Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Nguyễn Thanh Tùng - thanhtungrcc

25 Trang <123456>»
  • Xem thêm     

    08/01/2021, 03:22:12 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Với những gì bạn trình bày về bản chất của vụ hành hung kia thì những người bạn kia có dấu hiệu của tội cố ý gây thương tích hoặc giết người.

    Sở dĩ em bạn cũng phạm vào tội này vì trong trường hợp này em bạn có tư cách là đồng phạm. Đồng phạm là một khái niệm pháp lý nói lên quy mô tội phạm, được thể hiện trong một vụ án có nhiều người tham gia bởi nếu em bạn biết người kia  chở đi đánh người khác mà bạn vẫn chấp nhận, đó là hành vi đồng phạm với vai trò giúp sức bằng tinh thần hoặc cổ vũ để người kia có thể đánh nạn nhân.

    Tuy nhiên, không phải cứ có nhiều người tham gia là đồng phạm, mà nhiều người tham gia đó phải cố ý cùng thực hiện một tội phạm, nếu có nhiều người phạm tội nhưng không cùng thực hiện một tội phạm thì không gọi là đồng phạm. Theo thông tin bạn cung cấp thì người kia đã nhờ em bạn em chở đi nhưng nó không biết đi đâu, khi đi đến điểm thì bọn họ chém nhau mà em của bạn không biết sự việc và không tham gia. Do đó, nếu em bạn rơi vào trường hợp này thì em bạn không phải là người phạm tội.

  • Xem thêm     

    08/01/2021, 03:03:27 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn có cãi vã, xô xát ném đá vào nhà hàng xóm khiến người này bị thương. Hành vi này sẽ bị khởi tố về hình sự nếu có đủ các yếu tố cấu thành tội này.

    Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc hây tổn hại cho sức khỏe của người khác tùy theo tính chất mức độ mà áp dụng các mức phạt khác nhau.

    Theo quy định của pháp luật, về cơ bản, thì hành vi cố ý gây thương tích sẽ bị khởi tố hình sự theo khoản 1 Điều 134 nếu mức độ thương tích từ 11% đến 30%. Tuy nhiên, khi thực hiện hành vi gây thương tích mà có một trong các các điều kiện được quy định từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134 thì dù mức độ thương tích dưới 11% vẫn có thể bị khởi tố hình sự.

    Như vậy, trong trường hợp này nếu bạn ném đá gây thương tích có những dấu hiệu kể trên thì rất có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo khoản 1 Điều 134. Hành vi này có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    Khi xác định được đầy đủ các dấu hiệu của tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những người bạn. Việc áp dụng hình phạt sẽ do cơ quan tố tụng xem xét, quyết định. Bên cạnh việc có thể phải chịu hình phạt theo quy định của pháp luật thì họ còn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị hại tức là người phụ nữa bị đánh kia do sức khỏe bị xâm phạm. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được bồi thường được quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015. Bao gồm:

    - Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu... theo chỉ định của bác sĩ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sĩ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc khắc phục thẩm mỹ... để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).

    - Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khỏe bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.

    - Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

    - Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

    - Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm.

    Nếu chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự, thì anh A và 2 người phụ nữa kia sẽ bị xử lý hành chính.

    Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình thì: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau.

  • Xem thêm     

    28/12/2020, 11:33:42 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Việc đưa username/pass cho người khác sử dụng là trái quy định ngân hàng mà người đã sử dụng việc đó để lừa đảo gây thiệt hại cho ngân hàng được coi là thiếu trách nhiệm gây hậu quả.

    Hành vi thiếu trách nhiệm là không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao của người có Chức vụ, quyền hạn.

    Việc bạn không thực hiện đúng giữ bảo mật username/pass là trường hợp bạn có quyền giữ bảo mật username/pass hạn nhưng không làm những việc theo đúng quy định của pháp luật, của điều lệ công tác như: Nội quy, Quy chế, Quy trình… có tính chất bắt buộc phải thực hiện theo.

    Tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng khi bạn thực tế hoàn thành công việc được giao nhưng đã lơ là trong công việc, không thấy trước khả năng gây hậu quả nghiêm trọng mặc dù điều này là phải biết hoặc có thấy trước nhưng tin rằng hậu quả không xảy ra hay có thể ngăn ngừa được. Qua đó thấy rõ lỗi của bạn ở đây là lỗi vô ý, có thể vô ý do quá tự tin.

    Việc phạm tội không phải là yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Đây là đặc điểm khác với một số tội phạm khác mà người phạm tội có chức vụ, quyền hạn thực hiện. Do đó, khi xác định trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, nếu cần xác định động cơ phạm tội cũng chỉ có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt chứ không có ý nghĩa định tội.

    Trong vụ án bạn nêu, sự việc xảy ra phần lớn là do các nghiệp vụ, qui trình, qui định lỏng lẻo của ngân hàng. Các căn cứ qui trình lỏng lẻo này là yếu tố đã tạo kẽ hở cho kẻ xấu trục lợi , lợi dụng lòng tin người khác. Do đó, bạn có thể dựa vào các căn cứ này để bảo vệ mình khi bị cơ quan điều tra khởi tố.

  • Xem thêm     

    26/12/2020, 02:38:11 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Điều 463 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.

    Như vậy, đầu tiên cần khẳng định rằng việc vay tiền vay tiền của công ty bên Nhật để đóng học phí nhưng không trả là hành vi vi phạm pháp luật. Điều này được thể hiện rõ tại Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:

    “1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

    2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý…”.

    Khi đến hạn mà bạn là người vay không trả tiền, ngoài các trường hợp vi phạm nghĩa vụ dân sự thông thường nêu trên thì có thể liên quan đến trách nhiệm hình sự khi người vay thực hiện một số hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015, cụ thể như sau:

    “1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:

    a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

    b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    g) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm.

    4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.

    Trong câu hỏi, bạn không nêu rõ Công ty bên Nhật đã có đơn tố giác tội phạm gửi đến Cơ quan điều tra để trình báo vụ việc hay chưa? Do vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, căn cứ các Điều 144, 145 và 146 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Bên cho vay làm đơn tố giác tội phạm gửi đến Cơ quan điều tra cấp huyện nơi bạn cư trú kèm theo các đồ vật, tài liệu có liên quan trực tiếp đến việc giải quyết tố giác về tội phạm như: Giấy vay tiền có chữ ký của người vay, bản ghi âm cuộc giao dịch vay tiền, nội dung tin nhắn vay tiền hay nội dung email, người làm chứng xác nhận có vay tiền…; đề nghị Cơ quan điều tra tiến hành điều tra làm rõ vụ việc.

    Sau khi tiếp nhận đơn của bên vay, Cơ quan điều tra sẽ tiến hành kiểm tra, xác minh và tiến hành các hoạt động điều tra như: Thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; trưng cầu giám định… Nếu người vay tiền là bạn có những dấu hiệu ở trên thì Cơ quan điều tra sẽ xem xét, đánh giá những tài liệu đã xác minh, thu thập nhằm làm rõ người này có “thủ đoạn gian dối” hoặc thực hiện một trong các hành vi được quy định tại Khoản 1 Điều 175 Bộ luật Hình sự để chiếm đoạt tài sản của bà hay không?

    Nếu có đủ tài liệu, chứng cứ chứng minh thì Cơ quan điều tra sẽ ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” để tiến hành điều tra theo luật định.

    Nếu có một trong các căn cứ quy định tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự thì Cơ quan điều tra sẽ ra Quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Khi đó, để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Công ty bên Nhật có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn cư trú để buộc bạn phải trả lại số tiền đã vay.

  • Xem thêm     

    26/12/2020, 02:07:23 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà người thực hiện hành vi đập phá tài sản của người khác có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản được quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung bởi khoản 36 Điều 1 Bộ luật Hình sự 2017 như sau:

    Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 02 đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản mà còn vi phạm;

    - Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    - Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

    - Tài sản là di vật, cổ vật.

    Phạt tù từ 02 - 07 năm khi tội thuộc một trong các trường hợp:

    - Phạm tội có tổ chức;

    Nếu đập phá tài sản của người khác có giá trị dưới 02 triệu, thực hiện vi phạm lần đầu, tài sản không phải phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, tài sản không phải là di vật, cổ vật thì người thực hiện hành vi này có thể bị xử phạt hành chính.

    Cụ thể, tại  điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:

    2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác…

    Cô bạn có làm giấy ủy quyền nhờ một người quen ở Phú Quốc đòi lại đất, trong quá trình đòi lại đất người này đập nhà của ba hộ dân đang sinh sống trên đất, hiện người này đã bị tạm giam. Việc người được ủy quyền đập phá nhà của người khác là hành vi có thể gây hư hỏng tài sản, khiến tài sản không thể sử dụng bình thường hoặc mất giá trị sử dụng, không dùng được nữa. Do vậy, đập phá tài sản của người khác được xếp vào một trong những hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác.

    Việc cô bạn có phạm tội mang tính chất là đồng phạm với vai trò là người chủ mưu hoặc xúi giục thì phải phụ thuộc vào kết quả điều tra của cơ quan điều tra sự việc có âm mưu cấu kết với nhau hay không. Nếu cơ quan điều tra chứng minh được có sự thong đồng, cấu kết của cô bạn với người được ủy quyền thì cô bạn sẽ là người phạm tội, còn trong trường hợp cơ quan điều tra không chứng minh được vai trò của cô bạn thì cô bạn không phạm tội và không phải chịu trách nhiệm hình sự.

  • Xem thêm     

    23/12/2020, 03:07:17 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Án treo là một biện pháp chấp hành hình phạt tù. Theo quy định tại Điều 65 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định:

    “1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.”

    Tuy nhiên, điều luật không quy định các điều kiện cụ thể để áp dụng biện pháp án treo đối với người phạm tội. Chính vì vậy, Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 65 Bộ luật hình sự về án treo quy định điều kiện để cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:

    - Bị xử phạt tù không quá 03 năm.

    - Có nhân thân tốt. Được coi là có nhân thân tốt nếu ngoài lần phạm tội này, người phạm tội luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc. Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 06 tháng, nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo.

    - Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

    - Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục. Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo. Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

    - Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

    Như vậy, nếu thuộc trường hợp nêu trên thì bạn sẽ được Tòa án quyết định cho bạn được hưởng án treo theo quy định ở trên.

  • Xem thêm     

    13/12/2020, 09:30:37 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Như bạn trình bày: bạn của bạn có nhờ bạn mua điện thoại trả góp đứng tên bạn, số tiền phải trả là 19 triệu. Nhưng tới nay, bạn của bạn không trả tiền theo như lời đã nói với bạn, nên số nợ đó đã bị báo về nhà  bạn. bạn có nhắn tin bảo, nhưng người bạn đó có ý định đi trốn. Giấy tờ mua điện thoại hoàn toàn là bạn đứng tên, nhưng bạn cầm hết giấy tờ. Việc bạn thay bạn của mình đứng tên trong hợp đồng mua bán điện thoại với phương thức trả góp là hoàn toàn tự nguyện. Do đó, trong hợp đồng mua bán, bạn là chủ thể bên mua, bạn sẽ có trách nhiệm thực hiện đúng theo những cam kết đã được ghi nhận trong giao dịch dân sự. Vì vậy, tại thời điểm này, dù bạn của bạn là người trực tiếp giữ điện thoại được mua trả góp  và giữ tất cả giấy tờ nhưng hiện không thực hiện việc trả góp hàng tháng, thì bạn vẫn phải có trách nhiệm thực hiện thanh toán đúng theo tiến độ thanh toán trong hợp đồng.

    Như vậy để giải quyết trường hợp này, bạn phải thực hiện việc thanh toán tiền trả góp điện thoại cho công ty bán điện thoại, ngoài ra còn phải thanh toán số tiền phạt vi phạm hợp đồng nếu các bên có thỏa thuận. Nếu bạn không chi trả khoản nợ này thì ngân hàng có thể khởi kiện tới Tòa án yêu cầu bạn thanh toán số tiền trên. Khi đó, bạn sẽ tham gia tố tụng với tư cách bị đơn, và phải có trách nhiệm thực hiện theo hợp đồng đã cam kết .

    Bạn có quyền yêu cầu người bạn kia thanh toán đầy đủ lại số tiền mua trả góp điện thoại mà bạn đã bỏ ra. Nếu người kia không trả và cố tình trốn tránh nghĩa vụ, bạn có thể trình báo công án. Nếu đủ yếu tố để khởi tố hình sự vềTội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 thì công an sẽ thực hiện.

    Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

    1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

    b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

  • Xem thêm     

    13/12/2020, 09:10:28 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Chiếc xe của bạn được xem là vật chứng của vụ án này, cho nên bạn cần phải làm thủ tục xác minh tài sản đó là của mình như có giấy đăng ký xe, hồ sơ đăng ký xe, giấy báo mất tài sản với công an  hoặc các giấy tờ khác có giá trị chứng minh được chiếc xe đó là tài sản của mình. Việc cơ quan công an bảo bạn là phải có giấy báo mất tài sản với công an mà giờ Công an phường nơi bạn báo mất họ không tìm được thì bạn có thể làm đơn cam đoan và đề nghị cơ quan Công an xác minh về sự việc của bạn bị mất của bạn nên bạn đành phải chờ thôi.

  • Xem thêm     

    05/12/2020, 09:56:21 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Chiếc xe của bạn được xem là vật chứng của vụ án này, cho nên bạn cần phải làm thủ tục xác minh tài sản đó là của mình như có giấy đăng ký xe, hồ sơ đăng ký xe, giấy báo mất tài sản với công an  hoặc các giấy tờ khác có giá trị chứng minh được chiếc xe đó là tài sản của mình. Việc cơ quan công an bảo bạn là phải có giấy báo mất tài sản với công an mà giờ Công an phường nơi bạn báo mất họ không tìm được thì bạn có thể làm đơn cam đoan và đề nghị cơ quan Công an xác minh về sự việc của bạn bị mất của bạn

  • Xem thêm     

    02/12/2020, 02:32:23 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Theo Điều 89 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về vật chứng:

    Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án”.

    Như vậy, việc thu thập vật chứng rất quan trọng trong quá trình điều tra vụ án. Vật chứng là chứng cứ chứng minh quan trọng không thể thiếu trong mọi vụ án. Vật chứng phải được thu thập kịp thời, đầy đủ, được mô tả đúng thực trạng vào biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án.

    Như thông tin bạn cung cấp, bạn bị mất xe máy và cơ quan công an đã tìm thấy chiếc xe của bạn, xác minh chính xác xe máy này là xe máy của bạn. Theo đó, xe máy của bạn được xem là vật chứng của vụ án. Chiếc xe máy là tài sản bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội. Lúc này, tài sản này sẽ được trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy việc trả lại vật chứng (chiếc xe máy) không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án.

    Tóm lại, xe của bạn đã bị mất cắp, và đã được cơ quan có thẩm quyền là cơ quan công an tìm thấy. Do đó, cơ quan điều tra phải xác minh vụ việc, xác định vụ án

    Chiếc xe của bạn được xem là vật chứng của vụ án này, cho nên bạn chỉ cần làm thủ tục xác minh tài sản đó là của mình như có giấy đăng ký xe, hồ sơ đăng ký xe, giấy báo mất tài sản với công an  hoặc các giấy tờ khác có giá trị chứng minh được chiếc xe đó là tài sản của mình.

    Thẩm quyền xử lý chiếc xe của bạn ở từng giai đoạn là khác nhau, nếu xét thấy việc trả lại chiếc xe cho bạn không làm ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án thì cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc Hội đồng xét xử có quyền trả lại xe cho bạn trong từng giai đoạn khác nhau. Thời gian bạn nhận được xe phụ thuộc vào việc giải quyết vụ án nhanh hay chậm của cơ quan có thẩm quyền. Có khả năng sau khi giải quyết xong vụ án thì bạn mới nhận được lại xe, thời hạn giải quyết một vụ án hình sự tùy thuộc vào việc điều tra, xét xử của cơ quan có thẩm quyền, những vụ khác nhau thì thời hạn là khác nhau.

  • Xem thêm     

    26/11/2020, 03:27:59 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Căn cứ theo Khoản 3 Điều 18 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về việc dừng, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện các quy định sau:

    “a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;

    b) Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;

    c) Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;

    d) Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết;

    đ) Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;

    e) Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái;

    g) Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh”

    Có thể thấy người lái xe đã mắc lỗi về vị trí dừng, đỗ xe theo quy định phải dừng ở nơi có lề đường rộng, khu đất bên ngoài phần đường hoặc sát mép đường bên phải do đó việc dừng đỗ xe ở vị trí giữa đường đã sai với quy tắc trên và với hành vi này người lái xe sẽ bị xử phạt hành chính tại Điểm h hoặc Điểm g Khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/NĐ-CP tùy thuộc vào đoạn đường mà ba bạn dừng xe là đoạn đường trong đô thị hay đoạn đường ngoài đô thị và mức phạt của cả hai lỗi là từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

    Ngoài ra còn áp dụng Điểm c Khoản 11 Điều này vì đã dẫn đến tai nạn giao thông sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 02 đến 04 tháng.

    Do hành vi của người lái xe đã vi phạm nguyên tắc giao thông dẫn đến thiệt hại xảy ra nên người lái xe sẽ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người đâm vào xe của mình căn cứ theo Khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại “ Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”.

    Trong trường hợp trên, ô tô đỗ mà không có tín hiệu cảnh báo và xe máy đâm vào xe ô tô thì lỗi này được xác định do cả hai bên.

    Như vậy, một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả trong vụ tai nạn nêu trên là do người lái xe đỗ xe không đúng của pháp luật. Theo quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015 thì: “1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    a) Làm chết người;

    …”.

    Do vậy, hành vi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ do đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết, vi phạm quy định về dừng, đỗ gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của người khác như đã nêu trên của người lái xe đã đủ các yếu tố cấu thành tội: “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” theo khoản 1 Điều 260 của BLHS năm 2015.

  • Xem thêm     

    24/11/2020, 10:09:45 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Theo quy định tại khoản 1, điều 321, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Do đó, nếu số tiền hoặc hiện vật dùng để trao đổi được thua có giá trị từ 05 triệu đồng hoặc nếu người chơi từng bị kết án về tội đánh bạc hay tội tổ chức đánh bạc thì người chơi đó vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội đánh bạc. Nếu giá trị nhỏ hơn 05 triệu đồng, với hành vi đánh bạc online và đổi ra tiền thật, bạn có thể bị xử phạt hành chính

  • Xem thêm     

    24/11/2020, 09:07:37 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Căn cứ Điều 27 Bộ luật hình sự 2015 quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

    1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:

    a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;

    ….

    Như vậy, thời hiệu để bạn trình báo với cơ quan công an về bạn bị trộm cắp mất chiếc điện thoại của bạn là 05 năm. Chỉ mới thời gian ngắn trôi qua kể từ hành vi phạm tôi trên xảy ra nên bạn vẫn có quyền trình báo với cơ quan công an để điều tra truy cứu trách nhiệm hình sự tên trộm này. Theo đó, bạn viết đơn tố giác tội phạm rồi gửi cơ quan công an gần nhất; bạn cũng có thể đến trình báo  trực tiếp. Bạn không bị mất phí nhé. Chúc bạn thành công!

  • Xem thêm     

    21/11/2020, 09:01:39 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

    b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

    c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

    đ) Có tổ chức;

    e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

    h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

    i) Có tính chất côn đồ;

    k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

    Như vậy, trường hợp học sinh lớp 12 có rủ bạn đánh một bạn khác chỉ bằng một cú đấm gây thương tích và tổn hại đến sức khỏe 13%, nếu không có các tình tiết định khung khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 1 Điều luật này và mức án cao nhất là 3 năm tù. Nếu học sinh này dưới 18 tuổi thì áp dụng chính sách nhân đạo của pháp luật hình sự đối với người chưa thành niên theo Điều 101 Bộ luật Hình sự 2015, mức án cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định, trường hợp này không quá 27 tháng tù giam.

    Ngoài ra, đối với trường hợp phạm tội thuộc khoản 1 Điều 134 (trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại) thì chỉ khi có yêu cầu của người bị hại mới có thể tiến hành khởi tố vụ án theo quy định tại khoản 1 Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Theo đó, nếu thỏa thuận được với người bị hại về vấn đề bồi thường và người bị hại không yêu cầu khởi tố vụ án hình sự thì cơ quan điều tra sẽ không tiến hành khởi tố vụ án hình sự.

    Theo khoản 2 Điều 38 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT thì học sinh đánh nhau có thể bị: Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm; Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm; Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Việc áp dụng hình thức xử lý như thế nào phụ thuộc hành vi đánh bạn của học sinh kia tuy nhiên hình thức cao nhất có thể áp dụng trong trường hợp này là Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

  • Xem thêm     

    18/11/2020, 04:16:28 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Điều 32 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

    Điều 32. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh

    1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

    Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.

    Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

    2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:

    a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;

    b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

    3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

    Theo căn cứ trên thì khi bạn sử dụng hình ảnh của người khác thì bạn cần phải được sự đồng ý của người đó, trừ các trường hợp sau:

    - Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;

    - Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

    Do đó nếu bạn chứng minh được việc bạn sử dụng hình ảnh của họ đăng lên mạng xã hội vì lợi ích công cộng, hoặc vì những lý do khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì hành vi của bạn sẽ không vi phạm pháp luật. Nếu ngoại trừ các lý do trên thì người bị sử dụng hình ảnh có quyền khởi kiện ra Tòa án.

  • Xem thêm     

    18/11/2020, 09:48:36 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Bạn cố gắng tìm và tham khảo các mẫu đơn đề nghị hoặc khiếu nại, nếu việc khiếu nại không có lý do chính đáng thì bạn có thể khiếu nại tới cơ quan cấp trên của cơ quan đó nhé.

  • Xem thêm     

    18/11/2020, 09:45:18 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Căn cứ theo điều 70 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định về đương nhiên xoá án tích như sau:

    “1. Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội xâm phạm an ninh quốc gia và các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh được quy định tại Bộ luật này, khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

    2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

    a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;

    b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;

    c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;

    d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.

    Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.

    3. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này.

    4. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này”

    Như vậy, với trường hợp của bạn, sau khi bạn đã chấp hành xong hình phạt 6 tháng, đã chấp hành xong hình phạt bổ sung (nếu có),  các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn hai năm thì bạn sẽ được đương nhiên xoá án tích mà không cần làm đơn lên Toà án.

    Theo đó, bạn  muốn làm thủ tục đương nhiên xóa án tích sẽ nộp đơn tới Sở Tư pháp của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi mình thường trú. Theo quy định của luật lý lịch tư pháp thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp bao gồm Trung tâm lý lịch tư pháp và Sở Tư pháp.

    Sở Tư pháp quy định thủ tục đương nhiên xóa án tích như sau:

    * Nộp hồ sơ xác minh điều kiện đương nhiên xóa án tích

    Hồ sơ gồm có:

    – Chứng minh thư và sổ hộ khẩu bản sao công chứng.

    – Trích lục hoặc bản sao Bản án hình sự sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật, nếu đã xét xử tại cấp phúc thẩm thì cung cấp cả trích lục hoặc bản sao Bản án sơ thẩm và Bản án phúc thẩm.

    – Căn cứ vào hình phạt chính tại Bản án, công dân phải nộp một trong các giấy tờ (bản chính) sau đây:

    + Giấy chứng nhận đặc xá do Trại giam nơi thi hành án cấp (trường hợp bị xử phạt tù giam nhưng được đặc xá).

    + Giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù do Trại giam nơi thi hành án cấp hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (trường hợp bị xử phạt tù giam và đã chấp hành xong hình phạt tù).

    + Giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời gian thử thách án treo do Cơ quan thi hành án hình sự Công an quận, huyện, thị xã hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (trường hợp bị xử phạt tù nhưng được hưởng án treo).

    + Giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt cải tạo không giam giữ do Cơ quan thi hành án hình sự Công an quận, huyện, thị xã cấp hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (trường hợp bị xử phạt cải tạo không giam giữ).

    – Biên lai nộp tiền án phí, tiền phạt và các nghĩa vụ dân sự khác như: Bồi thường, truy thu,… trong bản án hình sự hoặc Giấy xác nhận kết quả thi hành do Cơ quan thi hành án dân sự cấp hoặc các giấy tờ khác có liên quan đến việc xác nhận đã nộp tiền án phí, tiền phạt và các nghĩa vụ dân sự khác.

    * Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch Tư pháp

    Sau khi công dân nộp đầy đủ các giấy tờ nêu trên và lệ phí, Sở Tư pháp sẽ gửi văn bản yêu cầu xác minh cho UBND cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án cư trú, làm việc sau khi chấp hành xong bản án về việc người đó có bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử trong thời gian đang có án tích hay không.

    UBND cấp xã, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm gửi văn bản thông báo kết quả xác minh (theo mẫu quy định) cho Sở Tư pháp trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu xác minh.

    Ngay sau khi nhận được văn bản thông báo kết quả xác minh của UBND cấp xã, cơ quan, tổ chức, Sở Tư pháp sẽ giải quyết việc xóa án tích cho công dân.

  • Xem thêm     

    14/11/2020, 10:46:55 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Thời gian tạm giữ tài sản của bạn sẽ do cơ quan điều tra xem xét và quyết định mà không có quy định cụ thể nào về thời gian tạm giữ tang vật trong các giai đoạn tố tụng. Thông thường, nếu đây là những vật được xác định là tang vật, phương tiện phạm tội thì sẽ bị thu nộp ngân sách nhà nước, còn những tài sản không phải là vật chứng hoặc vật chứng không ảnh hưởng đến việc điều tra xét xử hay thi hành án sẽ được trả ngay cho chủ sở hữu. Điều 106 – Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 có quy định về xử lý vật chứng như sau:

    Điều 106. Xử lý vật chứng

    1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử; do Hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án đã đưa ra xét xử. Việc thi hành quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.

    2. Vật chứng được xử lý như sau:

    a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy;

    b) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước;

    c) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.

    3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

    a) Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó;

    b) Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án;

    c) Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; trường hợp không bán được thì tiêu hủy;

    d) Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

    4. Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

    Để nhận được thông tin về việc có được nhận lại tài sản và thời gian giải quyết trả lại tài sản, bạn nên thực hiện các bước sau:

    - Liên hệ trực tiếp với cơ quan công an để hỏi lý do giữ tài sản.

    - Nếu liên hệ trực tiếp không có kết quả, bạn nên làm đơn gửi lên cơ quan công an đề nghị cho biết lý do giữ tài sản của bạn, nếu trả lại tài sản cho bạn thì ảnh hưởng như thế nào tới việc xử lý vụ án.

    Bạn có thể yêu cầu cơ quan công an thực hiện đúng quy định nếu không có căn cứ để tiếp tục giữ lại tài sản của bạn thì yêu cầu trả lại tài sản. Trong trường hợp không có lý do chính đáng bạn có quyền khiếu nại tố cáo hành vi trên.

  • Xem thêm     

    13/11/2020, 03:32:52 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Theo quy định tại Điều 250 Bộ luật hình sự năm 2015 về Tội vận chuyển trái phép chất ma túy như sau:

    “1. Người nào vận chuyển trái phép chất ma túy không nhằm mục đích sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam đến dưới 500 gam;

    c) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam;

    d) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;

    đ) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;

    e) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;

    g) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam đến dưới 20 gam;

    h) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 10 mililít đến dưới 100 mililít;

    i) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm h khoản này.

    2. Phạm tội trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Phạm tội 02 lần trở lên;

    c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    đ) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội;

    e) Vận chuyển qua biên giới;

    g) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;

    h) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;

    i) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;

    k) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;

    l) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;

    m) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;

    n) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;

    o) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm g đến điểm n khoản này;

    p) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

    a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cô ca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam;

    b) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;

    c) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam;

    d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam;

    đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam;

    e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;

    g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít;

    h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;

    b) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng 100 gam trở lên;

    c) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng 75 kilôgam trở lên;

    d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;

    đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;

    e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;

    g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;

    h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Theo danh mục các chất gây nghiện ban hành kèm theo Nghị định 73/2018/NĐ-CP thì hồng phiến (có tên khoa học là Methamphetamine) là chất ma túy.

    Như vậy, nếu khối lượng Methamphetamine sẽ được xác định có thể bị xem xét xử lý theo quy định của Điều 250 Bộ luật Hình sự nêu trên.

  • Xem thêm     

    10/11/2020, 04:35:11 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Căn cứ quy định tại Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội đánh bạc như sau:

    1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

    a) Có tính chất chuyên nghiệp;

    b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

    c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

    d) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

    Trường hợp đánh bài có nạp tiền bất kể trường hợp trực tiếp hay gián tiếp thì đều là hành vi đánh bạc trái phép. Căn cứ để có hay không khởi tố hình sự đối với hành vi đánh bạc đó là số tiền vi phạm.

    Trường hợp của bạn, chơi với số tiền nhỏ 100-200 nghìn đồng. Nhưng qua quá trình chơi lâu dài, có thắng/thua và chơi rất nhiều ván thì tổng cộng số tiền đã chơi có thể lên đến hàng chục hàng trăm triệu mặc dù chỉ nạp vào con số rất nhỏ là hành vi đánh bạc trái phép và là căn cứ để khởi tố hình sự.

25 Trang <123456>»