Tư Vấn Của Luật Sư: Công ty luật TNHH Vilob Nam Long - Ls.NguyenHuyLong

14 Trang «<1011121314>
  • Xem thêm     

    09/06/2014, 10:18:52 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    arrytoan viết:

    Nhà tôi có 7 anh chị em, khi bố tôi mất đi người em trai út thứ 7(đã đi công nhân và có vợ con, có nhà riêng nhưng vẫn để hộ khẩu ở nhà cùng với bố tôi) và người em gái thứ 6 chưa lấy chồng đang cùng ở với bố tôi đưa di chúc của bố tôi cho 7 anh em xem và công bố đất và nhà là của riêng hai anh em theo di chúc để lại. Theo di chúc bố tôi để lại căn nhà và mảnh đất cho người em trai út thứ 7 và người em gái thứ 6 nhưng không ra công chứng và không người làm chứng và căn nhà đó là nơi thờ cúng các cụ tổ tiên của dòng họ khi bố tôi còn sống vẫn thờ cúng, bìa đỏ đứng tên bố tôi, đất của các cụ để lại đã thờ cúng được 4 đời. Xin hỏi di chúc đó có hiệu lực không? 7 anh em (các anh chị đã ở riêng, anh trai cả nhận trách nhiệm tổ chức và duy trì việc thờ cúng họ tộc trên mảnh đất đó) có quyền lợi gì trong căn nhà và mảnh đất đó không? Họ tộc có quyền thờ cúng ở mảnh đất đó không? Hai em tôi trai và gái không cho họ tộc thờ cúng ở đó (từ ông bà trở lên đến cụ tổ của dòng họ) đúng hay sai?

    Bạn có thể tham khảo các quy định sau đây:

    "Điều 652. Di chúc hợp pháp

    1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

    b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

    2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

    3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

    4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

    5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.

    Điều 653. Nội dung của di chúc bằng văn bản

    1. Di chúc phải ghi rõ:

    a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;

    b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

    c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

    d) Di sản để lại và nơi có di sản;

    đ) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.

    2. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

    Điều 654. Người làm chứng cho việc lập di chúc

    Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

    1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;

    2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;

    3. Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự.

    Điều 655. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng

    Người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc.

    Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 653 của Bộ luật này."

    Không nhất thiết phải có người làm chứng hay công chứng đâu bạn.

    Bây giờ 2 người đó được hưởng thừa kế thì họ không cho thờ cúng nữa cũng không vi phạm quy định của pháp luật.

    Thân gửi!

     

  • Xem thêm     

    09/06/2014, 08:46:22 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
     
    Trường hợp của bạn trên thực tế cũng có rất nhiều bạn có thể làm đơn yêu cầu gửi đến UBND phường để nhờ giải quyết. Khi có đơn yêu cầu CA phường sẽ mời cả hai bên hòa giải, nếu không được thì chỉ huy công an phường chỉ đạo cho cảnh sát khu vực đến nhà vận động để chổng bạn cho mượn hộ khẩu và đồng ý để bạn thực hiện tách khẩu.
    Trường hợp không đồng ý thì bạn có thể đăng ký thường trú tại nơi cư trú mới, khi đó không cần sự đồng ý của gia đình chồng, bạn vẫn thực hiện được thủ tục này. Trong trường hợp này, bạn cần phải có chỗ ở hợp pháp mới. Về trình tự thủ tục đăng ký thường trú bạn có thể tham khảo điều 21 Luật Cư trú, như sau: 
     
    Điều 21. Thủ tục đăng ký thường trú 
     
    1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây:
     
    a) Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;
     
    b) Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
     
    2. Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:
     
    a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;
     
    b) Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này;
     
    c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.
     
    3. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 
    Trân trọng!
  • Xem thêm     

    07/06/2014, 09:34:04 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    chitinbl viết:

    trong thời gian sống chung với chồng, tôi có tiết kiệm được một khoảng tiền riêng. Và đem cho vay riêng để tăng thêm thu nhập (chồng tôi không biết điều này, giấy nhận tiền nợ thì chỉ ghi mình tên tôi là chủ nợ). Bây giờ tôi tính ly hôn với chồng, thì khoản tôi cho vay riêng đó có phải là tài sản chung của vợ chồng không? tôi không kê vào danh mục tài sản trong đơn xin ly hôn có được không? Và quyền lợi đòi nợ của tôi có được đảm bảo không?

    Xin luật sư tư vấn dùm, tôi cảm ơn!

     

    Chào bạn!

    Điều 27, Luật Hôn nhân và Gia đình quy định:

    "

    Điều 27. Tài sản chung của vợ chồng

    1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

    Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận.

    Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.

    2. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng.

    3. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung."

    Như vậy đó là tài sản chung.

    Tuy nhiên, nếu chồng bạn không biết thì bạn cũng có thể không kê khai.

    Thân gửi!

  • Xem thêm     

    06/06/2014, 09:10:01 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    1. " Bà vợ 2" của ba bạn được quyền đòi chia tài sản  nếu trong số những tài sản đó bà này  có đứng tên chủ sở hữu hoặc  có phần đóng góp trong tài sản. Và việc muốn được chia tài sản thuộc sở hữu chung theo phần này thì "bà vợ 2" phải chứng minh được phần đóng góp của mình hoặc tài sản đó có đứng tên của bà ấy.

    2. Vì ba bạn và mẹ bạn đã đăng ký kết hôn nên giữa ba mẹ bạn mới là quan hệ hôn nhân. "Bà vợ 2" kia và ba bạn không được xem là quan hệ hôn nhân thực tế. 

    3. Ba bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu chia tài sản thuộc sở hữu chung theo phần với bà kia nếu ba bạn và bà ấy cùng đứng tên chủ sở hữu, hoặc ba bạn cần chứng minh phần đóng góp của mình đối với tài sản đó.

    Trường hợp bà này không đồng ý chia tài sản, hai bên không thỏa thuận được thì ba bạn có quyền khởi kiện ra tòa để đòi lại số tài sản thuộc sở hữu của mình.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    06/06/2014, 09:05:54 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Như thế thì khá là phức tạp bạn ạ.

    Vì như vậy thì việc xác định khối tài sản chung giữa hai ông bà từ trước năm 1982, và tài sản được tạo lập sau 1982 sẽ phức tạp. Tôi chỉ có thể nêu chung thế này (nếu có đầy đủ thông tin thì sẽ chi tiết hơn).

    Xét khối tài sản khi ông Cửu chết, Vợ ông hưởng 1 nửa, 1 nửa là di sản chia đều cho vợ và các con (bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi của ông nếu còn sống, con nuôi nếu có)

    Sau khi vợ ông Cửu mất, toàn bộ tài sản của bà (bao gồm cả phần được hưởng từ di sản của ông) được chia đều cho các con (bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi của bà nếu còn sống, con nuôi nếu có). Vẫn xét thừa kế thế vị trong trường hợp này.

    Thân gửi!

  • Xem thêm     

    05/06/2014, 03:38:20 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    jfslam2 viết:

    Chồng tôi mất đột ngột , không để lại di chúc. Chồng tôi có hai con gái của người vợ trước , nay đã lấy chồng. tôi là vợ thứ hai. chồng tôi và tôi có một người con trai. Nay chồng tôi mất đột ngột, không để lại di chúc. Xin hỏi luật sư về viêc phân chia tài sản sẽ như thế nào?

    Tài sản gồm có: Hai mảnh đất, một số tiền khoảng hơn 500 triệu, một oto 750tr, 1 căn nhà

    Chào bạn!

    Di sản của chồng bạn sẽ được chia đều cho 2 người con trước, con chung của bạn và chồng bạn, bạn (4 người) nếu bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi (nếu có) của chồng bạn còn sống thì tính cả những người đó. Nếu có con riêng thì cũng tính vào.

    Cần phải xác định tài sản bạn đã nêu là tài sản chung hay tài sản riêng của chồng bạn. Nếu là tài sản chung thì di sản của chồng bạn chỉ là 1 nửa số đó. Nếu là tài sản riêng của chồng bạn thì di sản là toàn bộ tài sản đó. 

    Thân gửi!

  • Xem thêm     

    04/06/2014, 03:22:55 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo tư vấn trên của tôi thì bạn có thể thỏa thuận với vợ bạn về việc khai quê quán của con trong giấy khai sinh  theo quê quán của vợ bạn là ở Hà Nam. Vậy nên khi nhập khẩu cho con bạn bạn ghi quê quán theo giấy khai sinh là được.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    04/06/2014, 02:49:41 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Tranthuy7884 viết:

    Tôi kết hôn năm 2005,đến nay được hai cháu gái một cháu 5tuổi,một cháu 7tuổi. Chúng tôi có hộ khẩu ở quận Thanh Xuân nhưng hai vợ chồng lại cư trú ở quận Đống Đa đến nay được 6 năm. Do mâu thuẫn vợ chồng ngày càng gay gắt cảm thấy không thể hòa giải được,tôi muốn gửi đơn ly hôn đơn phương nhờ tòa án giải quyết.Vậy tôi sẽ phải nộp đơn ở quận nào ạ?Tôi xin hỏi thêm chồng tôi là người đi làm từ 5h sáng đến 11h đêm mới về, và là người không giỏi chăm sóc gia đình.Còn tôi ở nhà bán hàng và trực tiếp chăm sóc các cháu,dạy bảo cháu học hành. Vậy xin hỏi để được nuôi con tôi cần chứng minh điều gì?

    Khoản 1, Điều 35, BLTTDS quy định: "

    Điều 35. Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ

    1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định như sau:

    a) Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

    b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

    c) Toà án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản."

    Như vậy, bạn nộpđơn ở nơi chồng bạn cư trú. Nơi cư trú là nơi thường trú hoặc tạm trú. Hiện nay nếu chồng bạn đăng ký tạm trú thì nộp đơn tại tòa nơi đó. Nếu chỉ đăng ký thường trú thì nộp đơn tại nơi đăng ký thường trú (nơi đăng ký cuối cùng).

    Để chứng minh khả năng nuôi con thì bạn có thể chứng minh về tài chính, về đạo đức, thời gian, nơi ở, môi trường sống.

  • Xem thêm     

    03/06/2014, 02:39:06 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Trước hết, xin khẳng định rằng nếu không có di chúc thì vợ của người con trai sẽ không được hưởng di sản. Đối với các cháu, sẽ được thừa kế thế vị đối với phần di sản bà Cửu để lại theo Điều 677, BLDS: "Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống."

    Còn liệu các cháu có được hưởng phần di sản do ông để lại hay không thì còn tùy thuộc vào thời điểm mất của người ông.

    Thân gửi!

  • Xem thêm     

    02/06/2014, 09:11:07 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

     

    soccon456 viết:

     

    Xin chào Luật sư và các anh chị! 

    Tôi có một vấn đề xin được luật sư và các anh chị giải quyết hộ.

    Ông bà ngoại tôi có 8 người con. Ông tôi mất năm 2005, trước lúc mất ông và bà ngoại sống chung với bác trai đầu. Lúc đó đất đai vẫn đứng tên ông tôi. 6 người con đã có gia đình và đã có đất đai riêng (do ông bà cho), chỉ còn lại cậu út chưa lập gia đình. Lúc Ông mất,  bà ngoại ra sống với cậu út, và bà muốn lấy đất đã làm chung với bác trai để chia cho cậu út. Tuy nhiên, bác trai không đồng ý, còn tự ý cho người anh em bên vợ một miếng đất. Hiện nay bà ngoại tôi đã liên hệ chính quyền xã để giải quyết, nhưng xã lại để cho các bên tự thỏa thuận. Mặc dù giá trị đất ở nông thông không nhiều nhưng chính những việc làm vô lý của bác cả đã khiến cho gia đình tôi có nhiều mâu thuẫn. Tôi biết đến những quy định của pháp luật về thừa kế, nhưng phong tục ở địa phương, không phải lúc nào cũng có thể đưa nhau ra tòa để giải quyết và còn có việc liên kết với chính quyền địa phương, do vậy những kiến thức quy định trong luật mặc dù là rất rõ ràng nhưng không phải lúc nào cũng thực hiện được- và người nông dân dù biết thì liệu có đủ sức để đi kiện cáo???. Vậy gia đình tôi phải làm gì trong trường hợp này, mong luật sư và các anh chị góp ý giải quyết.

    Xin chân thành cảm ơn!

     

     

    Chào bạn!

    Trường hợp bạn đã nêu quả thực là rất phổ biến trong thực tế, không chỉ ở nông thôn và thành thị:

    Về cách giải quyết, tôi xin được tư vấn các cách sau đây:

    - Thứ nhất, hòa giải trực tiếp giữa hai anh em, có mẹ phân giải (cách này đã sử dụng nhưng vẫn có thể tiếp tục sử dụng để thực hiên). Có thể sẽ nhượng bộ một phần đối với người anh.

    - Thứ hai, hòa giải gia đình - mời tất cả những người con đến để thống nhất cách giải quyết.

    - Thứ ba, hòa giải gia tộc - mời các bậc cao niên, người có uy tín trong họ tộc đến phân giải.

    - Thứ tư, hòa giải tại cơ sở.

    - Thứ năm, giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền (tòa án nhân dân huyện).

    Ngoài ra cũng xin nêu thêm, ngôi nhà trên nhiều khả năng (chúng tôi không được cung cấp đầy đủ thông tin) là tài sản chung của ông và bà. Do vậy, khi ông mất đi, một nửa là di sản của ông và được chia đều cho bà và 8 người con. Do đó, bà sẽ được hưởng 10/18 tài sản và sẽ được quyền quyết định đối với phần tài sản đó.

    Thân gửi!

  • Xem thêm     

    31/05/2014, 11:15:42 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Trường hợp này nếu em gái bạn có chứng cứ hay người làm chứng chứng minh em bạn và người chồng giao cấu lần đầu vào thời điểm em bạn chưa đủ 16 tuổi thì có thể đến công an phường trình báo.

    Cơ quan công an sẽ điều tra và xác minh nếu đúng như em bạn trình bày thì người chồng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giao cấu với trẻ em.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    31/05/2014, 10:27:57 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

     

    hungbko viết:

     

    Thưa Luật sư.

    Quê quán của tôi theo giấy khai sinh và hộ khẩu tại Thanh Hóa. Hiện nay tôi đang sống  và có khẩu ở tại Hà Nội.

    Tôi lấy vợ quê quán ở Hà Nam, vợ tôi vẫn mang khẩu ở Hà Nam

    Vậy, con tôi sau này tôi muốn khai quê quán ở Hà Nội có được không.

    Xin cảm ơn luật sư.

     

     

    Chào bạn!

    Tại điểm e mục 1 phần II Thông tư 01/2008/TT-BTP ngày 02 tháng 6 năm 2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định về cách ghi quê quán trong Giấy khai sinh như sau: Khi đăng ký khai sinh, họ và quê quán của con được xác định theo họ và quê quán của người cha hoặc họ và quê quán của người mẹ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha, mẹ.

    Vì vậy, bạn vẫn ghi tên con theo quê quán của bạn hoặc vợ bạn!

    Thân gửi!

    Thân gửi!

  • Xem thêm     

    29/05/2014, 02:09:25 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Trường hợp này, em gái bạn mới đủ 17 tuổi nên theo quy định của luật hôn nhân và gia đình thì chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn. Bởi vậy pháp luật không công nhận quan hệ hôn nhận này, nên vấn đề này gia đình bạn chỉ có thể giải quyết bằng tình cảm để không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của em gái bạn cũng như đứa trẻ.

    Vì em bạn đã 17 tuổi và cũng tự nguyện nên trường hợp này gia đình bạn không thể kiện họ được bạn nhé.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    29/05/2014, 10:50:11 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Về nguyên tắc, khi nộp đơn yêu cầu ly hôn tại Tòa án, bạn có nghĩa vụ cung cấp giấy tờ chứng minh về tình trạng hôn nhân, giấy khai sinh của các con … (Điều 79 Bộ luật Tố tụng dân sự). Vì thế, để hoàn thiện hồ sơ khởi kiện yêu cầu ly hôn trước hết: bạn có thể liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi bạn đăng ký kết hôn trước đây để xin cấp bản sao. Và liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi đăng ký khai sinh cho con trước đây để xin cấp bản sao giấy khai sinh của con. Khi liên hệ với các cơ quan chức năng để làm các giấy tờ nói trên, bạn có thể nói rõ về chuyện cố tình gây khó của chồng bạn cho các cơ quan chức năng biết để các cơ quan này tạo điều kiện giúp đỡ. 
     
    - Trường hợp các cơ quan trên không giúp đỡ bạn vẫn có thể nộp đơn ly hôn và tường trình về hoàn cảnh thực tế của mình không thể có các giấy tờ trên trước Tòa án và yêu cầu Tòa án tiến hành thu thập các giấy tờ đó (Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự)
     
    - Đơn yêu cầu ly hôn được nộp ở Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng bạn (hoặc cả 2 vợ chồng) đang cư trú (Điều 27, 33 Bộ luật Tố tụng dân sự).
     
    Trân trọng!
  • Xem thêm     

    27/05/2014, 11:16:31 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn Cherrymiu!

    Theo tôi được biết thì việc xét lý lịch để kết hôn với người trong ngành công an sẽ không xét những người đã mất vì thế nếu 2 bạn đủ điều kiện kết hôn theo luật hôn nhân gia đình thì 2 bạn hoàn toàn có thể đăng ký kết hôn. 

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    20/05/2014, 09:33:41 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định số 185/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch thì về thủ tục khai sinh thì:
     
    “ 3. Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong sổ đăng ký khai sinh  và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì Ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.
    Trường hợp bạn muốn nhận con và làm giấy khái sinh cho con thì bạn đến UBND cấp xã nơi cư trú để làm thủ tục nhận con, kết hợp với việc đăng ký khai sinh cho trẻ theo quy định tại khoản a điểm 4 mục 2 Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 2/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
    Thủ tục đăng ký việc nhận con
    Theo quy định tại Điều 34 Nghị định này thì thủ tục đăng ký việc nhận con như sau: Người nhận con phải nộp Tờ khai theo mẫu quy định. Trong trường hợp cha nhận con chưa thành niên, thì phải có sự đồng ý của người hiện đang là mẹ, trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
     
    Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc nhận con là đúng sự thật và không có tranh chấp, thì UBND cấp xã đăng ký việc nhận con. Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.
     
    Khi đăng ký việc nhận con, các bên cha, mẹ, con phải có mặt. Cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký việc nhận con và Quyết định công nhận việc nhận con. Chủ tịch UBND cấp xã ký và cấp cho mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc nhận con. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của các bên.
    Thân ái!
  • Xem thêm     

    16/05/2014, 02:34:18 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn về vấn đề con chung thì thành viên Cuonglawyer đã trả lời bạn rồi.

    Tôi chỉ xin trao đổi với bạn về vấn đề nhập hộ khẩu cho con mới sinh của bạn như sau: " Điều 13 Luật Cư trú năm 2006 quy định về nơi cư trú của người chưa thành niên như sau:

    “1. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.
     
    2. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định”
     
    Như vậy mẹ đứa trẻ hoàn toàn có thể nhập hộ khẩu cho đứa trẻ vào hộ khẩu của gia đình bạn ấy sau khi đứa trẻ đã được đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân.
    Thân ái!
  • Xem thêm     

    16/05/2014, 11:41:06 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

     

    hoangyen8880 viết:
    Các ls cho em hỏi em và bạn gái em sống với nhau vì không được Gd cho phép lên không làm được giấy đkkh bây giờ bạn gái em đang có bầu. Điều em muốn hỏi ở đây là khi sanh đứa bé ra nếu bọn em chia tay em có quyền được nuôi đứa bé hay không. Nếu bọn em làm được đăng ký nhưng bạn em lại muốn khai sinh cho con vào hộ khẩu nhà mình có được không ? CÁC LS CHO E HỎI 2 ĐIỀU TRÊN em xin chân thành cảm ơn

     

    Chào bạn!

    Luật sư Nguyễn Huy Long xin được tư vấn như sau:

    Theo quy định tại điểm c Mục 3 Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 ngày 9/6/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình thì, kể từ ngày 1/1/2001 trở đi, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì Tòa án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 để giải quyết như sau:

    - Quyền lợi của con được giải quyết như trường hợp cha mẹ ly hôn.

    - Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản chung được chia theo thoả thuận của các bên; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con.

    Như vậy, trường hợp này sẽ giải quyết về quyền nuôi con như trong trường hợp ly hôn. Điều 92, Luật Hôn nhân và Gia đình quy định: “Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác”

    Như vậy, nếu mẹ đứa trẻ muốn nuôi con thì trước hết, bạn sẽ có rất ít khả năng được nuôi con.

    Còn với câu hỏi thứ hai thì chúng tôi khẳng định là được bạn ạ!

    Thân gửi!

    Công ty Luật Minh Long và Cộng sự 

  • Xem thêm     

    12/05/2014, 05:11:07 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn !

    Về Nơi nộp đơn khởi kiện các luật sư đã tư vấn rất chi tiết cho bạn rồi, tôi xin bổ sung về hình thức đơn như sau:
    Hiện nay, căn cứ vào yêu cầu xin ly hôn thì đơn xin ly hôn được chia là hai loại là đơn xin ly hôn và đơn yêu cầu công nhận viêc thuận tình ly hôn, trong đó: đơn xin ly hôn được sử dụng trong trường hợp khi một bên vợ hoặc chồng xin ly hôn; đơn xin công nhận thuận tình ly hôn được sử dụng trong trường hợp cả vợ và chồng cùng yêu cầu ly hôn và đã có thỏa thuận về việc chia tài sản và việc nuôi dưỡng con chung.
     
    Nội dung cần có trong hai loại đơn này được quy định cụ thể tại Điều 164 (đối với đơn xin ly hôn) và Điều 312 (đối với đơn yêu cầu công nhận viêc thuận tình ly hôn) của Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, cụ thể như sau:
     
    “Điều 164 quy định về Hình thức, nội dung đơn khởi kiện:
     
    1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện phải làm đơn khởi kiện.
     
    2. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:
     
    a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
     
    b) Tên Toà án nhận đơn khởi kiện;
     
    c) Tên, địa chỉ của người khởi kiện;
     
    d) Tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích được bảo vệ, nếu có;
     
    đ) Tên, địa chỉ của người bị kiện;
     
    e) Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu có;
     
    g) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
     
    h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có;
     
    i) Tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp;
     
    k) Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án;
     
    l) Người khởi kiện là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; nếu cơ quan, tổ chức khởi kiện thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn”
     
    Điều 312 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 quy định về  đơn yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự:
     
    “1. Người yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự phải gửi đơn đến Toà án có thẩm quyền quy định tại mục 2 Chương III của Bộ luật này.
     
    2. Đơn yêu cầu phải có các nội dung chính sau đây:
     
    a) Ngày, tháng, năm viết đơn;
     
    b) Tên Toà án có thẩm quyền giải quyết đơn;
     
    c) Tên, địa chỉ của người yêu cầu;
     
    d) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự đó;
     
    đ) Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết đơn yêu cầu, nếu có;
     
    e) Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu;
     
    g) Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn”
     
    Để cụ thể hóa quy định này, Tòa án nhân dân tối cao có ban hành mẫu đơn khởi kiện, kèm theo Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 hướng dẫn thi hành các quy định trong phần thứ hai “thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng dân sự. Mẫu đơn này hiện nay được niêm yết ở tất cả các Tòa án.
     
    Như vậy, trong cả hai trường hợp, người làm đơn có thể lựa chọn hình thức đơn viết tay hoặc theo mẫu mà Tòa án đã quy định sẵn miễn là đảm bảo các nội dung mà pháp luật đã quy định.
    Thân ái!
  • Xem thêm     

    15/04/2014, 09:52:42 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Cường đã tư vấn cho bạn khá rõ ràng, chúng tôi xin bổ sung như sau:

    Các chứng cứ để chứng minh cháu bé sống với bạn sẽ có điều kiện phát triển tốt hơn bao gồm:

    - Thu nhập 

    - Nơi ở

    - Đạo đức

    - Các yếu tố khác mà bạn cho rằng có thể là nội dung cần thiết (chúng tôi sẽ thẩm định trước giúp bạn)

    Thân gửi!

     

14 Trang «<1011121314>