Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Nguyễn Đức Long - luatsuduclong

5 Trang <12345>
  • Xem thêm     

    05/04/2013, 03:39:13 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Trong trường hợp di chúc mà ông nội bạn để lại là di chúc hợp pháp thì thửa đất 100m2 thuộc quyền thừa kế của bố bạn. Thửa đất nằm trong quy hoạch chưa di rời, khi Nhà nước thu hồi thì bố bạn được bồi thường thửa đất đó.

    Bác cả bạn sử dụng thửa đất mà bố bạn được thừa kế và không trả cho bố bạn thuộc trường hợp tranh chấp thừa kế. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì bố bạn có thể khởi kiện để yêu cầu Tòa án xác nhận quyền thừa kế của mình.

    Thân!

  • Xem thêm     

    25/03/2013, 02:07:17 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân. Sổ đỏ mặc dù đứng tên cả hai vợ chồng bạn nhưng về nguồn gốc tài sản thì bạn được tặng cho quyền sử dụng đất trước khi kết hôn thì vẫn là tài sản riêng của bạn.

    Trong trường hợp bạn không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mình thì tài sản đó là tài sản chung.

    Thân!

  • Xem thêm     

    23/03/2013, 03:19:11 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Về nguyên tắc thì những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau không phân biệt vào con cả hay con út, việc các anh của bạn không đồng ý chia đều di sản cho những người thừa kế (mỗi người được 1/4) mà chỉ chia cho bạn 1/10 di sản là không thỏa đáng.

    Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn, bạn có thể khởi kiện để yêu cầu Tòa án chia di sản thừa kế cho bạn.
    Thân!

  • Xem thêm     

    19/03/2013, 12:06:17 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo thông tin bạn cung cấp, tôi tư vấn như sau:

    1. Thủ tục ly hôn như sau:

    Hồ sơ gồm: Đơn khởi kiện, bản sao chứng minh nhân dân và hộ khẩu của ba mẹ bạn, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.

    Nơi nộp hồ sơ: Tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi ba bạn cư trú.

    2. Trong trường hợp ly hôn, ba mẹ bạn không thỏa thuận được về việc chia tài sản thì yêu cầu Tòa án giải quyết, tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó, phần tài sản riêng sẽ giải quyết theo nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập.

    Theo Điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định về Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn như sau:

    "1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa  thuận; nếu không thỏa  thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.

    2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:

    a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

    b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

    c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề  nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

    d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

    3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa  thuận; nếu không thỏa  thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết".

    3. Các anh chị em bạn không có đóng góp trong việc tạo lập khối tài sản chung của ba mẹ bạn nên không được chia tài sản và mẹ bạn cũng không được chia tài sản nhiều hơn nếu ba bạn có ngoại tình.

    Thân chào!

  • Xem thêm     

    19/03/2013, 11:23:36 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Trong trường hợp bố mẹ bạn mất không để lại di chúc thì di sản thuộc về những người thừa kế theo pháp luật. Nếu những người thừa kế của bố mẹ bạn chỉ có 04 anh chị em bạn thì di sản được chia đều thành 04 phần bằng nhau theo khoản 2 Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005.

    Thủ tục để thanh toán và phân chia di sản như sau:

    - Họp mặt để thoả thuận những việc sau đây: Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người thừa kế; Cách thức phân chia di sản.

    - Mọi thoả thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.

    Theo thông tin bạn cung cấp, tôi tư vấn trên đây. Để được tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể hỏi tiếp.

    Thân!

  • Xem thêm     

    12/03/2013, 03:45:30 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào chị!

    Để chấm dứt sự tồn tại của quan hệ hôn nhân, tài sản giữa vợ và chồng thì chỉ có bằng một Bản án hoặc Quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật.

    Về tài sản, vợ chồng chị có thể thoả thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân hoặc cam kết tài sản riêng bằng việc lập thành văn bản có công chứng.

    Về hôn nhân, Pháp luật Việt Nam không thừa nhận việc chấm dứt quan hệ hôn nhân bằng việc hai bên vợ chồng tự viết giấy cam kết nên việc cam kết sẽ không có giá trị pháp lý.

    Thân!

  • Xem thêm     

    12/03/2013, 09:37:57 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo khoản 2 Điều 685 Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định về Phân chia di sản theo pháp luật: "Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật".

    Theo Điều 645 Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định về Thời hiệu khởi kiện về thừa kế: "Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế".

    Như vậy, theo viện dẫn ở trên, năm 1988 ba mẹ bạn đã thanh toán cho các cô chú bạn 1,5 lượng vàng để ba bạn được nhận thừa kế bằng nhà đất rồi và thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án chia di sản thừa kế đã hết nên các cô chú bạn không có quyền khởi kiện.

    Tại thời điểm ba mẹ và các cô chú bạn thanh toán cho việc phân chia di sản, thì pháp luật cho phép người được chuyển quyền sở hữu nhà ở được quyền sử dụng đất.

    Thân chào!

  • Xem thêm     

    07/03/2013, 05:10:21 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Hiện nay trong xã hội Việt Nam có rất nhiều người cùng hoàn cảnh với bạn, có rất nhiều cặp vợ chồng tan vỡ hạnh phúc gia đình do những tệ nạn xã hội và nguyên nhân phần nhiều là do các ông chồng, họ thường cản trở việc ly hôn bằng cách dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực.

    Trường hợp con bạn dưới 36 tháng tuổi nếu ly hôn thì Toà án sẽ giao cho bạn trực tiếp nuôi con, chồng bạn cản trở quyền nuôi con thì bạn có thể yêu cầu cơ quan Thi hành án can thiệp hoặc trình báo Công an để bảo đảm sự an toàn cho bạn.

    Thân!

  • Xem thêm     

    07/03/2013, 08:58:11 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Trong trường hợp vợ chồng bạn đã mâu thuẫn đến mức trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được thì bạn có thể yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn.

    Theo Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định về Quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn:  "Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn".

    Muốn có các giấy tờ cần thiết để nộp hồ sơ xin ly hôn bạn có thể làm như sau:

    - Về hộ khẩu: Liên hệ với Công an cấp xã, phường nơi bạn và chồng bạn thường trú để xin xác nhận bạn và chồng bạn là nhân khẩu thường trú tại địa phương.

    - Về Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn: Liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi bạn đăng ký kết hôn trước đây để xin cấp bản sao.

    - Về khai sinh của con: Liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi bạn đăng ký khai sinh cho con trước đây để xin cấp bản sao.

    Thân!

  • Xem thêm     

    29/01/2013, 09:18:39 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Không có gì đâu bạn ạ, chúc thành công!

  • Xem thêm     

    29/01/2013, 12:15:29 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Như lần trước tôi đã tư vấn cho bạn rồi. Trường hợp con bạn dưới ba tuổi, nếu vợ chồng bạn ly hôn thì con bạn sẽ được giao cho bạn trực tiếp nuôi, không căn cứ vào bạn có thu nhập ổn định hay không.

    Thân!

  • Xem thêm     

    27/01/2013, 01:16:59 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Tại khoản 2 Điều 92 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 quy định về việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn. Tại điểm d phần 11 Nghị quyết02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số điều của Luật hôn nhân gia đình năm 2000 quy định cụ thể:

    "Trong trường hợp khi ly hôn, vợ chồng không thoả thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần. Nếu con từ đủ chín tuổi trở lên, thì trước khi quyết định, Toà án phải hỏi ý kiến của người con đó về nguyện vọng được sống trực tiếp với ai. Về nguyên tắc, con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi con, nếu các bên không có thoả thuận khác"

    Như vậy, Đối với người con lớn sinh năm 1993 đã là người thành niên nên được quyền lựa chọn ở với bố hoặc mẹ, người con thứ hai sinh năm 1996 thì Toà án sẽ hỏi ý kiến về nguyện vọng được sống trực tiếp với bố hay mẹ, nếu người con này có ý kiến được ở với mẹ thì sẽ được xem xét giao cho mẹ, để được nuôi người con thứ ba đang học lớp một mẹ bạn phải chứng minh được có đủ điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần cho con, bố bạn không có đủ điều kiện như mẹ bạn.

    Thân chào!

  • Xem thêm     

    26/01/2013, 05:07:29 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Thửa đất trên là tài sản chung của ông bà bạn, mỗi người có 50%, ông bạn mất không để lại di chúc nên phần đất của ông bạn thuộc về những người thừa kế gồm bà bạn và 9 người con. Vì vậy, bà bạn chỉ có  quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của bà trong phạm vi phần đất của bà thôi. Trong trường hợp đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bà bạn không đi được thì có thể mời văn phòng công chứng lập di chúc tại nhà cho bà và mời những người làm chứng đến chứng kiến.

    Giữa những người con của bà không có tranh chấp về quyền sử dụng đất, mục đích cuối cùng của cả đại gia đình là chia thửa đất cho 4 người con của ông bà thì bà bạn và 9 người con có thể lập văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế phần quyền sử dụng đất của ông, bà bạn và 5 người không sử dụng nhường lại quyền thừa kế cho 4 người con đang ở, bà bạn lập hợp đồng tặng cho quyền sử dụng phần đất của bà cho 4 người con này, sau đó 4 người con làm thủ tục xin tách thửa và cấp sổ đỏ thì hậu quả pháp lý của việc này là thửa đất vẫn thuộc về 4 người con, các bên đều đạt được mục đích.

    Trên đây là tư vấn của tôi, nếu chưa hiểu bạn có thể hỏi tiếp.

    Chúc thành công!

  • Xem thêm     

    25/01/2013, 10:44:48 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Bạn không nói rõ thửa đất đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa, hiện giờ ai đang đứng tên. Theo thông tin bạn cung cấp, Luật sư tư vấn như sau:

    Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Trong trường hợp người lập di chúc không thể tự mình viết bản di chúc thì có thể nhờ người khác viết, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người làm chứng cho việc lập di chúc không phải là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc (Điều 654, 656 Bộ luật dân sự năm 2005).

    Bạn có thể ghi nhận lại nội dung di chúc rồi đánh máy thành văn bản cho bà bạn mà không làm mất đi hiệu lực của bản di chúc, việc nhờ người là chứng trong trường hợp này là rất cần thiết vì nó ảnh hưởng đến hiệu lực của bản di chúc, nếu thửa đất chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì văn phòng công chứng không có quyền xác nhận vào bản di chúc này. Tuy nhiên, để soạn thảo bản di chúc hợp pháp, có hiệu lực pháp luật không hề đơn giản (sai một ly đi một dặm). Để tránh những tranh chấp xảy ra sau này, bạn nên nhờ một luật sư giúp bà bạn.

    Nếu có vấn đề gì chưa rõ, bạn có thể hỏi tiếp.

    Thân!

  • Xem thêm     

    24/01/2013, 11:34:00 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư NGUYỄN ĐỨC LONG - Văn phòng luật sư Đức Tín thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội tư vấn như sau:

    I. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân. Nhà đất chồng bạn có được trước khi kết hôn là tài sản riêng của chồng bạn, nó chỉ là tài sản chung khi vợ chồng bạn có thỏa  thuận hoặc nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung. Vì vậy, khi ly hôn nếu vợ chồng bạn không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết, việc chia tài sản khi ly hôn theo nguyên tắc tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi có xem xét đến hoàn cảnh, công sức đóng góp của mỗi bên.

    Tại Điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định về nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn như sau:

    "1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa  thuận; nếu không thỏa  thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.

    2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:

    a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

    b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

    c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề  nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

    d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

    3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa  thuận; nếu không thỏa  thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết".

    II. Trong trường hợp ly hôn, con bạn dưới ba tuổi được giao cho bạn trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa  thuận khác. Trường hợp khi con bạn đã đủ ba tuổi thì Toà án sẽ xem xét giao con cho bạn hoặc chồng bạn trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con để cháu có điều kiện phát triển về thể chất, tinh thần và điều kiện học tập.

    Tại khoản 2 Điều 92 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 quy định như sau:

    Vợ chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con, nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác”

    Theo đó, tại điểm d phần 11 Nghị quyết02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số điều của Luật hôn nhân gia đình năm 2000 quy định cụ thể hơn:

    Trong trường hợp, vợ chồng không thoả thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần. Nếu con từ đủ chín tuổi trở lên, thì trước khi quyết định, Toà án phải hỏi ý kiến của người con đó về nguyện vọng được sống trực tiếp với ai. Về nguyên tắc, con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi con, nếu các bên không có thoả thuận khác”.

    Thân chào!

  • Xem thêm     

    17/01/2013, 11:20:19 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Nguyễn Đức Long - Đoàn luật sư thành phố Hà Nội tư vấn như sau:

    I. Trong trường hợp bố mẹ bạn ly hôn thì tài sản được chia theo nguyên tắc quy định tại Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 như sau:

    "1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa  thuận; nếu không thỏa  thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.

    2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:

    a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

    b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

    c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề  nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

    d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

    3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa  thuận; nếu không thỏa  thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết".

    II. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn như sau:

    Sau khi ly hôn, bố mẹ bạn vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    bố mẹ bạn có thể thỏa  thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Như vậy, bạn đã là người thành niên nên không có quyền yêu cầu trợ cấp nuôi dưỡng từ bố hoặc mẹ, bạn có quyền được lựa chọn sống cùng bố hay mẹ, em bạn muốn được ở với mẹ thì phải có nguyện vọng để Toà án xem xét.

    III. Trường hợp nếu mẹ bạn đơn phương ly hôn, mẹ bạn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn, Toà án có trách nhiệm thụ lý và giải quyết vụ án. Đối với các chi phí, lệ phí để giải quyết đối với một vụ án dân sự ở cấp sơ thẩm là 200.000 đồng và tiền án phí đối phần với tài sản mà bố mẹ bạn yêu cầu Toà án chia.

    Trên đây là những tư vấn của tôi. Tuy nhiên, bạn nên làm trung gian hoà giải để hàn gắn lại tình cảm bố mẹ bán tránh có một gia đình đổ vỡ.

    Thân chào!

     

  • Xem thêm     

    10/01/2013, 02:45:37 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Như lần trước tôi đã tư vấn cho bạn rồi, ba bạn không cần phải có sự đồng ý hay chữ ký của các anh chị em bạn vì đây là quyền của ba bạn hay nói cách khác đây là quyền của người sử dụng đất được để lại cho người thừa kế theo Điều 106 Luật đất đai năm 2003.

    Chúc thành công!

  • Xem thêm     

    10/01/2013, 12:32:42 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Trong trường hợp xác định được bạn có hành vi gian dối, giấu diếm những người thừa kế khác để thực hiện việc khai nhận toàn bộ di sản thừa kế của ba bạn nhằm chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà đất sang tên bạn thì giao dịch chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà đất giữa chồng bạn và bạn không được pháp luật bảo vệ, em bạn có thể khởi kiện để yêu cầu chia lại di sản thừa kế phần nhà đất này.

    Ngược lại, việc khai nhận di sản thừa kế của ba bạn là hợp pháp để chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà đất sang tên bạn, đến nay bạn mới biết ba bạn có một người con khác tức là xuất hiện thêm người thừa kế mới thì em bạn có quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án chia di sản thừa kế và bạn chỉ phải thanh toán cho em bạn một khoản tiền tương ứng với phần thừa kế (nếu bạn và em bạn không có thoả thuận khác).

    Thân!

  • Xem thêm     

    08/01/2013, 03:06:04 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Nguyễn Đức Long - Đoàn luật sư Hà Nội tư vấn như sau:

    Trường hợp ba bạn chết không để lại di chúc, người em bạn có căn cứ là con của ba bạn thì người đó có quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án chia thừa kế di sản của ba bạn theo pháp luật.

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 687 Bộ luật dân sự năm 2005 về Phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới:

    "Trong trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác".

    Như vậy, di sản của ba bạn đã được bạn thực hiện thủ tục khai nhận di sản thửa kế, tức là đã được phân chia di sản, nay xuất hiện thêm người thừa kế mới là em bạn thì bạn có nghĩa vụ thanh toán cho em bạn một khoản tiền tương ứng với phần thừa kế, trừ trường hợp bạn và em bạn có thoả thuận khác.

    Thân!

  • Xem thêm     

    08/01/2013, 10:29:37 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần
    Lawyer

    Chào chị!

    Luật sư Nguyễn Đức Long - Đoàn luật sư thành phố Hà Nội tư vấn như sau:

    I. Trong trường hợp ly hôn, việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa  thuận, nếu không thoả thuận được thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi.

    Theo quy định tại Điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình về Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn như sau:

    "1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa  thuận; nếu không thỏa  thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.

    2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:

    a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

    b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

    c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề  nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

    d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

    3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa  thuận; nếu không thỏa  thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết".

    II. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Vì vậy, chồng chị tự ý bán nhà mà không được sự đồng ý của chị thì giao dịch liên quan đến việc mua bán nhà này không hợp pháp.

    III. Hiện nay chồng ch đang sống nước ngoài nên thẩm quyền của Tòa án giải quyết về ly hôn là Tòa án Nhân dân cấp tỉnh, nơi chồng ch có hộ khẩu thường trú trước khi xuất cảnh. Hồ sơ xin ly hôn gồm: Đơn xin ly hôn; Đăng ký kết hôn; Chứng minh Nhân dân, sổ hộ khẩu của ch (bản sao); Giấy khai sinh của các con (bản sao); Giấy tờ về tài sản. Nếu không tự thu thập được giấy tờ về chồng chị thì chị có thể yêu cầu Tòa án thu thập giúp giấy tờ chứng minh chồng chị đang ở nước ngoài. Trong đơn xin ly hôn chị phải cung cấp được địa chỉ cư trú hiện tại ở nước ngoài của chồng chị.

    Thân!

5 Trang <12345>