoãn binh của mình bằng cách làm cho người đối thoại phải bận rộn với đề tài mới mà quên đi đề tài cũ !
    Được trao đổi với tranvinh_61 tôi rất vui và hào hứng, bạn cứ tìm, tôi sẵn sàng chờ, biết đâu bạn lại tìm ra được những qui định pháp luật mà tôi chưa biết. Tuy nhiên, nếu bạn không tìm được căn cứ pháp luật nào để phản bác thì phải đồng ý với ý kiến của tôi rằng C khởi kiện A năm 2006 là còn trong thời hiệu khởi kiện theo qui định của pháp luật đó nhé. Và, trong trường hợp đó, bạn nên loại việc Toà thụ lý giải quyết vụ việc khi đã hết thời hiệu khởi kiện ( vi phạm tố tụng nghiêm trọng ) ra khỏi lý do xin kháng nghị GĐT.

     
    Báo quản trị |  
  • #11974   16/01/2009

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    Ý KIẾN CỦA TÔI ĐỐI VỚI GIẢ ĐỊNH 1 CỦA TRANVINH_61

    1- Xem xét thời hiệu khởi kiện :
            Năm 2005 anh A và chị B ly hôn, khi chia tài sản chung thì phát sinh tranh chấp liên quan đến giao dịch về nhà ở được xác lập năm 1995. Vì Bộ luật tố tụng dân sự có hiệu lực từ 01-01-2005 nên vụ án này sẽ được tiến hành theo qui định của Bộ luật tố tụng dân sự 2005 và các văn bản pháp luật liên quan, trong đó có Nghị quyết 01/2005 của HĐTP TAND tối cao. Bởi giao dịch dân sự về nhà ở giữa A và B xác lập năm 1995, lúc Bộ Luật dân sự 1995 chưa ra đời nên phải căn cứ Pháp lệnh nhà ở 1991 để xem xét, mà trong Pháp lệnh này không qui định thời hiệu khởi kiện, cho nên căn cứ vào qui định:"  b. Đối với vụ việc dân sự mà trong văn bản quy phạm pháp luật không quy định thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu, thì áp dụng quy định tại khoản 3 Điều 159 của BLTTDS về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu. Tuy nhiên, cần phân biệt như sau:
    b.1. Nếu tranh chấp phát sinh trước ngày 01-01-2005, thì thời hạn hai năm, kể từ ngày 01-01-2005"
    của Nghị quyết 01/2005 thì tranh chấp của A và B vào năm 2005 đối với giao dịch về nhà ở xác lập năm 1995 là còn thời hiệu khởi kiện.

     
    Báo quản trị |  
  • #11975   16/01/2009

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    2- Xác định các căn cứ pháp luật được áp dụng để giải quyết vụ án :
           Ngoài các căn cứ pháp luật nêu ở phần 1 gồm có :
    - Bộ Luật tố tụng dân sự 2005 và văn bản pháp luật liên quan là Nghị định 01/2005/NĐ-HĐTP
    - Luật Hôn nhân gia đình 2000 và văn bản pháp luật liên quan là Nghị định 70/2001/NĐ-CP
    - Pháp lệnh nhà ở 1991
          Còn phải áp dụng các căn cứ pháp luật sau đây để giải quyết :
    - Bộ Luật dân sự 1995 và Nghị quyết của Quốc hội ngày 28/10/1995 về việc thi hành BLDS 1995 ( Bởi lẻ thời điểm 2005 mà A và B khởi kiện thì Bộ luật dân sự 2005 chưa có hiệu lực ).
           Ở đây tôi xin lưu ý, khoản 1 điều 13 của Nghị định 70/2001/NĐ-CP nội dung nguyên văn như sau :" 1. Việc nhập tài sản là nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài sản khác có giá trị lớn thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng vào tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật Hôn nhân và gia đình phải được lập thành văn bản, có chữ ký của cả vợ và chồng. Văn bản đó có thể được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật". Phần nội dung mà tôi đã tô màu đỏ phải hiểu đúng là văn bản đó có thể công chứng, chứng thực hoặc không công chứng, chứng thực tuỳ theo yêu cầu của Qui định pháp luật chứ không phải tuỳ thuộc vào ý muốn chủ quan của người đứng tên trong văn bản. Nếu hiểu nội dung này có nghĩa Pháp luật cho phép tuỳ ý người đứng tên trong văn bản muốn công chứng, chứng thực thì làm mà không muốn thì không làm và trong cả hai trường hợp, văn bản đó đều có giá trị như nhau là hoàn toàn sai bởi nó làm đảo lộn việc thực hiện pháp luật, cụ thể với từ "có thể" thì 1/2 cho rằng phải công chứng, chứng thực, 1/2 còn lại thì cho rằng không công chứng, chứng thực cũng đúng pháp luật, thế là "cân bằng" mà đã " cân bằng" thì........ cãi nhau tới chết cũng bất phân thắng bại. Đây chỉ là một vấn đề đơn giản thì Pháp luật nào lại qui định để dẫn tới hậu quả như thế, chỉ tại có người hiểu sai thôi, phải không các bạn ?
            Tóm lại là khoản 1 điều 13 của Nghị định 70/2001/NĐ-CP qui định việc nhập tài sản là nhà ở phải lập thành văn bản, có chữ ký của cả vợ và chồng và nếu Pháp luật có qui định giao dịch này phải được công chứng, chứng thực thì phải công chứng, chứng thực thì văn bản nhập tài sản là nhà ở đó mới có giá trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #11976   16/01/2009

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    3- Đánh giá chứng cứ của hai bên :
    a- Đánh giá chứng cứ của A :

             Vì tranvinh_61 đã nêu A đứng tên giấy tờ sỡ hữu hợp pháp căn nhà từ 1990, nên những giấy tờ này được công nhận là có giá trị.
    b- Đánh giá chứng cứ của B :
            Căn cứ điều 4 Nghị quyết ngày 28/10/1995 của Quốc hội về việc thi hành bộ luật dân sự 1995 thì phải dựa vào Pháp lệnh hợp đồng nhà ở 1991 để đánh giá chứng cứ là văn bản viết tay, có chữ ký của A và B và hai người làm chứng khác, nội dung A đồng ý nhập tài sản là căn nhà của mình vào khối tài sản chung với B vào năm 1995.
             Việc A đồng ý nhập tài sản là căn nhà của riêng mình vào khối tài sản chung với B, thực chất là A chuyển nhượng quyền sỡ hữu 1/2 căn nhà của mình cho vợ, từ đó cho thấy giao dịch về nhà ở này thực chất phải là Hợp đồng chuyển quyền sỡ hữu nhà ở và QSD đất ở gắn liền
              Căn cứ điều 31, 33 Pháp lệnh nhà ở 1991 về Hợp đồng và thủ tục mua bán nhà ở ( tức chuyển nhượng Quyền sỡ hữu nhà ở ) và căn cứ điều 463 Bộ luật dân sự 1995 qui định về tặng cho bất động sản cũng như các qui định của Luật dân sự 1995 về hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất ( gắn liền với nhà ) thì giao dịch về nhà ở của A và B năm 1995 phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực của cơ quan có thẩm quyền.
              Chứng cứ của B là giấy viết tay, không có công chứng, chứng thực, tức vi phạm cả hình thức lẩn nội dung theo qui định của pháp luật nên chứng cứ này không có giá trị, vì vậy giao dịch về nhà ở ( nhập tài sản là nhà ở ) năm 1995 giữa A và B là VÔ HIỆU.
            

     
    Báo quản trị |  
  • #11977   16/01/2009

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    4- " TOÀ TUYÊN ÁN " :
          -  Bởi các lẽ nêu trên, tuyên bác yêu cầu đòi chia 1/2 căn nhà của B, không công nhận căn nhà đó là tài sản chung của vợ chồng A, B, công nhận đó là tài sản riêng của A cho tới khi nào A có ý chí và thực hiện theo đúng qui định của pháp luật để chuyển nhượng QSD đất ở và QSH nhà ở này.
           - Tuy nhiên, thực tế A đã đưa căn nhà là tài sản riêng của mình vào sử dụng chung với vợ và B đã có công sức bảo dưỡng, nâng cấp, cải tạo, sửa chửa vào căn nhà này nên căn cứ điều 99 Luật hôn nhân gia đình 2000 buộc A phải thanh toán cho B một phần giá trị căn nhà là xxxxxxxxxx Đồng.
            Như vậy, quan điểm giải quyết của tôi về việc B có phải là chủ sỡ hữu 1/2 căn nhà hay không đã trùng với quan điểm xét xử của Toà là : B không có quyền sỡ hữu 1/2 căn nhà. ĐÂY LÀ CÂU TRẢ LỜI RẤT RÕ RÀNG . Tuy nhiên, việc trùng với quan điểm của Toà chưa chắc là đúng nếu có bạn nào đưa ra các căn cứ pháp luật phù hợp để phản bác thành công.
            Trường hợp không phản bác thành công thì bạn tranvinh_61 phải loại việc B là vợ nhưng không được sỡ hữu 1/2 căn nhà ra khỏi lý do xin kháng nghị GĐT. Theo tôi, trong trường hợp của bạn ( C kiện A đòi nhà, B có quyền và nghĩa vụ liên quan) có tới 2 lý do khiến toà tuyên B không có quyền sỡ hữu 1/2 căn nhà là :
    1- Căn nhà đó của C, không phải của A nên việc anh ta nhập nhà này vào tài sản chung với B là vi phạm pháp luật, thực chất A không có nhà nào để nhập nên B không có nhà nào để có quyền sỡ hữu 1/2 căn.
    2- Giả sử căn nhà có là tài sản riêng của A thì  chỉ với chứng cứ là giấy viết tay, không công chứng, chứng thực vào năm 1995 ghi rằng A thoả thuận nhập nhà này vào tài sản chung với B thì năm 2005, nếu A lắc đầu, nói không nhập gì nữa thì B cũng đành chịu, huống hồ ở đây Toà còn phải bằng mọi cách ngăn ngừa việc vợ chồng A,B chia tài sản chung để trốn tránh việc có thể phải thực hiện nghĩa vụ dân sự "trả lại nhà cho C" !

     
    Báo quản trị |  
  • #11978   16/01/2009

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    Ý KIẾN CỦA TÔI ĐỐI VỚI GIẢ ĐỊNH 2 CỦA TRANVINH_61

    Giả định thứ 2 của Tranvinh_61 không khác việc khởi kiện giữa A và C là mấy. Nếu có ai đó ( tạm gọi là D ) vào năm 2005 khởi kiện đòi nợ A thì ngay lập tức B cũng được đưa vào vòng tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Toà sẽ xem xét quyền lợi của B theo như trả lời của tôi đối với giả định 1, tức B không có quyền sỡ hữu 1/2 căn nhà mà chỉ được một phần giá trị căn nhà tuỳ vào mức độ công sức bảo dưỡng, nâng cấp, cải tạo, sửa chửa mà B đã đóng góp vào căn nhà. Ở đây B còn phải chứng minh món nợ mà D khởi kiện đòi là nợ riêng của A ( A mượn riêng, tiêu xài cho cá nhân ), nếu không, tuy chỉ mình  A mượn nợ của D nhưng tiền vay được mang về tiêu xài cho cả gia đình thì đó lại là nợ chung của cả vợ, chồng, đương nhiên phải cùng có nghĩa vụ trả nợ ! Trên thực tế việc chứng minh nợ riêng của vợ hay chồng không phải dễ, thường là cả vợ chồng bị buộc phải có nghĩa vụ trả nợ chung.
             Như vậy có hai trường hợp xảy ra :
    1/- Nếu B chứng minh được đó là nợ riêng của A thì Toà sẽ tuyên phát mãi căn nhà là tài sản riêng của A để thu hồi vốn và lãi cho D. Giả sử căn nhà bán đấu giá được 500 triệu, trong đó Toà đã tuyên A phải thanh toán phần công sức của B đóng góp vào ngôi nhà này là 20% thì B ưu tiên được thanh toán 500 triệu x 20% = 100 triệu, phần còn lại 500 triệu - 100 triệu = 400 triệu được sử dụng chi trả cho D, nếu thừa thì giao số thừa lại cho A, nếu thiếu thì lại phát mãi tiếp tài sản riêng khác của A ( gồm cả phần tài sản của A trong khối tài sản chung với B ) để thi hành án trả nợ cho D bằng hết số mà Toà đã tuyên A phải trả cho D.
    2/- Nếu B không chứng minh được đó là nợ riêng của A, tức phải chịu trả nợ chung với chồng thì sẽ phải chịu phát mãi tài sản chung của 2 vợ chồng ( không phải căn nhà vì căn nhà là tài sản riêng của A ) để trả nợ cho D. Nếu phát mãi hết tài sản chung rồi mà vẫn chưa trả hết nợ thì sẽ phát mãi căn nhà. Ví dụ đã phát mãi hết tài sản chung của vợ chồng mà vẫn còn thiếu 200 triệu để trả cho D, giả sử nghĩa vụ trả nợ bằng nhau là A = B = 100 triệu thì khi phát mãi căn nhà được 500 triệu, theo án tuyên thì phần công sức của B được ưu tiên thanh toán 100 triệu nhưng 100 triệu này ngay lập tức B phải thi hành án trả cho D cho dứt phần nghĩa vụ trả nợ chung của mình. Tương tự, A phải trả 100 triệu tiếp cho D cho hết nghĩa vụ trả nợ của mình và được nhận phần 300 triệu còn lại.
             Vì đây chỉ là phần bạn đặt giả định thêm, không liên quan tới vấn đề chính mà bạn hỏi ( Vụ kiện giữa A và C, B có quyền lợi nghĩa vụ liên quan ) nên tôi chỉ trình bày mà không đưa ra căn cứ pháp luật vì thấy chưa cần thiết trong trường hợp này. Tuy nhiên, tôi sẵn sàng cung cấp căn cứ pháp luật nếu có bạn nào đó yêu cầu.

     
    Báo quản trị |  
  • #11979   16/01/2009

    tranvinh_61
    tranvinh_61

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/08/2008
    Tổng số bài viết (29)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Khi đưa chủ đề này lên diển đàn xin tư vấn , tôi nhận được nhiều ý kiến về pháp lý rất hay của các bạn . Nhưng qua 1 thời gian trao đổi , tôi cảm nhận rằng giữa tôi và các bạn tham gia hình như vẫn còn có sự “lệch pha” nào đó trong nhận định . Vì muốn kéo giảm đi khoản cách này nên các lập luận của tôi khá dài ( kể cả các dẩn chứng pháp luật “từ cổ chí kim” ) làm cho các bạn đọc dài, hơi bị . . . mệt !  Tuy nhiên theo tôi, với một tranh luận về pháp luật mà thiếu đi các dẩn chứng cần thiết thì chỉ là một “tranh luận chay”, vì vậy, mong thông cảm . Sau đây tôi xin trở lại chủ đề,

    Để làm rõ hơn các quy định cho phép “hồi tố” về cách tính thời hiệu trong pháp luật dân sự và các quy định thời hiệu của Pháp luật qua các thời kỳ khác nhau,  vẫn với những dữ kiện cũ ( giao kết hợp đồng 1989 , phát sinh tranh chấp 1995 ) , nhưng tôi tạm thay đổi thời điểm khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết (khởi kiện tranh chấp) để cho chúng ta có cái nhìn toàn cục hơn, tránh lẩn lộn giữa các khái niệm khá rắc rối của pháp luật  ( giả định các tình huống cụ thể , theo tôi là một trong những cách tiếp cận để hiểu pháp luật nhanh nhất).

       ** Khởi kiện sau 1995 và trước 01/7/96 : đây là thời điểm Pháp lệnh HĐDS 1991 có hiệu lực. Do tranh chấp này có thời điểm giao kế 1989  và tại thời điểm này pháp luật không có quy định về thời hiệu , vậy các quy định về thời hiệu của Pháp lệnh HĐDS 1991 được áp dụng . Điều 56 Pháp lệnh HĐDS 1991 quy định thời hiệu khởi kiện là 03 năm, kể từ thời điểm xảy ra vi phạm hợp đồng và “ Đối với hợp đồng bị vi phạm trước ngày Pháp lệnh này có hiệu lực mà pháp luật không quy định thời hiệu khởi kiện, thì thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày Pháp lệnh này có hiệu lực.

                      ==> Trường hợp này , thời điểm bắt đầu thời hiệu là 1995 , theo đúng quy định của Pháp lệnh HĐDS 1991 : “kể từ thời điểm xảy ra vi phạm hợp đồng .”   Tuy giao kết năm 1989 (trước ngày Pháp lệnh có hiệu lực ) nhưng quy định có tính “hồi tố” của Pháp lệnh không áp dụng được ở đây vì Điều 56 chỉ quy định 1 điều kiện áp dụng, “Đối với hợp đồng bị vi phạm trước ngày Pháp lệnh này có hiệu lực “.

    Xin chú ý : theo tinh thần của Pháp lệnh HĐDS 1991 thì thời điểm xảy ra tranh chấp là điều kiện pháp lý tiên quyết trong việc xét thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện ( tương đồng tinh thần pháp luật ngày nay ) , và nếu vi phạm ( hoặc tranh chấp) xảy ra trước 1/7/91 ( tất nhiên xác lập cũng trước thời điểm này )  thì lấy ngày 1/7/91 để tính bắt đầu thời hiệu ( qui định ‘hồi tố’ này khác tinh thần pháp luật ngày nay )

        ** Khởi kiện sau 1/71996 và trước 1/1/2005 : đây là thời điểm Bộ Luật dân sự 1996 có hiệu lực . Bộ Luật dân sự không quy định về thời hiệu đối với tranh chấp hợp đồng,  nhưng trong hướng dẩn thi hành của Quốc hội  có các quy định như sau :          

    Tai Điểm b khoản 6 Nghị quyết Quốc hội ngày 28.10.1995 về thi hành BLDS 1996 :

    “ a) Đối với các giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật dân sự có hiệu lực mà các văn bản pháp luật trước đây có quy định về thời hiệu hưởng quyền dân sự, thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự và thời hiệu khởi kiện, thì áp dụng các quy định về thời hiệu của các văn bản pháp luật đó;

    b) Đối với các giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật dân sự có hiệu lực mà các văn bản pháp luật trước đây không quy định về thời hiệu hưởng quyền dân sự, thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự và thời hiệu khởi kiện, thì áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự về thời hiệu và thời điểm bắt đầu thời hiệu được tính từ ngày Bộ luật dân sự có hiệu lực. ”

     Tại Khoản III Thông tư số 03/TTLN ngày 10/6/1996 cùa TANDTC và VKSNDTC hướng dẩn pháp luật theo Nghị Quyết của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật dân sự (1996) , cũng có hướng dẫn liên quan đến thời hiêu như sau :

    1. Tại điểm a khoản 6 Nghị quyết có quy định là đối với các giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật dân sự có hiệu lực mà các văn bản pháp luật trước đây có quy định về thời hiệu hưởng quyền dân sự, thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự và thời hiệu khởi kiện, thì áp dụng các quy định về thời hiệu của các văn bản pháp luật đó. Như vậy cần chú ý các điểm sau đây:
    a) Theo quy định tại Điều 56 Pháp lệnh Hợp đồng dân sự thì: "Trong thời hạn ba năm, kể từ thời điểm xảy ra vi phạm hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền khởi kiện trước Toà án, nếu pháp luật không có quy định khác. Quá thời hạn này, bên bị vi phạm mất quyền khởi kiện". Bộ luật dân sự không có quy định về thời hiệu khởi kiện đối với vi phạm hợp đồng dân sự, do đó, các hợp đồng dân sự được xác lập từ ngày 1/7/1996 mà có vi phạm, thì bên bị vi phạm không bị hạn chế thời gian khởi kiện trước Toà án, nếu pháp luật không có quy định khác. “
                      ==> Trường hợp này, với quy định của pháp luật rõ ràng như trên, nên thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện là 1995 , là “thời điểm xảy ra vi phạm hợp đồng” theo quy định tại Điều 56 Pháp lệnh HĐDS 1991 và thời hiệu là 03 năm . Việc áp dụng các quy định về thời hiệu của  Pháp lệnh HĐDS 1991 vào cho trường hợp này là hoàn tòan chính xác vì thời điểm xác lập của giao dịch ( hợp đồng ) năm 1989 thỏa mãn đều kiện “được xác lập trước ngày Bộ luật dân sự có hiệu lựcvà Pháp lệnh HĐDS 1991 cũng thỏa mãn điều kiệncác văn bản pháp luật trước đây có quy định về thời hiệu

                      Xin chú ý : chỉ với các giao dịch dân sự thỏa mãn 2 điều kiện : ‘xác lập trước ngày 1/7/96’ và ‘các văn bản trước ngày 1/7/96 không quy định về thời hiệu’ thì mới lấy ngày 1/7/96 làm mốc tính thời hiệu và thời hiệu là thời hiệu trong Bộ Luật dân sự 1996 . Như vậy , với các giao dịch dân sự có dạng hợp đồng như “đề bài” trong chủ đề đang thảo luận không thuộc trường hợp này ( theo phân tích trên)

       ** Khởi kiện sau 01/01/2005 : đây là thời điểm Bộ Luật Tố tụng dân sự có hiệu lực , mọi tranh chấp yêu cầu Tòa án giải quyết phải được xem xét theo Bộ Luật này về mặt tố tụng . Để hướng dẩn thi hành BLTTDS , Quốc hội có ban hành nghị quyết số 32/2004/QH11 . Tại Điểm 5 Nghị quyết số 32/2004/QH11 quy định cách áp dụng pháp luật cho các trường hợp mà văn bản pháp luật trước đây đã thiếu sót chưa xem xét đến hoặc có xét đến nhưng chưa có qui định rõ về tố tụng . Với quy định này của Cơ quan Lập pháp thì mọi tranh chấp trong quá khứ cũng như hiện tại đều có Luật để xem xét , có cơ sở pháp lý để áp dụng , đây có thể được coi là qui định có tính ‘hồi tố’ về tố tụng :

    “Các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động phát sinh trước ngày Bộ luật tố tụng dân sự có hiệu lực mà các văn bản pháp luật trước đây không quy định thời hiệu khởi kiện và thời hiệu yêu cầu thì áp dụng thời hiệu quy định tại Điều 159 của Bộ luật tố tụng dân sự.”

    Theo đó , tình huống (hoặc ‘đề bài’) đang thảo luận phù hợp hoàn toàn với các quy định “hồi tố” trên của Quốc hội và đủ điều kiện áp dụng điều 159 BLTTDS .

    Quy định tại Khoản 3 Điều 159 BLTTDS : Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm;

          ==> Như vậy , Pháp luật hiện hành mà cụ thể là qui định của Quốc hội và điều 159 BLTTDS đã quy định rõ ràng về tố tụng cho trường hợp đang thảo luận : thời hiệu khởi kiện là 2 năm , thời điểm bắt  đầu tính thời hiệu là ngày phát sinh tranh chấp  (1995 )

          Xin chú ý : Nghị quyết của Quốc hội, Luật là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất hiện nay trong việc áp dụng pháp luật . Do đó , các văn bản pháp luật này khi đã quy định, hướng dẩn về vấn đề cụ thể thì không vì lý do gì có thể hiểu khác hoặc vận dụng khác được ( trừ trường hợp có văn bản có giá trị pháp lý tương đương ban hành sau đó và có nêu điều kiện phủ quyết ). Theo đó , mọi văn bản hướng dẩn dưới luật không được suy diễn, hướng dẫn sai ý chí của Cơ quan Lập pháp ! Ở đây,  trong văn bản pháp luật của Cơ quan Lập pháp  không có quy định trường hợp ngọai lệ , cũng như không quy định việc phải dời thời điểm tính thời hiệu về ngày 01/01/2005 cho các tranh chấp phát sinh trước ngày  BLTTDS có hiệu lực,  do đó, việc viện dẫn các Nghị định dưới luật để chứng minh cho điều này là hoàn toàn “trái luật “, mặc khác cũng có thể xem cách vận dụng chủ quan này là chưa hiểu đúng ( hoặc thậm chí là hiểu sai ) tinh thần các hướng dẩn trong Nghị định .

    Hy vọng qua các dẩn chứng trên tôi đã cung cấp được một quy định , căn cứ pháp luật vững chắc ( không mới , nhưng có lẻ do sơ sót nên hay bị bỏ qua ) là  :  Điểm 5 Nghị Quyết số 32/2004/QH11 ngày 15/6/2004 về việc thi hành BLTTDS.

     
    Báo quản trị |  
  • #11980   17/01/2009

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    GỞI BẠN TRANVINH_61

    Ý kiến lần này của bạn không có gì mới, vẫn là bạn cố gắng " vận dụng pháp luật" theo suy nghĩ chủ quan của mình sao cho thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện của C phải là năm 1995 để bạn lấy đó làm lý do xin kháng nghị GĐT ( thời hiệu 2 năm bắt đầu từ 1995 => hết thời hiệu năm 1997 => Toà thụ lý giải quyết năm 2005 là vi phạm tố tụng dân sự nghiêm trọng ).
    Đúng ra tôi sẽ không có ý kiến bởi ý kiến của bạn vẫn mang nội dung mà ta đã tranh luận. Nhưng, vì thấy bạn đã sắp đi tới sự thống nhất ý kiến với tôi nên tôi xin lưu ý bạn vài tình tiết như sau :
    - Tôi và bạn đã thống nhất được căn cứ pháp luật để xem xét thời hiệu khởi kiện của C còn hay hết là Khoản 3 Điều 159 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành.
    - Đã công nhận khoản 3 điều 159 BLTTDS là căn cứ xem xét thời hiệu khởi kiện của C thì tại sao bạn lại phủ nhận nội dung Nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP là Văn bản pháp luật của Ngành Toà án hướng dẫn thực hiện BLTTDS ? Cụ thể hướng dẫn thực hiện khoản 3 điều 159 BLTTDS, Nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP đã nêu rõ :" b.1. Nếu tranh chấp phát sinh trước ngày 01-01-2005, thì thời hạn hai năm, kể từ ngày 01-01-2005" Chừng nào Nghị quyết này còn hiệu lực pháp luật thì tất cả mọi người phải tuân theo và việc áp dụng Nghị quyết này vào xét xử hay tranh luận là hoàn toàn không trái luật.
             Tôi đồng ý các văn bản hướng dẫn dưới luật không được suy diễn, hướng dẫn sai ý chí của cơ quan lập pháp. Nhưng chắc bạn cũng không phản đối rằng trước khi ban hành văn bản hướng dẫn dưới luật thì văn bản này phải được báo cáo, thông qua Cơ quan lập pháp ? Như vậy, nếu có việc mà bạn cho là suy diễn hay hướng dẫn sai ý chí của cơ quan lập pháp trong văn bản hướng dẫn dưới luật thì sự việc đó cũng đã được chính cơ quan lập pháp thông qua. Tôi đưa ra 1 ví dụ để chứng minh rằng giữa Luật và văn bản hướng dẫn dưới Luật "chỏi" nhau rõ rệt : theo Luật đất đai 2003 thì người được cấp GCNQSDĐ theo khoản 4 điều 50 Luật đất đai không phải nộp tiền sử dụng đất. Tuy nhiên, Nghị định 84/2007/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện Luật đất đai 2003 lại qui định người được cấp GCNQSDĐ theo khoản 4 điều 50 Luật đất đai chỉ được không nộp tiền SDĐ đối với diện tích trong hạn mức, còn đối với diện tích ngoài hạn mức vẫn phải nộp tiền SDĐ theo qui định ! Đã có rất nhiều ý kiến phản ánh nhưng cho tới nay Nghị định 84 vẫn còn nguyên hiệu lực và vẫn phải áp dụng hàng ngày trong việc cấp GCNQSDĐ cho nhân dân.
            Chúng ta đang sống trong thời điểm mà pháp luật còn đôi khi bất cập nên phải chấp nhận. Trừ khi bạn làm được điều gì đó khiến nội dung của Nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP được chỉnh sửa theo ý của mình, nếu không thì bắt buộc bạn phải tuân thủ nội dung đang còn hiệu lực của nghị quyết này, tức phải chấp nhận thời hiệu khởi kiện của C là 2 năm bắt đầu từ 01-01-2005.

     
    Báo quản trị |  
  • #11981   21/01/2009

    tranvinh_61
    tranvinh_61

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/08/2008
    Tổng số bài viết (29)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Gởi bạn TranVoThienThu

    Qua bài viết của bạn ngày 17.1.09 , tôi xin có một số ý kiến sau :

    1/  Hình như bạn đã không đọc ý kiến phản biện mới nhất của tôi (hoặc có , nhưng đọc nhanh quá ! ) nên mới cho rằng không có gì mới ! Nếu đọc lại , chắc hẳn bạn sẽ thấy rằng tôi không hề nhắc đến NQ 01/2005/NQ-HĐTP mà chỉ nhắc đến NQ 32/2004/QH11, do đó , khi bạn nhận định ,“Đã công nhận khoản 3 điều 159 BLTTDS là căn cứ xem xét thời hiệu khởi kiện của C thì tại sao bạn lại phủ nhận nội dung Nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP là Văn bản pháp luật của Ngành Toà án hướng dẫn thực hiện BLTTDS ?”  là hoàn toàn . . . khó hiểu ? Phải chăng bạn đang có ý “áp đặt “ ý kiến của mình lên người khác sau khi cố tình bỏ qua một căn cứ Pháp luật quan trọng ?

    2/  Không hiểu bạn có ẩn ý gì khi viết ,“vẫn là bạn cố gắng " vận dụng pháp luật" theo suy nghĩ chủ quan của mình”  ? Ý kiến này chứng tỏ bạn đã hiểu sai mục đích tranh luận của tôi . Tôi tham gia tranh luận và xin tư vấn đề hiểu rõ pháp luật và sống đúng pháp luật và như vậy tất nhiên tôi không có ý định áp đặt ý kiến chủ quan vào các Văn bản Pháp luật. Nếu như các ý kiến dựa trên các dẩn chứng Pháp luật của tôi (chưa bị phản bác ) không phù hợp với suy nghĩ chủ quan của bạn , thì thiết nghĩ điều này cũng không có gì lạ ? Bạn giải thích như thế nào khi đang cố gắng hướng dẩn cuộc tranh luận bình đẳng này theo ý kiến chủ quan của bạn ?  

    3/  Việc sử dụng các Văn bản pháp luật để giải quyết cho các quan hệ pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, cần thiết và đúng pháp luật. Nhưng để khách quan, cần hiểu đúng các quy định trong các văn bản Pháp luật và qua đó chọn đúng Văn bản Pháp luật để áp dụng . Trong trường hợp này , khi xét về thời hiệu , việc vận dụng NQ 01/2005/NQ-HDTP là đúng , nhưng cách hiểu, giải thích của bạn về Văn bản này là . . . chưa đúng ( tôi đã chứng minh rõ ở các phần trước )  

    4/  Bạn đã viết “Nhưng chắc bạn cũng không phản đối rằng trước khi ban hành văn bản hướng dẫn dưới luật thì văn bản này phải được báo cáo, thông qua Cơ quan lập pháp ?” . Xin trả lời rằng tôi không biết gì về việc này nên không có ý kiến , nhưng cũng có một gợi ý nhỏ cho bạn : bạn nên tham khảo thêm thí dụ 2 Mục III Thông tư số 03/TTLN ngày 10/8/1996  và Công văn số 175/KHXX ngày 15/9/2006 của TANDTC .

    5/  Về việc của B trong chủ đề này , bạn nhận định rằng “Việc A đồng ý nhập tài sản là căn nhà của riêng mình vào khối tài sản chung với B, thực chất là A chuyển nhượng quyền sỡ hữu 1/2 căn nhà của mình cho vợ, từ đó cho thấy giao dịch về nhà ở này thực chất phải là Hợp đồng chuyển quyền sỡ hữu nhà ở và QSD đất ở gắn liền” , theo tôi là kiên cưỡng , không thuyết phục . Pháp luật quy định hình thức sở hữu chung của vợ-chồng là sở hữu chung hợp nhất , như vậy , với nhận định trên của bạn thì lại thuộc trường hợp sở hữu chung theo phần . Không hiểu bạn căn cứ vào đâu để “ép” việc thay đổi hình thức sở hữu trên ?

     
    Báo quản trị |  
  • #11982   21/01/2009

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    TRANVINH_61 THÂN MẾN

    1- Bạn yên tâm, trước khi trả lời tôi phải đọc kỷ ý kiến của bạn, tiếp theo là phải coi lại các căn cứ pháp luật, không có chuyện đọc nhanh hay đọc ẩu rồi trả lời bừa. BLTTDS được QH thông qua ngày 15/6/2004 thì cũng trong ngày đó QH ra NQ 32/2004/QH11 về việc thi hành bộ luật này. Điểm 5 NQ 32/2004/QH11 qui định tranh chấp dân sự phát sinh trước khi BLTTDS có hiệu lực pháp luật mà các văn bản pháp luật trước đây không qui định thời hiệu thì áp dụng điều 159 của BLTTDS để tính thời hiệu. Việc phải áp dụng điều 159 BLTTDS để tính thời hiệu trong vụ việc của bạn, từ đầu cho tới nay tôi đã bao nhiêu lần nhắc tới, bạn lại bảo tôi không đọc kỷ nên không phát hiện bạn vận dụng NQ 32/2004/QH11 và bỏ qua căn cứ pháp luật này là oan cho tôi đấy.

    Tuy ý kiến của bạn ngày 16/01 khá dài nhưng tôi chỉ lấy ra 1 tình tiết quan trọng nhất, đó là việc bạn thừa nhận việc của bạn đưa ra phải lấy khoản 3 điều 159 BLTTDS để tính thời hiệu. Và, tôi đã thừa nhận ý kiến này của bạn trùng với ý kiến của tôi. Vấn đề khác biệt giữa chúng ta là mỗi người 1 cách hiểu đối với văn bản dưới Luật hướng dẫn thực hiện.  
    Cách hiểu của bạn : Vẫn công nhận thời hiệu là 2 năm theo khoản 3 điều 159 BLTTDS nhưng duy nhất chỉ 1 cách tính là phải bắt đầu từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.
    Cách hiểu của tôi : Công nhận thời hiệu là 2 năm và bắt đầu từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm như qui định tại khoản 3 điều 159 BLTTDS. Tuy nhiên, ngày bắt đầu này được chia ra làm 2 trường hợp :
    - Tranh chấp phát sinh trước 01-01-2005 thì ngày bắt đầu thời hiệu là ngày 01-01-2005.
    - Tranh chấp phát sinh kể từ 01-01-2005 trở về sau thì ngày bắt đầu thời hiệu là ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.
          Cách hiểu của tôi vừa căn cứ vào BLTTDS ( khoản 3 điều 159 ), lại vừa căn cứ vào Văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành ( NQ 01/2005 đang còn hiệu lực ), còn cách hiểu của bạn chỉ căn cứ vào BLTTDS ( khoản 3 điều 159 ), bỏ qua NQ 01/2005 mặc dù Văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành này đang có hiệu lực pháp luật. Như vậy cách hiểu của bạn không đúng, phiến diện. Pháp luật rành rành ra đó ( khoản 3 điều 159 BLTTDS và tiểu mục b1 của NQ 01/2005 ) nên bắt buộc mọi công dân ( trong đó có cả tôi và bạn ) phải tuân theo chứ sao lại bảo tôi áp đặt ý kiến của mình lên ý kiến của người khác vậy bạn ?

     
    Báo quản trị |