Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

69 Trang «<2345678>»
  • Xem thêm     

    25/05/2016, 05:37:03 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nếu người đi xe đạp không chạy quá tốc độ, đi đúng phần đường, việc con bạn từ trong nhà lao ra khiến người lái xe không kịp xử lý thì tình huống này là sự kiện bất ngờ, người lái xe không có lỗi và bạn không thể yêu cầu bồi thường được.

  • Xem thêm     

    25/05/2016, 05:29:03 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Đại diện gia đình nạn nhân có quyền làm đơn tố cáo gửi tới công an cấp huyện hoặc công an tỉnh để được xem xét giải quyết. Ngoài ra, có thể làm đơn gửi tới nhà trường và phòng giáo dục để có biện pháp phòng ngừa với người đó...

    Hành vi sờ mó, cọ xát vào bộ phận sinh dục của của nạn nhân chưa đủ 16 tuổi hoặc của đối tượng dâm ô là có thể xử lý về tội dâm ô với trẻ em rồi, không bắt buộc phải có dấu vết, tổn thương cơ thể....

    Căn cứ để khởi tố sẽ là lời khai của nạn nhân, đối tượng, người làm chứng (nếu có), kết quả khám nghiệm, giám định... và các tài liệu, chứng cứ khác có liên quan. Cơ quan điều tra sẽ có những biện pháp nghiệp vụ để đấu tranh với đối tượng đó và xử lý theo pháp luật.

    Thời hạn kiểm tra xác minh nguồn tin theo quy định tại Điều 103 BLTTHSThông tư số 06/2013/TTLT là không quá hai tháng, thực tế với các vụ việc phức tạp thì thời gian có thể kéo dài hơn...

    Vì vậy, gia đình các nạn nhân có thể tiếp tục gửi đơn tới và cung cấp các chứng cứ có liên quan tới các cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết theo pháp luật.

  • Xem thêm     

    19/04/2016, 10:41:35 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nếu cô bé đó tố cáo thì cậu bé đó có thể bị xử lý hành chính (cảnh cáo hoặc phạt tiền) theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 5, Nghị định 167/2013/NĐ-CP, cụ thể như sau

    "Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

    1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;"

  • Xem thêm     

    19/04/2016, 10:16:42 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Theo quy định pháp luật thì các đương sự được quyền khiếu nại các văn bản tố tụng, hành vi tố tụng. Nếu không đồng ý với nội dung bản án sơ thẩm thì các đương sự có quyền kháng cáo.

  • Xem thêm     

    17/04/2016, 02:12:57 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn! 

    Bạn xem quy định tại Nghị định số 221/2013/NĐ-CP sau đây nhé:

    TRÌNH TỰ, THỦ TỤC LẬP HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC

    Điều 8. Trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

    1. Khi phát hiện người sử dụng ma túy trái phép, Công an cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm lập biên bản về hành vi sử dụng ma túy trái phép của người đó và tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Trường hợp cá nhân, tổ chức phát hiện người sử dụng ma túy trái phép thì báo cho cơ quan Công an cấp xã nơi người có hành vi vi phạm để lập biên bản và xác minh, thu thập tài liệu, lập hồ sơ:

    a) Trường hợp người vi phạm cư trú tại xã, phường, thị trấn nơi xảy ra vi phạm và đã được giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định này;

    b) Trường hợp người vi phạm có nơi cư trú không thuộc xã, phường, thị trấn nơi xảy ra vi phạm thì bàn giao người và biên bản vi phạm cho cơ quan Công an cấp xã nơi người vi phạm cư trú để tiến hành lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định này. Việc bàn giao phải được lập thành biên bản, mỗi bên giữ một bản;

    c) Trường hợp chưa xác định được nơi cư trú ổn định của người vi phạm, thì tiến hành xác định nơi cư trú ổn định của người đó. Trong thời gian 15 ngày làm việc, nếu xác định được nơi cư trú ổn định thì thực hiện theo Điểm a hoặc Điểm b Khoản 1 Điều này; nếu không xác định được nơi cư trú ổn định thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định này.

    2. Trong quá trình điều tra, thụ lý các vụ vi phạm pháp luật, cơ quan Công an cấp huyện hoặc cơ quan Công an cấp tỉnh phát hiện hành vi sử dụng ma túy trái phép hoặc dấu hiệu nghiện ma túy của người vi phạm thì tiến hành lập biên bản, xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc với người đó:

    a) Trường hợp người vi phạm thuộc quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định này thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định này. Hồ sơ được gửi cho phòng Tư pháp cấp huyện nơi người đó cư trú.

    b) Trường hợp người vi phạm thuộc quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định này thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định này. Hồ sơ được gửi cho phòng Tư pháp cấp huyện nơi cơ quan lập hồ sơ đóng trụ sở.

    Điều 9. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

    1. Đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định:

    a) Bản tóm tắt lý lịch;

    b) Phiếu trả lời kết quả của người có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này về tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

    c) Biên bản về hành vi sử dụng ma túy trái phép;

    d) Bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ;

    đ) Tài liệu chứng minh đã chấp hành xong Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn bao gồm: Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy và Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

    e) Giấy xác nhận hết thời gian cai nghiện ma túy tại gia đình hoặc cai nghiện ma túy tại cộng đồng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc tài liệu chứng minh bị đưa ra khỏi chương trình điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;

    g) Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về việc giao cho gia đình quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong thời gian làm thủ tục đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

    h) Văn bản của cơ quan lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

    2. Đối với người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định:

    a) Hồ sơ đề nghị quy định tại Điểm a, b, c, d, h Khoản 1 Điều này;

    b) Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về việc giao cho tổ chức xã hội quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

    Điều 10. Thẩm quyền xác định người nghiện ma túy.

    1. Người có thẩm quyền xác định người nghiện ma túy là bác sỹ, y sĩ thuộc trạm Y tế cấp xã, bệnh xá Quân y, phòng khám khu vực, bệnh viện cấp huyện trở lên, phòng y tế của cơ sở cai nghiện bắt buộc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh và chứng chỉ tập huấn về điều trị cắt cơn nghiện ma túy do cơ quan có thẩm quyền cấp. Bộ Y tế hướng dẫn việc tập huấn và cấp chứng chỉ về điều trị cắt cơn nghiện ma túy.

    2. Người có thẩm quyền xác định người nghiện ma túy phải chịu trách nhiệm về việc xác định của mình trước pháp luật.

    Điều 11. Thông báo về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

    1. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định tại Điều 9 Nghị định này, cơ quan lập hồ sơ thông báo bằng văn bản về việc lập hồ sơ cho người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc người đại diện hợp pháp của họ.

    2. Văn bản thông báo về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc gồm các nội dung cơ bản sau đây:

    a) Họ và tên người vi phạm;

    b) Lý do lập hồ sơ đề nghị;

    c) Quyền của người được thông báo: người được thông báo có quyền đọc, ghi chép, sao chụp hồ sơ và phát biểu ý kiến về việc lập hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp huyện;

    d) Địa điểm đọc hồ sơ;

    đ) Thời gian đọc hồ sơ: thời gian đọc hồ sơ là 05 ngày kể từ ngày nhận được thông báo.

     

     http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-dinh-221-2013-ND-CP-che-do-ap-dung-bien-phap-xu-ly-hanh-chinh-co-so-cai-nghien-bat-buoc-218245.aspx

  • Xem thêm     

    17/04/2016, 02:06:21 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:


    1. Theo thông tin bạn nêu thỉ việc cơ quan điều tra khởi tố anh bạn về tội cố ý gây thương tích là có căn cứ. Khi ông An tấn công anh bạn thì anh bạn có quyền tự vệ, có quyền chống trả hành vi tấn công của ông An, hành vi đó là hợp pháp. Tuy nhiên, khi anh bạn lấy được dao rồi thì vẫn tấn công trở lại, chém vào lưng ông An. Hành vi chém này là cố ý gây thương tích. Anh bạn gây thương tích cho ông An là 13% nhưng có dùng dao là hung khí nguy hiểm nên đủ căn cứ xử lý về tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 104 BLHS.

    2. Theo thông tin bạn nêu ở trên thì người bị hại là ông An cũng có lỗi một phần, anh bạn có bị kích động vì hành vi trái pháp luật của nạn nhân. Đây là tình tiết có thể xem xét để giảm nhẹ một phần trách nhiệm hình sự của anh bạn. Nếu có căn cứ xác định tinh thần của anh bạn bị kích động mạnh thì anh bạn mới có thể không bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì thương tích chưa tới 30%.

    3. Việc cán bộ điều tra yêu cầu anh bạn điểm chỉ vào tờ giấy trắng là chưa đúng thủ tục tố tụng, anh bạn có thể khiếu nại về việc này. Sự việc xảy ra còn có người chứng kiến. Vì vậy, khi tòa án xét xử, anh bạn có thể trình bày toàn bộ nội dung sự việc để tòa án xem xét, có thể trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

    4. Vấn đề bồi thường thiệt hại do hai bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì tòa án sẽ quyết định trên cơ sở tiền cứu chữa, thu nhập bị mất bị giảm sút và khoản tổn thất về tinh thần theo quy định tại Điều 609 BLDS.

  • Xem thêm     

    17/04/2016, 01:48:00 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !
    Nếu trong quá trình xác minh, giải quyết tin báo tố giác tội phạm mà nghi phạm bỏ trốn khỏi nơi cư trú thì sẽ khó khăn cho kết quả xác minh. Tuy nhiên, nếu đã có đủ căn cứ để xử lý hình sự thì cơ quan điều tra vẫn có thể khởi tố vụ án, khởi tố bị can và có quyết định truy nã đối tượng gây án.

  • Xem thêm     

    31/03/2016, 08:34:23 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Thời hạn truy tố, thời hạn chuẩn bị xét xử được Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành quy định như sau:

    Giai đoạn truy tố: Giai đoạn này do Viện Kiểm sát thụ lý: Ban hành bản cáo trạng truy tố bị can và chuyển hồ sơ sang Tòa án.

    Thời hạn truy tố: Thời hạn hai mươi ngày đối với tội ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện Kiểm sát có thể gia hạn nhưng không quá mười ngày đối với tội ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng và không quá mười lăm ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

    Về thời hạn tạm giam: Thời hạn tạm giam để truy tố  không vượt quá thời hạn truy tố.

    Giai đoạn xét xử: Giai đoạn do Tòa án thụ lý:

    Thời hạn chuẩn bị xét xử: Là ba mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, bốn mươi lăm ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, hai tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Đối với những vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể gia hạn thêm nhưng không quá mười lăm ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

    Thời hạn tạm giam chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử.

  • Xem thêm     

    26/03/2016, 08:50:39 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào ban!

    Vụ việc của bạn đang trong giai đoạn kiểm tra, xác minh nguồn tin về tin báo, tố giác tội phạm. Theo quy định tại Điều 103 Bộ luật tố tụng hình sự và hướng dẫn tại Thông tư số 06/2013/TTLT thì thời hạn kiểm tra, xác minh nguồn tin là 20 ngày, nếu vụ việc phức tạp thì có thể kéo dài hơn nhưng không quá 2 tháng.

    Theo thông tin bạn nêu thì vụ việc của bạn đã quá thời hạn theo quy định pháp luật. Vì vậy, bạn có thể khiếu nại cơ quan điều tra về hành vi xác minh quá thời hạn luật định theo các quy định nêu trên đến thủ trưởng cơ quan điều tra đó hoặc viện trưởng viện kiểm sát cùng cấp để được xem xét giải quyết theo quy định pháp luật.

  • Xem thêm     

    24/03/2016, 03:29:51 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Việc mạo danh của người khác là hành vi vi phạm pháp luật, hành vi này có thể bị xử lý hành chính, buộc phải đính chính, cải chính công khai theo quy định của Bộ luật dân sự.

    Vì vậy, cha mẹ chồng cô gái trên có thể yêu cầu cô con dâu xin lỗi, cải chính công khai với hành vi vi phạm nêu trên.

  • Xem thêm     

    14/03/2016, 08:49:01 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Theo quy định pháp luật thì các văn bản tố tụng đều phải thông báo cho bị cáo, bị hại... vì vậy cơ quan điều tra phải có trách nhiệm thông báo kết quả giám định thương tật cho người bị hại và bị cáo biết và họ có quyền khiếu nại kết quả giám định đó. Nếu cơ quan điều tra không thông báo thì bị can, bị hại có quyền khiếu nại hành vi đó tới thủ trưởng cơ quan điều tra hoặc viện kiểm sát cùng cấp để được xem xét giải quyết.

  • Xem thêm     

    20/02/2016, 09:29:40 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    1. Theo thông tin bạn nêu thì hành vi của đối tượng đã hành hung bạn có dấu hiệu của tội giết người theo quy định tại Điều 93 Bộ luật hình sự. Mặc dù bạn không chết nhưng với hung khí nguy hiểm, đánh vào vùng trọng yếu, hậu quả chết người có thể xảy ra (nếu không được cấp cứu kịp thời) thì lỗi này được xác định là lỗi cố ý gián tiếp của hành vi giết người. Cơ quan điều tra sẽ cân nhắc xem khởi tố về tội giết người hay tội cố ý gây thương tích. Việc khởi tố vào tội danh nào sẽ căn cứ vào hành vi cụ thể, hậu quả và ý thức chủ quan của người hành hung bạn. Trong trường hợp khởi tố về tội cố ý gây thương tích thì kết quả giám định thương tật là điều kiện bắt buộc để khởi tố. Nếu bạn từ chối giám định thương tật và cơ quan điều tra không khởi tố theo Điều 93 BLHS thì vụ việc chỉ xử lý hành chính.

    2. Bộ luât hình sự quy định:

    "Điều 14. Phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác 

    Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.".

    Như vậy, đối tượng đó đánh bạn trong tình trạng say rượu thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật nêu trên.

    3. Theo quy định tại Điều 103 Bộ luật tố tụng hình sự và hướng dẫn tại Thông tư số 06/2013/TTLT thì thời hạn kiểm tra, xác minh tin báo tố giác tội phạm là không quá 2 tháng. Vì vậy, nếu hết thời hạn trên mà cơ quan công an không khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam đối tượng trên thì bạn có quyền khiếu nại cơ quan điều tra theo quy định pháp luật.

     

  • Xem thêm     

    17/02/2016, 09:30:23 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo quy định của Bộ luật lao động về trách nhiệm vật chất thì người lao động vô ý gây thiệt hại tới tài sản của doanh nghiệp thì phải bồi thường. Việc bồi thường có thể trừ vào lương nhưng không quá 30% lương hàng tháng.

    Bộ luật dân sự cũng quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại và có lưu ý trong trường hợp thiệt hại vượt quá khả năng thanh toán của người gây thiệt hại thì có thể xem xét giảm mức trách nhiệm bồi thường.

    Theo thông tin nêu trên thì công ty bạn có thể khởi kiện yêu cầu người lao động bồi thường thiệt hại, tuy nhiên việc khởi kiện sẽ mất nhiều thời gian và khả năng thi hành án của người lao động cũng là vấn đề mà công ty phải cân nhắc trước khi khởi kiện để đảm bảo tính khả thi của bản án sau này.

  • Xem thêm     

    16/02/2016, 07:06:58 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1. Theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự thì hành vi vay,mượn tiền rồi bỏ trốn nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả tiền thì người có hành vi này xẽ bị xử lý về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Vì vậy, việc bạn và một số người khác tố cáo người vay tiền rồi bỏ trốn tới cơ quan công an là có căn cứ giải quyết, vụ việc có dấu hiệu tội phạm.

    2. Theo quy định tại Điều 103 Bộ luật tố tụng hình sự, hướng dẫn tại Thông tư số 06/2013/TTLT thì sau khi nhận được tin báo, tố giác tội phạm, cơ quan điều tra sẽ tiến hành kiểm tra, xác minh nguồn tin, thời gian kiểm tra xác minh nguồn tin không quá 60 ngày. Vì vậy, nếu hết thời hạn này mà cơ quan điều tra vẫn không có thông báo về kết quả xác minh cho gia đình bạn thì gia đình bạn có quyền kiến nghị lên cấp trên hoặc viện kiểm sát cùng cấp, hoặc khiếu nại hành vi xác minh quá hạn của cơ quan điều tra. Sau khi có lệnh truy nã thì mọi người đều có quyền bắt giữ người bị truy nã, những người che giấu sẽ bị xem xét xử lý về hành vi này.

    3. Theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự thì hình phạt với người chiếm đoạt trên 500 triệu đồng là 12 năm, hai mươi năm hoặc tù chung thân. Bạn tham khảo quy định sau đây của Bộ luật hình sự:

    Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 

    1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
      a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
      b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
      a) Có tổ chức;
      b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
      c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
      d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
      đ) Tái phạm nguy hiểm;
      e) Gây hậu quả nghiêm trọng.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm :
      a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
      b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
      a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
      b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.
  • Xem thêm     

    15/02/2016, 05:10:53 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Về lý thì người lao động có lỗi gây thiệt hại đến tài sản của công ty thì phải bồi thường theo quy định của Bộ luật lao động về trách nhiệm vật chất. Tuy nhiên, trong vụ việc trên, thiệt hại của công ty đã được bảo hiểm chi trả toàn bộ, công ty không còn thiệt hại nữa nên việc bắt đền người lái xe là thiếu căn cứ pháp lý. Về tình thì người lái xe là người lao động, số tiền 70 trđ với họ là rất lớn, họ đã trả một phần cho công ty, đã phải nghỉ việc, phải bán xe... rất khó khăn như vậy nên công ty không nên dồn ép họ vào đường cùng để đòi bồi thường (trong khi số tiền thiệt hại đã được bảo hiểm chi trả). Nếu hai bên không thể giải quyết được thì một trong hai bên có thể đưa vụ việc tới tòa án để giải quyết, khi đó công ty sẽ yếu lý và có thể sẽ thiệt hại hơn người lao động.

  • Xem thêm     

    15/02/2016, 04:43:14 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1. Theo quy định pháp luật (Điều 15 Bộ luật hình sự)  thì khi bạn hoặc người khác bị tấn công thì bạn có thể dùng vũ lực để "chống trả" một cách "cần thiết" nhằm triệt tiêu sức tấn công của đối phương nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của mình hoặc của người khác. Hành vi "chống trả một cách cần thiết" này pháp luật gọi là phòng vệ chính đáng và không phải là tội phạm. Bạn lưu ý việc chống trả phải ở mức độ cần thiết, đủ để bảo vệ, phòng vệ, tự vệ trước sức tấn công của người khác. Nếu sau khi đã phòng vệ được bản thân và người khác (đối tượng không còn có thể gây nguy hiểm nữa) mà bạn lại tiếp tục tấn công gây thương tích cho họ, đập phá tài sản của họ... thì hành vi sau của bạn là phạm pháp, tùy vào tính chất mức độ của hành vi và hậu quả do hành vi để lại mà bạn có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự.

    2. Người tấn công, gây thương tích cho bạn và người nhà của bạn có thể bị xử lý về tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 104 BLHS hoặc tội gây rối trật tự công cộng theo quy định tại Điều 245 BLHS. Hành vi phá hỏng xe máy xẽ bị xem xét về tội cố ý làm hư hỏng hoặc hủy hoại tài sản theo quy định tại Điều 143 BLHS. Còn hành vi của bạn và người nhà bạn cũng sẽ bị xem xét về mức độ phòng vệ, xem đã vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hay chưa để xử lý theo pháp luật.

    Bạn có thể làm đơn trình báo sự việc trên tới công an để được xem xét giải quyết theo quy định pháp luật. Bạn tham khảo một số quy định sau đây của Bộ luật hình sự:

    "

    Điều 15. Phòng vệ chính đáng 

    1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

      Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

    2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

      Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.

    "

    Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
      a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
      b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
      c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
      d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
      đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
      e) Có tổ chức;
      g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
      h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
      i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
      k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
    2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
    3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người, hoặc từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
    4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

    Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản 

    1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
      a) Có tổ chức;
      b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
      c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
      d) Để che giấu tội phạm khác;
      đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;
      e) Tái phạm nguy hiểm.
      g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
      a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
      b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
      a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
      b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

     ".

     

  • Xem thêm     

    14/02/2016, 09:21:52 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Ma túy đá cũng là một dạng chất ma túy, bạn sử dụng trái phép chất ma tuy nên bị xử phạt hành chính là đúng pháp luật. Nếu chỉ có kết quả xét nghiệm 1 lần dương tính với ma túy đá thì chưa đủ căn cứ xác định là nghiện ma túy nên sẽ không bắt buộc cai nghiện. 

    Nếu phát hiện người tình nghi sử dụng trái phép chất ma túy thì cơ quan công an có quyền yêu cầu triệu tập đến làm việc, xét nghiệm và xử lý theo quy định pháp luật. Yêu cầu không giao du với "đám bạn xấu" chỉ là lời khuyên để tốt cho bạn chứ không phải là một biện pháp hành chính bắt buộc.

  • Xem thêm     

    14/02/2016, 08:49:54 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo thông tin bạn nêu thì anh của bạn và một người khác cùng bị tạm giữ, tạm giam về hành vi cướp giật tài sản, Anh bạn vừa mới chấp hành xong bản án trước đây, chưa hết thời gian thử thách nên lần phạm tội này sẽ bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là tái phạm.

    Người cũng vi phạm với anh bạn được xác đinh là đồng phạm (giản đơn) chứ chưa được coi là đồng phạm có tổ chức hoặc tổ chức tội phạm. Hành vi sử dụng xe gắn máy để cướp giật thì dù không gây thương tích cho người bị hại vẫn bị xác định là dùng thủ đoạn nguy hiểm và sẽ bị xử lý về khoản 2, Điều 136 BLHS.

    Hình phạt được Bộ luật hình sự quy định như sau:

    "

    Điều 136. Tội cướp giật tài sản 

    1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
      a) Có tổ chức;
      b) Có tính chất chuyên nghiệp;
      c) Tái phạm nguy hiểm;
      d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
      đ) Hành hung để tẩu thoát;
      e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
      g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
      h) Gây hậu quả nghiêm trọng.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
      a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
      b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
      c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
      a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
      b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
      c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.

    "

  • Xem thêm     

    27/01/2016, 10:00:07 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !

    Theo Điều 43 Bộ luật TTHS, nhân chứng là người biết được những tình tiết có liên quan của vụ án, có thể được triệu tập đến tòa để làm chứng. Người làm chứng có nghĩa vụ khai báo trung thực tất cả những tình tiết của vụ án mà mình biết.

    Trường hợp người làm chứng đã được cơ quan điều tra, VKS, tòa án triệu tập nhưng cố ý không đến mà không lý do chính đáng thì có thể bị dẫn giải đến tòa. Người làm chứng từ chối hoặc trốn tránh việc khai báo nếu không có lý do chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội từ chối khai báo, cung cấp tài liệu (điều 308 Bộ luật hình sự) hoặc nếu khai báo gian dối có thể bị truy tố về tội “khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật” theo điều 307 Bộ luật hình sự.

     

  • Xem thêm     

    26/01/2016, 10:31:58 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Vụ việc theo nội dung bạn trình bày ở trên có dấu hiệu của hành vi có dấu hiệu của tội  vu khống. Vì vậy, bạn có thể làm đơn trình báo toàn bộ sự việc trên với cơ quan điều tra, công an cấp huyện để được xem xét giải quyết, bạn có thể tham khảo quy định pháp luật sau đây:

    ""

    Điều 122. Tội vu khống

    1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:
      a) Có tổ chức;
      b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
      c) Đối với nhiều người;
      d) Đối với ông bà, cha mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
      đ) Đối với người thi hành công vụ;
      e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
69 Trang «<2345678>»