Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Nguyễn Đức Long - luatsuduclong

5 Trang 12345>
  • Xem thêm     

    13/09/2020, 12:04:37 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo khoản 1 Điều 59 Bộ luật Dân sự quy định về Quản lý tài sản của người được giám hộ như sau:

    "Người giám hộ của người chưa thành niên có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.

    Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

    Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác".

    Theo đó, mẹ của bạn là người giám hộ đương nhiên của bạn khi bạn chưa thành niên, mẹ của bạn phải có trách nhiệm quản lý tài sản của bạn. Việc mẹ của bạn có kết hôn với người đàn ông khác thì không làm mất đi quyền tài sản của bạn đối với mảnh đất nêu trên, mảnh đất đó vẫn thuộc quyền sử dụng của bạn.

    Thân!

  • Xem thêm     

    30/03/2019, 06:43:21 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư tư vấn như sau:

    Điều 644 Bộ luật dân sự quy định về Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như sau:

    "1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

    a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

    b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

    2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này".

    Theo thông tin bạn cung cấp, nếu chú của bạn qua đời vào thời điểm hiện tại thì vợ của chú (nếu vợ không thuộc những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật dân sự), con nhỏ 3 tuổi, con lớn (nếu chưa thành niên hoặc đã thành niên mà không có khả năng lao động) vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật mà không phụ thuộc vào nội dung của di chúc để lại số tài sản đó làm từ thiện hoặc cho ai hưởng thừa kế.

    Thân!

  • Xem thêm     

    23/10/2018, 12:07:00 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo thông tin bạn cung cấp, Luật sư Nguyễn Đức Long tư vấn như sau:

    Thửa đất có diện tích 500m2 được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình của bạn, tại thời điểm cấp giấy chứng nhận hộ gia đình bạn có 04 nhận khẩu. Như vậy, thửa đất trên là tài sản chung của 04 thành viên trong hộ gia đình.

    Chị gái và anh B không phải là thành viên của hộ gia đình bạn nên không có quyền yêu cầu chia tài sản chung theo quy định tại Điều 219 Bộ luật dân sự năm 2015 đối với 500m2 đất nêu trên. Chị gái và anh B chỉ có quyền yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật phần di sản do bố bạn để lại là 1/4 (một phần tư) quyền sử dụng đất trong 500m2 đất của hộ gia đình bạn do bố bạn mất không để lại di chúc.

    Thân chào!

  • Xem thêm     

    22/10/2018, 11:28:39 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào ông!

    Theo thông tin ông cung cấp, luật sư Nguyễn Đức Long thuộc Văn phòng luật sư Đức Tín - Đoàn luật sư thành phố Hà Nội tư vấn như sau:

    Ông có thể nhường lại kỷ phần thừa kế được hưởng của mình cho một đồng thừa kế khác trong khi Toà án đang giải quyết vụ án Tranh chấp thừa kế tài sản với điều kiện người đồng thừa kế đó cũng đồng ý nhận kỷ phần thừa kế của ông nhường cho.

    Để được Toà án công nhận sự thoả thuận về việc nhường lại kỷ phần thừa kế được hưởng thì trong bản tự khai hoặc trong biên bản lấy lời khai ở toà án hay tại phiên toà, ông và người đồng thừa kế đó phải đưa ra ý kiến của mình về việc nhường lại kỷ phần thừa kế và nhận kỷ phần thừa kế. Toà án sẽ công nhận sự thoả thuận của ông và người đồng thừa kế đó bằng việc ghi vào trong bản án.

    Thân chào ông! 

     

  • Xem thêm     

    14/09/2018, 11:29:50 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Nguyễn Đức Long - Văn phòng luật sư Đức Tín tư vấn như sau:

    Việc khởi kiện ly hôn đơn phương của vợ bạn được bạn đồng ý, hai bên không có tranh chấp gì về nuôi con và tài sản, có thể chỉ giải quyết ở Toà án cấp sơ thẩm nếu các bên không kháng cáo. Sau khi Toà án cấp sơ thẩm có thẩm quyền xét xử vụ án ly hôn của vợ chồng bạn, bạn có quyền được Toà án cấp trích lục bản án trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc phiên tòa hoặc nhận bản án từ Toà án trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tuyên án. 

    Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 269 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về Cấp trích lục bản án; giao, gửi bản án sơ thẩm như sau:

    "1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên tòa, các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện được Tòa án cấp trích lục bản án.

    2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tuyên án, Tòa án phải giao hoặc gửi bản án cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp".

    Thân!

  • Xem thêm     

    23/02/2018, 10:03:51 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo thông tin bạn cung cấp chưa đủ để luật sư tư vấn cho bạn cụ thể và chính xác. Bạn có thể cung cấp thêm thông tin dưới đây để luật sư tư vấn cho bạn:

    1. Ai là người có quyền sở hữu ngôi nhà?

    2. Người vợ đầu của người cha còn sống hay đã chết, nếu đã chết thì chết năm nào?

    3. Người con thứ hai và người con thứ ba chết năm nào, mỗi người có mấy người con?

    4. Sau khi người cha đã giúp người phụ nữ kia sinh nở, ông có chăm sóc, nuôi dưỡng đứa trẻ như cha con không?

    5. Người cha chết năm nào.

    Thân!

  • Xem thêm     

    30/03/2017, 07:41:27 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Bạn không cung cấp cho luật sư về nguồn gốc, diện tích nhà đất, ba bạn có để lại di chúc hay không. Theo thông tin bạn cung cấp, luật sư tư vấn như sau:

    Trước hết bạn phải căn cứ vào nhà đất là tài sản riêng của ba bạn hay là tài sản chung của ba mẹ bạn.

    Trong trường hợp nhà đất là tài sản riêng của ba bạn, bạn và em gái bạn muốn đứng tên phần thửa đất có 1 trong 2 ngôi nhà thì gia đình bạn phải thực hiện thủ tục phân chia di sản thừa kế đối với nhà đất ba bạn để lại để cho bạn và em gái bạn nhận di sản đứng tên đồng hữu đối với phần thửa đất có 1 trong 2 ngôi nhà đó.

    Trong trường hợp nhà đất là tài sản chung của ba mẹ bạn, ba và mẹ bạn mỗi người chỉ có 50% nhà đất. Bạn và em gái bạn muốn đứng tên phần thửa đất có 1 trong 2 ngôi nhà thì gia đình bạn phải thực hiện thủ tục phân chia di sản thừa kế đối với phần nhà đất của ba bạn để lại, bạn và em gái bạn nhận phần thừa kế của mình, nếu phần thừa kế đó chưa đủ phần thửa đất có 1 trong 2 ngôi nhà thì các đồng thừa kế khác phải nhường lại quyền thừa kế cho bạn và em gái bạn để cho đủ hoặc mẹ bạn phải cho bạn và em gái bạn thêm một phần nhà đất thì bạn và em gái bạn mới đủ điều kiện đứng tên phần thửa đất có 1 trong 2 ngôi nhà đó. 

    Thân!

  • Xem thêm     

    02/03/2017, 11:48:51 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Trong trường hợp trên địa bàn huyện của bạn chưa có tổ chức hành nghề công chứng thì gia đình bạn được lựa chọn công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn khác (trong cùng phạm vi tỉnh) hoặc chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật.

    Nếu ở địa phương bạn đã có tổ chức hành nghề công chứng, việc công chứng các hợp đồng, văn bản đã được chuyển cho các tổ chức hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng. Gia đình bạn muốn lập Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế thì phải công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng. Vì vậy, việc ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế của gia đình bạn là không đúng thẩm quyền.

    Nếu ở địa phương bạn chưa có tổ chức hành nghề công chứng thì Ủy ban nhân dân cấp xã vẫn có thẩm quyền chứng thực Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế của gia đình bạn. Trong trường hợp này, gia đình bạn phải chứng thực Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản theo quy định tại Thông tư liên tịch BỘ TƯ PHÁP - BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất.

    Thân!

  • Xem thêm     

    11/02/2017, 11:01:04 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo thông tin bạn cung cấp, Luật sư tư vấn như sau:

    Do người chết không để lại di chúc nên những người thừa kế theo pháp luật sẽ được hưởng thừa kế theo khoản 1 Điều 651 Bộ Luật dân sự năm 2015 gồm: 02 người con gái sẽ được hưởng thừa kế di sản của cha mẹ đã mất và 02 con của người con trai đã mất sẽ được hưởng thừa kế di sản do ông bà nội để lại.

    Nếu các đồng thừa kế không có thỏa thuận khác thì di sản sẽ được chia làm 03 phần bằng nhau, mỗi người con gái được hưởng thừa kế một suất bằng 1/3 di sản, 02 con của người con trai đã mất được hưởng thừa kế một suất bằng 1/3 di sản.

    Thân! 

  • Xem thêm     

    11/02/2017, 07:40:49 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Đối với trường hợp của gia đình bạn, bạn và 8 người cháu còn lại là những người thừa kế theo pháp luật của bà ngoại theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 676 Bộ Luật dân sự năm 2005 này là  điểm b khoản 1 Điều 651 Bộ Luật dân sự năm 2015: “Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại”.

    9 người là đồng thừa kế di sản mà bà bạn để lại theo quy định của pháp luật. Trong trường họp các bạn không tự thỏa thuận được việc phân chia di sản thừa kế thì có quyền khởi kiện ra Tòa án yêu cầu phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật. Sau khi đã được chia xong, 6 người có quyền đứng tên đồng sở hữu nếu đủ điều kiện.

    Thân!

  • Xem thêm     

    23/12/2015, 07:24:40 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Nguyễn Đức Long, Văn phòng luật sư Đức Tín - Đoàn luật sư thành phố Hà Nội tư vấn như sau:

    1. Về quyền thừa hưởng gia sản của cha:

    Bạn là con đẻ của cha bạn nên bạn có quyền hưởng thừa kế theo pháp luật tài sản của cha bạn để lại sau khi cha của bạn qua đời. Bởi vì, bạn là người thừa kế theo pháp luật của cha bạn.

    Theo điểm a khoản 1 Điều 676 Bộ luật Dân sự quy định về Người thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thừa kế thứ nhất như sau: "Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết".

    2. Quyền về nhà để gặp cha:

    Tình cảm cha con là tình cảm đặc biệt, quyền gặp cha hay thăm cha là quyền nhân thân gắn với mỗi con người, không ai có quyền ngăn cản việc gặp gỡ của cha con bạn. Cho dù bạn là con riêng của bố bạn thì bạn vẫn là thành viên của gia đình.

    Theo khoản 16 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về thành viên gia đình như sau: "Thành viên gia đình bao gồm vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột".

    Thân!

  • Xem thêm     

    14/12/2015, 12:15:13 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Mặc dù quyền sử dụng đất được hình thành trong thời kỳ hôn nhân giữa ông A và bà B, là tài sản chung của ông A và bà B. Tuy nhiên, khi Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ ghi tên chủ hộ thì trong hộ khẩu của hộ gia đình ông A tại thời điểm được được cấp giấy chứng nhận có bao nhiêu người thì Nhà nước công nhận quyền sử dụng của từng ấy người.

    Bà B và các con muốn chia di sản thừa kế để bà B hưởng toàn bộ di sản của ông A thì những người thừa kế theo pháp luật của ông A phải thực hiện thủ tục phân chia di sản thừa kế, các đồng thừa kế nhường lại quyền thừa kế của mình cho bà B và thực hiện thủ tục đăng ký chuyển quyền sử dụng sang tên cho bà B.

    Thân!

  • Xem thêm     

    27/11/2014, 10:18:32 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào chị!

    Trong trường hợp con trai và con dâu chị ly hôn, hai bên không thỏa thuận được về việc nuôi con sau khi ly hôn thì quyền nuôi con thuộc về người mẹ. Bởi vì, cháu nhỏ dưới ba tuổi.

    Theo khoản 2 điều 92 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 hiện đang còn hiệu lực quy định về việc Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn như sau:

    "Vợ, chồng thỏa  thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa  thuận khác".

    Thân!

  • Xem thêm     

    26/09/2014, 09:44:01 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    1. Trong trường hợp bạn muốn khởi kiện vợ bạn để yêu cầu Tòa án cho ly hôn thì thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự thuộc về Tòa án thành phố Buôn Ma Thuột.

    Theo điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự quy định về Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau: "Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này".

    2. Trong trường hợp cả hai vợ chồng bạn muốn thuận tình ly hôn thì vợ chồng bạn có thể lựa chọn Tòa án thành phố Buôn Ma Thuột, Tòa án huyện Cư Jut hoặc Tòa án quận, huyện ở Hà Nội mà vợ chồng bạn đang có hộ khẩu thường trú giải quyết việc ly hôn.

    Theo điểm h khoản 2 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự quy định về Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau: "Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn".

    Thân!

  • Xem thêm     

    24/10/2013, 09:39:52 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa  thuận.

    Các bên có thể tự thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn mà không yêu cầu Tòa án xem xét nhưng đối với quyền sử dụng đất thì việc thỏa thuận phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực mới có hiệu lực pháp luật.

    Nếu anh bạn muốn chuyển nhượng thửa đất do anh bạn đứng tên trong thời điểm hiện tại (thời kỳ hôn nhân) thì vợ chồng anh bạn và người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lập hợp đồng có công chứng hoặc chứng thực rồi để bên nhận chuyển nhượng thực hiện việc đăng ký chuyển quyền sử dụng tại Phòng tài nguyên và môi trường quận huyện.

    Nếu anh bạn muốn chuyển nhượng thửa đất do anh bạn đứng tên sau khi đã phân chia tài sản chung hoặc sau thời kỳ hôn nhân thì anh bạn và người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lập hợp đồng có công chứng hoặc chứng thực rồi để bên nhận chuyển nhượng thực hiện việc đăng ký chuyển quyền sử dụng tại Phòng tài nguyên và môi trường quận huyện.

    Thân!

  • Xem thêm     

    09/10/2013, 03:47:44 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nếu anh em bạn muốn phân chia di sản thừa kế của mẹ bạn thì các đồng thừa kế có thể tiến hành họp để phân chia di sản. Trường hợp các đồng thừa kế không thể tự phân chia di sản được hoặc quá trình phân chia có tranh chấp thì có thể khởi kiện để yêu cầu Tòa án chia thừa kế.

    Đối với sổ tiết kiệm ở ngân hàng đứng tên mẹ bạn mà bố bạn đã rút sử dụng cho việc riêng, nếu không có sự đồng ý của các đồng thừa kế của mẹ bạn thì bố bạn không thể tự một mình rút ra được, các đồng thừa kế của mẹ bạn có thể thỏa thuận chia số tiền và yêu cầu bố bạn thanh toán kỷ phần cho các đồng thừa kế còn lại.

    Thân!

  • Xem thêm     

    11/09/2013, 02:53:51 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Việc tái hôn của bố bạn không làm mất đi quyền về tài sản. Vì vậy, phần tài sản của bố bạn vẫn thuộc về bố bạn, bố bạn có quyền chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng cho người khác là thuộc quyền của bố bạn. Bạn của bạn nói như vậy là không chính xác.

    Thân!

  • Xem thêm     

    09/08/2013, 11:01:44 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Không có gì đâu bạn ạ.

  • Xem thêm     

    08/08/2013, 03:25:11 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nếu bạn muốn kết hôn lần thứ hai, để được đăng ký kết hôn tại UBND xã của bạn hoặc xin cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để đăng ký kết hôn tại UBND xã khác thì bạn có thể cung cấp cho UBND xã của bạn Quyết định công nhận thuận tình ly hôn với người chồng thứ nhất (nếu UBND xã của bạn yêu cầu).

    Thân!

  • Xem thêm     

    07/08/2013, 05:04:12 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Bạn không phải gửi Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và thỏa thuận của các đương sự cho UBND xã đâu.

    Thân!

5 Trang 12345>