#ccc" align="center">Cám ơn sự nhiệt tình và các nhận định thú vị của bạn
thuongluong306 và bạn
ONENIGHTSTAND. Tôi có ý kiến trả lời như sau :
* Về việc nói đến và nghi ngờ các hành vi của Tòa : tôi đồng ý, khi đơn phương nói đến hành vi của người khác là không đúng nhất là không có chứng cứ cụ thể , nhưng xin bạn hiểu cho là ở đây tôi không nhằm mục đích “xúc phạm”,“nói xấu” hoặc ‘gởi gắm cảm xúc’ của mình mà vì chúng ta chỉ trao đổi bằng văn viết nên tôi cho đó chỉ là cách diễn đạt cần thiết nhằm cung cấp thêm các dữ kiện , giúp hiểu rỏ thêm về tình tiết đang thảo luận . Vả lại , trong trình bày của mình, tôi có nêu cụ thể cá nhân nào đâu ? Như vậy , mọi suy diễn (nếu có) nhằm mục đích xúc phạm cá nhân nào đó là nằm ngoài ý muốn của tôi .Tôi cũng hoàn toàn nhất trí với bạn mục đích cuối cùng của chúng ta là các khía cạnh pháp lý , tìm cách tiếp cận và giải quyết tốt nhất cho vấn đề đang thảo luận . Như vậy , nếu trong các trình bày tiếp đây tôi có lặp lại hành vi “xúc phạm” hoặc có các ngôn từ đầy “cảm xúc” thì mong bạn thông cảm , đừng chấp .
Tôi không có ‘tham vọng’ tranh thủ sự ‘đồng cảm’ bằng cảm xúc của số đông vì rõ ràng như vậy là không thực tế và không hợp lý ( ‘quá sức’ của tôi ), hơn nữa , chúng ta đang tham gia thảo luận về các tình huống pháp lý và quan điểm áp dụng pháp luật nên cảm xúc cá nhân (nếu có) cũng không có ý nghĩa gì ở đây. “Tham vọng” của tôi là được nghe phân tích và mổ xẻ vấn đề đang nêu theo các khía cạnh pháp lý khác nhau , qua đó có cách giải quyết tốt và đúng nhất theo pháp luật .
* Về các tình tiết khách quan của vụ việc : theo tôi hiểu thì hình như bạn nghĩ rằng tôi lắp lững trong việc trình bày các tình tiết của vụ việc này ? Thật tình không phải như vậy , nếu tình tiết có thiếu là do tôi sơ ý nên quên , nay tôi xin trình bày tiếp . Riêng các mối quan hệ của A,B và C thì ngoài mối quan hệ rõ ràng của A,B là quan hệ vợ chồng thì bạn ONENIGHTSTAND nhận định khá chính xác : C là người thân của A .Vì mối quan hệ “người thân”này nên A mới bị rắc rối ( và do đó B bị liên quan ) vướng vào nhận định chủ quan , không có căn cứ pháp luật của Tòa . Do vậy , tôi không nêu rõ mối quan hệ A,C mà chỉ dừng lại ở mức là “người thân” để không làm các bạn bị ‘cảm tính chủ quan’ khi tham gia phân tích , biện luận theo Pháp luật về vụ việc tranh chấp tài sản này .
Theo tôi , Pháp luật dân sự được đặt ra là để điều chỉnh hành vi các quan hệ trong xã hội , trong đó có quan hệ về tài sản và chắc chắn PL không cho phép bị lợi dụng để nhận định tùy tiện , chỉ dựa vào cảm tính chủ quan. Tôi nói vậy chắc các bạn đã hiểu, nay tôi bổ sung tiếp các chi tiết của vụ việc để mong nhận các ý kiến đóng góp, phân tích , phản biện theo pháp luật , để tôi tự đánh giá lại các nhận định riêng của mình ( vì không loại trừ khả năng tôi chưa khách quan , đang ‘chủ quan, cảm tính’ như bạn thuongluong306 và bạn ONENIGHTSTAND nhận xét ! ) Thêm nữa, mọi nhận định của tôi (nếu có) về hành vi của chủ thể nào đó thì chỉ là những nhận định trong trường hợp cụ thể này mà thôi , mong rằng các bạn đừng suy diễn mở rộng (oan cho tôi lắm !).
* Bổ sung các chi tiết của vụ việc :
+ Về thời hiệu khởi kiện thì trước tôi đã trình bày rồi . Tôi xin nói lại : trong đơn khởi kiện C thừa nhận về thời điểm giao kết (1989), thời điểm phát sinh tranh chấp (1995) và tất nhiên là thời điểm khởi kiện (2006) . Tại cấp sơ thẩm chi tiết này bị bỏ qua ( vì A,B không biết gì về pháp luật , tình thật , ngay thơ cho là mình đúng nên chủ quan không nhờ tư vấn) ; đến cấp phúc thẩm ( A,B khôn hơn , không còn ‘ngây thơ’ nữa nên có nhờ người tư vấn) chi tiết này được nêu cụ thể là thời hiệu khởi kiện đã hết và có kèm theo các căn cứ pháp luật cụ thể thì Tòa lại làm lơ ( làm lơ theo đúng nghĩa đen của từ này ) , nhưng trong án tuyên lại ghi : ý kiến về thời hiệu của phía bị đơn là không đúng nên không xét . Ngoài nhận định suông trên thì Tòa hoàn tòan không nêu lý giải hoặc dẫn chứng căn cứ pháp luật ! Tôi khẳng định đây là sự thật 100% , không có bất kỳ ‘cảm tính chủ quan’ hoặc suy diễn nào .
Như vậy , theo bạn hành vi này có được xem là hành vi vi phạm tố tụng (nghiêm trọng) không và nhận định về hết thời hiệu khởi kiện cho vụ việc này theo các căn cứ pháp luật hiện hành là đúng hay sai ?
Theo tôi được biết thì trong tố tụng dân sự công việc bắt buộc đầu tiên mà Tòa phải xét là “thời hiệu khởi kiện còn hay hết” , nhưng đặc biệt trong vụ việc này Tòa ‘không muốn’xem xét về thời hiệu ( mặc dù được một bên đương sự chính thức nêu yêu cầu bằng cả văn bản gởi đến tòa và bằng lời trong phiên tòa ) mà chỉ muốn ‘được xét xử’ ! Phải chăng Tòa xét xử vụ việc này muốn “ôm lấy quả bóng trách nhiệm” về phía mình ?
+ Về chứng cứ khởi kiện : C (nguyên đơn) không nêu, không có được bất kỳ chứng cứ hợp lệ nào ( người chứng , vật chứng , văn bản ,…) trong suốt quá trình tố tụng ở các cấp tòa . Chứng cứ duy nhất để khởi kiện là những lời khai bằng miệng của C và tất nhiên có cả những suy diễn lòng vòng ( cũng bằng miệng !). Tóm lại , theo khách quan ( hồ sơ vụ án ) mà nói thì C vừa là nguyên đơn lại vừa là người làm chứng cho cho những lời khai của . . . chính mình ! Đây là sự thật 100%
Như vậy , chỉ có 2 khả năng xảy ra ( tôi tạm phân tích , xin các bạn phản biện , góp ý ) :
- Giao kết ( giao dịch ) là có thật nhưng vì lý do hoặc nguyên nhân nào đó mà nay C không có , không còn chứng cứ , . . . để chứng minh nên đành phải khai miệng .
- Giao dịch là không có thật ( và tất nhiên yêu cầu , lý do khởi kiện là . . . giả tạo )
Theo bạn , trong trường hợp cụ thể này quy định Pháp luật phải được vận dụng như thế nào ? Ý kiến của bạn và các bạn khác như thế nào chưa rõ , nhưng thực tế là : cấp sơ thẩm nhận định C thắng 100% , cấp phúc thẩm nhận định C thắng 50% ( con số này là do tôi tự đặt ra để dể diễn đạt – án sơ thẩm bị cấp phúc thẩm cải sửa một phần khá quan trọng )
Quyết định của Tòa thật khó hiểu phải không bạn ? Theo tôi , trong trường hợp này thì hoặc C thắng 100% hoặc C thua trắng . Ở đây C được tuyên thắng 50% , tôi không hiểu pháp luật có quy định ‘trung dung’, ‘lững lơ con cá vàng’ như vậy không ? Như vậy có sai không khi cho rằng : Tòa muốn C thắng 100% nhưng vì không có chứng cứ , trong khi đó các chứng cứ trực tiếp của bên A ‘quá mạnh’, không có căn cứ bác bỏ nên nay C đành phải nhận tạm 50% , ‘‘có còn hơn không’’ ?!
Tuy đang thảo luận về vấn đề của B (vợ ) nhưng vì đây là 1 vụ án “ 2 trong 1 ” nên tôi trình bày hơi dài về trường hợp của A ( chồng ) . Các bạn cho ý kiến nhận xét trước , tôi sẽ trình bày tiếp về phần của B .