Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Vũ Văn Toàn - toanvv

109 Trang «<52535455565758>»
  • Xem thêm     

    26/12/2018, 05:16:53 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Nếu số tiền của người bạn đó bị lấy cắp, để đảm bảo quyền lợi của mình thì người đó có thể đến trình báo sự việc với cơ quan quan công an để điều tra xác minh. Trường hợp có nghi ngờ về đối tượng nào thi có thể trình bày với cơ quan công an để hỗ trợ trong quá trình giải quyết. Khi tiếp nhận được tin tố giác của bạn thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết. Ngoài ra nếu có các thông tin liên quan đến vụ việc thì người bạn đó cần nhanh chóng cung cấp cho phía cơ quan công an để sớm làm sáng tỏ vụ việc. Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra và xác minh từ các chứng cứ thu thập được theo quy định, nếu có hành vi phạm tội thì ra quyết định khởi tố vụ án.

    Như vậy, bạn được quyền trình báo với cơ quan có thẩm quyền về việc bị mất trộm, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm điều tra xác minh tìm ra người có hành vi phạm tội. Nếu còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

  • Xem thêm     

    25/12/2018, 11:12:40 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Vì việc tặng cho tại thời điểm trước đây đã lâu nhưng vẫn được  áp dụng quy định Văn bản cam kết tặng cho hoặc hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất hoặc chứng nhận của công chứng nhà nước.

    Chính vì vậy, việc tặng cho đất của ông bạn phải được lập thành văn bản có chứng thực hoặc công chứng đúng theo quy định của pháp luật mới có hiệu lực, nên văn bản tặng cho của ông bạn sẽ vô hiệu ngay từ đầu và đất đó vẫn thuộc quyền sở hữu của ông bạn.

    Do vậy mảnh đất mà ông bà đang sống hiện tại sau khi chia thuộc quyền sở hữu riêng của ông và ông bạn mất không để lại di chúc nên phần di sản thừa kế của ông bạn sẽ được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.

    Căn cứ Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định Những trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau:

    “1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây

    a)Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; ….”

    Việc thừa kế theo pháp luật sẽ đặt ra trường hợp thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế theo pháp luật quy định.

    Theo thông tin bạn cung cấp bên trên, ông nội bạn có bác và bố bạn vaf những người con khác nên theo quy định trên, cả bác và bố bạn đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Do không có di chúc để lại nên di sản của ông bạn sẽ được chia theo pháp luật và chia đều cho cả anh chị em của bố bạn.

    Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu thừa kế như sau: “1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

    a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

    b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.”

    Như vậy, căn cứ theo quy định đã nêu trên thì thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế đối với bất động sản là 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Do bố bạn và bác bạn đang có tranh chấp với phần di sản thừa kế để lại do đó nếu hai bên không thể tự thỏa thuận được về vấn đề chia tài sản thì bạn có thể làm đơn gửi đến Tòa án nhân dân cấp huyện yêu cầu xem xét phân chia di sản thừa kế. Nếu còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

  • Xem thêm     

    25/12/2018, 10:55:02 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Theo Bộ luật dân sự thì hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

    Việc cho vay tiền giữa bạn với người kia là giao dịch dân sự. Pháp luật quy định giao dịch dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch vay mượn tiền nêu trên được pháp luật công nhận.

    Theo tôi, để có giá trị chứng minh tốt nhất khi giải quyết tại Tòa án thì bạn nên chứng minh việc vay tiền bằng văn bản rất rõ rang để ghi nhận những nội dung đó để làm bằng.

    Tại Điều 94 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây: Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử; Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập…

    Khi bạn có đầy đủ bằng chứng chứng minh người vay tiền của bạn đã vi phạm thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết bác yêu cầu khởi kiện của người đó. Nếu còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

  • Xem thêm     

    25/12/2018, 10:13:38 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Trường hợp của bạn đã được chúng tôi tư vấn rất cụ thể, Nếu còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

  • Xem thêm     

    25/12/2018, 10:06:56 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Căn cứ theo Điều 4 Khoản 1 Luật thuế thu nhập cá nhân quy định:

    1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau...

    Như vậy, nếu bạn chuyển nhượng nhà, đất cho vợ mình mà không thuộc một trong các trường hợp nêu ở trên thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân với thuế suất là 2% trên giá chuyển nhượng. Nếu còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

  • Xem thêm     

    25/12/2018, 09:56:38 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Trường hợp bạn hỏi, chúng tôi tư vấn như sau:

    Hợp đồng ủy quyền, Giấy ủy quyền có hiệu lực kể từ khi thỏa thuận của hai bên đều được chấp thuận và đều ký vào giấy ủy quyền. Người nhận ủy quyền sẽ thực hiện các quyền được ủy quyền cho mình ghi trong giấy ủy quyền. Ngoài ra nếu thực hiện các quyền khác ngoài phạm vi thỏa thuận trong giấy ủy quyền thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của bên ủy quyền.

    Nếu việc sử dụng giấy ủy quyền sử dụng đất thì có thể được với điều kiện là phải được ủy quyền toàn bộ quyền định đoạt quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản bao gồm cả nội dung bạn nêu trên và Thời hạn của giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền đó do các bên thỏa thuận về thời hạn, nếu không thỏa thuận thời hạn thì chỉ có giá trị 01 năm kể từ ngày xác lập theo điều 563 Bộ luật dân sự 2015. Ngoài ra, hiệu lực của ủy quyền được chấm dứt khi Bên uỷ quyền hoặc bên được uỷ quyền chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết. Do đó, nếu sau này ông bạn mất thì việc Ủy quyền đó cũng đương nhiên cũng chấm dứt nên không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

    Đối với trường hợp của bạn nên thực hiện giao dịch mua bán hoặc tặng cho đất ở trên tức là chuyển nhượng hoặc tặng cho quyền sử dụng đất Luật Đất đai năm 2013 quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 167 quy định: “Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này”. Theo đó bạn và ông nội cùng làm lại các thủ tục theo đúng quy định về hình thức của giao dịch tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định ở trên. Trong trường hợp còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

  • Xem thêm     

    24/12/2018, 11:53:30 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

    Điều 20 Luật cư trú 2006, sửa đổi, bổ sung 2013 quy định về điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:

    “Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương: 

    1. Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên; …

    3. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp…”

    Như vậy, không đăng ký tạm trú dài hạn (KT3) tại TP.HCM, làm việc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp thì bạn vẫn được nhập hộ khẩu vào TP.HCM theo quy định tại Khoản 3 Điều 20 Luật cư trú 2006, sửa đổi, bổ sung 2013 nếu như có hợp đồng lao động hơn 2 năm kể từ ngày làm việc tại TP.HCM. Cụ thể là:

    - Giấy tờ, tài liệu chứng minh là người đang làm việc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn tại các cơ quan, tổ chức bao gồm một trong các loại giấy tờ, tài liệu sau:

    + Giấy giới thiệu (ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên) của thủ trưởng đơn vị trực tiếp (kể cả quân đội nhân dân và công an nhân dân) kèm theo một trong các giấy tờ, tài liệu sau:

    * Hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo pháp luật lao động (áp dụng cho mọi cơ quan, tổ chức, kể cả các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế có sử dụng lao động);

    * Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước theo pháp luật cán bộ, công chức.

    + Riêng đối với những người là lãnh đạo thuộc cơ quan, tổ chức thì quyết định của cấp có thẩm quyền về bổ nhiệm, điều động lãnh đạo thuộc cơ quan, tổ chức hoặc giấy tờ chứng minh là người lãnh đạo thuộc cơ quan, tổ chức đó thay cho hợp đồng không xác định thời hạn.

    + Xác nhận (ký tên, đóng dấu) của thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp (kể cả quân đội nhân dân và công an nhân dân) về việc công dân đang làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn (áp dụng cho mọi cơ quan, tổ chức, kể cả các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế có sử dụng lao động) hoặc theo chế độ hợp đồng làm việc không xác định thời hạn.

    Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp là thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang được sử dụng con dấu riêng.

  • Xem thêm     

    24/12/2018, 11:18:25 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Với vướng mắc trên, chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

    Theo Hiến pháp 2013 thì mọi người đều có quyền khiếu nại, tố cáo (không yêu cầu về vấn đề tuổi tác). Và Điều 2 Luật tố cáo 2011 quy định: “Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức”.

    Theo quy định của pháp luật thì trẻ em là người dưới 16 tuổi được pháp luật bảo vệ. Theo quy định tại Luật trẻ em 2016 trẻ em có quyền được sống, quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc.... và một trong những hành vi bị cấm của luật này có cả hành vi bạo lực do vậy hành vi của bố mẹ bé đã vi phạm các quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:

    "Điều 1. Trẻ em

    Trẻ em là người dưới 16 tuổi."

    "Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm

    1. Tước đoạt quyền sống của trẻ em.

    2. Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

    3. Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em.

    4. Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn.

    5. Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.

    6. Cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình.

    7. Không cung cấp hoặc che giấu, ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực cho gia đình, cơ sở giáo dục, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.

    8. Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc Điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em..................."

    Như vậy bố mẹ bé đã có hành vi bạo lực và cả xúc phạm danh dự bạo lực tinh thần đối với bé.

    2. Nghĩa vụ của cha mẹ

    Được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cụ thể:

    "Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ

    1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

    2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

    4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội."

    Như vậy, Việc tố cáo không phụ thuộc vào tuổi tác, do đó, bạn vẫn có quyền làm đơn tố cáo lên cơ quan công an cấp xã để bảo vệ quyền lợi của mình. Đối với vấn đề tuổi có thể thực hiện việc tố giác tội phạm, BLHS không có quy định giới hạn về độ tuổi công dân được thực hiện việc tố giác tội phạm. Nhà nước khuyến khích mọi người thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Trường hợp của bạn là người chưa thành niên đã phát hiện ra hành vi vi phạm pháp luật thì nên báo ngay cho cha mẹ, thầy cô giáo hoặc những người lớn tuổi để những người này giúp đỡ trong việc tố giác tội phạm trước cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

  • Xem thêm     

    24/12/2018, 10:53:54 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Với vướng mắc trên, chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

    Trước hết cần xác định xem khi anh chủ có văn bản ủy quyền cho anh H thực hiện việc đứng tên trên đăng ký xe hay không. Bởi lẽ nếu có giấy ủy quyền cho anh H đứng tên xe thì xe ô tô tải này vẫn là của anh chủ vì ủy quyền theo tính chất là việc đại diện làm thay công việc cho chủ tài sản, không ảnh hưởng gì đến quyền sở hữu của chủ tài sản, người nhận ủy quyền chỉ là người làm thay công việc đó. Tài sản được ủy quyền không thay đổi chủ sở hữu mà người được ủy quyền chỉ tạm thời thay mặt chủ sở hữu quản lý sử dụng tài sản trong một thời hạn nhất định do các bên thỏa thuận.

    Cầm cố là việc bên cầm cố giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia nhận cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Như vậy, Cầm cố tài sản chỉ được phép tài sản thuộc quyền sở hữu của mình hoặc được chủ sở hữu cho phép cầm cố tài sản để thực hiện nghĩa vụ. Trường hợp của bạn, anh H tự ý cầm số tài sản của người khác nên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 175 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau:

    “1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

    b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản….”

    Còn trường hợp anh chủ không thực hiện việc ủy quyền cho anh H (hoặc cái tài liệu chứng minh có sự ủy quyền: ghi âm, ghi hình, người làm chứng,…) thì khi này xác định tài sản này sẽ là của anh H bởi lẽ khi này đăng ký xe đang đứng tên của anh H, theo nguyên tắc chủ xe sẽ phải chấp hành đầy đủ quy định về đăng ký xe theo quy định tại Điều 6 Thông tư 15/2014/TT – BCA. Do đó, việc anh H cầm cố tài sản thuộc sở hữu của mình là đúng pháp luật và không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

  • Xem thêm     

    24/12/2018, 10:49:24 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Với vướng mắc trên, chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

    Thứ nhất, việc cấp GCNQSDĐ cho gia đình bạn:

    Trong trường hợp gia đình bạn không có bất cứ giấy tờ gì về nguồn gốc đất theo quy định tại Điều 100 Luật đất đai năm 2013 như Bằng khoán đất, bằng khoán điền thổ,… thì gia đình bạn vẫn có thể cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu thuộc một trong các trường hợp:

     - Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai năm 2013, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

     - Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất  đai năm 2013 nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

    Theo đó, cho dù gia đình bạn có các giấy tờ về nguồn gốc sử dụng đất hay không thì để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gia đình bạn phải đáp ứng điều kiện sử dụng đất ổn định lâu dài. 

    Căn cứ sử dụng đất ổn định lâu dài được xác định theo quy định tại Điều 21 Nghị định 43/2014/NĐ – CP, cụ thể:

    “Điều 21. Căn cứ xác định việc sử dụng đất ổn định 

    1. Sử dụng đất ổn định là việc sử dụng đất liên tục vào một mục đích chính nhất định kể từ thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích đó đến thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc đến thời điểm quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận)...”

    Xem xét trong trường hợp của bạn, theo thông tin, mảnh đất này thuộc về ông bà bạn trước đó nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bố bạn đã cho người khác mượn, mà không có giấy tờ về việc mượn đất và người mượn đất đã sử dụng liên tục đến nay. Trong trường hợp này, căn cứ theo quy định tại Điều 21 Nghị định 43/2014/NĐ – CP thì gia đình bạn không đáp ứng yếu tố sử dụng đất ổn định, lâu dài, bởi trên thực tế, gia đình bạn đã không sử dụng mảnh đất này từ khi cho mượn đến nay. Do vậy, căn cứ theo quy định tại Điều 100, Điều 101 Luật đất đai năm 2013, và Điều 21 Nghị định 43/2014/NĐ – CP, thì dù gia đình bạn đã không đáp ứng đủ điều kiện về việc sử dụng đất ổn định lâu dài, không đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    Thứ hai, xem xét về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với mảnh đất này của gia đình mượn đất.

    Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Nghị định 43/2014/NĐ – CP thì gia đình mượn đất của bạn hiện đang sử dụng đất không có giấy tờ về nguồn gốc đất theo quy định tại Điều 100 Luật đất đai năm 2013, cũng không có giấy tờ về việc mượn đất, nhưng đã trực tiếp sử dụng liên tục trên phần đất này từ khi mượn đất đến nay vào một mục đích nhất định, nên gia đình này được xác định là người sử dụng đất ổn định lâu dài. Trường hợp này, gia đình mượn đất của bên bạn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 101 Luật đất đai năm 2013 khi đất sử dụng ổn định lâu dài, không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch.

    Như vậy, nếu bạn muốn đòi lại phần đất mà gia đình bạn đã cho mượn, bạn vẫn có thể làm đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai gửi lên Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Nếu không hòa giải được, để bảo vệ quyền lợi của mình, bạn có thể làm đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai gửi lên Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất hoặc Tòa án cấp huyện để được giải quyết. Trong trường hợp còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

  • Xem thêm     

    21/12/2018, 05:44:45 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Với vướng mắc trên, chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

    Khoản 29 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định: “Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất”.

    Như vậy, Hộ gia đình ông A là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng đang sống chung tại thời điểm nhà nước công nhận quyền sử dụng đất. Và những người này có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm đó. Do vậy, khi toàn bộ thành viên của hộ gia đình Ông A đã ra công chứng và ký hợp đồng ủy quyền cho Con trai của Ông A với nội dung: Ủy quyền toàn bộ việc sử dụng, mua bán, cho tặng, trao đổi, tách thửa, cho thuê, kinh doanh,... của sổ đỏ trên thì việc ủy quyền này là đúng pháp luật, được quy định tại Khoản 1 Điều 101 BLDS 2015 (Trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Khi có sự thay đổi người đại diện thì phải thông báo cho bên tham gia quan hệ dân sự biết.

    Trường hợp thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự không được các thành viên khác ủy quyền làm người đại diện thì thành viên đó là chủ thể của quan hệ dân sự do mình xác lập, thực hiện). Theo đó, con trai ông A là người đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Vì vậy, khi Con trai của Ông A muốn tặng cho phần đất đó cho Chị X thì phải được sự đồng ý của các thành viên trong hộ gia đình (anh này chỉ là người đại diện theo ủy quyền).

    Luật thuế thu nhập cá nhân 2006 sửa đổi, bổ sung 2012 quy định:

    Điều 4. Thu nhập được miễn thuế

    1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau...

    4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.

    Điều 5. Giảm thuế

    Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp”.

    Vì chị X là con dâu của ông A nên chị X chỉ được miễm thuế phần diện tích đất thuộc quyền sử dụng của ông A và phần của chồng mình. Trong trường hợp còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

  • Xem thêm     

    21/12/2018, 04:20:12 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Với vướng mắc trên, chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

    Điều 623 BLDS 2015 quy định về thời hiệu thừa kế:

    “1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

    a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

    b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

    2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

    3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”.

    Vì theo di chúc, bạn có quyền hưởng thừa kế mảnh đất có chiều ngang 7m chiều dài 20m nên anh bạn không có quyền lấy 1m đó. Nhưng theo thông tin bạn cung cấp, bố bạn mất năm ngoái và sổ đỏ đã sang tên cho bạn phần diện tích mà bạn đã nêu. Để bảo vệ quyền lợi của mình thì bạn phải chứng minh được diện tích đất của mình, bạn cần phải xem lại cả sổ đỏ đứng tên bạn và sổ đỏ đứng tên anh bạn để chứng minh được diện tích đất trên 2 cuốn sổ kia đã bị lấn chiếm như thế nào, Sau đó, bạn có thể làm đơn đề nghị địa chính xã tiến hành đo đac lại diện tích của hàng xóm gia đình nhà bạn, diện tích đất của nhà bạn, Sau khi đo đạc lại, nếu phát hiện đất của mình bị lấn chiếm thì bạn có thể thương lượng với anh trai để trả lại diện tích bị lấn chiếm. Trường hợp không thể thương lượng thì bạn có thể gửi đơn đến Ủy ban nhân dân xã ẻ hòa giải. Nếu tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì bạn có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định. Trường hợp không chứng minh được diện tích đất của gia đình mình bị lấn chiếm thì gia đình bạn không có căn cứ yêu cầu. Trong trường hợp còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

  • Xem thêm     

    20/12/2018, 04:08:35 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Theo quy định tại Điều 205 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì: “Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.”

    Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thoả thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

    Căn cứ khoản 1, điều 213 BLTTDS 2015 thì: “Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.”

    Đối chiếu quy định trên thì quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự  là giai đoạn cuối cùng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự. Quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm nhưng có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của BLTTDS  nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa hoặc vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội để đề phòng các sai lầm hay vi phạm pháp luật có thể xảy ra trong quá trình tiến hành hòa giải.

    Xét về tính chất thì  biên bản hòa giải thành của tòa án và bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được mọi công dân, cơ quan, tổ chức tôn trọng và chấp hành nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời

    Theo đó, trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận mà thời hiệu yêu cầu thi hành án vẫn còn thì bên có quyền được yêu cầu thi hành án đối với phần nghĩa vụ chưa được thi hành theo nội dung bản án, quyết định của Tòa án hay bạn có thể chuyển trực tiếp cho cơ quan thi hành án. Hoặc bạn có thể kiện đòi tài sản hoặc tố cáo về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

    Điều 30 Luật thi hành án dân sự 2008, sửa đổi, bổ sung 2014 quy định về thời hiệu yêu cầu thi hành án như sau:

    “1. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.

    Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

    Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

    2. Đối với các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thi hành án theo quy định của Luật này thì thời gian hoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án.

    3. Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án”.

    Như vậy, trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, bạn có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án. Việc thi hành án được quy định tại Điều 45,46 Luật thi hành án dân sự 2008, sửa đổi, bổ sung 2014 như sau:

    Điều 45. Thời hạn tự nguyện thi hành án 

    1. Thời hạn tự nguyện thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án. 

    2. Trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc hành vi khác nhằm trốn tránh việc thi hành án thì Chấp hành viên áp dụng ngay biện pháp quy định tại Chương IV của Luật này.

    Điều 46. Cưỡng chế thi hành án

    1. Hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế.

    2. Không tổ chức cưỡng chế thi hành án trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật và các trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định”.

    Trong trường hợp còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

  • Xem thêm     

    20/12/2018, 01:18:29 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Với câu hỏi trên, chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

    Theo nội dung tại Điều 11 Thông 25/2014/TT – BTNMT nguyên tắc xác định ranh giới thửa đất, lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất như sau:

    “1. Xác định ranh giới thửa đất

    1.1. Trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc phải phối hợp với người dẫn đạc (là công chức địa chính cấp xã hoặc cán bộ thôn, xóm, ấp, tổ dân phố… để được hỗ trợ, hướng dẫn việc xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất), cùng với người sử dụng, quản lý đất liên quan tiến hành xác định ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực địa, đánh dấu các đỉnh thửa đất bằng đinh sắt, vạch sơn, cọc bê tông, cọc gỗ và lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất để làm căn cứ thực hiện đo đạc ranh giới thửa đất; đồng thời, yêu cầu người sử dụng đất xuất trình các giấy tờ liên quan đến thửa đất (có thể cung cấp bản sao các giấy tờ đó không cần công chứng, chứng thực).

    1.2. Ranh, giới thửa đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, bản án của tòa án có hiệu lực thi hành, kết quả giải quyết tranh chấp của cấp có thẩm quyền, các quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền có liên quan đến ranh giới thửa đất.

    Trường hợp đang có tranh chấp về ranh giới thửa đất thì đơn vị đo đạc có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có thửa đất để giải quyết. Trường hợp tranh chấp chưa giải quyết xong trong thời gian đo đạc ở địa phương mà xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì đo đạc theo ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý đó; nếu không thể xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thi được phép đo vẽ khoanh bao các thửa đất tranh chấp; đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp thành 02 bản, một bản lưu hồ sơ đo đạc, một bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện các bước giải quyết tranh chấp tiếp theo theo thẩm quyền.

    2. Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất

    2.1. Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục số 11 kèm theo Thông tư này cho tất cả các thửa đất trừ các trường hợp sau đây:

    a) Thửa đất có giấy tờ thỏa thuận hoặc văn bản xác định ranh giới, mốc giới sử dụng đất có bản vẽ thể hiện rõ ranh giới sử dụng đất mà ranh giới hiện trạng của thửa đất không thay đổi so với bản vẽ trên giấy tờ đó;

    b) Thửa đất có giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất mà trong giấy tờ đó thể hiện rõ đường ranh giới chung của thửa đất với các thửa đất liền kề và hiện trạng ranh giới của thửa đất không thay đổi so với giấy tờ hiện có;

    c) Đối với thửa đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản có bờ thửa hoặc cọc mốc cố định, rõ ràng trên thực địa thì không phải lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới sử dụng đất nhưng sau khi có bản đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất phải công bố công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và khu dân cư trong thời gian tối thiểu là 10 ngày liên tục, đồng thời phải thông báo rộng rãi cho người sử dụng đất biết để kiểm tra, đối chiếu; hết thời gian công khai phải lập Biên bản xác nhận việc công khai bản đồ địa chính theo mẫu quy định tại Phụ lục số 14 kèm theo Thông tư này;

    2.2. Trường hợp trên giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất có sơ đồ thể hiện ranh giới thửa đất nhưng khác với ranh giới thửa đất theo hiện trạng khi đo vẽ thì trên Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất phải thể hiện ranh giới theo hiện trạng và ranh giới theo giấy tờ đó.

    2.3. Trường hợp ranh giới thửa đất đang có tranh chấp thì trên Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất thể hiện đồng thời theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và theo ý kiến của các bên liên quan.

    2.4. Trường hợp người sử dụng đất, người sử dụng đất liền kề vắng mặt trong suốt thời gian đo đạc thì ranh giới thửa đất được xác định theo bản mô tả đã được các bên liên quan còn lại và người dẫn đạc xác nhận. Đơn vị đo đạc có trách nhiệm chuyển Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất cho Ủy ban nhân dân cấp xã để thông báo (hoặc gửi) cho người sử dụng đất vắng mặt ký sau đó.”

    Khi tiến hành đo đạc thì trách nhiệm của cán bộ địa chính thực hiện phải phối hợp với các chủ thể như chủ sử dụng, phối hợp với người dẫn đạc, người quản lý khi đo đạc. Nếu có tranh chấp mà trường hợp tranh chấp chưa giải quyết xong trong thời gian đo đạc ở địa phương mà xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì đo đạc theo ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý đó; nếu không thể xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì được phép đo vẽ khoanh bao các thửa đất tranh chấp; đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp thành 02 bản.

    Theo đó, bạn có thể làm đơn yêu cầu đo đạc cũng như xác định lại vị trí xưởng để chứng minh gia đình bạn không lấn chiếm. Nếu sau khi nộp đơn yêu cầu và giải quyết chưa thỏa đáng thì gia đình bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi tới UBND cấp huyện hoặc khởi kiện ra TAND cấp huyện để giải quyết tranh chấp về đất đai. Trong trường hợp còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

  • Xem thêm     

    20/12/2018, 01:16:48 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:

    Điều 203. Thời hạn chuẩn bị xét xử

    1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau:

    a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;

    b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Bộ luật này thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

    Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này và không quá 01 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này.

    Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật…

    Điều 205. Nguyên tắc tiến hành hòa giải

    1. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn…”

    Pháp luật không quy định cụ thể thời gian để tổ chức hòa giải lần hai, tuy nhiên, theo căn cứ trên thì thời gian tiến hành hòa giải lần 2 tối đa là 6 tháng.

     Về nguyên tắc, tòa án phải hòa giải VADS trước khi đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Tuy vậy, theo quy định tại Điều 205 BLTTDS 2015 đối với những vụ án không tiến hành hòa giải được thì Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử. Những vụ án không tiến hành hòa giải được bao gồm:

    - Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.

    - Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.

    - Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.

    - Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.

    Trong trường hợp bị đơn đã được Toà án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt, thì Toà án lập biên bản về việc không tiến hành hoà giải được do bị đơn vắng mặt và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung.

    Đối với các trường hợp còn lại, tòa án phải lập biên bản không hòa giải được, nêu rõ lý do để lưu vào hồ sợ vụ án, sau đó đưa vụ án ra xét xử tại phiên tòa. Trong trường hợp còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

  • Xem thêm     

    18/12/2018, 10:23:09 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Về mặt pháp lý, mảnh đất trên đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên người ở nhờ nên được công nhận là chủ sử dụng đất hợp pháp. Nếu bố bạn cho ở nhờ mà còn giữ giấy tờ liên quan đến việc giao đất hoặc bố bạn lên trực tiếp cơ quan tại thời điểm giao đất để xem lại còn lưu giữ hồ sơ giao đất hay không? Nếu còn các giấy tờ này bố bạn có quyền làm đơn khiếu nại tới Ủy ban nhân dân cấp xã để xã giải quyết hoặc có thể khởi kiện tới Tòa án để giải quyết tranh chấp.

    Căn cứ theo quy định tại Điều 164 Bộ luật dân sự 2015 có nội dung về quyền đối với tài sản của chủ sở hữu. Cụ thể:

    “1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật.

    2. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại”.

    Và Điều 166 về quyền đòi lại tài sản:

    1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

    2. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.

    Như vậy, đối chiếu với trường hợp của bạn thì quyền sử dụng đất được xác định là tài sản hợp pháp của gia đình nên gia đình có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản trên. Đồng thời có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Theo đó, với việc hộ gia đình bên bán đất trước đó không chịu di dời (sau khi đã thông báo) thì gia đình bạn có quyền làm đơn gửi Uỷ ban nhân dân để tiến hành hòa giải hoặc Tòa án nhân dân để giải quyết nếu việc hòa giải tại Uỷ ban nhân dân không thành. Trong trường hợp còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

  • Xem thêm     

    17/12/2018, 10:43:36 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Trường hợp bạn hỏi, chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

    Sau khi đã thụ lý đơn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

    Hòa giải tại Tòa án là thủ tục bắt buộc trước khi đưa vụ án ra xét xử. Nếu hòa giải thành thì tòa án lập biên bản hòa giải thành và nếu các đương sự không thay đổi về ý kiến thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành và quyết định này có hiệu lực ngay và không được kháng cáo kháng nghị.

    Nếu hòa giải không thành Tòa án cũng phải lập biên bản hòa giải không thành sau đó ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo quy định. Vậy như bạn đã cung cấp thông tin, khi Tòa án gửi thư mời cho chị bạn để tiến hành thủ tục hòa giả, nếu đương sự là chồng chị bạn vắng mặt thì theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì việc hòa giải không thể tiến hành, sau lần thứ nhất, nếu lần thứ hai anh vẫn không có mặt thì vụ án này sẽ nằm trong trường hợp không thể tiến hành hòa giải được :

    Điều 207. Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được

    1. Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.

    2. Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.

    3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.

    4. Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.

    Vấn đề vắng mặt của đương sự trong trường hợp này quy định tại Điều 277 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 như sau:

    Điều 227. Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

    1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

    Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.

    2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

    a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;

    b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

    c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;

    d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;

    đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.

    Vậy trong trường này của bạn khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

    Sau lần triệu tập thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ không có mặt tại phiên Tòa và tiếp tục không có mặt tại phiên Tòa vào lần triệu tập thứ hai trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

    – Đương sự không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

    – Đương sự có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật.

    Trong trường hợp còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

  • Xem thêm     

    17/12/2018, 01:09:29 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Việc cho người khác vay tiền được xác định như một giao dịch dân sự. Khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

    Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản”.

    Khi bạn có đầy đủ bằng chứng chứng minh người vay tiền của bạn đã vi phạm nghĩa vụ phải trả đủ tiền, thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết buộc người vay tiền phải có nghĩa vụ trả tiền vay cho bạn theo quy định

    Theo Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 bạn có thể gửi đơn khởi kiện đòi lại tiền đến Tòa án nhân dân huyện quận nơi bị đơn (là người đã vay tiền) cư trú, làm việc để yêu cầu giải quyết.

    Vì vậy, việc vay tiền hoàn toàn có hiệu lực về pháp lý không nhất thiết phải bằng văn bản. Việc vay mượn có thể bằng lời nói, hành vi vẫn được coi như giao dịch được xác lập. Thế nhưng, nếu xảy ra tranh chấp, khi tòa án thụ lý, nguyên tắc “trọng chứng hơn trọng cung” vẫn được ưu tiên.

    Bởi vậy, người cho vay phải bằng mọi cách chứng minh được việc cho vay như ghi âm lại lời nói hay có sự xác nhận từ người đi vay qua email, tin nhắn điện thoại, phương tiện điện tử khác...Tất cả những điều này có thể làm căn cứ nếu xảy ra tranh chấp trước tòa.

    Trong trường hợp người anh vay tiền của bạn và không trả được, bạn có thể làm đơn trình báo cơ quan công an về sự việc nêu trên. Nếu có đơn tố cáo, cơ quan công an sẽ vào cuộc và xem xét bản chất vụ việc, nếu có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản sẽ khởi tố vụ án. Trong trường hợp còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

  • Xem thêm     

    17/12/2018, 11:51:46 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Với vướng mắc trên, chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

    Điều 178 Bộ luật dân sự 2015 quy định về trổ cửa nhìn sang bất động sản liền kề:

    “1. Chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa ra vào, cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện và đường đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng.

    2. Mặt dưới mái che trên cửa ra vào, mặt dưới mái che cửa sổ quay ra đường đi chung phải cách mặt đất từ 2,5 mét trở lên”.

    Khi tiến hành trổ cửa thì bạn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01: 2008/BXD do Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 3/4/2008. Theo quy chuẩn này thì:

     - Không bộ phận nào của ngôi nhà kể cả thiết bị, đường ống, phần ngầm dưới đất (móng, đường ống), được vượt quá ranh giới với lô đất bên cạnh.

     - Không được xả nước mưa, nước thải các loại (kể cả nước ngưng tụ của máy lạnh), khí bụi, khí thải sang nhà bên cạnh.

    Theo quy định của Điều 7 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Xây dựng, thì chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa sổ, lỗ thông hơi, lỗ thông gió theo quy định sau:

     - Từ tầng hai (lầu một) trở lên, trên các bức tường cách ranh giới đất với công trình bên cạnh dưới 2m không được mở cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi (chỉ được mở cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi trên các bức tường cách ranh giới đất với nhà bên cạnh ít nhất 2m). Khi mở cửa cần có biện pháp tránh tia nhìn trực tiếp vào nội thất nhà bên cạnh (chắn tầm nhìn hoặc bố trí so le các cửa sổ giữa hai nhà).

     - Mép ngoài cùng của ban công trông sang nhà hàng xóm phải cách ranh giới đất giữa hai nhà ít nhất là 2m.

     - Trong trường hợp người có quyền sử dụng lô đất liền kề có thỏa thuận thì trên bức tường xây cách ranh giới đất dưới 2m có thể mở các lỗ cửa nhưng phải đề phòng trường hợp lửa cháy lan giữa hai nhà. Các lỗ cửa này phải là cửa cố định (chớp lật hoặc lắp chết kính) có mép ngoài cùng cao hơn mặt sàn ít nhất là 2m.Khi thỏa thuận bị hủy bỏ; việc bít các lỗ cửa này là mặc nhiên, không phải thương lượng, xét xử.

     Ngoài ra, theo quy định tại Tiêu chuẩn thiết kế nhà ở riêng lẻ  số 9411 năm 2012

     Tại mục 6.4.3 quy định: “Không được phép mở cửa đi, cửa sổ, cửa thông gió nếu tường nhà xây sát với ranh giới lô đất hoặc ranh giới nền nhà thuộc quyền sử dụng của người khác. Chỉ được phép mở cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi nếu tường xây cách ranh giới lô đất, ranh giới nền nhà bên cạnh từ 2,0 m trở lên”.

    Nếu nhà hàng xóm vi phạm quy định trên thì bạn nên tố cáo hành vi này lên cơ quan công an cấp xã nơi họ cư trú, gia đình họ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 4 Nghị định 139/2017/NĐ-CP như sau:

    “Điều 25. Vi phạm quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn áp dụng, sử dụng số liệu, tài liệu trong hoạt động xây dựng

    1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tiêu chuẩn nước ngoài mà chưa được người quyết định đầu tư chấp thuận.

    2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng kết quả thí nghiệm của tổ chức thí nghiệm chuyên ngành xây dựng không đủ điều kiện năng lực theo quy định.

    3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng số liệu, tài liệu thiếu căn cứ pháp lý.

    4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không sử dụng hoặc sử dụng sai quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn áp dụng.

    5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc hủy kết quả thí nghiệm hoặc số liệu, tài liệu thiếu căn cứ pháp lý đối với hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;

    b) Buộc sử dụng đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn áp dụng đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này”.

    Trong trường hợp còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

  • Xem thêm     

    14/12/2018, 05:38:54 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) năm 2015 quy định: “Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật Dân sự (BLDS) là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự”.

    Khoản 2 Điều 86 BLTTDS năm 2015 quy định: “Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự theo nội dung văn bản ủy quyền”.

    Theo quy định tại Điều 141 BLDS năm 2015 (Điều 144 BLDS năm 2005), phạm vi đại diện theo ủy quyền được xác định theo nội dung ủy quyền.

    Như vậy, trường hợp đã ủy quyền cho người khác đại diện cho mình tham gia tố tụng thì Tòa án chỉ tống đạt cho người đại diện mà không phải tống đạt cho đương sự. Việc tống đạt cho người đại diện của bị đơn được thực hiện theo quy định tại Chương X của BLTTDS năm 2015. Tòa án chỉ tống đạt khi việc ủy quyền tham gia tố tụng giữa bị đơn và người đại diện của họ chấm dứt hoặc việc tống đạt liên quan đến những nội dung không thuộc phạm vi ủy quyền. Việc đương sự vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm nhưng người đại diện theo ủy quyền của đương sự có mặt mà theo văn bản ủy quyền, người đại diện được thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của đương sự tại phiên tòa thì Tòa án vẫn tiến hành phiên tòa phúc thẩm mà không hoãn phiên tòa theo quy địnhTrong trường hợp còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

109 Trang «<52535455565758>»