Tư Vấn Của Luật Sư: Công ty luật TNHH Vilob Nam Long - Ls.NguyenHuyLong

14 Trang «<11121314>
  • Xem thêm     

    14/04/2014, 04:49:01 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    nguyenhoangphuchp2013 viết:
    Từ năm 2009 bố e có sống chung với 1 người phụ nữ khác và có thêm mộtngười con trai , trong khi đó bố mẹ e chưa lly hôn . Vậy người phụ nữ kia có bị xử phạt hay không nếu có thì mức pphạt ntn .? Còn người con riêng của bố e có được quyền chia tài sân hay đất dai không ( bố e muốn chia 1/2 đất cho con riêng đó )

    Chào bạn!

    Theo Điều 48, Nghị định số 110/ 2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã  thì các hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng, vi phạm quy định về ly hôn sẽ có các mức phạt:
    1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
     
    a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
     
    b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
     
    c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;......
     
    Hành vi “chung sống như vợ chồng” có thể hiểu  Là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó...
    Như vậy, người phụ nữ kia có thể bị xửu phạt vi phạm hành chính về hành vi: "Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ" với mức phạt là từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
    Thân ái!
  • Xem thêm     

    14/04/2014, 10:23:43 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn! 

    Bạn chưa cung cấp đủ thông tin nên chúng tôi xin tư vấn như sau:

    - Thứ nhất, cần xác định tài sản thuộc quyền sở hữu của ai, bạn có thể cung cấp thêm thông tin về ngôi nhà. 

    - Thứ hai, cần xác định cha mẹ ruột, cha mẹ nuôi (nếu có) của bố bạn còn sống hay không

    - Thứ ba, bố bạn có con riêng hay con nuôi nào khác không. 

    Bạn có thể gửi những thông tin trên cho chúng tôi để nhận được sự tư vấn tực tiếp!

    Thân gửi!

  • Xem thêm     

    14/04/2014, 10:18:15 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn! 

    Đây là vấn đề nội bộ ngành, khá nhạy cảm, chúng tôi không đi sâu. Theo chúng tôi được biết là xác minh đến 3 đời. Tuy nhiên, bạn cần liên hệ với phòng tổ chức cán bộ để nắm rõ hơn. 

    Thân gửi!

  • Xem thêm     

    14/04/2014, 10:05:18 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Bố bạn và người phụ nữ kia có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm b và c, khoản 1, điều 48, Nghị định 110/2013/NĐ-CP. Nếu hiện tại bố bạn ly hôn với mẹ bạn thì có thể trao tài sản cho người em cùng cha khác mẹ của bạn. Nếu đến khi bố bạn mất đi mà không để lại di chúc thì hai anh em bạn được như nhau (bạn không nên phân biệt vì hiện nay khai sinh không cần đăng ký kết hôn, đó vẫn là con của bố bạn, pháp luật bình đẳng bạn ạ). 

    Thân gửi!

  • Xem thêm     

    11/04/2014, 08:54:13 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư trên đã có những tư vấn khá cụ thể, Ls. Nguyễn Huy Long xin được bổ sung như sau:

    Nếu bản di chúc sau không bị vô hiệu thì sẽ là cơ sở để chia thừa kế nhưng nếu bản di chúc sau không đáp ứng các quy định của pháp luật thì sẽ sử dụng bản di chúc trước đó (nếu có hiệu lực). Ngoài ra, trong hai bản di chúc đề cập đến các tài sản khác nhau thì có thể sử dụng cả hai bản di chúc. 

    Để được tư vấn trực tiếp, bạn có thể liên hệ:

    Công ty Luật Minh Long và Cộng sự. 

    Thân gửi!

  • Xem thêm     

    11/04/2014, 08:50:02 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Đây là vấn đề nội bộ của Đảng, bạn cần trực tiếp nêu thắc mắc của mình tới văn phòng đảng ủy.

    Thân gửi!

  • Xem thêm     

    11/04/2014, 08:44:36 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Các luật sư đã tư vấn khá cụ thể cho bạn, Luật sư Nguyễn Huy Long xin được bổ sung như sau:

    Thứ nhất, phải xem xét nhà đất thuộc quyền sử dụng của ai, nếu mảnh đất không thuộc quyền sử dụng của bố chồng bạn thì di chúc nêu trên là không có căn cứ. Nếu như nhà đất thuộc quyền sử dụng chung của bố mẹ chồng bạn thì phải tính đến quyết định của mẹ chồng bạn. Các trường hợp dưới sẽ xem xét trường hợp đất thuộc quyền sử dụng của riêng bố chồng bạn.

    Thứ hai, nếu di chúc trên tuân thủ các quy định của pháp luật thì bạn và các con sẽ không được hưởng phần di sản. Nhưng gia đình bạn sẽ không bắt buộc phải rời nhà ngay mà có thể có thời gian để tìm nơi ở mới. 

    Thứ ba, nếu di chúc không tuân thủ các quy định của pháp luật và bị tuyên vô hiệu thì sẽ được chia theo pháp luật. Nếu bạn có con chung với chồng thì những người con đó sẽ được thụ hưởng thay cho chồng bạn. 

    Bạn cần cung cấp thông tin cụ thể để nhận được những thông tin chính xác nhất từ chúng tôi. 

    Trân trọng!

    Để được tư vấn trực tiếp, bạn có thể liên hệ:

    Công ty Luật Minh Long và Cộng sự. 

  • Xem thêm     

    04/04/2014, 08:58:23 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Trước hết chúng tôi rất thông cảm vì những khó khăn của bạn. 

    Nếu theo đúng những thông tin bạn cung cấp, bạn cần phải khởi kiện để đảm bảo quyền lợi của mình. Tuy nhiên, để lựa chọn phương án khởi kiện hoặc cách giải quyết khác (nếu có thể) phù hợp, bạn cần sự hỗ trợ của luật sư. Muốn thực hiện điều đó, bạn có thể cung cấp thêm những tài liệu, hồ sơ và trình bày chi tiết hơn về vụ việc. 

    Thân gửi!

    Để được tư vấn trực tiếp, bạn có thể liên hệ:

    Công ty Luật Minh Long & Cộng sự
     

     

     

  • Xem thêm     

    04/04/2014, 08:48:31 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Về thắc mắc của bạn, Ls. HoNguyenTruong70 đã tư vấn nhưng đã có nhầm lẫn, hiện nay pháp luật có quy định về vấn đề này như sau:

    Tại khoản 1, Điều 9 Nghị định số 12/2003/NĐ-CP (bạn có thể tìm đọc) có quy định: "Tinh trùng của người cho chỉ được sử dụng cho một người. Người nhận tinh trùng phải là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do người chồng, phụ nữ sống độc thân có nhu cầu sinh con đã được cơ sở y tế xác định có noãn bảo đảm chất lượng để thụ thai".

    Vì vậy, trong trường hợp của chị của bạn, bắt buộc phải ly hôn. Ngoài ra, nếu có thể thuyết phục người chồng hợp tác thì sẽ thực hiện theo thủ tục đối với cặp vợ chồng vô sinh (là cặp vợ chồng sống gần nhau liên tục, không áp dụng biện pháp tránh thai nào mà không có thai sau 01 năm). Tuy nhiên, khi đó thì hai người sẽ không thể ly hôn trong khoảng thời gian chị bạn mang thai và nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Ngoài ra, tôi xin tư vấn thêm một điểm (có thể cũng không cần thiết lắm) rằng chỉ có thể thực hiện biện pháp này cho đến khi chị bạn 45 tuổi.

    Bạn nên tư vấn kỹ cho chị mình để thực hiện sao cho phù hợp nhất.

    Thân gửi!

  • Xem thêm     

    17/02/2014, 09:12:56 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật Minh Long xin tư vấn như sau:

    Việc chia di sản của bố chồng và mẹ chồng của bạn sẽ tiến hành riêng rẽ: Theo đó: Bạn hãy tính tổng số người thuộc diện có mối quan hệ như sau với bố chồng, mẹ chồng bạn: Vợ (chồng), con đẻ, con nuôi, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi. Lấy khối di sản chia cho số người. Hai con của bạn sẽ cùng được hưởng 1 phần.

    Tuy nhiên, đối với di sản của chồng bạn để lại, sẽ có đôi chút phức tạp, Luật Minh Long muốn thu thập thêm thông tin về vấn đề này để tư vấn cho bạn chính xác hơn.

     

  • Xem thêm     

    12/02/2014, 09:33:08 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật Minh Long xin tư vấn cho bạn như sau:

    Trước hết cần phải xác định ngôi nhà thuộc tài sản chung của hai vợ chồng chị bạn hay là tài sản riêng của mỗi người. Nếu là tài sản riêng của anh rể bạn thì khi trường hợp xấu xảy ra, còn tùy thuộc vào nội dung cụ thể của giấy thỏa thuận, bạn có thể cung cấp.

    Nếu căn nhà là tài sản riêng của chị bạn thì anh rể bạn không có quyền quyết định. Nếu chị bạn qua đời không để lại di chúc thì tài sản sẽ được chia theo pháp luật, tức là chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm con đẻ, con nuôi, chồng, bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi. 

    Nếu căn nhà thuộc tài sản chung của hai vợ chồng thì anh rể bạn chỉ có quyền đối với phần tài sản của mình nhưng do đây là tài sản chung hợp nhất nên giấy thỏa thuận cũng sẽ không có hiệu lực nếu chị bạn không đồng ý. Hơn nữa, cũng sẽ không sang tên nhà được.

    Bạn nên cung cấp thêm thông tin để chúng tôi tư vấn cụ thể hơn.

    Trân trọng!

     

  • Xem thêm     

    12/02/2014, 08:36:26 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Trong trường hợp này, thời hiệu khởi kiện chia thừa kế đã hết nhưng hai người con trai vẫn có thể kiện đòi tài sản chung.

    Tất nhiên, nếu bản di chúc của bà ngoại bạn để lại có nội dung đúng như bạn nói và có hiệu lực pháp luật thì yêu cầu của hai người con trai về việc chia tài sản (nếu có yêu cầu) sẽ không có cơ sở. Trong các trường hợp còn lại, khó có thể nói trước được điều gì.

    Nếu trong quá trình giải quyết vụ việc, nếu gặp các vướng mắc pháp lý, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ.

  • Xem thêm     

    11/02/2014, 10:55:19 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào cháu, các chú rất cảm thông với hoàn cảnh của mẹ con cháu!

    Trước khi đưa ra những ý kiến pháp lý, các chú mong cả gia đình cháu hãy có một cuộc nói chuyện nghiêm túc trước sự chứng kiến của họ hàng để bình tĩnh nhìn nhận lại vấn đề. Biết đâu, nụ cười sẽ trở lại.

    Nếu giải pháp ấy không có hiệu quả và mẹ cháu muốn ly hôn thì chú sẽ tư vấn cho cháu theo từng nội dung cháu hỏi như sau:

    1. Mẹ cháu cần cung cấp chứng minh thư, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn và tiền tạm ứng án phí sơ thẩm.

    2. Nếu khoản tiền được ghi nhận trong sổ tiết kiệm là do mẹ cháu được cho tặng, thừa kế riêng mà chứng minh được điều đó thì không cần chia. Các trường hợp còn lại thì vẫn phải chia. Tất nhiên, các chú có cách để không cần chia khối tài sản đó nhưng đây là vấn đề nhạy cảm, cần trao đổi trực tiếp.

    3. Anh cháu đã thành niên và không thuộc phạm vi xem xét của tòa án còn cháu thì có thể ở với mẹ.

    4. Nhà gia đình cháu đang ở thì cần phải cung cấp thông tin về thời gian xây dựng hoặc có phải do bố mẹ cháu được tặng cho, thừa kế riêng hay không thì mới xác định cách giải quyết được.

    5. Nếu có các tài liệu kể trên thì sẽ thuận lợi hơn cháu ạ.

    Cuối cùng, nếu cháu cần hỗ trợ thì có thể liên lạc trực tiếp với các chú. Đối với các vụ án ly hôn do bạo lực gia đình, các chú luôn coi các cháu như con, coi mẹ cháu như chị em trong nhà.

    Thân gửi!

  • Xem thêm     

    11/02/2014, 10:08:19 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn, Luật Minh Long xin trả lời bạn về từng vấn đề như sau:

    1. Pháp luật không quy định vấn đề này nên em gái bạn có thể không cần kết hôn.

    2. Trên thực tế, nếu chưa đăng ký kết hôn thì sẽ không có ly hôn vì chưa có cuộc hôn nhân nên không cần phải chấm dứt. Bạn không cần phải lo lắng về vấn đề này.

    3. Trong trường hợp trên, em gái bạn được coi là đã chung sống với người kia như vợ chồng. Tài sản do ai làm ra sẽ thuộc về người đó. Do vậy, với những tài sản sau khi hai người chung sống sẽ được chia theo tỉ lệ đóng góp

    Một vấn đề khác chúng tôi mong muốn là gia đình anh hãy bình tĩnh suy xét lại vấn đề, tìm hiểu rõ ngọn nguồn để xác định liệu chàng "em rể" của anh có đúng là con người như vậy hay không. Nếu có uẩn khúc thì nên giải quyết triệt để. Bởi lẽ một cuộc  hôn nhân tan vỡ cũng sẽ để lại rất nhiều đau khổ cho em gái bạn. Tất nhiên, khi nhận thấy không thể cứu vãn thì ta bắt buộc phải lựa chọn giải pháp cứng rắn. Trường hợp này không cần phải sử dụng nhiều quy định của pháp luật cũng như các thủ tục pháp lý nên các bạn có thể tự giải quyết. Tất nhiên, nếu có những vướng mắc phát sinh, các bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật Minh Long để được giúp đỡ.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    11/02/2014, 09:56:50 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn! Luật Minh Long xin trả lời bạn theo các vấn đề sau đây:

    1. Thứ nhất, về tài sản bố bạn để lại

    Trong trường hợp bạn đã nêu, cần phải đưa ra thông tin về việc bố bạn có để lại di chúc hay không. Nếu có, trước hết phải chia tài sản của bố bạn theo di chúc trước. Theo đó, bố bạn sẽ có quyền sử dụng đối với 1/2 căn nhà.

    Nếu không có di chúc thì khối tài sản đó đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm các con đẻ, con nuôi, vợ và bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi. 

    2. Về giấy tờ ủy quyền

    Giấy tờ ủy quyền của mẹ bạn chỉ có giá trị đối với tài sản của mẹ bạn. Như vậy, việc ủy quyền đối với toàn bộ tài sản là không đúng. (Như trên đã nêu, mẹ bạn không phải là chủ sở hữu đối với toàn bộ khối tài sản mà có một nữa là của bố bạn)

    Khi mẹ bạn trăm tuổi, giấy ủy quyền sẽ hết hiệu lực nên đây không phải là căn cứ vững chắc.

    3. Giải pháp

    Có hai giải pháp được đưa ra:

    Thứ nhất là mẹ bạn lập một di chúc với nội dung để lại toàn bộ tài sản cho bạn.

    Thứ hai là mẹ bạn thực hiện thủ tục tặng cho hoặc mua bán tài sản với bạn (với giá rẻ).

    4. Hỗ trợ pháp lý.

    Nếu bạn gặp các vướng mắc khi thực hiện thủ tục pháp lý đã nêu ở mục tư vấn thứ ba thì có thể liên lạc với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.

    Trân trọng!

     

  • Xem thêm     

    16/01/2014, 04:32:11 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Chúng tôi xin được tư vấn như sau :

     

    Câu hỏi thứ nhất, Toàn bộ căn hộ như bạn nói đều do bố mẹ bạn đóng và bạn là chủ hộ thì bạn cần lưu ý  nếu tại thời điểm hình thành nên tài sản là căn nhà, trong sổ hộ khẩu có tên các thành viên trong gia đình bạn thì tài sản đó sẽ là tài sản chung của hộ gia đình và không phải là tài sản riêng của bạn. Nếu trong giấy chứng nhận quyền sở dụng đất và nhà ở đứng tên một mình bạn thì đương nhiên tài sản đó là tài sản riêng của bạn.

     

    Trong câu hỏi thứ hai của bạn: Về quyền nuôi con thì áp dụng quy định tại Điều 92 của Luật hôn nhân và gia đình:

    Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    2. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.

    Như vậy, vì đứa con chung của anh chị bạn mới hai tuổi nên nếu không thỏa thuận được thì quyền nuôi con sẽ thuộc về người mẹ là chị bạn.

     

    Về tài sản của chị bạn sau khi ly hôn thì chắc chắn chị bạn sẽ được hưởng trong khối tài sản chung của hai vợ chồng. Số tài sản của gia đình anh rể bạn mà bạn có đề cập tới nếu được tạo ra trong giai đoạn hôn nhân của anh chị bạn hoặc được thỏa thuận nhập vào khối tài sản chung thì sẽ được coi là tài sản chung.

    Khi ly hôn, tài sản chung của vợ chồng Về nguyên tắc là chia đôi nhưng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình thì có xem xét tới công sức đóng góp của hai vợ chồng. Bạn có thể tham khảo theo quy định sau:

    Điều 95. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn

    1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.

    2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:

    a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

    b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

    c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

    d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

    3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.

     

     Vấn đề con riêng của hai vợ chồng thì khi ly hôn, Tòa án sẽ không giải quyết tới.

     

    Chúc bạn sức khỏe và thành công trong cuộc sống!

  • Xem thêm     

    07/01/2014, 02:41:13 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Điều 27 Luật hôn nhân gia đình quy định về Tài sản chung của vợ chồng như sau:
     
    1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
     
    Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận.
     
    Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.
     
    2. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng.
     
    3. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung.
            Theo quy định trên thì nghĩa vụ phát sinh trong thời hôn nhân với mục đích chung của gia đình thì được coi là nghĩa vụ chung của hai vợ chồng. Việc thanh toán nghĩa vụ chung sẽ do hai vợ chồng thỏa thuận và phải được sự đồng ý của người thứ ba là người cho vay. Nếu không thỏa thuận được thì tòa án sẽ quyết định.
  • Xem thêm     

    06/01/2014, 03:43:17 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn !  Vấn đề của bạn Luật Minh Long & Cộng sự tư vấn như sau:

    Nếu quyết định của Tòa án nhân dân huyện/thị xã thì bạn làm hồ sơ lên Chi cục thi hành án huyện/ thị xã đó. Trường hợp bản án của Tòa án nhân dân tỉnh thì bạn làm hồ sơ gửi lên Cục thi hành án tỉnh mà có tòa án ra quyết định:

    Hồ sơ yêu cầu thi hành án bao gồm:

    1. Đơn yêu cầu thi hành án  (ghi rõ tên cơ quan thi hành án; tên, địa chỉ, điện thoại của người yêu cầu. Nếu là tổ chức phải thêm số tài khoản, ngân hàng và địa chỉ; bản án, quyết định số – ngày – của Toà án nào; nội dung yêu cầu thi hành án phải đúng theo Quyết định của Toà; ký và ghi rõ họ tên).

    2.  Bản chính bản án, Quyết định của Toà án: nếu là bản sao phải có dấu mộc đỏ sao y của Toà. Nếu là án phúc thẩm thì phải kèm theo án sơ thẩm.

    Lưu ý: việc thực hiện thủ tục này bạn có thể ủy quyền, khi ủy quyền phải ghi rõ nội dung và thời hạn uỷ quyền, có công chứng hoặc chứng thực.

    Chúc bạn sớm giải quyết được vấn đề của mình. Thân ái !

  • Xem thêm     

    25/12/2013, 04:21:19 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn, trước hết xin được chia sẻ những khó khăn cùng bạn và gia đình. Vấn đề của bạn xin được tư vấn như sau:

            Theo như bạn trình bày thì hành vi của ông A có dấu hiệu của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ngoài cách khởi kiện dân sự để lấy lại số tiền trên thì bạn hoàn toàn có thể lựa chọn cách khác là viết đơn trình báo đến cơ quan cảnh sát điều tra cấp quận/ huyện nơi ông A đang cư trú để yêu khởi tố hình sự đối với ông  A về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Chúc bạn sớm giải quyết được vấn đề của mình.

  • Xem thêm     

    25/12/2013, 02:45:01 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn, vấn đề của bạn xin được tư vấn như sau:

    1. Về quyền ly hôn: Theo Khoản 2 Điều 85 Luật hôn nhân gia đình quy định: 

    a)  Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn.

    b)  Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn.

    Theo quy định trên thì trong trường hợp nay, bạn được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

    2. Về quyền nuôi con: Điều 92 Luật hôn nhân gia đình quy định như sau:

    a. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    b. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.

    Theo quy định trên thì việc nuôi con trước hết phải căn cứ vào sự thỏa thuận của hai vợ chông bạn, trường hợp không thỏa thuận được thì áp dụng nguyên tắc "con dưới ba tuổi giao cho cha mẹ nuôi". Khi con ngoài 3 tuổi bạn có thể yêu cầu Tòa án thay đổi quyền nuôi để được cháu bé.

    Người nuôi con được phép yêu cầu người còn lại cấp dưỡng nuôi con cho tới khi đủ 18 tuổi.

    3. Thủ tục ly hôn

    a) Thủ tục đồng thuận ly hôn:

    Trong trường hợp vợ chồng bạn cùng ký vào đơn xin công nhận thuận tình ly hôn thì hai bên có thể lựa chọn Tòa án nơi vợ hoặc chồng đang cư trú để nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết. Đơn xin công nhận thuận tình ly hôn bạn có thể xin mẫu tại Tóa án. Thời hạn giải quyết trong trường hợp này là từ 3 - 4 tháng. 

    Hồ sơ bao gồm:

    - Đơn xin công nhận thuận tình ly hôn (theo mẫu);

    - Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

    - Giấy CMND của hai vợ chồng (bản sao chứng thực);

    - Sổ hộ khẩu của hai vợ chồng (bản sao chứng thực)

    - Giấy khai sinh của các con (bản sao chứng thực);

    - Giấy chứng minh về tài sản liên quan đến việc giải quyết;

    b) Thủ tục ly hôn đơn phương

    Trong trường hợp vợ bạn không đồng ý thì Tóa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơ vợ bạn đang cư trú. Thời hạn giải quyết là 6 - 8 tháng.

    Hồ sơ bao gồm:

    - Đơn xin ly hôn;

    - Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính, trường hợp mất bản chính hoặc không quản lý và không lấy được thì phải xin sao chụp lại tại Ủy ban nhân dân nơi đăng ký kết hôn, và khi nộp trình bày rõ trong đơn);

    - Giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của bạn (và vợ nếu có );

    - Giấy khai sinh của các con, giấy chứng minh tài sản liên quan (nếu có).

    Thân ái !

14 Trang «<11121314>