Tư Vấn Của Luật Sư: Công ty luật TNHH Vilob Nam Long - Ls.NguyenHuyLong

14 Trang «<891011121314>
  • Xem thêm     

    21/08/2014, 10:03:55 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo khoản 1, Điều 66, Nghị định 158/2005/NĐ-CP thì : ". Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người có yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người đó".

    Mặt khác, theo quy định tại Điều 12 Luật cư trú năm 2006 thì:

    “Điều 12. Nơi cư trú của công dân

    Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc tạm trú.

    Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.

    Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.

    Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.

    Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống”.

    Vậy bạn có thể xin giấy xác nhận độc thân tại nơi đăng ký thường trú.

    - Thành phần hồ sơ:

    + Tờ khai cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo mẫu.

    + Trong trường hợp người yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã có vợ, có chồng, nhưng đã ly hôn hoặc người kia đã chết, thì phải xuất trình trích lục bản án/quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về việc ly hôn hoặc bản sao giấy chứng tử.

    + Đối với những người đã qua nhiều nơi cư trú khác nhau (kể cả thời gian cư trú ở nước ngoài), thì phải nộp bản cam đoan về tình trạng hôn nhân của mình trong thời gian trước khi về cư trú tại địa phương và chịu trách nhiệm về việc cam đoan.

    + Trong trường hợp người yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, mà trước đó đã ly hôn trước cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, thì ngoài việc xuất trình bản án/quyết định ly hôn, bản thỏa thuận ly hôn hoặc những giấy tờ công nhận việc ly hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, còn phải xuất trình giấy xác nhận đã ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài.

    + Xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, sổ hộ khẩu của người yêu cầu xác nhận.

    Trân trọng!

     

  • Xem thêm     

    18/08/2014, 09:39:34 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn !

    Với vấn đề của bạn thì tôi xin được giải đáp như sau:

     Về việc thừa kế, theo quy định của pháp luật nếu không có di chúc thì việc thừa kế được chia theo pháp luật theo Điều 675 Bộ luật dân sự.

     Theo quy định tại các Điều 676 và Điều 677 thì các cháu của bạn cũng có quyền thừa kế, các cháu bạn có quyền thừa kế thế vị theo quy định của Điều 677 Bộ luật dân sự 2005.

    Việc chia di sản thừa kế tại Koản 2 Điều 676 những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần thừa kế như nhau, vì vậy bạn sẽ được 1/2 số tài sản thừa kế và 4 người cháu của anh bạn được hưởng thừa kế thế vị cũng được 1/ 2 của tổng số tài sản thừa kế.

    Trân trọng !

  • Xem thêm     

    14/08/2014, 05:22:39 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Với trường hợp bạn đưa ra, Luật Nam Long hiểu rằng bạn đang muốn biết liệu người chồng và cô gái có kia có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không đối với hành vi chung sống như vợ chồng với người khác như bạn đã nêu.

    Chúng tôi đưa ra một số ý kiến như sau:

    - Theo quy định tại Khoản 8 Điều 8 Luật Hôn nhân gia đình thì khi chưa có quyết định về việc giải quyết ly hôn giữa hai vợ chồng thì quan hệ hôn nhân vẫn tồn tại. Người đang có vợ/chồng mà quan hệ như vợ chồng với người khác là vi phạm chế độ một vợ, một chồng. Tuy nhiên để xác định hình thức xử lý đối với hành vi trên cần dựa vào các quy định khác của pháp luật.

    - Trước hết Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định như sau:

    1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

    c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

    ….

    Nếu đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm hoặc gây ra hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị xử lý hình sự theo qui định của Điều 147, Bộ luật Hình sự về tội “Vi phạm chế độ một vợ, một chồng” với mức án từ cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 3 năm tù, cụ thể như sau:

     “Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm”.

    Như vậy, tùy theo tính chất và mức độ hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, người chồng và người con gái kia có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự theo quy định của pháp luật. Trường hợp bị xử lý hình sự chỉ đặt ra nếu người chồng và người con gái kia đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm hoặc gây ra hậu quả nghiêm trọng theo quy định của pháp luật.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    14/08/2014, 04:29:47 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Công ty Luật Nam Long và Cộng sự xin được tư vấn như sau: 

    Điều 10, Luật Hôn nhân và Gia đình quy định: "Điều 10. Những trường hợp cấm kết hôn

    Việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau đây:

    1. Người đang có vợ hoặc có chồng;

    2. Người mất năng lực hành vi dân sự;

    3. Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

    4. Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

    5. Giữa những người cùng giới tính."

    Như vậy, trường hợp của bạn và người yêu bạn không bị cấm kết hôn. Hai bạn hoàn toàn có thể làm thủ tục đăng ký kết hôn bình thường. 

    Tuy nhiên, ngành công an có những quy định nội bộ ngành. Nếu vi phạm những quy định đó thì sẽ bị kỉ luật. Bạn nên hỏi trực tiếp người yêu bạn về vấn đề này. 

    Thân gửi!

  • Xem thêm     

    13/08/2014, 04:56:16 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo Nghị định số 06/2012/NĐ-CP thì “Người có yêu cầu đăng ký hộ tịch (trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký giám hộ, đăng ký việc nhận cha, mẹ, con) hoặc yêu cầu cấp các giấy tờ về hộ tịch mà không có điều kiện trực tiếp đến cơ quan đăng ký hộ tịch, thì có thể ủy quyền cho người khác làm thay. Việc ủy quyền phải bằng văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực hợp lệ.

    Nếu người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền, thì không cần phải có văn bản ủy quyền, nhưng phải có giấy tờ chứng minh về mối quan hệ nêu trên”.

    Như vậy, nếu bạn không có điều kiện  trực tiếp xin Giấy xác nhận độc thân thì bạn có thể ủy quyền cho người nhà của bạn làm thay, nhưng phải xuất trình các giấy tờ chứng minh quan hệ huyết thống. Bạn có thể nộp các giấy tờ, tài liệu trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính. Trường hợp nộp qua hệ thống bưu chính thì các giấy tờ có trong thành phần hồ sơ phải là bản sao có chứng thực; trường hợp nộp trực tiếp hồ sơ thì nộp bản sao các giấy tờ, kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    12/08/2014, 09:35:44 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn! 

    Tôi đưa ra một số ý kiến bổ sung với vấn đề của bạn như sau: 

    - Thứ nhất, Di chúc là sự thể hiện ý kiến cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Mọi cá nhân đã thành niên đều có quyền để lại di sản trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

    - Thứ hai:  di chúc được coi là hợp pháp  nếu đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự,

    Pháp luật không có yêu cầu bắt buộc di chúc phải được công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng; nội dung di chúc phải ghi rõ:  Ngày, tháng, năm lp di chúc; H, tên và nơi cư trú ca người lp di chúc; H, tên người, cơ quan, t chc được hưởng di sn hoc xác định rõ các điu kin để cá nhân, cơ quan, t chc được hưởng di sn; Di sn để li và nơi có di sn; Vic ch định người thc hin nghĩa v và ni dung ca nghĩa v;  Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Nội dung di chúc không được trái với các quy định của pháp luật.

    Theo thông tin bạn cung cấp, mẹ bạn để lại toàn bộ mảnh đất thuộc quyền sở hữu chung của bố mẹ bạn. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, mẹ bạn chỉ được quyền để lại di sản là ½ giá trị quyền sử dụng mảnh đất trên. Do vậy di chúc của mẹ bạn bị vô hiệu. Phần di sản sẽ được chia đều cho những người cùng hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của mẹ bạn (Điều 676 BLDS).

    - Thứ ba, Bố của bạn không được quyền làm lại giấy chứng nhận quyền sử dụng toàn bộ mảnh đất trên trừ khi các bên có thỏa thuận khác. Bố của bạn chỉ được quyền sử dụng mảnh đất đối với mảnh đất được hưởng sau khi chia di sản thừa kế.

    - Thứ tư, để tiến hành chia di sản, bạn có thể thực hiện các thủ tục thanh toán và phân chia di sản theo quy định tại chương XXV Bộ luật dân sự, sau đó tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật đối với quyền sử dụng đất là di sản do mẹ bạn để lại (những người thừa kế có thể công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế  tại bất kỳ các tổ chức công chứng trên địa bàn nơi có bất động sản); Nếu phát sinh tranh chấp, bạn có thể khởi kiện tại tòa án yêu cầu chia di sản trong thời hạn luật định.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    12/08/2014, 08:47:42 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    matuot2702 viết:

    Xin chào Luật sư, em có vấn đề cần hỏi mong luật sư tư vấn giúp em .

    Mẹ em mất có để lại mảnh đất đứng tên chung của ba và mẹ em, mẹ em có để lại di chúc để lại cho em 5 sào đất nhưng không có xác nhận của chính quyền địa phương, em có hỏi và được biết bản di chúc đó không có hiệu lực. Ba em đã có vợ mới và muốn bán mảnh đất đó nhưng vì em không đồng ý nên chỉ mới viết giấy tay cho người ta. Hiện tại dưới xã em đang đo lại đất và làm lại số đỏ, vậy cho em hỏi ba em có thể làm lại sổ đỏ và đứng tên 1 mình được không ? Và em có thể làm giấy tờ kê khai di sản thừa kế để lấy lại phần đất mẹ em cho được không ? 

    Em xin chân thành cảm ơn.

    Chào bạn!

    Công ty Luật Nam Long và Cộng sự xin tư vấn như sau:

    Khoản 2, Điều 98, Luật đất đai quy định:

    "Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện."

    Trong trường hợp trên, mẹ của bạn đã để lại di chúc. Nếu di chúc có hiệu lực thì bạn cũng sẽ được hưởng 1 phần quyền sử dụng đối với thửa đất.

    Nếu di chúc vô hiệu thì với tư cách là con - người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, bạn cũng sẽ được hưởng 1 phần quyền sử dụng đối với thửa đất.

    Theo quy định đã dẫn, ba của bạn không đứng tên trên thửa đất được. Trong trường hợp này, chưa làm thủ tục khai nhận di sản được vì bạn và ba bạn chưa thống nhất. Bạn cần trao đổi với ba của bạn. Nếu không được thì phản ánh với UBND xã về nội dung vụ việc.

    Thân gửi!

  • Xem thêm     

    11/08/2014, 11:02:10 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Câu hỏi của bạn Luật sư tư vấn như sau:

    Vợ bạn đã bỏ đi 2 năm nhưng vợ chồng bạn chưa làm thủ tục ly hôn thì về mặt pháp lý hôn nhân của các bạn vẫn tồn tại và vẫn được pháp luật thừa nhận. Do đó việc vợ bạn đã chung sống và có con với người khách là vi phạm chế định hôn nhân một vợ một chồng được quy định trong Luật hôn nhân gia đình. Và đương nhiên quan hệ của hai người họ là không hợp pháp, không được pháp luật thừa nhận.Trường hợp vợ bạn muốn chung sống với người khác hợp pháp thì phải làm thủ tục ly hôn với bạn và tiến hành đăng ký hết hôn với người đó.

    Về việc khai sinh cho em bé là con của vợ anh với người kia thì em bé đó được quyền khai sinh ( Uỷ ban nhân dân xã làm giấy khai sinh ) nhưng trong phần ghi tên cha của đứa bé có thể bị bỏ trống không ghi.

    Trân trọng!

    Người viết: NG

  • Xem thêm     

    11/08/2014, 09:50:00 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn !

     Với các thông tin của bạn thì tôi giải đáp như sau:

    Thứ nhất việc trợ cấp nuôi con ( cấp dưỡng ) theo quy định tại luật hôn nhân gia đình năm 2000 thì việc cấp dưỡng chỉ đặt ra đối với cha mẹ và con nếu bạn chưa đăng ký kết hôn hoặc chưa làm thủ tục nhận cha cho con thì bạn không phải là người có nghĩa vị cấp dưỡng theo quy  định tại Điều 50 của Luật hôn nhân gia đình

    Nếu bạn đã  làm thủ tục nhận cha cho con hoặc có giấy đăng ký kết hôn thì bạn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng theo Điều 50 và mức cấp dưỡng thì theo quy định tại Điều 53 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 như sau :"Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết."

    Trường hợp này bạn không có đủ khả năng đáp ứng được mức cấp dưỡng là 3 triệu đồng/ tháng thì những người bên nhà cô gái không thể ép buộc bạn đó là việc làm trái với quy định của pháp luật.

    Thứ hai, trường hợp những người kia có hành vi xâm phạm chỗ ở hợp pháp, đe dọa, đập phá đồ đạc  của gia đình bạn thì bạn có thể tố cáo những hành vi của người đó lên cơ quan công an gần nhất để cơ quan công an có thể can thiệp, bảo vệ gia đình bạn một cách hợp pháp.(x)

     Trân trọng

  • Xem thêm     

    04/08/2014, 05:21:14 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn !

    Thứ nhất, nếu anh trai kia vẫn đánh và uy hiếp cô gái thì anh có thể cùng cô gái đến cơ quan công an gần nhất nơi cô ấy và anh trai kia trình báo về hành vi vi phạm của anh trai kia, Nếu anh ấy gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của cô gái thì anh có thể tố cáo về hành vi cố ý gây thương tích theo Điều 104 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009

    Thứ hai, nếu muốn làm thủ tục nhận cha cho con thì bạn có thể cùng cô ấy ra cơ quan cấp xã nơi cô ấy đã đăng ký khai sinh cho bé hoặc cơ quan cấp xã nơi cô ấy đăng cư trú ( tạm trú, thường chú )

    thủ tục: giấy khai sinh, giấy chứng sinh của con

                  chứng minh nhân dân của 2 người

                 

  • Xem thêm     

    04/08/2014, 03:28:59 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn !

     Thứ nhất về việc cô gái kia và anh trai kia đã ly hôn đươc 4 năm thì hiện tại cô ấy và anh trai kia không tồn tịa một mối quan hệ nào rằng buộc cô ấy cả. Hiện tại theo quy định của pháp luật Việt Nam thì ngoài quan hệ vợ chồng phải đăng ký kết hôn thì mọi quan hệ khác không được pháp luật cho phép nền dù cô ấy có ký vào đơn gì của người kia đi nữa thì đây cũng là giấy tờ không hợp pháp và không được pháp luật công nhận.

    Thứ hai, về việc nếu bạn có mong muốn nhận con của mình thì phải được sự đồng ý của mẹ đứa trẻ, anh và cô ấy mang giấy đăng ý khai sinh của con, giấy chứng sinh lên cơ quan công an cấp xã nơi cô ấy cư trú để làm thủ tục nhận cha cho con và thay đổi giấy khai sinh cho con.

     Trân trọng !

  • Xem thêm     

    04/08/2014, 03:19:42 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn !

    Với vấn đề của bạn thì tôi giải đáp như sau:

    Về việc ly hôn, nếu là đơn phương ly hôn chỉ có chị có yêu cầu ly hôn thì chị phải nộp đơn tại Tòa án nhân dân huyện nơi anh cứ trú ( thường trú hoặc tạm trú ) theo điểm a Khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự "Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này". Như vậy theo quy định của pháp luật thì nếu hiện tại chồng chị đang cư trú ở Huyện Chơn Thành, Tỉnh Bình Phước thì chị nộp đơn đến tòa án huyện Chơn Thành tỉnh Bình Phước.

    Thủ tục cần thiết:

    đơn ly hôn ( theo mẫu nếu có yêu cầu của tòa )

    Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn

    Sổ hộ khẩu

    chứng minh thư của chị ( của anh nếu có )

    Giấy khai sinh của con

    Giấy tờ chứng minh giá trị  tài sản

    Trân trọng !

  • Xem thêm     

    23/07/2014, 11:00:27 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật Nam Long xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

    Căn cứ vào Điều 5, Nghị định  77/2001/NĐ-CP quy định:

    "Điều 5: Thẩm quyền và thủ tục đăng ký kết hôn

    1. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp xã), nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của một trong hai bên, thực hiện việc đăng ký kết hôn.

    Trong trường hợp cả hai bên không có hộ khẩu thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú có thời hạn theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ khẩu, thì ủy ban nhân dân cấp xã, nơi một trong hai bên đăng ký tạm trú có thời hạn, thực hiện việc đăng ký kết hôn.

    2. Khi đăng ký kết hôn, các bên chỉ cần làm theo Tờ đăng ký kết hôn và xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế.

    Trong Tờ khai đăng ký kết hôn, các bên ghi bổ sung ngày, tháng, năm xác lập quan hệ vợ chồng hoặc chung sống với nhau như vợ chồng trên thực tế. Trong trường hợp vợ chồng không cùng xác định được ngày, tháng xác lập quan hệ vợ chồng hoặc chung sống với nhau như vợ chồng trên thực tế, thì cách tính ngày, tháng như sau:

    Nếu xác định được tháng mà không xác định được ngày, thì lấy ngày 01 của tháng tiếp theo;

    Nếu xác định được năm mà không xác định được ngày, tháng, thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm tiếp theo."

     

    Như vậy, trường hợp của bạn sẽ giải quyết như sau:

    - Nếu bạn hoặc vợ bạn có đăng ký tạm trú tại địa phương nơi công tác thì có thể đăng ký kết hôn tại 1 trong 2 nơi đó. Trong trường hợp này khi đăng ký kết hôn, các bên chỉ cần làm theo Tờ đăng ký kết hôn và xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế và giấy tạm trú.

    - Nếu cả 2 không đăng ký tạm trú tại cơ quan địa phương nơi công tác thì phải đăng ký tại 1 trong 2 nơi mà 2 người đăng ký hộ khẩu thường trú. Trong trường hợp này khi đăng ký kết hôn, các bên chỉ cần làm theo Tờ đăng ký kết hôn và xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế.

     

    Mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ:

    Công ty Luật Nam Long &Cộng sự

    Địa chỉ : Số 115, ngõ 562, Đường Láng, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội.

    Điện thoại: 0462545658 - Fax: 0462755495

    Hotline: 091466 8685 & 0989888227.

    Email: luatnamlong@gmail.com

    Trân trọng!
  • Xem thêm     

    22/07/2014, 05:28:45 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật Nam Long xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

    Với trường hợp của chị bạn do  ngôi nhà đang ở đứng tên mẹ chồng (ngay cả khi chồng chị đã mất) Vì vậy, ngôi nhà đó không được tính là di sản thừa kế để chia cho vợ và con anh chồng!

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    22/07/2014, 02:23:50 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật Nam Long & Cộng sự trả lời câu hỏi của bạn như sau:

    Theo quy định tại Điều 635 BLDS: "Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết...". Do đó, người vợ cả của ông nội bạn đã mất từ năm 1937 không còn là người thừa kế theo páp luật di sản thừa kế của ông nội bạn vì đã qua đời trước ông nội bạn. 

    Như vậy, yêu cầu đòi chia di sản cho người vợ cả của ông nội bạn và đòi quản lý phần di sản đó sẽ không được pháp luật chấp nhận.

     

  • Xem thêm     

    18/07/2014, 05:32:41 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật Nam Long & Cộng sự xin được tư vấn câu hỏi của bạn như sau:

    Thứ nhất, theo quy định tại Khoản 1 Điều 675 BLDS năm 2005 thì thừa kế theo pháp luất sẽ được áp dụng trong các trường hợp:

    - Người để lại di sản thừa kế không có di chúc;

    - Di chúc không hợp pháp;

    - Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;

    - Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản

    Mảnh đất 1000 m2 mà cụ bàn của bạn mua năm 1960, sau khi cụ bà bạn mất, QSD mảnh đất đó do ông nội bạn thừa kế theo pháp luật, do ông nội bạn là người thừa kế duy nhất thuộc hàng thứ nhất theo quy định tại Điều 676 BLDS. Tuy nhiên, năm 2006, cả ông nội và bà nội bạn đều qua đời mà không để lại di chúc. Do đó, di sản thừa kế của ông nội bạn để lại cũng được chia theo pháp luật.

     Những người thừa kế di sản của ông nội bạn là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại điểm a, Khoản 1 Điều 676 BLDS: "Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết", và ,

    Khoản 3 "Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."

    Căn cứ quy định này,  những người thừa kế di sản của ông nội để lại chính là 4 người con của ông nội bạn.

    Do đó, khi có tranh chấp của những người cùng hàng thừa kế theo pháp luật đối với mảnh đất nêu trên, bố bạn hoàn toàn có quyền khởi kiện để chia di sản theo pháp luật

    - Thứ hai, theo  quy định tại điều 635 BLDS, "Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. ....". Vì bà vợ cả của ông nội bạn qua đời từ năm 1937, nên không phải là đối tượng hưởng di sản thừa kế của ông nội bạn.

    - Thứ ba, khi chia mảnh đất trên theo pháo luật, cả 4 người con của ông nội bạn sẽ được hưởng những phần di sản bằng nhau. "Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau" (Khoản 2 Điều 676 BLDS)

    Luật Nam Long & Cộng sự xin trận trọng kính chào!

  • Xem thêm     

    14/07/2014, 03:53:29 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn, Công ty luật Nam Long & Cộng sự tư vấn cho bạn như sau:

    Căn cứ Điều 649, 650 Bộ luật Dân sự quy định hình thức của di chúc như sau: Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

    Di chúc bằng văn bản bao gồm:

    - Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;

    - Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;

    - Di chúc bằng văn bản có công chứng;

    - Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

    Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự:

    Điều 652. Di chúc hợp pháp

    1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

    b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

    2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

    3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

    4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

    5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.

    Trường hợp này, bạn có thể lựa chọn phương án sau:

    1.  Lập di chúc bằng văn bản và có người làm chứng. Theo Điều 656 “Trong trường hợp người lập di chúc không thể tự mình viết bản di chúc thì có thể nhờ người khác viết, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

    Việc lập di chúc phải tuân theo quy định tại Điều 653 và Điều 654 của Bộ luật này”.

    2.  Lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng. Theo Điều 655 Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng

    Người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc.

    Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 653 của Bộ luật này.”

    3.  Lập di chúc bằng văn bản có công chứng. Trường hợp này bạn có thể lựa chọn bất kỳ một Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng, sau đó đưa vợ chồng cậu bạn đến và yêu cầu công chứng viên thực hiện lập di chúc. (Thực hiện theo cách thức này thì quyền lợi của vợ chồng cậu bạn sẽ được Công chứng viên giải thích kỹ nhất và đảm bảo tính pháp lý cao nhất)

    Mọi vấn đề thắc mắc xin liên hệ Công ty Luật Nam Long & Cộng sự. Thân ái !

  • Xem thêm     

    09/07/2014, 11:30:31 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
     
    Theo quy định tại Điều 85 và Điều 91 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn”.
     
    Nếu muốn ly hôn em bạn nộp đơn xin ly hôn tại Toà án Nhân dân quận, huyện nơi chồng em gái bạn cư trú.
     
    Hồ sơ gồm:
     
    - Đơn xin ly hôn.
     
    -  Bản sao Giấy CMND (Hộ chiếu); Hộ khẩu (có Sao y bản chính).
     
    - Bản chính giấy chứng nhận kết hôn (nếu có),
     
    -  Bản sao giấy khai sinh con (nếu có con).
     
    - Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản).
     
    Lưu ý đối với trường hợp của em gái bạn: Về quyền nuôi con, Điều 92 Luật HNGĐ quy định: Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.

     Trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần.

    Con của em gái bạn đã trên 3 tuổi nên nếu em gái bạn muốn giành được quyền nuôi con thì phải chứng minh được em gái bạn có các điều kiện trên tốt hơn điều kiện của chồng.

     
    Trân trọng!
  • Xem thêm     

    09/07/2014, 11:12:40 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Trường hợp này, theo tôi được biết thì sẽ không xét lý lịch người đã mất bạn nhé!

    Thân gửi!

  • Xem thêm     

    07/07/2014, 02:37:53 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật Nam Long xin được tư vấn như sau:

    Nếu trong hồ sơ thể hiện ông bạn là người Kinh thì không có gì phải lo lắng.

    Nếu trong hồ sơ vẫn thể hiện thì bạn nên nhờ "anh ấy" tìm hiểu cho chắc chắn.

    Thân gửi!

14 Trang «<891011121314>