Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Nguyễn Đức Long - luatsuduclong

5 Trang «<345
  • Xem thêm     

    18/09/2012, 09:12:54 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    1. Về nguyên tắc, tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân cho dù đứng tên một người vẫn là tài sản chung của hai vợ chồng. Điều này không bị hạn chế quyền bởi một bên có nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần. Vì vậy, giấy chứng nhận quyền sử dụng thửa đất chỉ có tên bố bạn vẫn là tài sản chung của bố mẹ bạn.

    2. Sau khi mẹ bạn mất mà không để lại di chúc thì 50% thửa đất này sẽ là di sản thừa kế thuộc về những người thừa kế theo pháp luật quy định tại điểm a khoản 1 Điều 676 Bộ Luật dân sự năm 2005.

    Chúc thành công!

  • Xem thêm     

    17/09/2012, 09:40:35 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo thông tin bạn cung cấp, tôi trả lời như sau:

    I. Hiện nay mẹ bạn đã mất nên 50% của thửa đất có sổ đỏ mang tên bố mẹ bạn là di sản thừa kế thuộc về những người thừa kế theo di chúc (nếu có). Trong trường hợp mẹ bạn không để lại di chúc thì di sản thừa kế sẽ được chia thừa kế theo pháp luật cho các đồng thừa kế.

    Điều 675 Bộ Luật dân sự năm 2005 quy định về những trường hợp thừa kế theo pháp luật:

       1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

         a) Không có di chúc;

         b) Di chúc không hợp pháp;

         c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;

         d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.

       2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

         a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

         b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

         c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.

    Để tránh tranh chấp, bạn nên làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế đối với phần di sản thừa kế của mẹ bạn.

    II. Sau khi bố bạn mất mà không để lại di chúc thì 50% thửa đất còn lại của bố bạn sẽ được xem là di sản thừa kế và được chia thừa kế theo pháp luật cho các đồng thừa kế.

    Điều 676 Bộ Luật dân sự năm 2005 quy định về người thừa kế theo pháp luật:

       1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

         a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

         b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

         c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

       2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

       3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

    Các đồng thừa kế được hưởng mỗi phần bằng nhau nhưng có xem xét đến phần công sức đóng góp, giúp tôn tạo, duy trì khối di sản trên (nếu có).

    III. Nếu Bố bạn lập di chúc để lại nhà đất cho một ai đó thì không cần có sự đồng ý của những người anh chị của bạn. Bởi vì, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Đây là quyền của người lập di chúc.

    Để được tư vấn cụ thể hơn vui lòng liên hệ luật sư Nguyễn Đức Long, Văn phòng luật sư Đức Tín, ĐT 0988.823.338

    Chúc thành công!

  • Xem thêm     

    16/09/2012, 01:23:04 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào chị!

    Tôi tư vấn như sau:

    1. Theo điểm c khoản 1 Điều 36 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2011 quy định về Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu thì: "Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết".

    Như vậy, chị có thể nộp Đơn khởi kiện về ly hôn ở Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.

    2. Trường hợp ly hôn của chị mà một bên đương sự đang cư trú ở nước ngoài, để có được ý kiến của chồng chị thì Tòa án phải tiến hành ủy thác tư pháp với cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản. Cho nên, việc ủy thác tư pháp đôi khi mất nhiều thời gian dẫn đến vụ án bị quá thời hạn giải quyết theo luật định. Tuy nhiên, Tòa án muốn đình chỉ giải quyết vụ án cũng phải biết là việc ủy thác tư pháp có thành công hay thất bại.

    3. Trường hợp việc ủy thác tư pháp thất bại, Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án. Chị có thể tiến hành theo một trong hai cách sau đây:

    - Do chồng chị đang ở nước ngoài không có địa chỉ, không có tin tức thì khởi kiện yêu cầu Toà án cấp huyện nơi chồng chị thường trú tuyên bố bị đơn mất tích hoặc đã chết theo quy định của pháp luật về tuyên bố mất tích, tuyên bố chết rồi tiến hành thủ tục ly hôn.

    - Chồng chị cố tình giấu địa chỉ mà xác định thân nhân của chồng chị vẫn liên hệ với chồng chị thì chị khởi kiện yêu cầu Toà án cho ly hôn, Toà án sẽ đưa vụ án ra xét xử vắng mặt chồng chị theo thủ tục chung.

    Để được tư vấn cụ thể hơn vui lòng liên hệ luật sư Nguyễn Đức Long, Văn phòng luật sư Đức Tín, ĐT 0988.823.338

    Chúc chị thành công!

  • Xem thêm     

    11/09/2012, 09:36:53 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào chị!

    Tôi tư vấn như sau:

    Theo Điều 90 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về Thuận tình ly hôn: "Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa  thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con; nếu không thỏa  thuận được hoặc tuy có thỏa  thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án quyết định".

    Như vậy, trường hợp chồng chị không đồng ý thì Toà án sẽ không công nhận thuận tình ly hôn.

    Chúc tốt lành!

  • Xem thêm     

    11/09/2012, 09:22:10 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo quy định tại các Điều 27, 34 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 thì thẩm quyền giải quyết vụ án trong trường hợp một bên đương sự đang ở Việt Nam và một bên đang ở nước ngoài sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuôc trung ương nơi bị đơn cư trú.
    Như vậy, việc giải quyết yêu cầu ly hôn của bạn thuộc trách nhiệm của Toà án.
    Chúc thành công!
  • Xem thêm     

    24/08/2012, 03:54:10 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Từ thông tin bạn cung cấp, tôi tư vấn như sau:

    1. Theo điểm a khoản 2 Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình quy định thì việc chia tài sản chung khi ly hôn được giải quyết theo các nguyên tắc: "Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập".

    Vì vậy, bố mẹ bạn không thỏa thuận được về chia tài sản khi ly hôn mà mẹ bạn muốn được chia tài sản nhiều hơn bố bạn thì mẹ bạn phải chứng minh được việc bỏ công sức đóng góp vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản, lao động có thu nhập nhiều hơn bố của bạn để Toà án xem xét.

    2. Anh em bạn có quyền lợi trong khối tài sản chung của gia đình hay không tuỳ thuộc vào công sức đóng góp của anh em bạn.

    Chúc bạn và mẹ bạn gặp được nhiều điều tốt lành!

  • Xem thêm     

    16/08/2012, 09:05:33 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo thông tin bạn cung cấp tôi tư vấn như sau:

    - Trong trường hợp được xác định hai vợ chồng vay tiền để xây nhà hoặc chi tiêu chung cho gia đình thì khi tiến hành ly hôn khoản nợ này sẽ được chia đôi, mỗi bên có nghĩa vụ trả nợ 50%, nếu không có thoả thuận khác.

    - Thửa đất hai vợ chồng đang sử dụng có sổ đỏ mang tên người vợ là tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân thì nhà đất sẽ được phân chia theo nguyên tắc mỗi người 50% giá trị quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở nếu các bên không chứng minh được công sức đóng góp của mình vào khối tài sản chung là nhà đất.

    - Về con cái, các bên có thể tự thoả thuận, trường hợp không thoả thuận được thì Toà án xét theo nguyên tắc mỗi người có quyền nuôi một con, bé trai 2 tuổi sẽ do mẹ nuôi.

     Để bảo vệ quyền lợi của mình, người vợ cần làm đơn khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết.

    Chúc thành công!

  • Xem thêm     

    16/08/2012, 08:43:34 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo thông tin bạn cung cấp thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án phân chia di sản thừa kế của ông bà bạn đã hết. Những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất là 07 người con của ông bà bạn. Vì vậy, gia đình bạn nên thoả thuận để phân chia quyền sử dụng đất mà ông bà bạn để lại.

    Trong trường hợp thoả thuận được thì bạn làm thủ tục phân chia di sản thừa kế và đăng ký sang tên quyền sử dụng đất.

    Chúc thành công!

  • Xem thêm     

    17/07/2012, 10:14:00 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Về nguồn gốc đất do ông bà ngoại của bạn khai hoang nhưng tôi không hiểu vì lý do gì mà con của cậu bạn lại có thể đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất toàn bộ phần đất mà ông bà ngoại của bạn tạo lập.

    Cho dù con của cậu bạn đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất toàn bộ phần đất mà ông bà ngoại bạn tạo lập một cách hợp pháp hay không hợp pháp thì Má của bạn không còn quyền yêu cầu phân chia di sản thừa kế của ông bà ngoại bạn vì đã hết thời hiệu yêu cầu phân chia di sản thừa kế.

    Điều 645 Bộ Luật dân sự quy định: Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

  • Xem thêm     

    20/06/2012, 06:18:23 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn! Luật sư Nguyễn Đức Long tư vấn thêm như sau:

    1. Thủ tục yêu cầu Toà án cho ly hôn và xét xử vắng mặt bạn tham khảo luật sư Đinh Thị Quỳnh Như.

    2.. Tài sản:

    - Loại tài sản: Theo như thông tin bạn cung cấp, bố mẹ bạn kết hôn từ năm 1984 trở về trước nên thuộc sự điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959.

    Điều 15 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959 quy định: “Vợ và chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới”.

    Cho nên, tài sản đứng tên bố của bạn cho dù là tài sản riêng có trư­ớc hoặc sau khi kết hôn vẫn là tài sản thuộc sở hữu, sử dụng chung của bố mẹ bạn.

    - Chia tài sản khi ly hôn: Theo quy định trên thì việc chia tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi.

  • Xem thêm     

    20/06/2012, 11:03:24 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn! Luật sư Nguyễn Đức Long tư vấn như sau:

    Điều 25 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với giao dịch do một bên thực hiện: "Vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình".

    Vì vậy, vợ của anh họ bạn tham gia giao dịch dân sự không thuộc trường hợp trên thì anh họ bạn không phải chịu trách nhiệm với khoản nợ đó.

5 Trang «<345