Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Nguyễn Đức Long - luatsuduclong

5 Trang «<2345>
  • Xem thêm     

    03/01/2013, 11:45:37 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Không có gì. Chúc bạn thành công!

  • Xem thêm     

    02/01/2013, 10:10:02 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo thông tin bạn cung cấp tôi tư vấn như sau:

    Trường hợp bà nội bạn đã chuyển quyền sử dụng đất cho bố mẹ bạn một cách hợp pháp, việc chuyển quyền sử dụng đất đã được hoàn tất và bố mẹ bạn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tức là quyền sử dụng đất của bà nội bạn đã được chuyển giao. Cho nên, bà nội bạn không còn chia lại thửa đất đó nữa.

    Bố mẹ bạn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tức là Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thì bố mẹ bạn có quyền tự do chuyển quyền sử dụng đất sang cho bạn hoặc tham gia các giao dịch khác liên quan đến thửa đất này.

    Thân!

  • Xem thêm     

    29/12/2012, 07:27:56 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào ông!

    1. Di sản dùng vào việc thờ cúng được xác định trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế theo quy định tại khoản 1 Điều 670 Bộ Luật dân sự năm 2005:

    "Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

    Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng.

    Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật".

    2. Ngôi nhà gần 200 tuổi của gia đình ông về thực tế là di sản dùng vào việc thờ cúng nhưng về mặt pháp lý không được coi là di sản dùng vào việc thờ cúng vì không bảo đảm điều kiện nêu trên.

    3. Đối với phần di sản của bố ông để lại thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án chia thừa kế đã hết, người nào đang quản lý thì có quyền tiếp tục quản lý nhà đất đó theo quy định của pháp luật.

    Tuy nhiên, phần di sản của bố ông để lại có thể chuyển thành tài sản chung của các thừa kế và được chia, nếu đủ điều kiện theo quy định tại điểm a tiểu mục 2.4 mục 2 phần I Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn như sau:

    "2.4. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế

    a) Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:

    a.1. Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.

    a.2. Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thảo thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.

    a.3. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung".

    4. Cha mẹ ông kết hôn dưới chế độ phong kiến, về nguyên tắc thì nhà đất trên là tài sản chung của cha và mẹ ruột của ông, mẹ ông có 50% khối tài sản này, mẹ ông chết trước cha ông (trước năm 1980) nên phần di sản của mẹ ruột ông thuộc về những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất (bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của mẹ ruột ông). Vì vậy, phần di sản của mẹ ruột ông là tài sản chung của ông và những người thừa kế, ông có thể khởi kiện để đòi lại tài sản này.

    Theo quy định tại điểm b tiểu mục 2.4 mục 2 phần I Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn như sau:

    "b) Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo uỷ quyền... thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản".

    Chúc ông đạt được nguyện vọng!

     

  • Xem thêm     

    28/12/2012, 11:35:09 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào ông!

    Thời hiệu khởi kiện để chia thừa kế đã hết

  • Xem thêm     

    27/12/2012, 03:57:19 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Các cô chú bạn không có quyền tước quyền thừa kế của bố bạn. Đối với việc khởi kiện một vụ án dân sự, nguyên đơn có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình, bị đơn cũng vậy.

    Như tôi đã tư vấn cho bạn lần trước, các cô chú của bạn có căn cứ chứng minh bố bạn thuộc 01 trong 02 trong trường hợp sau đây thì bố bạn sẽ mất quyền thừa kế:

    1. Trước khi bà bạn mất, bà đã có văn bản truất quyền hưởng di sản của bố bạn.

    2. Bố bạn là người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ bà của bạn, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của bà bạn; Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng bà của bạn; Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng một trong những người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; Có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản bà của bạn trong việc lập di chúc; Giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của bà bạn.

    (Bố của bạn có hành vi ở trường hợp 2 vẫn được hưởng di sản, nếu bà của bạn đã biết hành vi đó, nhưng vẫn cho bố bạn hưởng di sản theo di chúc).

    Để biết thêm chi tiết, bạn hãy liên hệ qua điện thoại, tôi sẽ tư vấn cụ thể cho bạn.

    Thân!

  • Xem thêm     

    27/12/2012, 03:04:39 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Điều 247. Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu:

    "1. Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này".

    Theo khoản 1 Điều  247 Bộ luật dân sự năm 2005, thời hiệu hưởng quyền dân sự, cụ thể là quyền được xác lập quyền sở hữu đối với một tài sản (trừ trường hợp tài sản thuộc hình thức sở hữu Nhà nước) có những điều kiện nhất định:

    - Việc xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu chỉ đối với trường hợp chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật (không phù hợp với quy định tại Điều 183 Bộ luật dân sự năm 2005).

    - Việc chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng người chiếm hữu phải ngay tình. Có nghĩa là người chiếm hữu không biết hoặc không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật.

    - Người chiếm hữu phải chiếm hữu liên tục, việc chiếm hữu được thực hiện trong một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về tài sản đó.

    - Người chiếm hữu phải chiếm hữu công khai, người chiếm hữu thực hiện việc chiếm hữu một cách không giấu diếm. Tài sản đang chiếm hữu được sử dụng theo tính năng, công dụng và được người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài sản của chính mình.

    - Về thời gian, việc chiếm hữu với các đặc điểm trên phải được thực hiện trong khoảng thời gian từ 10 năm đối với động sản và 30 năm đối với bất động sản.

    Trên đây là quan điểm, giải thích của tôi. Mong được chia sẻ.

    Thân!

  • Xem thêm     

    27/12/2012, 12:09:58 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Trường hợp của gia đình bạn, các cô chú bạn muốn khởi kiện bố bạn để truất quyền hưởng di sản của người thừa kế hoặc xác định bố bạn là người không được quyền hưởng di sản, nếu các cô chú bạn có căn cứ và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    * Theo quy định tại Điều 643 Bộ Luật dân sự năm 2005 về người không được quyền hưởng di sản:

    "1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

    a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

    b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

    c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

    d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

    2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc".

    * Theo quy định tại khoản 1 Điều 648 Bộ Luật dân sự năm 2005 về quyền của người lập di chúc:

    "Người lập di chúc có các quyền sau đây: Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế".

    Trong trường hợp này gia đình bạn nên hoà giải, thương lượng để đạt được mục đích. Nếu không thương lượng được thì các cô chú bạn phải có căn cứ chứng minh hành vi của bố bạn thì Toà án mới chấp thuận.

    Chúc thành công!

  • Xem thêm     

    26/12/2012, 02:44:22 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào Ông!

    1. Theo quy định tại tiểu mục 2.4 mục 2 phần I Nghị quyết02/2004/NQ-HĐTP, điều 36 pháp lệnh thừa kế năm 1990, và điểm b mục 10 nghị quyết02/1990/NQ-HĐTP thì thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế trong trường hợp này đã hết.

    Tuy nhiên, theo tiết 2.4 điểm 2 mục I nghị quyết02/2004/NQ-HĐTP thì ngôi nhà và thửa đất này có thể xem là tài sản chung của các người con của cha ông, nếu:

    - Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế;

    - Hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia. Khi ấy gia đình ông có thể khởi kiện yêu cầu tòa án chia tài sản chung.

    Theo thông tin ông cung cấp, cha của ông mất năm 1980, từ đó đến nay vợ chồng người em trai út của ông quản lý ngôi nhà và thửa đất.

    Theo khoản 1 điều 247 Bộ luật dân sự, nếu gia đình cậu của bạn chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 30 năm thì trở thành người có quyền sử dụng đất hợp pháp.

    2. Ngôi nhà và thửa đất là tài sản chung của các thừa kế, UBND huyện căn cứ vào quá trình sử dụng nhà đất của vợ chồng người em trai út mà cấp GCNQSDĐ là trái pháp luật.

    Ông có thể khiếu nại việc cấp GCNQSDĐ đến Chủ tịch UBND huyện để xem xét lại trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận. Đồng thời gửi đơn đến Thanh tra huyện để xem xét, nếu có căn cứ việc cấp giấy chứng nhận là trái pháp luật thì quyết định cấp giấy chứng nhận sẽ bị hủy bỏ.

    Ông hoặc những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan cũng có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án xem xét tính hợp pháp, hủy quyết định cấp GCNQSDĐ cho vợ chồng người em trai út. Thời hiệu khởi kiện là 01 năm kể từ ngày ông biết về quyết định đó theo quy định về thời hiệu khởi kiện tại điểm a khoản 2 Điều 104 Luật Tố tụng hành chính.

    Chúc ông thành công!

  • Xem thêm     

    26/12/2012, 02:30:13 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào chị!

    Điều 92 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn như sau:

    1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    2. Vợ, chồng thỏa  thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa  thuận khác.

    Như vậy, trường hợp con của chị mới 34 tháng tuổi thì không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hơn hay không, về nguyên tắc chị là người được giao trực tiếp nuôi con sau ly hôn.

    Thân!

  • Xem thêm     

    25/12/2012, 03:26:51 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Việc thừa kế quyền sử dụng đất căn cứ vào nội dung di chúc theo thông tin bạn cung cấp có hiệu lực hay bị vô hiệu một phần còn tuỳ thuộc vào nguồn gốc căn nhà.

    Trường hợp căn nhà là tài sản riêng của ba anh A thì ba anh A lập di chúc để lại di sản thừa kế cho mẹ anh A và 5 người con thành 06 phần bằng nhau là hợp pháp.

    Trường hợp căn nhà là tài sản chung do ba mẹ anh A tạo lập trong thời kỳ hôn nhân thì di chúc trên bị vô hiệu một phần. Bởi vì 50% căn nhà thuộc quyền sở hữu của mẹ anh A nên 50% căn nhà còn lại thuộc về những người thừa kế theo di chúc gồm mẹ của anh A và 05 người còn lại, mỗi người được hưởng 1/6 di sản thừa kế.

    Muốn giải quyết dứt điểm để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu toàn bộ phần tài sản là phần nhà đất của mẹ anh A cho anh A thì phải tiến hành thủ tục phân chia di sản thừa kế nhà của ba anh A, đồng thời thực hiện thủ tục chuyển nhượng hoặc tặng cho quyền sử dụng, quyền sở hữu phần của mẹ anh A cho anh A.

    Chúc thành công!

  • Xem thêm     

    19/12/2012, 06:35:44 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    1. Tài sản do bố mẹ bạn tạo lập trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của bố mẹ bạn. Dù bạn là người thành niên cũng không có quyền yêu cầu chia khối tài sản này mà việc chuyển giao cho bạn quyền sở hữu, quyền sử dụng phải bằng một giao dịch dân sự (tặng, cho, mua, bán, chuyển nhượng ...).

    Theo Điều 181 Bộ Luật dân sự năm 2005 quy định về quyền tài sản như sau: "Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ".

    2. Đối với tài sản của hộ gia đình bạn thuộc sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác. mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung.

    Theo Điều 224 Bộ Luật dân sự năm 2005 quy định về chia tài sản thuộc hình thức sở hữu chung như sau:

    "Trong trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu các chủ sở hữu chung đã thoả thuận không phân chia tài sản chung trong một thời hạn thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để chia.

    Trong trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi người đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung để nhận tiền thanh toán và được tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán".

    Thân!

  • Xem thêm     

    27/09/2012, 10:01:42 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào chị!

    Vấn đề này hôm trước tôi đã trả lời rồi, chị xem lại nhé.

    Trân trọng!

     

  • Xem thêm     

    25/09/2012, 08:57:46 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo Điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định về Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn:

    "1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa  thuận; nếu không thỏa  thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.

    2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:

    a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

    b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

    c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề  nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

    d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

    3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa  thuận; nếu không thỏa  thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết".

    Theo đó, khi ly hôn vợ chồng bạn không thoả thuận được về tài sản yêu cầu Toà án giải quyết theo nguyên tắc: Thửa đất chồng bạn được tặng cho riêng thì thuộc quyền sử dụng của chồng bạn, căn nhà cấp 4 và tài sản khác chia đôi có xem xét công sức đóng góp của mỗi bên vợ chồng bạn vào việc tạo lập (trường hợp tài sản này không chia đôi được thì bên bạn hoặc bên chồng bạn được nhận tài sản phải thanh toán cho bên kia giá trị chênh lệch).

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    24/09/2012, 02:34:04 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    * Theo Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định về Điều kiện kết hôn thì Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

    1. Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên;

    2. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở;

    3. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại Điều 10 của Luật này.

    * Theo Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định về Những trường hợp cấm kết hôn quy định việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau đây:

    1. Người đang có vợ hoặc có chồng;

    2. Người mất năng lực hành vi dân sự;

    3. Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

    4. Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

    5. Giữa những người cùng giới tính.

    * Theo Phần 1 Nghị quyết số02/2000/NĐ-HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 của HĐTP Toà án NDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000:

    1. Điều kiện kết hôn (Điều 9)

               Nam và nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện quy định tại Điều 9. Khi giải quyết yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật hoặc yêu cầu ly hôn cần chú ý một số điểm sau đây:

               a. Điều kiện kết hôn quy định tại điểm 1 Điều 9 là: "Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên". Theo quy định này thì không bắt buộc nam phải từ đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ phải từ đủ mười tám tuổi trở lên mới được kết hôn; do đó, nam đã bước sang tuổi hai mươi, nữ đã bước sang tuổi mười tám mà kết hôn là không vi phạm điều kiện về tuổi kết hôn.

               b. Nếu nam và nữ kết hôn tuy có đủ các điều kiện quy định tại các điểm 1 và 3 Điều 9, nhưng họ không tự nguyện quyết định mà thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì vi phạm điều kiện kết hôn quy định tại điểm 2 Điều 9:

               b.1. Một bên ép buộc (ví dụ: đe doạ dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần hoặc dùng vật chất...) nên buộc bên bị ép buộc đồng ý kết hôn;

               b.2. Một bên lừa dối (ví dụ: lừa dối là nếu kết hôn sẽ xin việc làm phù hợp hoặc nếu kết hôn sẽ bảo lãnh ra nước ngoài; không có khả năng sinh lý nhưng cố tình giấu; biết mình bị nhiễm HIV nhưng cố tình giấu...) nên bên bị lừa dối đã đồng ý kết hôn;

               b.3. Một bên hoặc cả hai bên nam và nữ bị người khác cưỡng ép (ví dụ: bố mẹ của người nữ do nợ của người nam một khoản tiền nên cưỡng ép người nữ phải kết hôn với người nam để trừ nợ; do bố mẹ của hai bên có hứa hẹn với nhau nên cưỡng ép con của họ phải kết hôn với nhau...) buộc người bị cưỡng ép kết hôn trái với nguyện vọng của họ.

               c. Điều kiện kết hôn quy định tại điểm 3 Điều 9 bị vi phạm, nếu việc kết hôn thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 10. Cần chú ý đối với từng trường hợp cụ thể như sau:

               c.1. Người đang có vợ hoặc có chồng là:

               - Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn;

               - Người sống chung với người khác như vợ chồng từ trước ngày 03/01/1987 và đang chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn;

               - Người sống chung với người khác như vợ chồng từ trước ngày 03/01/1987 đến trước ngày 01/01/2001 và đang chung sống với nhau như vợ chồng mà có đủ điều kiện kết hôn nhưng không đăng ký kết hôn (trường hợp này chỉ áp dụng từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực cho đến trước ngày 01/01/2003).

               c.2. Người mất năng lực hành vi dân sự là người mất khả năng bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.

               c.3. Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ là giữa cha, mẹ với con; giữa ông, bà với cháu nội, cháu ngoại. Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời là giữa những người cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

               c.4. Đối với trường hợp quy định tại điểm 4 Điều 10 cần hiểu là ngoài việc cấm kết hôn giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi thì điều luật còn cấm kết hôn:

               - Giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi;

               - Giữa người đã từng là bố chồng với con dâu;

               - Giữa người đã từng là mẹ vợ với con rể;

               - Giữa người đã từng là bố dượng với con riêng của vợ;

               - Giữa người đã từng là mẹ kế với con riêng của chồng.

    Theo viện dẫn trên thì bạn có thể được đăng ký kết hôn với anh ấy nếu bạn chứng minh được bạn là con nuôi của ông ngoại anh ấy.

    Chúc thành công!

  • Xem thêm     

    24/09/2012, 02:17:34 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Việc bố mẹ bạn ly thân có thoả thuận miệng về tài sản liên quan đến nhà đất không có hiệu pháp luật. Xác nhận của Tổ dân phố về việc bán nhà đất và xác nhận của người mua nhà đất không có giá trị pháp lý để chứng minh cho việc bcó được không bố mẹ bạn ly thân cũng như  việc thoả thuận phân chia tài sản.

    Bạn có thể liên hệ với Địa chính cấp xã phường hoặc Phòng Tài nguyên Môi trường nơi có đất.

    Nếu cần sự trợ giúp của Luật sư, bạn hãy liên hệ trực tiếp với tôi hoặc qua điện thoại để được tư vấn cụ thể hơn.

    Chúc thành công!

  • Xem thêm     

    22/09/2012, 02:54:04 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Bạn trình bày chưa được cụ thể nên tôi không hiểu rõ yêu cầu của bạn. Theo thông tin trên tôi trả lời như sau:

    I. Về thửa đất ông bạn lập di chúc cho chú bạn hưởng thừa kế 400 m2 đất ở, nếu di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế thì chú của bạn được hưởng phần di sản thừa kế này.

    II. Thửa đất vườn có diện tích 370 m2 giao cho 05 cô của bạn sử dụng để trồng cây. Đặt ra 02 tình huống:

    - Thứ nhất: Trường hợp ông bạn để lại di chúc cho 05 cô hưởng thừa kế 370 m2 đất vườn thì phần di sản này thuộc về 05 cô của bạn.

    - Thứ hai: Trường hợp ông của bạn giao cho 05 cô của bạn quản lý 370 m2 đất vườn để trồng cây thì phần di sản này không được đ���nh đoạt trong di chúc (không thể hiện ý chí của ông của bạn nhằm chuyển tài sản của mình cho 05 cô của bạn sau khi chết).

    Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 675 Bộ Luật dân sự  năm 2005 về Những trường hợp thừa kế theo pháp luật: "Phần di sản không được định đoạt trong di chúc".

    III. Theo quy định tại Điều 676 Bộ Luật dân sự  năm 2005 về Người thừa kế theo pháp luật:

    "1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản".

    Như vậy, tùy vào việc định đoạt của ông bạn nêu ở trên mà bác của bạn có thể xây dựng nhà thờ hay không.

    Trân trọng!

     

  • Xem thêm     

    22/09/2012, 11:58:53 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Trong trường hợp khi ly hôn nếu bố mẹ bạn không tự thỏa thuận được về việc phân chia tài sản thì Tòa án sẽ xem xét giải quyết theo nguyên tắc: Tài sản trên đất do các bên tạo lập trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của hai vợ chồng được chia đôi, hình thành trước khi kết hôn hoặc mẹ bạn được tặng cho riêng thì thuộc về mẹ bạn; Quyền sử dụng đất mẹ bạn được tặng cho riêng thì ba của bạn không được chia.

    Thân!

  • Xem thêm     

    22/09/2012, 11:39:07 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Trước hết tôi xin chia buồn với những mất mát của bạn.

    Theo thông tin bạn cung cấp, tôi tư vấn như sau:

    Trước đây bố mẹ bạn đã ly thân, thỏa thuận phân chia tài sản và bán đi một nửa nhà đất để đưa tiền cho mẹ bạn đi mua chỗ khác. Vậy việc thỏa thuận đó có lập thành văn bản và được công chứng không? Trong trường hợp việc thỏa thuận không phù hợp với quy định của pháp luật thì nhà đất mà mẹ bạn được chia tiền để mua chỗ khác vẫn có 50% giá trị quyền sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở của bố bạn (bạn có thể khởi kiện để yêu cầu Tòa án chia thừa kế cả phần này). Bởi vì, bố mẹ bạn chưa có một Bản án hay quyết định của Tòa án về việc ly hôn.

    Việc giải quyết tranh chấp về thừa kế thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định tại điều 25, Điều 33, Điều 35 của Bộ Luật tố tụng dân sự.

    Để tiến hành khởi kiện tranh chấp v�� thừa kế thì thì bạn phải chuẩn bị hồ sơ khởi kiện. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) là một trong những điều kiện cần phải có nhưng mẹ bạn đã cất giấu. Tuy nhiên, nó không phải là giấy tờ duy nhất, bạn có thể đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xin sao hồ sơ liên quan đến thửa đất tranh chấp để hoàn thiện hồ sơ khởi kiện.

    Nếu cần sự trợ giúp của Luật sư, bạn hãy liên hệ trực tiếp với tôi hoặc qua điện thoại để được tư vấn cụ thể hơn.

    Chúc thành công!

  • Xem thêm     

    19/09/2012, 03:12:42 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Trường hợp sau khi bố bạn mất không để lại di chúc hoặc di chúc vô hiệu toàn bộ thì tài sản của bố bạn trở thành di sản thừa kế thuộc về những người thừa kế theo pháp luật.

    Theo Điều 676 Bộ Luật dân sự năm 2005 quy định: "Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết...; Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau".

    Những người thừa kế này không bị mất quyền thừa kế bởi họ đã được cho nhà đất từ trước rồi hoặc đã có gia đình riêng hoặc không có hộ khẩu cùng bố bạn.

    Theo thông tin bạn cung cấp thì bố mẹ bạn sinh được 04 anh chị em, mẹ bạn đã mất. Như vậy, di sản được chia đều cho 04 anh chị em, phần của bạn tương đương 62,5 m2 giá trị quyền sử dụng đất.

    Nếu cần sự trợ giúp của Luật sư, bạn hãy liên hệ trực tiếp với tôi hoặc qua điện thoại để có thông tin cụ thể hơn.

    Thân ái!

  • Xem thêm     

    18/09/2012, 03:56:04 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào chị!

    Theo thông tin chị cung cấp, tôi tư vấn như sau:

    I. Theo quy định tại Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình, việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết. Điều 92 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự 2011 quy định việc thẩm định giá tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về thẩm định giá tài sản. Kết quả thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định giá được tiến hành đúng theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, trường hợp các bên không tự thỏa thuận về việc xác định giá tài sản, lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản. Tòa án ra quyết định định giá tài sản đang tranh chấp. Quyền quyết định về giá đối với quyền sử dụng đất của vợ chồng chị thuộc Hội đồng định giá

    II. Về nguyên tắc, tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân cho dù đứng tên một người vẫn là tài sản chung của hai vợ chồng.

    Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về tài sản chung của vợ chồng:

    "1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa  thuận là tài sản chung.

    Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa  thuận.

    Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.

    2. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng.

    3. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung".

    Như vậy, hai thửa đất do chồng chị đăng ký quyền sử dụng đất có tên chồng chị là tài sản chung của anh chị.

    III. Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng. Trường hợp cả hai bên có nguyện vọng sử dụng thửa đất thì Toà án xem xét. Như vậy, vợ chồng chị không thoả thuận được về việc chia thửa đất anh chị được phân, có yêu cầu Toà án giải quyết thì Toà án sẽ xem xét đến hoàn cảnh và nhu cầu của mỗi bên.

    IV. Trong trường hợp vợ chồng chị có nguyện vọng ly hôn, không yêu cầu giải quyết về tài sản, Toà án giải quyết theo nguyện vọng được ly hôn của anh chị nhưng để tránh tranh chấp tài sản sau khi ly hôn chị nên yêu cầu Toà án giải quyết luôn một thể cả về hôn nhân và tài sản.

    Chúc chị thành công!

5 Trang «<2345>