Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

69 Trang «<3456789>»
  • Xem thêm     

    26/01/2016, 08:48:51 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Bạn có thể làm đơn trình báo toàn bộ sự việc với công an để được xem xét giải quyết. Hành vi bịa đặt, loan tin để xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác có dấu hiệu của tội vu khống theo quy định tại Điều 122 BLHS, bạn có thể tham khảo quy định pháp luật sau đây:

    Điều 122. Tội vu khống

    1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:
      a) Có tổ chức;
      b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
      c) Đối với nhiều người;
      d) Đối với ông bà, cha mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
      đ) Đối với người thi hành công vụ;
      e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
  • Xem thêm     

    17/01/2016, 08:26:22 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi gian dối, dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác. Hành vi gian dối để người khác giao tiền mua hàng sau đó trốn tránh không trả hàng hóa thì hành vi này có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản., Bạn có thể làm đơn trình báo sự việc tới công an để được xem xét giải quyết.

    Nếu số tiền chiếm đoạt chưa đủ 2 triệu đồng thì người có hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự. Nếu người nào lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều người, mỗi người chưa đủ 2 triệu đồng nhưng tổng số tài sản lừa đảo trên 2 triệu đồng hoặc đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm thì sẽ bị xử lý hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự, hình phạt được quy định như sau:

    "

    Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 

    1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
      a) Có tổ chức;
      b) Có tính chất chuyên nghiệp;
      c) Tái phạm nguy hiểm;
      d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
      đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
      e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
      g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
      a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
      b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
      a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
      b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

    "

  • Xem thêm     

    16/01/2016, 06:58:19 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !

    Theo quy định của pháp luật hiện hành thì người bị hại trong vụ án hình sự nhận lại tài sản bị thiệt hại, bị mất... thì không phải nộp bất cứ một khoản phí nào cho cơ quan thi hành án.

    Nếu sau khi bản án có hiệu lực pháp luật mà bị cáo vẫn không trả lại tài sản, phải yêu  cầu cơ quan thi hành án dân sự cưỡng chế thi hành án phần dân sự trong vụ án hình sự thì mới phải thanh toán chi phí thi hành án dân sự với cơ quan thi hành án. Còn trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử mà người bị hại nhận lại tài sản, nhận tiền bồi thường thì không phải nộp bất cứ một khoản phí nào. Nếu cán bộ nào vòi vĩnh thì đó là hành vi tham nhũng.

  • Xem thêm     

    13/01/2016, 05:49:54 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !

    Nếu người đó nghiện ma túy mà không có nơi cư trú rõ ràng thì sẽ bị bắt buộc cai nghiện. Bạn tham khảo quy định tajk Điều 3, Nghị định số 221/2013/NĐ-CP sau đây:

    Điều 3. Đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

    Đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tạiKhoản 1 Điều 96 của Luật xử lý vi phạm hành chính gồm:

    1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.

    2. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy nhưng không có nơi cư trú ổn định.

  • Xem thêm     

    04/01/2016, 02:51:21 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Điều kiện đặc xá được quy định tại Hướng dẫn số 91/HD-HĐTVĐ ngày 15/7/2015 của Hội đồng đặc xá về việc triển khai thực hiện quyết định số 1366/2015/QĐ-CTN ngày 10 tháng 7 năm 2015 của chủ tịch nước về đặc xá năm 2015, cụ thể như sau:

     

    ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC ĐỀ NGHỊ ĐẶC XÁ
    1. Người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn (gọi là phạm nhân) được đề nghị đặc xá phải có đủ các điều kiện sau đây:
    a) Chấp hành tốt Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ; tích cực học tập, lao động; trong quá trình chấp hành án phạt tù được xếp loại cải tạo từ loại khá trở lên; khi được đặc xá không làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Cụ thể như sau:
    - Phạm nhân bị phạt tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn phải có ít nhất bốn năm (2011, 2012, 2013, 2014) và 6 tháng đầu năm 2015 được xếp loại cải tạo từ khá trở lên, thời gian tiếp theo được đánh giá cải tạo tốt;
    - Phạm nhân bị phạt tù trên mười lăm năm đến ba mươi năm phải có ít nhất ba năm (2012, 2013, 2014) và 6 tháng đầu năm 2015 được xếp loại cải tạo từ khá trở lên, thời gian tiếp theo được đánh giá cải tạo tốt;
    - Phạm nhân bị phạt tù trên mười năm đến mười lăm năm phải có ít nhất hai năm (2013, 2014) và 6 tháng đầu năm 2015 được xếp loại cải tạo từ khá trở lên, thời gian tiếp theo được đánh giá cải tạo tốt;
    - Phạm nhân bị phạt tù trên bảy năm đến mười năm phải có ít nhất 6 tháng cuối năm 2013, cả năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015 được xếp loại cải tạo từ khá trở lên, thời gian tiếp theo được đánh giá cải tạo tốt;
    - Phạm nhân bị phạt tù trên năm năm đến bảy năm phải có ít nhất năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015 được xếp loại cải tạo từ khá trở lên, thời gian tiếp theo được đánh giá cải tạo tốt;
    - Phạm nhân bị phạt tù trên ba năm đến năm năm phải có ít nhất 6 tháng cuối năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015 được xếp loại cải tạo từ khá trở lên, thời gian tiếp theo được đánh giá cải tạo tốt;
    - Phạm nhân bị phạt tù từ ba năm trở xuống phải có ít nhất 6 tháng đầu năm 2015 được xếp loại khá trở lên, thời gian tiếp theo được đánh giá cải tạo tốt;
    - Thời gian tiếp theo được tính từ ngày 26 tháng 5 năm 2015 đến ngày họp của Hội đồng xét đề nghị đặc xá của trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.
    (Theo Quyết định sốt 1269/2002/QĐ-BCA(V26) ngày 17 tháng 12 năm 2002 (hiện nay đã hết hiệu lực) và Thông tư số 40/2011/TT-BCA ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định tiêu chuẩn thi đua chấp hành án phạt tù và xếp loại chấp hành án phạt tù, định kỳ 3 tháng, 6 tháng và một năm, gồm 4 loại: Tốt, khá, trung bình, kém; thời gian xếp loại quý I vào ngày 25 tháng 02, quý II và 6 tháng đầu năm vào ngày 25 tháng 5, quý III vào ngày 25 tháng 8, quý IV, 6 tháng cuối năm và cả năm vào ngày 25 tháng 11 hàng năm. Đối với phạm nhân đang chấp hành án tại trại giam, trại tạm giam do Bộ Quốc phòng quản lý thì theo Quyết định số 251/2003/QĐ-BQP ngày 07 tháng 10 năm 2003 (nay đã hết hiệu lực) và Thông tư số 181/2013/TT-BQP ngày 08 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành tiêu chuẩn thi đua và xếp loại thi đua chấp hành án phạt tù trong các trại giam, trại tạm giam quân sự do Bộ Quốc phòng quản lý);
    - Những phạm nhân thuộc Khoản 2 Mục II này, so với quy định ở trên còn thiếu 01 quý đầu tiên xếp loại cải tạo khá hoặc tốt (đối với phạm nhân bị phạt tù từ ba năm trở xuống), thiếu 01 kỳ xếp loại 6 tháng cải tạo khá hoặc tốt đầu tiên (đối với phạm nhân bị phạt tù từ trên ba năm đến bảy năm), thiếu 02 kỳ xếp loại 6 tháng cải tạo khá hoặc tốt đầu tiên (đối với phạm nhân bị phạt tù trên bảy năm) mà trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam hoặc ở trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ chấp hành nghiêm chỉnh Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ thì vẫn được xem xét, đề nghị đặc xá nếu có đủ các điều kiện khác.
    b) Đã chấp hành án phạt tù ít nhất là một phần ba thời gian đối với hình phạt tù có thời hạn; ít nhất là mười bốn năm đối với hình phạt tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn.
    Thời gian đã chấp hành án phạt tù là thời gian người đó bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù trong trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, không kể thời gian được tại ngoại, được hoãn, tạm đình chỉ và thời gian được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù.
    Thời gian được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù (nếu có) được tính để trừ vào phần thời hạn chấp hành án phạt tù còn lại.
    Ví dụ: Nguyễn Văn A bị kết án 15 (mười lăm) năm tù, bị bắt ngày 31 tháng 8 năm 2007, tính đến ngày 31 tháng 8 năm 2015, Nguyễn Văn A đã thực sự chấp hành được 08 (tám) năm, đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù 03 lần, tổng cộng là 02 (hai) năm, thì thời hạn chấp hành án phạt tù còn lại là 05 (năm) năm.
    c) Phạm nhân phải chấp hành xong hình phạt bổ sung là phạt tiền, bồi thường thiệt hại, tiền truy thu, án phí hoặc nghĩa vụ dân sự khác, trừ những phạm nhân không bị kết án tù về các tội phạm về tham nhũng đã 70 tuổi trở lên hoặc từ 60 tuổi trở lên nhưng thường xuyên ốm đau hoặc người đang mắc bệnh hiểm nghèo mà bản thân người đó và gia đình không còn khả năng thực hiện.
    Phạm nhân là người chưa thành niên phạm tội mà trong bản án, quyết định của Tòa án giao trách nhiệm bồi thường thiệt hại hoặc nghĩa vụ dân sự khác cho bố mẹ hoặc người đại diện hợp pháp thì phải có đầy đủ tài liệu chứng minh bố, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp đã thực hiện xong bồi thường thiệt hại hoặc nghĩa vụ dân sự mới được xem xét, đề nghị đặc xá.
    Những trường hợp sau đây được coi là đã thực hiện xong hình phạt bổ sung là phạt tiền, bồi thường thiệt hại, tiền truy thu, án phí, nghĩa vụ dân sự khác hoặc chưa thực hiện xong nhưng vẫn được xem xét, đề nghị đặc xá, nếu có đủ các điều kiện khác:
    - Phạm nhân được Tòa án quyết định miễn thực hiện hình phạt bổ sung là phạt tiền, tiền truy thu, án phí;
    - Phạm nhân được người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại có văn bản đồng ý xóa nợ, không yêu cầu thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại về dân sự nữa và được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc Cơ quan thi hành án dân sự đang thụ lý vụ việc đó xác nhận;
    - Phạm nhân phải chấp hành nghĩa vụ dân sự về cấp dưỡng cho bên bị hại theo định kỳ hàng tháng mà đến khi Hội đồng xét đề nghị đặc xá của trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện họp, thân nhân của phạm nhân đã chấp hành đầy đủ, đúng hạn các khoản nghĩa vụ cấp dưỡng, bồi thường theo định kỳ mà bản án, quyết định của Tòa án đã tuyên, được Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Cơ quan thi hành án dân sự đang thụ lý vụ việc đó xác nhận;
    - Phạm nhân được Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra Quyết định đình chỉ thi hành án theo quy định của Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 hoặc Luật Thi hành án dân sự.
    2. Người bị kết án phạt tù có thời hạn đã chấp hành ít nhất là một phần tư thời gian và người bị kết án phạt tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn đã chấp hành ít nhất là mười hai năm, nếu có đủ các điều kiện khác quy định tại Điểm a, c Khoản 1 Mục II này, thì được xét, đề nghị đặc xá khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    a) Đã lập công lớn trong thời gian chấp hành án phạt tù: Là phạm nhân đã có hành động giúp trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phát hiện, truy bắt, điều tra, xử lý tội phạm; cứu được tính mạng người khác hoặc tài sản lớn (có giá trị từ ba mươi triệu đồng trở lên) của Nhà nước, của tập thể, của công dân trong thiên tai, hỏa hoạn; có những phát minh, sáng kiến có giá trị lớn hoặc thành tích đặc biệt xuất sắc khác được trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xác nhận.
    b) Là thương binh; bệnh binh; người có thành tích trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội được tặng thưởng một trong các danh hiệu: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động, Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc nhân dân, Nghệ sỹ nhân dân, Dũng sỹ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước; được tặng thưởng một trong các loại Huân chương hoặc được tặng thưởng Huy chương kháng chiến.
    c) Có một trong những thân nhân sau đây là liệt sỹ: Bố đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con đẻ, anh, chị, em ruột hoặc bố nuôi, mẹ nuôi, con nuôi hợp pháp.
    d) Là con đẻ, con nuôi hợp pháp của “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”; con của gia đình được Chủ tịch nước, Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Chủ tịch Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tặng bằng “Gia đình có công với nước”.
    đ) Khi phạm tội là người chưa thành niên (chưa đủ 18 tuổi).
    e) Là người từ 70 tuổi trở lên.
    g) Là người đang bị mắc một trong các bệnh hiểm nghèo như: Ung thư giai đoạn cuối, liệt, lao nặng kháng thuốc, xơ gan cổ chướng, suy tim độ III trở lên, suy thận độ IV trở lên, nhiễm HIV đã chuyển giai đoạn AIDS đang có nhiễm trùng cơ hội, không có khả năng tự phục vụ bản thân và có tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao hoặc mắc một trong các bệnh khác được Hội đồng giám định y khoa, bệnh viện cấp tỉnh hoặc cấp quân khu trở lên kết luận bằng văn bản là bệnh hiểm nghèo, nguy hiểm đến tính mạng.
    h) Người từ 60 tuổi trở lên mà thường xuyên ốm đau là người đang chấp hành án phạt tù tại trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải nằm điều trị tại bệnh xá, bệnh viện liên tục trong một thời gian dài (từ ba tháng trở lên) hoặc không liên tục nhưng nhiều lần phải nằm điều trị tại bệnh viện (mỗi lần không dưới một tháng), không lao động, không tự phục vụ bản thân được và không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội, có kết luận của Hội đồng giám định y khoa hoặc xác nhận bằng văn bản của bệnh viện cấp tỉnh, cấp quân khu trở lên.
    i) Có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và bản thân là lao động duy nhất trong gia đình: Là trường hợp có gia đình đang lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, không còn tài sản gì đáng kể hoặc có bố đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con ốm đau nặng kéo dài, không có người chăm sóc mà phạm nhân đó là lao động duy nhất trong gia đình, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi gia đình cư trú xác nhận là đúng.
    k) Nữ phạm nhân đang có thai hoặc có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi đang ở với mẹ trong trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ.
    3. Các trường hợp không đề nghị đặc xá
    Người có đủ điều kiện quy định tại Mục II này không được đề nghị đặc xá nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    a) Bản án hoặc quyết định của Tòa án đối với người đó đang có kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
    b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội khác.
    c) Trước đó đã được đặc xá.
    d) Có từ hai tiền án trở lên: Số tiền án được thể hiện trong bản án.
    đ) Phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia.
    e) Phạm nhân thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Mục II này có thời hạn chấp hành án phạt tù còn lại trên sáu năm hoặc thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Mục II này có thời hạn chấp hành án phạt tù còn lại trên tám năm.
    g) Phạm các tội về ma túy bị phạt tù đến bảy năm mà thời hạn chấp hành án phạt tù còn lại trên một năm; phạm các tội về ma túy bị phạt tù từ trên bảy năm đến mười lăm năm mà thời hạn chấp hành án phạt tù còn lại trên hai năm; phạm các tội về ma túy bị phạt tù trên mười lăm năm, tù chung thân mà thời hạn chấp hành án phạt tù còn lại trên ba năm. Đối với trường hợp phạm nhiều tội trong đó có tội về ma túy, thì thời hạn chấp hành án phạt tù còn lại để xét đặc xá thực hiện theo quy định tại điểm này.
    h) Có căn cứ khẳng định đã sử dụng trái phép các chất ma túy là các tài liệu có trong hồ sơ phạm nhân như: Bản án; Cáo trạng; các tài liệu của Cơ quan điều tra; kết quả xét nghiệm của cơ quan y tế cấp huyện trở lên; Bản tự khai của phạm nhân có ghi rõ thời gian, số lần đã sử dụng chất ma túy... hoặc phiếu khám sức khỏe của trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có chữ ký (hoặc điểm chỉ) của phạm nhân thừa nhận là đã sử dụng trái phép các chất ma túy.
    i) Đang chấp hành án phạt tù do phạm hai tội: Giết người và cướp tài sản; giết người và cướp giật tài sản; giết người và trộm cắp tài sản; giết người và hiếp dâm; giết người và hiếp dâm trẻ em; cướp tài sản và hiếp dâm; cướp tài sản và hiếp dâm trẻ em; cướp giật tài sản và hiếp dâm; cướp giật tài sản và hiếp dâm trẻ em; trộm cắp tài sản và cướp tài sản; trộm cắp tài sản và cướp giật tài sản; cướp tài sản và cướp giật tài sản; trộm cắp tài sản và hiếp dâm; trộm cắp tài sản và hiếp dâm trẻ em.
    k) Đang chấp hành án phạt tù do phạm từ ba tội trở lên, kể cả trường hợp tổng hợp hình phạt;
    l) Phạm một trong các tội sau đây:
    - Giết người có tổ chức (quy định tại Điểm o Khoản 1 Điều 93 Bộ luật Hình sự);
    - Hiếp dâm có tính chất loạn luân (quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 111 Bộ luật Hình sự);
    - Hiếp dâm trẻ em có tính chất loạn luân (quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 112 Bộ luật Hình sự);
    - Cướp tài sản có sử dụng vũ khí (các loại vũ khí được quy định tại Điều 3 Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ); cướp tài sản có tổ chức (quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 133 Bộ luật Hình sự); cướp tài sản gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng (quy định tại Điểm g Khoản 2, Điểm c Khoản 3, Điểm c Khoản 4 Điều 133 Bộ luật Hình sự);
    - Cướp giật tài sản có tổ chức (quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 136 Bộ luật Hình sự); cướp giật tài sản gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng (quy định tại Điểm h Khoản 2, Điểm c Khoản 3, Điểm c Khoản 4 Điều 136 Bộ luật Hình sự);
    - Trộm cắp tài sản có tổ chức (quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 138 Bộ luật Hình sự); trộm cắp tài sản gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng (quy định tại Điểm g Khoản 2, Điểm b Khoản 3, Điểm b Khoản 4 Điều 138 Bộ luật Hình sự);
    m) Cướp tài sản nhiều lần, cướp giật tài sản nhiều lần, trộm cắp tài sản nhiều lần (từ hai lần trở lên):
    Căn cứ để xác định phạm tội nhiều lần là số lần phạm tội được thể hiện trong Bản án. Riêng trường hợp trộm cắp tài sản nhiều lần, cần lưu ý: Ngoài nêu số lần trộm cắp, trong Bản án còn phải nêu rõ có tình tiết tăng nặng là phạm tội nhiều lần hoặc phần Quyết định của bản án có áp dụng Điểm g Khoản 1 Điều 48 Bộ luật Hình sự, thì mới coi là trộm cắp tài sản nhiều lần.
    n) Có một tiền án hoặc đã bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục hoặc trường giáo dưỡng mà bị kết án phạt tù về một trong các tội sau đây: về ma túy; giết người; hiếp dâm trẻ em; cướp tài sản; cướp giật tài sản; cưỡng đoạt tài sản; lừa đảo chiếm đoạt tài sản; trộm cắp tài sản; bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; chống người thi hành công vụ; mua bán phụ nữ hoặc mua bán người; mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em; gây rối trật tự công cộng; tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có; cố ý gây thương tích có tổ chức (quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự) hoặc có tính chất côn đồ (quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự) hoặc phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người (quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự).

    Như vậy, các văn bản pháp luật không có quy định cụ thể là thời gian gián đoạn chấp hành án do phải trích xuất để tham gia vụ án khác không được tính vào thời gian xét giảm án tuy nhiên thực tế các trại giam thường trừ thời gian này khi tính thời gian xét đặc xá. Tuy nhiên, trong luật đặc xá và các văn bản hướng dẫn có quy định về đặc xá trong trường hợp đặc biệt... vì vậy nếu phạm nhân chấp hành tốt thì vẫn có cơ hội được đặc xá trước thời hạn hoặc không phụ thuộc vào điều kiện xét duyết.

  • Xem thêm     

    28/12/2015, 11:25:50 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Vay mượn tài sản trước tiên là quan hệ dân sự. Nếu người vay, mượn không trả lại tài sản theo đúng hạn định thì người cho vay, cho mượn có thể khởi kiện tới tòa án để được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

    Nếu người vay mượn tài sản của người khác hoặc có được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng sau đó gian dối hoặc bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản thì có thể bị xử lý về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điều 140 Bộ luật hình sự.

    Trường hợp của bạn, nếu người mượn máy tính của bạn có dấu hiệu bỏ trốn nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả lại tài sản thì bạn có thể gửi đơn trình báo sự việc với công an để được xem xét giải quyết theo quy định pháp luật.

  • Xem thêm     

    20/12/2015, 07:41:06 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn! Nếu số tiền bạn đưa cho công an không có biên lai, hóa đơn thì bạn sẽ không được nhận lại. 

  • Xem thêm     

    20/12/2015, 07:39:22 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

     Nếu em trai bạn có hành vi đánh bạc mà chưa đến mức xử lý hình sự về tội đánh bạc thì sẽ bị xử phạt hành chính. 

    Hành vi đánh bạc trái phép nếu chưa đến mức truy cứu hình sự sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 26, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP như sau:

    1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.

    2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây:
    a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật;
    b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;
    c) Cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác;
    d) Bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề.

    3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
    a) Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác;
    b) Che giấu việc đánh bạc trái phép.

    4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây:

    a) Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép;
    b) Dùng nhà, chỗ ở của mình hoặc phương tiện, địa điểm khác để chứa bạc;
    c) Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép;
    d) Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.

    5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây:

    a) Làm chủ lô, đề;
    b) Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề;
    c) Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề;
    d) Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.

    6. Hình thức xử phạt bổ sung:

    Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tịch thu tiền do vi phạm hành chính mà có đối với hành vi quy định tại Khoản 1; Khoản 2; Điểm a Khoản 3; Điểm b, c, d Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.



    7. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

     

    Nếu đến mức xử lý hình sự thì sẽ áp dụng quy định tại Điều 248 Bộ luật hình sự, cụ thể như sau:

    248 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) có quy định về tội đánh bạc như sau:

     

    1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 249 của Bộ luật này chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tính chất chuyên nghiệp;

    b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị rất lớn hoặc đặc biệt lớn;

    c) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.

  • Xem thêm     

    20/12/2015, 07:09:12 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !

    Số tiền mà bạn đưa tay không có giấy tờ để bảo lĩnh đó là vụ việc có dấu hiệu sai phạm, vì vậy bạn chỉ có thể lấy được tiền nếu tố cáo người nhận tiền của bạn.

  • Xem thêm     

    18/12/2015, 12:06:05 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nếu nghi ngờ về cái chết của cháu bạn thì gia đình có thể làm đơn khiếu nại gửi tới thủ trưởng cơ quan điều tra và viện kiểm sát cùng cấp để được xem xét giải quyết theo quy định pháp luật.

    Gia đình bạn có quyền nhờ luật sư tư vấn pháp luật, soạn thảo văn bản và làm việc với các cơ quan có liên quan để xác minh, làm rõ sự việc đó.

  • Xem thêm     

    18/12/2015, 12:02:29 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo quy định tại Điều 138 Bộ luật hình sự thì hành vi lén lút nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi trộm cắp tài sản. Vì vậy, nếu cơ quan công an có chứng cứ chứng minh được mục đích chiếm đoạt chiếc ô tô đó thì mới có căn cứ xử lý về tội trộm cắp tài sản.

    Nếu không chứng minh được mục đích chiếm đoạt chiếc xe đó thì hành vi của A vẫn có thể bị xem xét về tội sử dụng trái phép tài sản theo quy định tại Điều 142 BLHS trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xửa lý hành chính mà vẫn vi phạm.

  • Xem thêm     

    17/12/2015, 09:20:21 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Không phải mọi trường hợp không thực hiện trách nhiệm dân sự thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Vụ việc mà bạn nêu đã có bản án có hiệu lực pháp luật và đang được thi hành án theo đơn yêu cầu của nguyên đơn. Vì vậy, nếu xác minh bị đơn có tài sản thì cơ quan thi hành án có thể cưỡng chế tài sản để đảm bảo thi hành án. Việc không tự nguyện chấp hành bản án dân sự không phải là căn cứ để xử lý hình sự người phải thi hành án. 

    Đối với người đứng đầu cơ quan nhà nước để xảy ra nợ xấu thì phải chịu trách nhiệm về công tác quản lý, nếu thiếu trách nhiệm gây thất thoát tài sản của nhà nước thì có thể xem xét về trách nhiệm hình sự ...

  • Xem thêm     

    17/12/2015, 08:20:41 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Mua bán nhà là một trong các giao dịch dân sự. Nếu có tranh chấp thì một trong các bên có thể khởi kiện tới tòa án nơi có ngôi nhà đó để được xem xét giải quyết theo quy định pháp luật.

  • Xem thêm     

    17/12/2015, 08:16:59 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Pháp luật hiện hành không quy định bảo lĩnh bằng tiền để được thay đổi biện pháp ngăn chặn từ tam giam sang biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú.

    Hành vi nhận tiền của bị can để thay đổi biện pháp ngăn chặn "(tại ngoại) là hành vi vi phạm pháp luật, có dấu hiệu của tội lạm dụng chức vụ trong thi hành công vụ, nhận hối lộ.,. vì vậy, bạn có thể tố cáo người đó tới cơ quan điều tra tội phạm về chức vụ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc bộ công an để được xem xét giải quyết. Những chứng cứ là tin nhắn, ghi âm... cũng có thể được xem xét, đấu tranh với việc nhận tiền trái pháp luật đó.

  • Xem thêm     

    17/12/2015, 08:02:23 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
     Trường hợp như của bạn xảy ra khá nhiều nhưng khó có hình thức xử lý. Trong các quan hệ pháp luật dân sự, lao động, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại... đều có thể phát sinh những gian dối, bội ước trong khi giao kết và thực hiện giao dịch, quan hệ pháp luật đó. Gian dối là một trong những yếu tố có thể làm cho giao dịch vô hiệu. Trong quan hệ mua bán hàng hóa thì giao hàng không đúng chủng loại, chất lượng, mẫu mã... là một trong các lý do gây tranh chấp. Khi có tranh chấp về quan hệ dân sự, lao động, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại như vậy thì một trong các bên có thể khởi kiện tới tòa án để được xem xét giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

    Như vậy, có thể thấy không phải hành vi gian dối nào cũng cấu thành tội phạm, không phải cứ gian dối là lừa đảo. Theo quy định pháp luật thì lừa đảo là hành vi gian dối, dùng thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản. Nếu gian dối nhằm chiếm đoạt từ 2 triệu đồng trở lên thì mới bị xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trường hợp của bạn vẫn là quan hệ dân sự và sẽ được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Rất khó để chứng minh đối tượng bán điện thoại cho bạn đã gian dối nhằm chiếm đoạt số tiền của bạn, bởi thực tế họ có trả hàng, chỉ khác về chủng loại, mẫu mã, chất lượng... Câu chuyện của bạn là bạn đã gặp rủi ro vì giao tiền trước khi nhận hàng.

  • Xem thêm     

    01/12/2015, 05:57:24 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nếu số động vật hoang dã, quý hiếm thuộc danh mục 1.B  mà nhà nước đã quy định tại Nghị định số 32 /2006/NĐ-CP  ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ thì bạn của bạn có thể bị xem xét xử lý về tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định tại Điều 190 Bộ luật hình sự, cụ thể như sau:

    "

    Điều 190. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ  

    1. Người nào săn bắt, giết, vận chuyển, nuôi, nhốt, buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của loài động vật đó, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
      a) Có tổ chức;
      b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
      c) Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm;
      d) Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm;
      đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

    ".

    Nhóm động vật hoang dã, quý hiếm được quy định nhiều loại, trong đó có:

     

    I B. Động vật rừng

    Stt
    Tên Việt Nam
    Tên khoa học

     

    LỚP THÚ MAMMALIA

     

    Bộ: Cánh da Dermoptera Dermoptera
    1 Chồn bay (Cầy bay) Cynocephalus variegatus

     

    Bộ: Linh trưởng Primates Primates
    2 Cu li lớn Nycticebus bengalensis (N. coucang)
    3 Cu li nhỏ Nycticebus pygmaeus
    4 Voọc chà vá chân xám Pygathrix cinerea
    5 Voọc chà vá chân đỏ Pygathrix nemaeus
    6 Voọc chà vá chân đen Pygathrix nigripes
    7 Voọc mũi hếch Rhinopithecus avunculus
    8 Voọc xám Trachypithecus barbei (T. phayrei)
    9 Voọc mông trắng Trachypithecus delacouri
    10 Voọc đen má trắng Trachypithecus francoisi
    11 Voọc đen Hà Tĩnh Trachypithecus hatinhensis
    12 Voọc Cát Bà (Voọc đen đầu vàng) Trachypithecus poliocephalus
    13 Voọc bạc Đông Dương Trachypithecus villosus (T. cristatus)
    14 Vườn đen tuyền tây bắc Nomascus (Hylobates) concolor
    15 Vượn đen má hung Nomascus (Hylobates) gabriellae
    16 Vượn đen má trắng Nomascus (Hylobates) leucogenys
    17 Vượn đen tuyền đông bắc Nomascus (Hylobates) nasutus

    ........

    Trong trường hợp đủ điều kiện xử lý hình sự thì bạn của bạn sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 190 BLHS nêu trên. Khi đó xe máy, điện thoại được coi là công cụ, phương tiện phạm tội sẽ bị xử lý tịch thu xung công quỹ nhà nước theo quy định về xử lý vật chứng trong vụ án hình sự.

     

  • Xem thêm     

    13/11/2015, 11:17:44 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !

    Có thể đất mà gia đình bạn sử dụng chưa đủ điều kiện để nhà nước công nhận quyền sử dụng đất nhưng cây trồng thì đủ điểu kiện xác định đó là tài sản của gia đình bạn. Vì vậy, người vô ý gây thiệt hại thì phải bổi thường thiệt hại. Nếu gia đình hàng xóm đó không bồi thường thỏa đáng thì gia đình bạn có quyền khởi kiện tới tòa án để được xem xét giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng./

  • Xem thêm     

    11/11/2015, 05:59:24 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo quy định tại Điều 20 Bộ luật hình sự thì đồng phạm là từ hai người trở lên cùng ý chí thực hiện tội phạm. Do vậy, nếu B không biết A thực hiện hành vi đó để lừa dối khách hàng thì hành vi của B không phạm tội.

  • Xem thêm     

    29/10/2015, 09:21:53 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Bạn tham khảo Điều 139 BLHS, Điều 49 BLHS và tham khảo bài viết sau:

    1. Quy định của pháp luật hình sự về tái phạm, tái phạm nguy hiểm

    1.1. Về tái phạm

    Theo khoản 1 Điều 49 Bộ luật Hình sự, “Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.”

    Với quy định trên, việc xem xét người phạm tội có tái phạm hay không phải đảm bảo các dấu hiệu sau:

    Thứ nhất, trước khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội đó đã bị kết án

    Theo khoản 1 Điều 40 Bộ luật Hình sự năm 1985, tái phạm là “đã bị phạt tù về tội…”. Trong khi đó, khoản 1 Điều 49 Bộ luật Hình sự quy định “tái phạm là trường hợp đã bị kết án…” Quy định về tái phạm của Bộ luật Hình sự có sự thay đổi so với quy định về tái phạm của Bộ luật Hình sự năm 1985 và khắc phục được bất cập trong quy định của Bộ luật Hình sự năm 1985. Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1985, khi một người bị áp dụng hình phạt tử hình, bị kết án tù cho hưởng án treo,… mà họ lại phạm tội thì viêc xác định họ có tái phạm hay không gặp khó khăn.

    Với quy định tại khoản 1 Điều 49 Bộ luật Hình sự thì tội phạm mà người phạm tội bị kết án trước đó bất kể tội nào, không phụ thuộc vào loại tội, dấu hiệu lỗi. Đó có thể là tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng; lỗi của người phạm tội có thể là cố ý, có thể là vô ý.

    Tuy nhiên, do chưa có hướng dẫn nên chưa có cách hiểu thống nhất thế nào là “đã bị kết án”. Có quan điểm cho rằng, đã bị kết án là đã có bản án kết tội của Tòa án mà không phụ thuộc vào việc bản án đó đã có hiệu lực pháp luật hay chưa.Quan điểm khác lại cho rằng, đã bị kết án là đã có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

    Bên cạnh đó, kết quả của việc bị kết án là gì cũng chưa có cách hiểu thống nhất.Quan điểm thứ nhất cho rằng, kết quả của việc bị kết án là việc người phạm tội bị tuyên phạm tội và bị quyết định hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định. Quan điểm thứ hai cho rằng, kết quả của việc bị kết án là người phạm tội bị Tòa án tuyên án, không phân biệt họ bị áp dụng hình phạt gì, kể cả trường hợp họ được miễn hình phạt.[1]

    Về vấn đề này, chúng tôi cho rằng, hiện nay chưa có giải thích thế nào là “kết án” nên gây ra sự thiếu thống nhất. Theo khoản 1 Điều 49 Bộ luật Hình sự, thuật ngữ “đã bị kết án” gắn liền với thuật ngữ “chưa được xóa án tích”. Trong khi đó, việc xóa án tích gắn với việc thi hành án. Cho nên, chỉ khi bản án có hiệu lực pháp luật thì việc xóa án tích mới đặt ra. Đồng thời, theo các Điều 64, 65 và 66 Bộ luật Hình sự, việc xóa án tích gắn với việc đã bị tuyên phạt theo các hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định và miễn hình phạt. Tuy nhiên, miễn hình phạt đương nhiên được xóa án tích cho nên, miễn hình phạt không nằm trong phạm vi xem xét tái phạm. Bên cạnh đó, theo Từ điển tiếng Việt, kết án là việc Tòa án định tội và tuyên bố hình phạt.[2] Vì vậy, có thể hiểu “đã bị kết án” là đã bị Tòa án tuyên bố phạm tội và áp dụng hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định, bất kể đó là hình phạt gì, không bao hàm trường hợp được miễn hình phạt và thời điểm được tính tái phạm khi bản án có hiệu lực pháp luật, tức là, một người phạm tội mới sau khi lần phạm tội trước bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật. Việc “đã bị kết án” chỉ được loại trừ đối với trường hợp được Tòa án tuyên không phạm tội, người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự hoặc trường hợp họ bị tuyên phạm tội nhưng không áp dụng hình phạt mà áp dụng biện pháp tư pháp do Bộ luật Hình sự quy định gồm: bắt buộc chữa bệnh (Điều 43); giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng (Điều 70).

    Bên cạnh đó, khi xem xét dấu hiệu đã bị kết án còn phải lưu ý độ tuổi của người phạm tội trong lần bị kết án trước đó. Theo khoản 6 Điều 69 Bộ luật Hình sự, “Án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm”. Cho nên, trường hợp, án đã tuyên trước đó đối với người phạm tội khi họ chưa đủ 16 tuổi thì không xem xét để xác định người phạm tội có tái phạm hay không.

    Thứ hai, người bị kết án và bản án đã kết án đối với họ chưa được xóa án tích

    Việc xem xét một người bị kết án đã được xóa án tích hay chưa cần dựa vào quy định về xóa án tích do Bộ luật Hình sự quy định tại các điều từ Điều 63 đến 67 Bộ luật Hình sự và Mục 11 Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04/8/2010 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần chung của Bộ luật Hình sự năm 1999 (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 01/2000). Theo đó, việc xác định một người đã bị Tòa án xử phạt có được xóa án tích hay chưa phải xem xét họ đã chấp hành xong nội dung bản án liên quan đến họ hay chưa bao gồm: hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án (như án phí, bồi thường thiệt hại…) chứ không chỉ dựa vào hình phạt chính đã tuyên đối với họ.

    Thứ ba, người phạm tội lại phạm tội mới do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý

    Dấu hiệu này đòi hỏi tội sau mà người phạm tội thực hiện phải là tội do cố ý (không phân biệt tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng, tội đặt biệt nghiêm trọng) hoặc tội do vô ý nhưng chỉ đối với tội rất nghiêm trọng, tội đặt biệt nghiêm trọng. Nếu tội sau mà người phạm tội thực hiện thuộc tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng do vô ý thì người phạm tội không bị tái phạm.

    Bên cạnh đó, do khoản 1 Điều 49 Bộ luật Hình sự quy định tội sau là tội mới nên khi xác định tái phạm cũng cần lưu ý người phạm tội sau chỉ được xem là tái phạm khi hành vi phạm tội sau được xét xử sau. Trong trường hợp tội sau được xét xử trước và tội trước được xét xử sau thì lần xét xử sau không được xem là phạm tội mới. Khi đó, cho dù tội xét xử sau đáp ứng điều kiện là “phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý” thì người phạm tội vẫn không bị xác định là tái phạm.

    Ngoài ra, người phạm tội chỉ bị xem là tái phạm khi hành vi phạm tội sau của họ đáp ứng các dấu hiệu cấu thành tội phạm độc lập (có thể cùng loại với tội đã bị kết án trước đó hoặc khác loại với tội đã bị kết án trước đó). Nếu hành vi phạm tội sau không đủ yếu tố cấu thành tội phạm độc lập thì về nguyên tắc, hành vi đó của người phạm tội không phải là tội phạm nên tái phạm không đặt ra, trừ trường hợp chúng là tình tiết định tội trong các loại tội phạm có cấu thành theo cấu trúc “đã bị kết án chưa được xóa án tích về tội … mà lại phạm tội”.

    Thứ tư, do tình tiết tái phạm vừa được quy định là tình tiết định tội, vừa là tình tiết định khung hình phạt, vừa là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Cho nên, khi áp dụng cần tuân thủ nguyên tắc được quy định tại khoản 2 Điều 48 Bộ luật Hình sự. Đó là, những tình tiết đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

    1.2. Về tái phạm nguy hiểm

    Theo các điểm a, b khoản 2 Điều 49 Bộ luật Hình sự thì tái phạm nguy hiểm được quy định như sau:

    a) Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

    b) Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý.”

    Đây được xem là dạng đặc biệt của tái phạm[3] nên các dấu hiệu của tái phạm vẫn được xem xét khi xác định tái phạm nguy hiểm và những dấu hiệu riêng chỉ có đối với trường hợp tái phạm nguy hiệm.

    * Đối với trường hợp được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 49 Bộ luật Hình sự:

    Việc xác định một người có “tái phạm nguy hiểm” phải đảm bảo các dấu hiệu sau:

    Thứ nhất, trước khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội đó đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý. Việc xác định dấu hiệu người phạm tội “đã bị kết án” cũng được xác định như trường hợp tái phạm. Tuy nhiên, tội phạm trước mà người phạm tội bị kết án chỉ giới hạn ở tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý.

    Thứ hai, người bị kết án và bản án đã kết án đối với họ chưa được xóa án tích. Dấu hiệu này được xác định như trường hợp tái phạm.

    Thứ ba, người phạm tội lại phạm tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý. Tội này được thực hiện sau và được xét xử sau. Đồng thời, lần phạm tội này đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm độc lập do Bộ luật Hình sự quy định.

    * Đối với trường hợp được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 49 Bộ luật Hình sự:

    Việc xác định một người có “tái phạm nguy hiểm” trong trường hợp này phải đảm bảo các dấu hiệu sau:

    Thứ nhất, người phạm tội đã tái phạm. Có nghĩa rằng, trước lần bị đưa xét xử này, người phạm tội đã 02 lần bị kết án về tội phạm độc lập do Bộ luật Hình sự quy định. Đồng thời, trong lần bị kết án thứ hai trước đó, người phạm tội đã bị áp dụng tình tiết tái phạm.

    Trong thực tiễn, căn cứ được áp dụng để xác định dấu hiệu “đã tái phạm” là dựa vào quy định của Bộ luật Hình sự hay dựa vào bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật vẫn chưa có sự thống nhất. Quan điểm thứ nhất cho rằng, dấu hiệu tái phạm phải được xác định bằng quyết định hoặc bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi bản án đó chưa được xóa án tích, mà người này lại phạm tội mới thì mới coi là tái phạm nguy hiểm.

    Quan điểm thứ hai cho rằng, tái phạm là một chế định luật, tức là, luật đã quy định về vấn đề này. Khi người phạm tội đáp ứng quy định của Bộ luật Hình sự về các dấu hiệu để xác định tái phạm thì người phạm tội phải chịu tình tiết này, bất kể bản án, quyết định kết án người phạm tội ở lần thứ 2 trước đó có kết luận người phạm tội tái phạm hay không. Bởi vì, theo khoản 1 Điều 49 Bộ luật Hình sự thì tái phạm là “trường hợp đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý”. Điều luật không đòi hỏi phải có bản án, quyết định của Tòa án xác định.

    Về vấn đề này, chúng tôi cho rằng, mặc dù khoản 1 Điều 49 Bộ luật Hình sự quy định về tình tiết tái phạm không nêu dấu hiệu phải được Tòa án xác định bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng, việc xác định tình tiết tái phạm không thể tiến hành một cách độc lập mà chúng phải gắn liền với việc xem xét trách nhiệm hình sự của người phạm tội. Trong khi đó, theo Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, việc tuyên một người có tội thuộc thẩm quyền của Tòa án, việc quyết định hình phạt cũng chỉ do Tòa án tiến hành. Đồng thời, khoản 1 Điều 49 Bộ luật Hình sự chỉ nêu lên dấu hiệu để xác định tái phạm chứ không quy định trình tự, thủ tục, thẩm quyền xác định người phạm tội tái phạm. Cho nên, khi kết án người phạm tội ở lần thứ hai mà Tòa án không xác định người phạm tội tái phạm thì về nguyên tắc khi xét xử tội mới, Tòa án không được áp dụng tái phạm nguy hiểm trong trường hợp này.

    Việc hiểu theo cách này sẽ dẫn đến bản án, quyết định của Tòa án kết án người phạm tội ở lần thứ hai phải được xem xét theo trình tự giám đốc thẩm. Khi lần phạm tội thứ 2 được xét xử lại và bản án của Tòa án xác định người phạm tội bị tái phạm đã có hiệu lực pháp luật thì việc xem xét trách nhiệm hình sự của người phạm tội đối với lần phạm tội mới mới chính xác, đảm bảo ý nghĩa của hình phạt và tính công bằng trong việc xử lý trách nhiệm hình sự.

    Thứ hai, người bị kết án và bản án đã kết án đối với họ chưa được xóa án tích. Dấu hiệu này được xác định như trường hợp tái phạm và trường hợp thứ nhất của tái phạm nguy hiểm.

    Thứ ba, người phạm tội phạm lại phạm tội do cố ý. Theo đó, tội mới mà người phạm tội phạm phải là bất kỳ tội phạm cụ thể nào, có thể là tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Dấu hiệu này chỉ đòi hỏi tội đó là tội do cố ý, không bao hàm tội phạm do vô ý. Đồng thời, tội này do người phạm tội thực hiện sau và được xử sau và lần phạm tội mới này đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm độc lập do Bộ luật Hình sự quy định.

    Ngoài việc tuân thủ các dấu hiệu trong từng trường hợp được phân tích bên trên, khi xem xét áp dụng tình tiết tái phạm nguy hiểm đối với người phạm tội, người tiến hành tố tụng cần tuân thủ nguyên tắc được quy định tại khoản 2 Điều 48 Bộ luật Hình sự. Đó là, những tình tiết “tái phạm nguy hiểm” đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

    Như vậy, với quy định của Bộ luật Hình sự, các phân tích bên trên, tái phạm, tái phạm nguy hiểm thể hiện tính chất nguy hiểm cho xã hội do hành vi phạm tội gây ra cao hơn so với trường hợp phạm tội không có tình tiết này. Tính nguy hiểm này xuất phát từ dấu hiện nhân thân của người phạm tội. Khi phạm tội mà thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm là thể hiện tính xem thường pháp luật của người phạm tội; thể hiện họ là đối tượng khó cải tạo, giáo dục. Bên cạnh đó, theo khoản 2 Điều 3 Bộ luật Hình sự, một trong những nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội là nghiêm trị đối với trường hợp “tái phạm nguy hiểm”. Vì vậy, khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội có tình tiết tái phạm, tái phạm nguy hiểm thì Tòa án phải quyết định hình phạt ở mức cao để đảm bảo tính răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung và đảm bảo mục đích của hình phạt.

    2. Một số khó khăn, vướng mắc qua thực tiễn áp dụng quy định tình tiết tái phạm, tái phạm nguy hiểm

    Thứ nhất, đối với quy định của Bộ luật Hình sự về tái phạm, tái phạm nguy hiểm

    Một là, đối với việc dùng thuật ngữ “tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý” tại điểm a khoản 2 Điều 49 Bộ luật Hình sự

    Điểm a khoản 2 Điều 49 Bộ luật Hình sự quy định, “Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý.”

    Trong khi đó, theo khoản 3 Điều 8 Bộ luật Hình sự, “tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”. Đồng thời, nghiên cứu quy định về các tội tại Phần tội phạm cụ thể trong Bộ luật Hình sự, chúng tôi thấy rằng, các tội rất nghiêm trọng có tội được quy định với lỗi cố ý, có tội được quy định với lỗi vô ý nhưng đối với tội đặc biệt nghiêm trọng thì chỉ có tội được quy định với lỗi cố ý mà không tội được quy định với lỗi vô ý.

    Vì vậy, việc dùng thuật ngữ “tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý” là chưa phù hợp với các quy định khác của Bộ luật Hình sự.

    Hai là, đối với quy định tại điểm b khoản 2 Điều 49 Bộ luật Hình sự

    Điểm b khoản 2 Điều 49 Bộ luật Hình sự quy định “Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý” là tái phạm nguy hiểm. Như vậy, trong trường hợp người phạm tội thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý vẫn không được xác định là tái phạm nguy hiểm.

    Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng, căn cứ vào quy định về phân chia tội phạm tại Điều 8 Bộ luật Hình sự, tội rất nghiêm trọng dù là cố ý hay vô ý thì mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi cũng cao hơn rất nhiều so với tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng do cố ý. Đối với loại tội rất nghiêm trọng do vô ý, nhà làm luật đã có sự cân nhắc khi quy định trách nhiệm hình sự. Cho nên, sẽ là thiếu sót khi xác định người phạm tội đã tái phạm mà lại phạm tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng do cố ý là tái phạm nguy hiểm nhưng người phạm tội đã tái phạm mà lại phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý (tính chất nguy hiểm cho xã hội cao hơn, hình phạt áp dụng nặng hơn) nhưng lại không xem là tái phạm nguy hiểm.

    Để khắc phục bất cập này, kiến nghị bổ sung vào điểm b khoản 2 Điều 49 Bộ luật Hình sự nội dung “tội rất nghiêm trọng do lỗi vô ý”.

    Ba là, về phạm vi áp dụng của tình tiết “tái phạm” và tình tiết “tái phạm nguy hiểm”

    Khoản 1 Điều 49 Bộ luật Hình sự quy định “Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.” Do quy định này không loại trừ nên dẫn đến cách hiểu trong các trường hợp tái phạm có trường hợp tội cũ là tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý và tội mới là tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý.

    Trong khi đó, điểm a khoản 2 Điều 49 Bộ luật Hình sự quy định tái phạm nguy hiểm là “Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý”.

    Như vậy, sẽ có sự trùng lắp giữa quy định tại khoản 1 Điều 49 Bộ luật Hình sự về tái phạm với quy định tại điểm a khoản 2 Điều 49 Bộ luật Hình sự về tái phạm nguy hiểm khi tội cũ là tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý và tội mới là tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý.

    Bên cạnh đó, như phân tích bên trên, tội đặc biệt nghiêm trọng không có trường hợp phạm tội do vô ý nên cần bỏ trường hợp này.

    Để khắc phục hạn chế này, cần bổ sung vào khoản 1 Điều 49 Bộ luật Hình sự loại trừ trường hợp tái phạm nguy hiểm được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 49 Bộ luật Hình sự.

    Thứ hai, đối với quy định về thời điểm để xác định xóa án tích

    Việc xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm gắn liền với việc áp dụng quy định về xóa án tích. Quy định về xóa án tích được quy định tại các Điều từ Điều 63 đến Điều 67 Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, quy định về thời điểm để xóa án tích cũng chưa có quy định thống nhất. Theo khoản 1 Điều 67 Bộ luật Hình sự thì “Thời hạn để xoá án tích quy định tại Điều 64 và Điều 65 của Bộ luật này căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên”. Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 64 Bộ luật Hình sự lại quy định “Người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này, nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không phạm tội mới trong thời hạn sau đây:…” Quy định này đã dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau về thời điểm để xác định xóa án tích. Do đó, để có sự hiểu thống nhất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 67 Bộ luật Hình sự cho phù hợp.

    Thứ ba, về việc xác định xóa án tích đối với trường hợp người phạm tội chấp hành nhiều bản án trước thời điểm phạm tội mới

    Thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự, có nhiều vụ án, trước khi phạm tội mới (gọi là lần thứ ba), người phạm tội còn phải chấp hành nhiều bản án. Trong đó, việc xem xét trách nhiệm hình sự của người phạm tội trong bản án trước đó (gọi là lần thứ hai) có sử dụng tiền án của bán án đầu (gọi là lần thứ nhất). Trong trường hợp bản án lần thứ hai được chấp hành xong trước bản án lần thứ nhất thì người bị kết án có được xem là đã xóa án tích đối với bản án thứ hai hay không vẫ chưa có sự hiểu, áp dụng thống nhất. Vướng mắc này được thể hiện qua ví dụ sau:

    Tháng 02/1995, Nguyễn Văn A bị xử phạt 05 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Năm 2000, A chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa chấp hành xong khoản tiền bồi thường 15 triệu đồng.

    Tháng 6/2002, A trộm cắp tài sản trị giá 13,4 triệu đồng nên bị xử phạt 3 năm tù với tình tiết “tái phạm”. Tháng 7/2005, A chấp hành xong bản án nhưng vẫn chưa chấp hành khoản bồi thường 15 triệu đồng của bản án năm 1995.

    Tháng 8/2012, A lại trộm cắp tài sản trị giá 6,5 triệu đồng. Trong quá trình giải quyết vụ án, có 02 quan điểm khác nhau về việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với A.

     Quan điểm thứ nhất cho rằng, hành vi của A là “tái phạm” với lập luận, A đã chấp hành xong bản án năm 2002 nên đã được xóa án tích đối với bản án này. A chưa chấp hành xong khoản tiền bồi thường của bản án năm 1995 nên A phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “tái phạm” theo điểm g khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự.

    Quan điểm thứ hai cho rằng, do A chưa chấp hành xong khoản bồi thường của bản án năm 1995 nên A chưa được xóa án tích của bản án năm 2002. Vì vậy, hành vi phạm tội của A là “tái phạm nguy hiểm” nên A phải chịu trách nhiệm hình sự với tình tiết định khung tăng nặng được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 138 Bộ luật Hình sự.[4]

    Về vấn đề này, chúng tôi cho rằng, theo quy định tại khoản 3 Điều 67 Bộ luật Hình sự và hướng dẫn tại điểm c Mục 11 Nghị quyết số 01/2000 thì việc chấp hành xong bản án được hiểu là họ phải chấp hành xong mọi quyết định trong bản án đó. Việc bản án viện dẫn những nội dung (kể cả phần quyết định) của các bản án khác để lập luận mà không thể hiện trong phần quyết định của bản án thì việc người bị kết án có chấp hành xong những nội dung được viện dẫn hay không không có ý nghĩa trong việc xem xét người bị kết án có chấp hành xong bản án hay chưa. Trong khi đó, tình tiết A chưa chấp hành xong khoản bồi thường của bản án năm 1995 được nhận định trong bản án 2002 để xác định hành vi phạm tội năm 2002 của A là tái phạm và lượng hình với A (bởi vì, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là một trong những căn cứ quyết định hình phạt được quy định tại Điều 45 Bộ luật Hình sự) mà không phải là một phần trong quyết định của bản án năm 2002.

    Ngoài ra, khoản 2 Điều 67 Bộ luật Hình sự quy định: “Nếu chưa được xoá án tích mà phạm tội mới, thì thời hạn để xoá án tích cũ tính từ ngày chấp hành xong bản án mới.” Quy định này có thể hiểu, việc chấp hành từng bản án (bản án cũ và bản án mới) là độc lập nhau. Trong trường hợp, chưa được xóa án tích mà phạm tội mới thì việc tính thời hạn để xóa án tích của người bị kết án đối với bản án cũ từ thời điểm chấp hành xong bản án mới. Không có trường hợp ngược lại là thời hạn xóa án tích của bản án sau được tính từ thời điểm người phạm tội chấp hành xong cả 02 bản án. Quy định này nhằm nghiêm trị đối với người phạm tội mà không ăn năn, hối cải, tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội.

    Vì vậy, chúng tôi cho rằng, việc xóa án tích cho A đối với bản án năm 2002 không phụ thuộc vào việc A đã chấp hành xong bản án năm 1995 hay chưa. Cho nên, hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp “tái phạm” được quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật Hình sự mà không thuộc trường hợp “tái phạm nguy hiểm” nên không thể áp dụng tình tiết định khung cấu thành tăng nặng được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 138 Bộ luật Hình sự đối với A.

    Tuy nhiên, để có sự áp dụng thống nhất cần có hướng dẫn cụ chính thức từ liên ngành tư pháp trung ương.

    Thứ tư, đối với việc áp dụng tình tiết tái phạm nguy hiểm là tình tiết định khung của 02 tội độc lập

    Thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự đã phát sinh vướng mắc, khi người phạm tội thực hiện 02 hành vi phạm tội độc lập mà mỗi tội đều quy định tình tiết định khung là tái phạm nguy hiểm và trước đó họ đã tái phạm thì người phạm tội có bị áp dụng tình tiết tái phạm nguy hiểm đối với cả 02 tội hay không vẫn chưa có sự áp dụng thống nhất. Chúng tôi xin nêu vướng mắc này qua vụ án cụ thể như sau:

    Khoảng 14 giờ 20 phút ngày 28/7/2014, H.V.Th điều khiển xe mô tô biển kiểm soát 67Z1 – 7908 đến khu vực tổ 29, khóm 8, phường C.P.A, thành phố C, tỉnh A thấy bà Ng.T.H đang mua lúa, trên vai bà H có đeo túi xách đựng tiền màu trắng xám nên nảy sinh ý định cướp giật. Th dựng xe trên đường (nổ máy sẵn) rồi đi bộ đến gần bà H giả vờ hỏi giá lúa. Khi thấy bà H để túi xách tiền bên hông, Th liền dùng tay phải giật túi xách chạy đến lên xe mô tô định bỏ chạy nhưng xe bị tắt máy. Th bỏ xe lại và cầm túi xách chạy xuống đồng ruộng, lấy tiền giấu vào người, ném bỏ túi xách. Cùng lúc này, do bà H truy hô nên Th bị người dân xung quanh đuổi theo bắt giữ, giao cho Công an phường C.P.A xử lý. Qua kiểm tra, trong túi xách của bà H có 145.120.000 đồng.

    Quá trình điều tra còn xác định được, trước đó, khoảng 12 giờ ngày 18/7/2014, Th đến nhà bà V.T.P chơi thì thấy chị V.T.T đang sử dụng máy tính xách tay hiệu Samsung model: NP-RV413 – A01VN nên nảy sinh ý định lấy trộm máy tính đem cầm lấy tiền sử dụng ma túy. Th đưa cho chị T 20.000 đồng nhờ đi mua nước uống. Khi chị T đi, Th liền lấy máy tính đem đến bán cho ông H.V.B với giá 1.000.000 đồng. Số tiền có được Th dùng tiêu xài cá nhân và mua ma tuý sử dụng. Sau đó, chị T đến Công an phường C.P.B trình báo. Theo kết quả định giá của cơ quan chuyên môn, máy vi tính xách tay mà Th chiếm đoạt của chị T có giá 2.500.000 đồng.

    Lý lịch của Th thể hiện Th đã 02 lần bị Tòa án kết án nhưng chưa được xóa án tích gồm: Ngày 24/01/2006, Th bị Tòa án nhân dân tỉnh A xử phạt 04 năm tù về tội “Cướp giật tài sản” và tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Đến ngày 12/3/2009, Th chấp hành xong hình phạt tù trở về địa phương.

    Ngày 24/6/2010, Th bị Tòa án nhân dân thị xã C (nay là thành phố C) xử phạt 04 năm tù về tội “Cướp giật tài sản”. Ngày 14/02/2014, Th chấp hành xong hình phạt tù trở về địa phương.

    Th bị xem xét trách nhiệm hình sự về tội “Cướp giật tài sản” theo quy định tại các điểm c (tái phạm nguy hiểm), g khoản 2 Điều 136 và tội “Trộm cắp tài sản” theo quy định tại điểm c (tái phạm nguy hiểm) khoản 2 Điều 138 Bộ luật Hình sự. Xung quanh việc áp dụng tình tiết tái phạm nguy hiểm đối với Th đối với cả 02 tội đã có sự không thống nhất, cụ thể như sau:

    Quan điểm thứ nhất, thống nhất với việc áp dụng tình tiết định khung “tái phạm nguy hiểm” đối với cả 02 tội. Bởi vì, tình tiết “tái phạm nguy hiểm” đều là tinh tiết định khung của cả 02 tội nên không vi phạm quy định về áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “tái phạm nguy hiểm” được quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật Hình sự. Hơn nữa, tại mục 13 Phần I Công văn số 16/1999/KHXX ngày 01/02/1999 của Tòa án nhân dân tối cao về một số vấn đề về hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính và tố tụng (sau đây được viết tắt là Công văn số 16), Đối với bị cáo là tái phạm nguy hiểm, cùng một lúc phạm hai tội, thì phải áp dụng tình tiết “tái phạm nguy hiểm” đối với cả hai tội (nếu điều luật quy định “tái phạm nguy hiểm” là tình tiết định khung hình phạt, thì áp dụng là tình tiết định khung hình phạt, nếu điều luật không quy định “tái phạm nguy hiểm” là tình tiết định khung hình phạt, thì áp dụng là tình tiết tăng nặng quy định tại điểm i khoản 1 Điều 39 Bộ luật hình sự).” Cho nên, cần áp dụng tình tiết “tái phạm nguy hiểm” đối với 02 tội mà Th đã phạm.

    Quan điểm thứ hai cho rằng, Th phạm 02 tội, trong đó, tội “Trộm cắp tài sản” được thực hiện trước nên Th chỉ phải chịu tình tiết định khung “tái phạm nguy hiểm” đối với tội “Trộm cắp tài sản”. Do 02 tiền án đã được sử dụng làm tình tiết định khung của tội “Trộm cắp tài sản” nên Th không phải chịu thêm tình tiết định khung “tái phạm nguy hiểm” đối với tội “Cướp giật tài sản”.

    Theo chúng tôi, mục 13 Phần I Công văn số 16 chỉ hướng dẫn áp dụng tình tiết “tái phạm nguy hiểm” cho cả 02 tội khi người phạm tội “cùng một lúc phạm hai tội”, có nghĩa rằng, cơ quan, người tiến hành tố tụng không thể xác định tội nào thực hiện trước, tôi nào thực hiện sau chứ không phải cả hai tội được đưa ra xét xử cùng lúc. Cho nên, trong trường hợp nếu xác định được tội nào trước, tội nào sau thì cơ quan, người tiến hành tố tụng chỉ được áp dụng tình tiết “tái phạm nguy hiểm” đối với 01 tội, theo chúng tôi nên áp dụng đối với tội thực hiện trước. Vì vậy, trong vụ án trên, chúng tôi thống nhất với quan điểm thứ hai. Tuy nhiên, để có sự áp dụng thống nhất, cần có hướng dẫn cụ thể của liên ngành tư pháp trung ương về trường hợp này.

    Thứ năm, về việc sử dụng tiền án làm tình tiết định tội, định khung hình phạt của 02 tội độc lập

    Trong thực tiễn, khi người phạm tội có 02 tiền án, đã tái phạm lại phạm 02 tội khác nhau. Trong đó, một tội có sử dụng tiền án làm tình tiết định tội và một tội có quy định tình tiết tái phạm nguy hiểm thì cơ quan, người tiến hành tố tụng có được áp dụng các tiền án làm tình tiết đinh tội, định khung của 02 tội khác nhau hay không vẫn chưa có sự áp dụng thống nhất. Chúng tôi xin nêu những quan điểm khác nhau qua ví dụ như sau:

    Khoảng 03 giờ 30 phút ngày 05/12/2014, Th.M.T điều khiển xe mô tô biển kiểm soát 53R6 – 4697 trên đường Ng.V.Th, nhìn thấy bà B.Th.T.N đang ngồi trên xe lôi đạp do ông Tr.V.V điều khiển hướng từ chợ C đến phường N.S, bên trái bà N có 01 giỏ xách tay màu nâu (bên trong có 5.540.000 đồng; chiếc giỏ không còn giá trị sử dụng) nên T nảy sinh ý định giật túi xách của bà N. T điều khiển xe mô tô chạy phía sau xe ông V. Khi đến khu vực khóm C.Th.1, phường C.P.B, thành phố C, tỉnh A, T áp sát bên trái xe lôi, dùng tay giật túi xách rồi tăng ga tẩu thoát. Sau khi chiếm đoạt, T đã tiêu xài hết số tiền này.

    Qua điều tra, xác định trước đó, vào khoảng 02 giờ ngày 21/11/2014, T điều khiển xe đạp đến khu vực tổ 01, khóm C.L.5, phường C.P.B, thành phố C tìm tài sản lấy trộm. Khi đến nơi, T phát hiện cửa ra vào tầng 01 nhà bà H.Th.N không khóa. T trèo lên mái nhà dân cạnh bên rồi chuyền sang tầng 2, đột nhập vào nhà bà N lấy trộm 01 điện thoại di động. Sau đó, T bán 02 tài sản này được 500.000 đồng rồi tiêu xài cá nhân hết số tiền này. Theo kết quả định giá của cơ quan chuyên môn, 01 điện thoại di động mà T chiếm đoạt có giá 1.600.000 đồng.

    Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với T đã tồn tại 02 quan điểm khác nhau.

    Quan điểm thứ nhất cho rằng, hành vi của T đã phạm tội “Cướp giật tài sản” theo quy định tại các điểm c, d khoản 2 Điều 136 và tội “Trộm cắp tài sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật Hình sự. Bởi vì, tài sản mà T lén lút chiếm đoạt có giá trị dưới 2.000.000 đồng nên 02 tiền án mà T phạm trước đó được sử dụng làm tình tiết định tội. Cho nên, hành vi lén lút chiếm đoạt 01 điện thoại di động của T đã đủ yếu tố cấu thành tội “Trộm cắp tài sản” theo khoản 1 Điều 138 Bộ luật Hình sự. Đối với hành vi chiếm đoạt tiền của bà N, tài sản mà T chiếm đoạt là 5.540.000 đồng. Do trước đó T có 02 tiền án nên T phải chịu chịu tình tiết định khung “tái phạm nguy hiểm” được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 136 Bộ luật Hình sự. Việc sử dụng 02 tiền án làm tình tiết định tội và tình tiết định khung của 02 tội khác nhau là không trái quy định tại khoản 2 Điều 48 Bộ luật Hình sự.

    Quan điểm thứ hai cho rằng, hành vi của T đã phạm tội “Trộm cắp tài sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 138 và tội “Cướp giật tài sản” theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 136 và tội Bộ luật Hình sự. Bởi vì, 02 tiền án của T đã được sử dụng làm dấu hiệu “đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm” để xem xét trách nhiệm hình sự T về tội “Trộm cắp tài sản”. Cho nên, không thể 01 lần nữa sử dụng 02 tiền án này làm tính tiết định khung hình phạt “tái phạm nguy hiểm” đối với tội “Cướp giật tài sản” vì như vậy sẽ gây bất lợi cho người phạm tội.

    Theo quan điểm của chúng tôi, hiện nay, chưa có hướng dẫn chính thức về vấn đề này. Tuy nhiên, theo các điểm a, b tiểu mục 7.3 mục 7 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự (sau đây được viết tắt là Nghị quyết số 01/2006) thì

    a) Trường hợp các tiền án của bị cáo đã được xem xét là dấu hiệu cấu thành tội phạm “đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm” thì các tiền án đó không được tính để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm đối với bị cáo.

    b) Trường hợp các tiền án của bị cáo không được xem xét là dấu hiệu cấu thành tội phạm “đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm” vì hành vi phạm tội của bị cáo đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì các tiền án của bị cáo phải tính để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm.”

    Đồng thời, trong trường hợp 02 tội này được giải quyết độc lập thì T không thể bị áp dụng 02 tiền án này 02 lần. Vì vậy, theo hướng có lợi cho người phạm tội và nguyên tắc 01 tình tiết không thể áp dụng 02 lần thì việc xử lý T theo quan điểm thứ hai là phù hợp.

    Thứ sáu, đã tái phạm nguy hiểm chưa được xóa án tính mà tiếp tục phạm tội do cố ý thì có thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm hay không

    Hiện nay, trường hợp này nảy sinh nhiều qua thực tiễn đấu tranh, phòng chống tội phạm nhưng chưa có sự áp dụng thống nhất. Quan điểm thứ nhất cho rằng, tái phạm nguy hiểm được quy định tại khoản 2 Điều 49 Bộ luật Hình sự. Trong 02 trường hợp mà khoản 2 Điều 49 Bộ luật Hình sự quy định không có trường hợp đã tái phạm nguy hiểm chưa được xóa án tích mà tiếp tục phạm tội do cố ý là tái phạm nguy hiểm. Cho nên, theo nguyên tắc có lợi cho người phạm tội, trong trường hợp này, không nên áp dụng tình tiết tái phạm nguy hiểm đối với người phạm tội.

    Quan điểm thứ hai cho rằng, điểm b khoản 2 Điều 49 Bộ luật Hình sự quy định “Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý” là tái phạm nguy hiểm. Một người đã tái phạm nguy hiểm chưa được xóa án tích mà tiếp tục phạm tội do cố ý thì tính nguy hiểm cho xã hội do hành vi của họ gây ra còn cao hơn. Cho nên, cần áp dụng tình tiết tái phạm nguy hiểm đối với người phạm tội trong trường hợp này.

    Theo chúng tôi, tái phạm nguy hiểm là dạng đặc biệt của tái phạm, thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn trường hợp tái phạm với các căn cứ do Bộ luật Hình sự quy định. Trong 02 trường hợp được xác định là tái phạm nguy hiểm được quy định tại khoản 2 Điều 49 Bộ luật Hình sự thì điểm b quy định “Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý”. Mặc dù, quy định này chỉ đề cập đến tái phạm mà không đề cập đến tái phạm nguy hiểm nhưng tái phạm nguy hiểm là một dạng của tái phạm. Cho nên, cần phải xác định đã tái phạm nguy hiểm chưa được xóa án tính mà tiếp tục phạm tội do cố ý cũng thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm.

    Tuy nhiên, để có sự áp dụng thống nhất cần có hướng dẫn chính thức từ liên ngành tư pháp trung ương.

    3. Một số kiến nghị hoàn thiện

    Để khắc phục các vướng mắc, bất cập bên trên, chúng tôi kiến nghị một số vấn đề sau:

    Thứ nhất, cần sửa đổi, bổ sung nội dung của Điều 49 Bộ luật Hình sự để đảm bảo logic, ngữ nghĩa, tránh những cách hiểu khác nhau. Theo đó, Điều 49 Bộ luật Hình sự cần có nội dung như sau:

    Điều 49. Tái phạm, tái phạm nguy hiểm

    1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý, trừ trường hợp được quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

    2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:

    a) Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng do cố ý, tội đặc biệt nghiêm trọng, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý, tội đặc biệt nghiêm trọng;

    b) Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng do cố ý hoặc tội rất nghiêm trọng do vô ý.

    Người đã tái phạm nguy hiểm mà lại phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng do cố ý hoặc tội rất nghiêm trọng do vô ý vẫn thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm.

    Thứ hai, để có sự hiểu thống nhất về thời điểm xóa án tích, kiến nghị sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 67 Bộ luật Hình sự với nội dung như sau:

    “1. Thời hạn để xoá án tích quy định tại Điều 64 và Điều 65 của Bộ luật này căn cứ vào thời điểm chấp hành xong bản án”.

    Thứ ba, đề nghị bổ sung vào khoản 2 Điều 67 Bộ luật Hình sự nội dung quy định về việc xóa án tích đối với 02 bản án có liên quan với nhau như sau:

    “2. Nếu chưa được xoá án tích mà phạm tội mới, thì thời hạn để xoá án tích cũ tính từ ngày chấp hành xong bản án mới.

    Trong trường hợp bản án cũ và bản án mới có liên quan với nhau thì việc xác định thời hạn chấp hành bản án mới không phụ thuộc vào việc bản án cũ có được chấp hành xong hay chưa.

    Thứ tư, kiến nghị Liên ngành Tư pháp trung ương hướng dẫn để có sự áp dụng thống nhất các trường hợp sau:

    Một là, việc xem xét áp dụng tình tiết tái phạm nguy hiểm đối với nhiều tội thực hiện cùng lúc và không cùng lúc như sau:

    Trong trường hợp người phạm tội thực hiện cùng lúc nhiều tội và khi thực hiện các tội này họ thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm thì phải áp dụng tình tiết “tái phạm nguy hiểm” đối với tất cả các tội đó (nếu điều luật quy định “tái phạm nguy hiểm” là tình tiết định khung hình phạt, thì áp dụng là tình tiết định khung hình phạt, nếu điều luật không quy định “tái phạm nguy hiểm” là tình tiết định khung hình phạt, thì áp dụng là tình tiết tăng nặng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự).

    Trong trường hợp người phạm tội thực hiện nhiều tội không cùng lúc (có tội thực hiện trước, tội thực hiện sau) nhưng các tội đó bị truy cứu trách nhiệm hình sự cùng lúc và khi thực hiện các tội này người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm thì chì được áp dụng tình tiết “tái phạm nguy hiểm” đối với tội được thực hiện sớm nhất trong số các tội đó.”

    Hai là, về việc sử dụng tiền án làm tình tiết định tội, định khung hình phạt của nhiều tội độc lập, kiến nghị hướng dẫn như sau:

    Đối với trường hợp người phạm tội thực hiện nhiều tội cùng lúc hoặc thực hiện nhiều tội không cùng lúc nhưng bị truy cứu trách nhiệm hình sự cùng lúc thì tiền án đã được sử dụng làm tình tiết định tội của tội này thì không được sử dụng làm tình tiết định khung hình phạt hoặc tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự của tội khác và ngược lại.

    Tóm lại, người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm là thể hiện sự xem thường pháp luật. Cho nên, cần phải xử lý nghiêm hành vi phạm tội của họ. Bên cạnh mặt tích cực, quy định của pháp luật hình sự về tái phạm, tái phạm nguy hiểm còn chứa đựng những vướng mắc, bất cập làm ảnh hưởng đến công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm; quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội. Với những vấn đề được nêu trong bài viết, tác giả hy vọng góp phần làm rõ quy định của pháp luật hình sự, những vướng mắc, bất cập liên quan đến 02 tình tiết tái phạm, tái phạm nguy hiểm và khắc phục những bất cập, vướng mắc gặp phải trong thực tiễn áp dụng 02 tình tiết này.

  • Xem thêm     

    25/10/2015, 09:18:15 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Quyết định xử lý vi phạm hành chính về trật tự xã hội sẽ được thông báo cho địa phương để theo dõi, quản lý. Nếu lần sau còn vi phạm thì sẽ bị xử lý hình sự. Nếu chỉ bị xử phạt hành chính thì chưa bị đuổi học.

69 Trang «<3456789>»