Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

52 Trang «<28293031323334>»
  • Xem thêm     

    01/07/2012, 04:48:54 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
              Theo quy định pháp luật thì giá trị tài sản tranh chấp do hai bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì một trong hai bên có quyền yêu cầu Tòa án tiến hành định giá theo quy định pháp luật. Kết quả định giá tài sản sẽ làm căn cứ để Tòa án giải quyết vụ án.  Nếu nguyên đơn khai nhận tài sản tranh chấp trị giá 300 trđ mà bị đơn đồng ý với giá trị tài sản đó thì các thừa kế sẽ được một phần giá trị tài sản trong tổng số 300 trđ đó.

              Mẹ bạn có nhu cầu và có yêu cầu thì Tòa án có thể giao cho mẹ bạn sở hữu toàn bộ nhà đất và mẹ có trách nhiệm thanh toán giá trị cho các thừa kế khác tương ứng với phần giá trị mà họ được hưởng theo pháp luật.

  • Xem thêm     

    01/07/2012, 08:46:16 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bác!

    Việc cấp GCN QSD đất của bác sẽ căn cứ vào luật đất đai năm 1993 để giải quyết do GCN QSD đất cấp trong thời điểm có hiệu lực của Luật đất đai năm 1993.

  • Xem thêm     

    01/07/2012, 08:44:35 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bác!

               Nếu xác định là tài sản đã được phân chia năm 1985 và nhà đất bác đang sử dụng là tài sản bác được phân chia năm 1985 sau khi đã thanh toán giá trị cho các thừa kế khác thì bác sẽ thắng kiện (di sản không còn). Tuy nhiên, nếu không có văn bản thỏa thuận về việc phân chia đó, có một số người thừa nhận, một số người không thừa nhận thì rất khó để Tòa án công nhận việc phân chia tài sản năm 1985.

              Thực tế, ở VN rất nhiều trường hợp khi cha mẹ còn sống đã tiến hành chia tài sản (không lập văn bản) những người sử dụng nhà của cha mẹ để lại có trách nhiệm thanh toán tiền, thóc... cho những người đi ở chỗ khác. Đến khi cha mẹ qua đời, những người kia quay về yêu cầu chia thừa kế đối với ngôi nhà do cha mẹ sử dụng trước đây thế là người "ở lại" vẫn phải chia tài sản đó cho các anh em khác bởi không chứng minh được việc chia tài sản trước đây hoặc tòa án không chấp nhận việc chia đó. Ngoài ra có những trường hợp: người con gái, con trai không ở nhà của bố mẹ để lại thì đã được bố mẹ chia, cho tài sản để mua nhà chỗ khác.. có một người (con trưởng hoặc con út) ở lại cùng cha mẹ và được cho nhà nói miệng nhưng khi cha mẹ qua đời, những người đã được cho tiền, của trước đây quay về yêu cầu chia thừa kế đối với căn nhà do cha mẹ đã cho miệng người con ở lại... thế là người trực tiếp sử dụng đất do cha mẹ để lại "phải chia"... do đuối lý! Nếu người sử dụng đất của cha mẹ để lại có di chúc hoặc văn bản thỏa thuận chia tài sản hoặc hợp đồng tặng cho tài sản thì mới có cơ hội được đảm bảo công bằng, bình đẳng với những người khác.

              Nếu bác xin cấp GCN QSD đất trên cơ sở Giấy ủy quyền của mẹ bác thì càng thể hiện được là nhà đất đó là của mẹ bác. Bản chất ủy quyền chỉ là thay mặt người có quyền để thực hiện một quyền và nghĩa vụ nào đó chứ không phải là hình thức chuyển quyền tài sản như (bán, đổi, tặng cho..). Bác chỉ có thể được sở hữu toàn bộ nhà đất đó nếu có việc chia, tặng cho, thừa kế.. của gia đình, cha mẹ. Còn việc ủy quyền không làm phát sinh quyền sở hữu tài sản của bác.

  • Xem thêm     

    30/06/2012, 10:43:00 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bác!
               1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bác cấp theo quy định tại khoản 1, Điều 2 luật đất đai năm 1993 là không đúng pháp luật. Nếu nhà đó do bác làm, đất đó do bác khai hoang (trước đó chưa có ai sử dụng) thì mới có thể được cấp GCN QSD đất theo quy định đó (theo luật đất đai năm 2003 là khoản 4, Điều 50);

               2. Nếu việc phân chia tài sản (chia thừa kế và chia tài sản chung) năm 1985 được lập thành văn bản. Trong văn bản đó thể hiện là bác được sở hữu toàn bộ nhà đất và có trách nhiệm thanh toán giá trị cho các anh em khác. Sau đó bác đã thực hiện nội dung thỏa thuận đó và được cấp GCN QSD đất do thừa kế (Nguồn gốc đất ghi trong GCN QSD đất là: Thừa kế) thì GCN QSD đất đó mới hợp pháp.

              3. Theo thông tin bác nêu thì có căn cứ xác định toàn bộ nhà đất mà bác đang sử dụng là tài sản chung của cha mẹ bác. Cha bác qua đời năm 1977 nên đến nay đã hết thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế. Phấn di sản của mẹ bác, nếu bác không chứng minh được là di sản đã được phân chia thì bác phải chia 1/2 nhà đất đang quản lý cho các anh em khác.

               4. Nếu các anh, chị em trong nhà không thừa nhận việc phân chia toàn bộ tài sản năm 1985 thì bác phải tìm chứng cứ để chứng minh sự kiện đó thì mới có thể bảo toàn được tài sản. Việc cấp GCN QSD đất của bác phải là do nhận thừa kế, tặng cho từ năm 1985 chứ không thể do sử dụng ổn  định, liên tục được. (Nếu nhà đất của người khác thì dù sử dụng bao lâu cũng không được công nhận quyền sử dụng đất).

  • Xem thêm     

    30/06/2012, 10:25:10 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    - Nếu giấy tờ nhà đất đứng tên ông bà ngoại bạn thì là di sản của ông bà ngoại bạn để lại cho thừa kế theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 BLDS năm 2005.

    - Nếu cả ông ngoại bạn và bà ngoại bạn đều chết chưa quá 10 năm thì toàn bộ nhà đất đó sẽ được chia đều cho các thừa kế (nếu các cụ chết trước ông bà thì di sản chia 5 phần cho 5 người con).

    - Nếu một người (ông hoặc bà) đã chết quá 10 năm thì chỉ có 1/2 di sản được chia thừa kế, còn 1/2 di sản (phần di sản hết thời hiệu khởi kiện) sẽ do người đang quản lý tiếp tục được quản lý, sử dụng.

    - Văn bản của mẹ bạn có thể gi là bản tự khai, văn bản giải trình, bản ý kiến... Nội dung văn bản có thể nêu các nội dung cơ bản sau đây:

    + Nguồn gốc nhà đất:

    + Quan hệ huyết thống của gia đình mẹ bạn;

    + Ngày tháng năm ông, bà ngoại bạn qua đời? Có để lại di chúc không?

    + Hiện trạng nhà đất và người đang quản lý?

    + Mẹ bạn có đồng ý với nội dung khởi kiện không?

    - Gia đình bạn chỉ có thể giữ lại ngôi nhà đó làm nơi thờ cúng (tài sản chung) nếu có sự đồng thuận của tất cả các anh chị em trong nhà. Nếu không thỏa thuận được việc phân chia di sản thì Tòa án sẽ phân chia: Có thể chia đều là hiện vật cho cả 5 người con (nếu tài sản có thể chia được và các con đều có nhu cầu nhận hiện vật). Người nào không có nhu cầu chia bằng hiện vật thì sẽ được chia giá trị. Nếu Tòa án giao di sản cho 1 người sở hữu thì người đó sẽ có trách nhiệm thanh toán phần giá trị cho các người khác.

    - Nếu mẹ bạn và cậu bạn muốn giữ ngôi nhà đó làm nhà thờ thì phải thanh toán giá trị cho các thừa kế khác theo phần mà họ được hưởng.

  • Xem thêm     

    30/06/2012, 10:07:52 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    1. QUYỀN NUÔI CON SAU KHI LY HÔN

              Điều 92 Luật hôn nhân và gia đình quy định:

    "Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    2. Vợ, chồng thỏa  thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa  thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa  thuận khác.".

             Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của HĐTP TAND tối cao hướng dẫn thêm:

    "Trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần. Nếu con từ đủ chín tuổi trở lên, thì trước khi quyết định, Toà án phải hỏi ý kiến của người con đó về nguyện vọng được sống trực tiếp với ai.
    Về nguyên tắc, con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi con, nếu các bên không có thoả thuận khác.
    "

            Như vậy, nếu bạn muốn được giành quyền nuôi con (với con 5 tuổi) thì bạn phải chứng minh được là bạn có khả năng chăm sóc, giáo dục con tốt hơn chồng bạn. Nếu con ở với bạn sẽ được phát triển tốt cả về vật chất, tinh thần và thuận lợi trong việc học hành. Căn cứ vào các chứng cứ của hai bên xuất trình thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho ai có điều kiện hơn nuôi dưỡng để đảm bảo cho con phát triển tốt và ổn định.

    2. CHIA TÀI SẢN CHUNG

             Nếu thửa đất vẫn đứng tên bố mẹ chồng thì vợ chồng bạn chỉ có thể được chia giá trị tài sản trên đất. Nếu bạn không còn chỗ ở nào khác thì bạn cũng có thể yêu cầu được nhận ngôi nhà để sử dụng và thanh toán 1/2 giá trị nhà cho chồng bạn và thanh toán giá trị QSD đất cho gia đình nhà chồng.

     

  • Xem thêm     

    30/06/2012, 09:37:27 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

             Sau 7 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành về việc ly hôn nếu các bên không thay đổi ý kiến thì Tòa án sẽ ra Quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Bạn có thể yêu cầu Tòa án giao Quyết định đó cho bạn.

            Hiện nay, chồng bạn đang cần chia tài sản chung thì cứ để anh ta khởi kiện. Nếu bạn khởi kiện thì sẽ rất phức tạp, tốn thời gian công sức (số tiền tàu xe đi lại, ăn ở sẽ lớn hơn rất nhiều lần tài sản tranh chấp...) bởi Tòa án nơi chồng bạn cư trú sẽ có thẩm quyền giải quyết. Nếu Tòa án triệu tập bạn hợp lệ đến lần thứ hai mà bạn không có mặt thì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết vụ án. Nếu bạn vẫn quyết tâm khởi kiện và chồng bạn cố tình trốn tránh thì Tòa án vẫn có thể giải quyết vụ án, tuy nhiên thời gian tố tụng sẽ kéo dài... Do vậy, bạn cần cân nhắc trước khi quyết định khởi kiện.

  • Xem thêm     

    30/06/2012, 09:20:49 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

             Về mặt lý thuyết: Nếu số tiền đóng góp đó là tiền riêng của mỗi người có được trước khi kết hôn thì có thể khi ly hôn sẽ chia theo tỉ lệ đóng góp. Nếu hôn nhân không hợp pháp thì tài sản đó cũng là tài sản chung theo phần và được phân chia theo tỷ lệ vốn góp.

            Thực tế: Những trường hợp như vậy nếu có tranh chấp về tài sản chung thì Tòa án thường xác định là tài sản chung vợ chồng (dù đứng tên 1 người nhưng là tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân) và chia tài sản chung theo quy định tại Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình. Dù nguồn tiền có thể là tài sản riêng nhưng đã bỏ ra đề góp với nhau cùng mua chung một khối tài sản thì cũng có thể xác định là hành vi nhập tài sản riêng thành tài sản chung... theo quy định của luật hôn nhân và gia đình. Khi chia tài sản chung là phương tiện giao thông thì thông thường ai đứng tên, sử dụng chiếc xe đó sẽ được sở hữu và thanh toán 1 phần giá trị cho bên kia.

  • Xem thêm     

    30/06/2012, 05:21:06 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

               Luật pháp hiện hành quy định như vậy (chỉ đạt mức độ tương đối hợp lý). Thực tiễn, nếu người mẹ không thực hiện tốt bổn phận làm mẹ trong thời gian nuôi con dưới 36 tháng tuổi khiến con bị ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, không phát triển bình thường về thể chất, tinh thần... thì người cha vẫn có thể yêu cầu các cơ quan, tổ chức khác can thiệp để đảm bảo quyền lợi của con.

  • Xem thêm     

    30/06/2012, 04:32:45 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

               Theo quy định tại Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình thì: "Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập".

                 Đối với việc chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn được luật hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 97, cụ thể như sau:

    "Chia quyền sử dụng đất của vợ, chồng khi ly hôn

    1. Quyền sử dụng đất riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.

    2. Việc chia quyền sử dụng đất chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:

    a) Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa  thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 95 của Luật này.

    Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;

    b) Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản này;

    c) Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 95 của Luật này;

    d) Việc chia quyền sử dụng đối với các loại đất khác được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật dân sự.

    3. Trong trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 96 của Luật này.".

               Như vậy, đối với phần đất được cấp năm 1985 nếu do địa phương cấp cho Hô gia đình theo nhân khẩu thì 2 khẩu sẽ được lấy ra để chia cho bố + mẹ bạn khi ly hôn. Đối với phần đất ông nội bạn cho riêng mẹ bạn thì là tài sản riêng của mẹ bạn. Nếu mẹ bạn không chứng minh được là ông nội bạn cho riêng thì phần của ông nội bạn cho cũng được chia đôi khi ly hôn. Việc chuyển từ đất nông nghiệp sang đất thổ cư không ảnh hưởng nhiều đến việc chia tài sản khi ly hôn của bố mẹ bạn (quan trọng là xác định đâu là tài sản chung vợ chồng).

  • Xem thêm     

    30/06/2012, 03:31:58 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn thao.haothanh!

    Luật sư trả lời bạn như sau;

             Để đăng ký sang tên di sản của  ông nội bạn cho những người hưởng di sản theo di chúc thì phải thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Đến thời điểm khai nhận di sản, những người không muốn nhận phần di sản của mình được hưởng theo di chúc thì có thể thể hiện ý kiến là nhường phần quyền thừa kế đó cho người khác.

     

  • Xem thêm     

    28/06/2012, 09:12:37 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

             1. Theo quy định của pháp luật thì thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế là 10 năm kể từ ngày người có di sản chết. Theo thông tin bạn nêu thì ông bạn qua đời năm 1999 nên thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế đến năm 2009. Đến nay, đã hết thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế nên có tranh chấp về thừa kế thì Tòa án cũng không thụ lý. Nếu có đủ điều kiện yêu cầu chia tài sản chung quy định tại Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 (không tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận là di sản để lại chưa chia...) thì Tòa án mới thụ lý và áp dụng các quy định về tài sản chung để giải quyết.

              2. Tuy nhiên, theo thông tin bạn nêu thì trong Bản án phúc thẩm Tòa án đã QUYẾT ĐỊNH (chứ không phải là "nhận định") di sản do ông bạn để lại là tài sản chung (Bản án xác định là tài sản chung - Tài sản chung được xác lập căn cứ vào bản án) thì các đồng sở hữu cũng có thể khởi kiện để yêu cầu chia khối tài sản chung đó của ông bạn.  Nếu trong hồ sơ vụ án đó (trong thời hiệu khởi kiện) có văn bản của các thừa kế xác định di sản của ông bạn để lại chưa chia và không tranh chấp về quyền thừa kế thì cũng có thể vận dụng Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP nêu trên để yêu cầu chia tài sản chung.

  • Xem thêm     

    25/06/2012, 10:55:38 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

                    1. Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:

    "Ðiều 632. Quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân

     Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

    Ðiều 676. Người thừa kế theo pháp luật

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

    Ðiều 679. Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế

    Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Ðiều 676 và Ðiều 677 của Bộ luật này.

    Ðiều 643. Người không được quyền hưởng di sản

    1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

    a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

    b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

    c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

    d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

    2. Những người quy định tại khoản 1 Ðiều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.".

    Như vậy, nếu cha bạn không để lại di chúc thì sau khi cha bạn qua đời, di sản sẽ thuộc về hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 BLDS. Người nào thuộc trường hợp quy định tại Điều 643 sẽ không được hưởng di sản. Con riêng, con chung đều được quyền thừa kế như nhau.

               2. Nếu ngôi nhà đó là tài sản do cha mẹ bạn có được trong thời kỳ hôn nhân (sau khi đăng ký kết hôn) thì sẽ là tài sản chung vợ chồng và mỗi người chỉ được định đoạt phần sở hữu của mình. Nếu là tài sản chung vợ chồng thì cha bạn chỉ có quyền lập di chúc để định đoạt 1/2 giá trị nhà đất.

  • Xem thêm     

    25/06/2012, 10:36:31 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

                - Điều 86 Luật hôn nhân và gia đình quy định:

    "Khuyến khích hòa giải ở cơ sở

    Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở. "

                Như vậy, theo quy định của pháp luật thì không bắt buộc phải hòa giải cơ sở trước khi ly hôn. Nếu đơn phương ly hôn thì cần cung cấp chứng cứ về việc đã được chính quyền hoặc cơ quan hoặc tổ chức hoặc gia đình đã hòa giải nhiều lần nhưng không có kết quả. Còn nếu thuận tình ly hôn thì không cần phải chứng minh tình trạng hôn nhân trầm trọng theo quy định tại Điều 89 Luật hôn nhân và gia đình. Do vậy, cha mẹ bạn thuận tình ly hôn thì không bắt buộc phải có biên bản hòa giải cơ sở. Nếu Tòa án cứ bắt buộc phải có xác nhận về việc hòa giải thì đương sự có thể khiếu nại tòa án đó.

                  - Nếu cha mẹ bạn không tranh chấp về tài sản chung, xác nhận tài sản riêng thì không phải nộp các giấy tờ về tài sản khi ly hôn.

                  - Việc thuận tình ly hôn thì có thể nộp đơn khởi kiện ở tòa án của một trong hai nơi cư trú (nếu nơi cư trú của hai người khác nhau).

  • Xem thêm     

    25/06/2012, 10:04:34 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

                 1. Yêu cầu chia tài sản chung của hai bà ngoại

                Bạn cần xem lại các giao dịch:  Từ Ông ngoại bạn sang tên mẹ bạn; Từ mẹ bạn sang cho bà ngoại Cả; Từ bà ngoại Cả sang tên cho bác có tuân thủ các quy định pháp luật không (hợp đồng mua bán, tặng cho... đó có hợp pháp không?). Nếu các giao dịch đó không hợp pháp thì hai bà Ngoại có phần ở trong khối bất động sản đó (tài sản chung vợ chồng) và các bà có thể yêu cầu hủy các giao dịch trước đây để yêu cầu chia tài sản chung vợ chồng;

                 2. Yêu cầu chia thừa kế của ông ngoại

                Pháp luật quy định thời hiệu khởi kiện về thừa kế là 10 năm kể từ ngày người có di sản chết. Đồng thời cũng có quy định về thời gian trở ngại khách quan không được tính vào thời hiệu khởi kiện. Tuy nhiên, trong trường hợp của ông bạn thì không có gì có thể xác định là trở ngại khách quan nên không còn thời hiệu khởi kiện để tranh chấp về thừa kế.

  • Xem thêm     

    23/06/2012, 09:54:08 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

                    Theo quy định của luật hôn nhân và gia đình như đã nêu ở trên thì con dưới 36 tháng tuổi, khi ly hôn sẽ do người mẹ nuôi dưỡng. Không có quy định nào là giao cho người cha nuôi con trong trường hợp này nếu không được người mẹ đồng ý.

                    Nếu sau khi ly hôn, vợ bạn được nuôi con mà vợ bạn không trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng khiến con phát triển không tốt thì đó là cơ hội để bạn khởi kiện để thay đổi người nuôi con khi con bạn đã đủ 36 tháng tuổi.

  • Xem thêm     

    23/06/2012, 07:21:10 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
              Nếu vợ chồng bạn không thỏa thuận được việc chia tài sản chung vợ chồng thì một trong hai bên có thể khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết chia tài sản sau khi ly hôn. Trong trường hợp này đơn của bạn sẽ là đơn khởi kiện yêu cầu chia tài sản sau khi ly hôn.

              Nếu Vợ chồng bạn lập biên bản hòa giải thành chưa quá 7 ngày thì bạn vẫn có thể xin hủy biên bản hòa giải thành đó và làm đơn bổ sung yêu cầu khởi kiện để tòa án xem xét chia tài sản chung của vợ chồng bạn. Đơn của bạn cần trình bày rõ nguồn gốc tài sản, từng loại tài sản chung, người quản lý, các khoản nợ chung (nếu có). Đối với những tài sản riêng bạn cũng có thể liệt kê để tòa án ghi nhận.

  • Xem thêm     

    22/06/2012, 02:59:50 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Bạn tham khảo nội dung tư vấn của Luật sư Lê Thư ở trên!

  • Xem thêm     

    21/06/2012, 04:02:51 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
     

    1.         Với đơn tố cáo của bạn thì Công an sẽ kiểm tra, xác minh nguồn tin và xử lý theo pháp luật. Nếu bạn bị chặn đường và bị lấy xe thì người lấy xe của bạn có thể bị xử lý về tội cướp tài sản hoặc tội cưỡng đoạt tài sản. Hành vi đe dọa giết người cũng sẽ bị xử lý theo pháp luật tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi đe dọa.
    2.         Việc nuôi con khi ly hôn thì sẽ thuộc về vợ bạn. Theo quy định tại Điều 92 Luật hôn nhân và gia đình thì con dưới 36 tháng tuổi sẽ do người mẹ nuôi dưỡng khi ly hôn nếu các bên không có thỏa thuận khác. Nếu muốn giành quyền nuôi con thì bạn có thể chờ khi con bạn đủ 36 tháng tuổi rồi hãy gửi đơn xin ly hôn. Hoặc có thể ly hôn rồi khi con bạn đủ 36 tháng tuổi thì khởi kiện yêu cầu thay đổi người nuôi con theo quy định tại Điều 93 LHN&GĐ.
  • Xem thêm     

    21/06/2012, 03:49:06 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
              Nội dung bạn hỏi được Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định như sau:

    "Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác.

    Điều 93. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

    Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Tòa án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.

    Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.".

                 Như vậy, theo quy định của pháp luật thì khi ly hôn, con dưới 36 tháng tuổi sẽ do người vợ trực tiếp nuôi dưỡng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận là để cho người chồng nuôi. Do vậy nếu vợ chồng bạn ly hôn thời điểm này thì con bạn sẽ do vợ bạn chăm sóc cho dù vợ bạn không có việc làm và bạn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng. Nếu sau khi con bạn đủ 36 tháng tuổi mà vợ bạn chăm sóc con không tốt thì bạn có thể khởi kiện để yêu cầu thay đổi người nuôi con theo quy định tại Điều 93 LHN&GĐ nêu trên.

52 Trang «<28293031323334>»