#ccc" align="left"> Sau thời gian “ngâm cứu“, trở lại diển đàn thì thấy “là lạ“. Không biết việc đổi địa chỉ đến quán cà phê có làm “nhạt” tranh luận không ? Tôi hy vọng có cà phê đắng , thuốc thơm , bánh ngọt sẽ làm các bạn “mặn” thảo luận hơn . Bây giờ , tôi xin phép trở lại chủ đề.
Như các trình bày trước : theo tôi đây là vụ án “2 trong 1” nên nếu xét về bản chất của tranh chấp thì “hồn ai nấy giữ”. Tôi trình bày tiếp về quyền hợp pháp của B :
Quyền sở hữu của B trong khối tài sản chung vợ chồng ( với A ) được xác lập hợp pháp căn cứ vào các cơ sở pháp lý sau :
+ Hợp đồng (thỏa thuận) nhập tài sản chung trong hôn nhân này được lập vào năm 1995 nên bị điều chỉnh theo Luật HN&GĐ 1986 và Pháp lệnh HĐDS 1991 ( có hiệu lực trước ngày 1/7/96)
+ Theo Điều 16 Luật HN và GĐ năm 1986 : “ Đối với tài sản mà vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng hoặc được cho riêng trong thời kỳ hôn nhân thì người có tài sản đó có quyền nhập hoặc không nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng.”
+ Theo Điều 13 Pháp lệnh HĐDS :
" 1- Các bên có thể giao kết hợp đồng bằng miệng hoặc bằng văn bản.
2- Đối với các loại hợp đồng mà pháp luật quy định phải lập thành văn bản, đăng ký, hoặc có chứng thực của cơ quan công chứng Nhà nước, thì các bên phải tuân theo các quy định đó."
+ Theo Điều 14 Pháp lệnh HĐDS :
" 1- Hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm giao kết, nếu các bên không có thoả thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác.
2- Thời điểm giao kết hợp đồng miệng là thời điểm các bên thoả thuận về nội dung chủ yếu của hợp đồng.
Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm các bên ký vào văn bản.
Nếu hợp đồng phải có chứng thực của cơ quan công chứng Nhà nước, thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cơ quan công chứng Nhà nước chứng thực."
+ Pháp luật trong thời kỳ này (1995) cho phép nhưng không có quy định ràng buộc về hình thức và thủ tục cho việc lập hợp đồng nhập chung tài sản trong hôn nhân và do đó không có quy định phải có chứng thực cho hợp đồng loại này ( thời điểm này Pháp luật chấp thuận rộng rãi mọi hình thức giao kết , kể cả giao kết miệng !)
+ A (người chồng ) là chủ sở hữu tài sản hợp pháp ( có đầy đủ mọi giấy tờ sở hữu theo quy định Pháp luật – có đủ quyền năng của chủ sở hữu ) và hơn nữa ngay tại thời điểm sát nhập tài sản (1995) không có bất kỳ tranh chấp hoặc quyết định hợp pháp nào hạn chế đến quyền định đọat tài sản này ( tranh chấp “ hợp pháp” chỉ bắt đầu xuất hiện vào năm 2006 ).
=>> Quyền sở hữu của B trong khối tài sản chung vợ chồng đã được xác lập đúng pháp luật vào năm 1995. Như vậy , từ thời điểm đó về sau mọi xem xét về QSH tài sản của B ( tài sản hợp pháp của công dân) phải căn cứ vào quy định pháp luật dân sự vào thời điểm xác lập ( hoặc các quy định hồi tố , nếu có ). Xử dụng mọi lý do , lý lẽ chủ quan không có căn cứ pháp luật trong việc xem xét về tài sản của công dân là trái luật !
Theo đó , nếu ngày nay B có “thiếu hiểu biết” hoặc vì lý do chủ quan mà nôm na cho rằng mình có ½ (hoặc 50%) trong khối tài sản chung đó để yêu cầu pháp luật xem xét , bào vệ thì cũng không có gì sai với tinh thần chung của pháp luật dân sự và tất nhiên điều này không phải là căn cứ pháp lý để xem xét hoặc suy diễn nhằm phủ quyết quyền sở hữu về tài sản cá nhân .
Quyền sở hữu tài sản của B trong khối tài sản chung đã được xác lập, vậy nếu xuất hiện một người thứ 3 tranh chấp toàn bộ khối tài sản chung đó thì phải xử lý ra sao về quyền sở hữu tài sản này của B ? Xin các bạn cũng chú ý là B đang là “người thứ 3 ngay tình” và không có lỗi !!
Ngày nay, giả thiết rằng nếu vì “lý do chủ quan nào đó” mà phải xử dụng Pháp luật hiện hành để xem xét các sự việc đã qua thì truờng hợp cụ thể của vụ việc này cũng phù hợp : đủ điều kiện vể hình thức lẩn nội dung cho việc xác lập tài sản chung (có giá trị lớn, tài sản phải đăng ký, . . . ) trong hôn nhân . Pháp luật hiện hành cho phép vợ chồng được chủ động thực hiện các giao dịch , thỏa thuận về tài sản chung , riêng ( theo nguyên tắc tự nguyện , tự thỏa thuận , không ràng buộc phải chứng thực ,công chứng, ... ) và nếu có tranh chấp xảy ra thì theo Khoản 3 Điều 5 nghị định 70/2001 /NĐ-CP quy định :
“ Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng đã đăng ký quyền sở hữu trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà chỉ ghi tên của một bên vợ hoặc chồng, thì vợ chồng có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp lại giấy tờ đăng ký quyền sở hữu tài sản đó để ghi tên của cả vợ và chồng ; nếu vợ chồng không yêu cầu cấp lại giấy tờ đăng ký quyền sở hữu tài sản, thì tài sản đó vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng ; nếu có tranh chấp, bên nào cho đó là tài sản thuộc sở hữu riêng của mình, thì có nghĩa vụ chứng minh.”
== >> Tôi đang muốn tham khảo ở đây : ngày nay, văn bản pháp luật nào hoặc thậm chí là tinh thần của Điều Luật nào quy định hồi tố , cho phép bỏ qua quyền lợi hợp pháp ( hoặc xâm phạm đến QSH hợp pháp ) này của B mà chỉ cần xem xét đến quyền sở hữu của A ( chồng ) ?
Nếu có , xin các bạn cho biết để tôi tham khảo ( cho khỏi ấm ức !! ) .
Nếu không có , cũng xin nhận xét , phản biện cho lập luận , dẩn chứng của tôi .
Cũng để hiểu rõ hơn các quy định pháp luật trong trường hợp này , tôi tạm đưa ra 2 giả định sau:
Giả định 1: Vào khoản năm 2005, A,B có tranh chấp tài sản chung (ly hôn , . . .) và nhờ Tòa án giải quyết thì thỏa thuận nhập chung tài sản và các căn cứ pháp lý kèm theo có được xem xét theo pháp luật không ? Nói nôm na là B có được chia ½ tài sản trong khối tài sản chung không ? và tại sao ?
Giả định 2: Vào khoản năm 2005, A,B không có tranh chấp tài sản chung . Nhưng A bị chủ nợ kiện và bị quyết định kê biên tài sản để trả nợ . Theo các bạn, như vậy B buộc phải bán toàn bộ căn nhà ( là tài sản sở hữu chung hợp nhất ) hoặc vì tài sản riêng của A lúc này chỉ là ½ căn nhà trong khối tài sản chung hợp nhất đó nên chỉ có quyền bán ½ ( hoặc phát mãi ) để thi hành nghĩa vụ trả nợ cho người thứ 3 ?
Mong nhận được nhiều ý kiến chia sẻ .