Chia di sản thừa kế không có di chúc để lại.

Chủ đề   RSS   
  • #333810 18/07/2014

    b0y4nninh

    Sơ sinh

    Hưng Yên, Việt Nam
    Tham gia:17/03/2013
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 190
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 0 lần


    Chia di sản thừa kế không có di chúc để lại.

     Xin chào Luật sư.

           Tôi muốn tham khảo Luật sư một việc cụ thể về "phân chia di sản thừa kế không có di chúc" như sau:

    Ông bà nội tôi đều đã mất hết từ năm 2006 và để lại khối di sản là 1000m2 đất ở và các bên qua việc họp gia đình để chia đất đều không đạt kết quả vì các bên bất đồng về cách chia.
           Ông nội tôi có 4 người con và 2 vợ.
           Vợ cả mất năm 1937, đẻ được 2 người con, khi đó ông nội tôi và bà cả sống trên mảnh đất của Cụ nội, cụ nội mất năm 1941, cụ bà mất năm 1986. Năm 1952 ông nội tôi lấy bà hai và sinh được 02 người con gồm bố tôi. Năm 2006 cả ông nội và bà hai đều mất và không để lại di trúc.
           Năm 1960 Cụ bà tôi khi đó còn sống đã bán mảnh đất trên đi và mua mảnh đất hiện tại gồm 1000m2 là mảnh đất hiện tại. Vậy tôi xin tư vấn:
     
          1. Bố tôi khởi kiện để chia di sản thừa kế và mong muốn mảnh đất trên thành 4 phần bằng nhau cho 4 người con theo đúng pháp luật có sai không
          2. Mảnh đất hiện tại có chia cho bà cả đã mất từ năm 1937 không?
          3. Nếu chia theo pháp luật khi tòa xử thì mảnh đất sẽ được chia như thế nào?
         
          Rất mong Luật sư nghiên cứu và cho phương hướng giải quyết.
     

           Xin trân trọng cám ơn.

     
    6161 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #333946   18/07/2014

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật Nam Long & Cộng sự xin được tư vấn câu hỏi của bạn như sau:

    Thứ nhất, theo quy định tại Khoản 1 Điều 675 BLDS năm 2005 thì thừa kế theo pháp luất sẽ được áp dụng trong các trường hợp:

    - Người để lại di sản thừa kế không có di chúc;

    - Di chúc không hợp pháp;

    - Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;

    - Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản

    Mảnh đất 1000 m2 mà cụ bàn của bạn mua năm 1960, sau khi cụ bà bạn mất, QSD mảnh đất đó do ông nội bạn thừa kế theo pháp luật, do ông nội bạn là người thừa kế duy nhất thuộc hàng thứ nhất theo quy định tại Điều 676 BLDS. Tuy nhiên, năm 2006, cả ông nội và bà nội bạn đều qua đời mà không để lại di chúc. Do đó, di sản thừa kế của ông nội bạn để lại cũng được chia theo pháp luật.

     Những người thừa kế di sản của ông nội bạn là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại điểm a, Khoản 1 Điều 676 BLDS: "Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết", và ,

    Khoản 3 "Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."

    Căn cứ quy định này,  những người thừa kế di sản của ông nội để lại chính là 4 người con của ông nội bạn.

    Do đó, khi có tranh chấp của những người cùng hàng thừa kế theo pháp luật đối với mảnh đất nêu trên, bố bạn hoàn toàn có quyền khởi kiện để chia di sản theo pháp luật

    - Thứ hai, theo  quy định tại điều 635 BLDS, "Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. ....". Vì bà vợ cả của ông nội bạn qua đời từ năm 1937, nên không phải là đối tượng hưởng di sản thừa kế của ông nội bạn.

    - Thứ ba, khi chia mảnh đất trên theo pháo luật, cả 4 người con của ông nội bạn sẽ được hưởng những phần di sản bằng nhau. "Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau" (Khoản 2 Điều 676 BLDS)

    Luật Nam Long & Cộng sự xin trận trọng kính chào!

    Để được tư vấn chi tiết xin liên hệ:

    CÔNG TY LUẬT TNHH VILOB NAM LONG chuyên:

    - Tư vấn doanh nghiệp

    - Tư vấn sở hữu trí tuệ

    - Tư vấn đầu tư

    Website: www.nllaw.vn

    Địa chỉ : Tầng 11, Tòa B, Vinaconex Building, Số 57 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

    Điện thoại: 02432 060 333

    Hotline: 0914 66 86 85 hoặc 0989.888.227

    Email: namlonglaw@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Ls.NguyenHuyLong vì bài viết hữu ích
    b0y4nninh (19/07/2014)
  • #333999   19/07/2014

    vpluathuyhung
    vpluathuyhung
    Top 100
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/07/2014
    Tổng số bài viết (664)
    Số điểm: 3755
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 189 lần


    Chào bạn!

    - Trước tiên  100m2 đất là tài sản riêng của ông nội bạn vì ông nội bạn được nhận thừa kế từ cụ nội bạn.

    - Vì ông nội bạn mất không để lại di chúc nên di sản trên được chia theo pháp luật.

    - Theo bạn nói thì ông nội và bà nội bạn điều mất năm 2006 nhưng không rõ là ai mất trước.

    - Đặt giả thiết nếu ông nội bạn mất trước bà nội bạn thì hàng thừa kế thứ nhất  của ông nội bạn là: Bà nội bạn và 4 người con: => 1000m2 đất chia cho 5 người mổi người 200m2. sau đó bà nội bạn mất thì phần di sản của bà nội là 200m2 đất (nhận thừa kế từ ông nội bạn), hàng thừa kế thứ nhất của bà nội bạn là 2 người con của bà =>200m2 chia hai mổi người 100m2

    + vậy 2 người con của bà nội lớn nhận 200m2 đất. Hai người con của bà nội sau nhận 300m2 đất.

    - Nếu bà nội bạn mất trước ông nội bạn thì hàng thừa kế thứ nhất của ông nội bạn là 4 người con => 1000m2 đất chia cho bốn người mổi người 250m2

    - Bà nội lớn không được nhận vì bà mất trước ông nội bạn.

    Trân trọng chào bạn!

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HUY HÙNG chuyên Tư vấn thuế.

    Điện thoại: 098 63 63 449 (Tư Vấn Miễn Phí)

    Luật sư: Huỳnh Phước Lợi

    Địa chỉ: quận Bình Tân, Tp Hồ Chí Minh

    Email: huynhloi75@gmail.com

    Lĩnh vực hành nghề:

    - Tư vấn về thuế.

    - Tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

    - Tư vấn pháp luật.

    - Thực hiện các dịch vụ pháp lý khác theo quy định của pháp luật.

    - Đại diện ngoài tố tụng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn vpluathuyhung vì bài viết hữu ích
    June_li (19/07/2014) b0y4nninh (21/07/2014)
  • #334057   19/07/2014

    b0y4nninh
    b0y4nninh

    Sơ sinh

    Hưng Yên, Việt Nam
    Tham gia:17/03/2013
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 190
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin cảm ơn Luật sư đã giải đáp.
    Tôi xin hỏi thêm một số vấn đề như sau:
    2 người con của ông nội tôi là con bà cả có đòi quyền lợi rằng: Bà cả cũng phải được hưởng một phần tài sản do ông nội tôi mất không để lại di trúc. (Bà cả mất từ năm 1937, ông nội lấy bà hai từ năm 1952 và mua mảnh đất 1000m2 do ông nội tôi đứng tên). Xin hỏi LS việc đòi hỏi chia một phần đất cho bà cả đã mất từ năm 1937 và mảnh đất đó giao cho 2 người con của bà cả có hợp lý không?

     
    Báo quản trị |  
  • #334496   22/07/2014

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật Nam Long & Cộng sự trả lời câu hỏi của bạn như sau:

    Theo quy định tại Điều 635 BLDS: "Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết...". Do đó, người vợ cả của ông nội bạn đã mất từ năm 1937 không còn là người thừa kế theo páp luật di sản thừa kế của ông nội bạn vì đã qua đời trước ông nội bạn. 

    Như vậy, yêu cầu đòi chia di sản cho người vợ cả của ông nội bạn và đòi quản lý phần di sản đó sẽ không được pháp luật chấp nhận.

     

    Để được tư vấn chi tiết xin liên hệ:

    CÔNG TY LUẬT TNHH VILOB NAM LONG chuyên:

    - Tư vấn doanh nghiệp

    - Tư vấn sở hữu trí tuệ

    - Tư vấn đầu tư

    Website: www.nllaw.vn

    Địa chỉ : Tầng 11, Tòa B, Vinaconex Building, Số 57 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

    Điện thoại: 02432 060 333

    Hotline: 0914 66 86 85 hoặc 0989.888.227

    Email: namlonglaw@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Ls.NguyenHuyLong vì bài viết hữu ích
    b0y4nninh (23/07/2014)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

CÔNG TY LUẬT MINH LONG VÀ CỘNG SỰ

Website: Luatminhlong.com

Địa chỉ : Số 115, ngõ 562, Đường Láng, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 04 62 54 56 58 - Fax: 04 62 75 54 95 Hotline: 0914 66 86 85

Email: info@luatminhlong.com hoặc luatminhlong@gmail.com