Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

  • Xem thêm     

    05/12/2011, 11:55:24 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Vâng, cảm ơn bạn!
    Nếu cần tư vấn thêm, bạn có thể cung cấp thêm thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với Luật sư để được trợ giúp.
  • Xem thêm     
  • Xem thêm     

    04/12/2011, 10:17:30 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:
           1. Vụ việc của gia đình bạn đã được giải quyết bằng một quyết định có hiệu lực pháp luật của UBND cấp huyện. Do vậy nếu bạn không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp đó thì có quyền khiếu nại đến UBND cấp tỉnh để được giải quyết hoặc khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chính. Tòa án hành chính sẽ thụ lý vụ án của gia đình bạn nếu vụ việc thuộc trường hợp quy định tại Điều 4, Nghị quyết số 01/2011/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn luật tố tụng hành chính, cụ thể như sau:

    "Điều 4. Điều kiện thụ lý khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai quy định tại Điều 3 NQ số 56

    1. Toà án chỉ thụ lý giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai (nội dung quản lý nhà nước về đất đai được quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật đất đai năm 2003) quy định tại Điều 3 NQ số 56 khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Việc khởi kiện được thực hiện trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày Luật tố tụng hành chính có hiệu lực (ngày 01-7-2011);

    b) Người khởi kiện đã thực hiện việc khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương từ ngày 01-6-2006 đến ngày Luật tố tụng hành chính có hiệu lực (ngày 01-7-2011) mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng họ không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại và họ chưa khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án nhân dân hoặc đã khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án nhân dân, nhưng Toà án đã trả lại đơn khởi kiện hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 41 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.

    2. Đối với trường hợp Tòa án đã ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án nêu tại điểm b khoản 1 Điều này và đương sự có đơn khởi kiện thì Tòa án căn cứ vào Điều 3 NQ số 56 để thụ lý giải quyết.

    3. Khi thụ lý giải quyết các khiếu kiện quy định tại Điều 3 NQ số 56 và được hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, ngoài việc yêu cầu đương sự cung cấp chứng cứ theo quy định tại Điều 72 của Luật tố tụng hành chính thì phải yêu cầu người khởi kiện cung cấp các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho việc họ đã thực hiện việc khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương từ ngày 01-6-2006 đến ngày Luật tố tụng hành chính có hiệu lực. Trường hợp người khởi kiện không thể cung cấp được tài liệu, chứng cứ chứng minh cho việc họ đã thực hiện việc khiếu nại thì Toà án yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại cung cấp cho mình tài liệu, chứng cứ về việc người khởi kiện đã thực hiện việc khiếu nại và hồ sơ giải quyết khiếu nại (nếu có). Trường hợp cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thông báo là người khởi kiện chưa thực hiện việc khiếu nại thì Toà án không thụ lý giải quyết.

    4. Việc giải quyết các khiếu kiện theo quy định tại Điều 3 NQ số 56 và được hướng dẫn tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của Luật tố tụng hành chính."
               2. Vụ việc của gia đình bạn là phức tạp vì trải qua quá trình sử dụng đất kéo dài và có nhiều biến cố. Với thông tin sơ lược mà bạn cung cấp thì chưa đủ để xác định ai đúng ai sai. Tuy nhiên Luật sư có thể trả tư vấn cho bạn một số nguyên tắc sau để bạn tham khảo:
    - UBND cấp xã không phải là cơ quan có thẩm quyền giao đất, thu hồi đất, công nhận quyền sử dụng đất nên việc UBND xã lấy đất của gia đình bạn để bán cho người khác là sai;
    - UBND xã cũng không có thẩm quyền lấy đất ao để giao cho 2 gia đình sử dụng làm lối đi;
            Bạn cần cung cấp thêm các thông tin sau: Trong bản đồ qua các thời kỳ có biến động về diện tích, hình thể thửa đất như thế nào? Lý do thay đổi về diện tích và hình thể thửa đất? Tên chủ sử dụng đất qua các thời kỳ có bị thay đổi gì không? Quá trình sử dụng đất gia đình bạn có kê khai, đăng ký quyền sử dụng đất không? Có đóng thuế không? Diện tích đất đóng thuế là bao nhiêu m2? Xã lấy đất của gia đình bạn để bán cho người khác từ khi nào? Gia đình bạn có biết việc bán đất trái phép và lấn chiếm lối đi không? Có ý kiến gì không? ...
            Bạn cần cung cấp thêm thông tin để luật sư có thể tư vấn cụ thể cho gia đình bạn.

  • Xem thêm     

    04/12/2011, 09:41:29 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư trả lời câu hỏi của bạn như sau:
    1. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại được quy định tại Luật khiếu nại, tố cáo như sau:

    Điều 19

    Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã), thủ trưởng cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.

    Điều 20

    Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền:

    1- Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình;

    2- Giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, thủ trưởng cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại.


    Điều 23

    Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) có thẩm quyền:

    1- Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình;

    2- Giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại; quyết định này là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng;

    3- Giải quyết khiếu nại mà Giám đốc sở hoặc cấp tương đương thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại mà nội dung thuộc phạm vi quản lý của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; quyết định này là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng.

    Bạn cũng có thể tham khảo quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại về đất đai của Luật đất đai năm 2003 như sau:

    Điều 138. Giải quyết khiếu nại về đất đai

    1. Người sử dụng đất có quyền khiếu nại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.

    2. Việc giải quyết khiếu nại được thực hiện như sau:

    a) Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân hoặc tiếp tục khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

    b) Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân;

    c) Thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai là ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính đó. Trong thời hạn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân.

    3. Việc giải quyết khiếu nại về đất đai quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm trường hợp khiếu nại về quyết định giải quyết tranh chấp đất đai quy định tại khoản 2 Điều 136 của Luật này.

    2. Đơn khiếu nại cần có những nội dung sau đây:
    - Người khiếu nại;
    - Người bị khiếu nại;
    - Cơ quan giải quyết khiếu nại lần đầu;
    - Đối tượng khiếu nại là quyết định hành chính hay hành vi hành chính;
    - Thời điểm biết được hành vi hành chính hoặc nhận được quyết định hành chính;
    - Lý do cho rằng quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó là trái pháp luật (cần làm rõ);
    - Gửi các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khiếu nại.
  • Xem thêm     

    04/12/2011, 07:28:39 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Không có gì. Nếu cần tư vấn thêm bạn có thể đặt câu hỏi để luật sư trả lời. Chào bạn.
  • Xem thêm     

    04/12/2011, 07:19:58 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Do thông tin bạn nêu ra chưa đầy đủ nên Luật sư trả lời câu hỏi của bạn trên cơ sở nguyên tắc pháp luật như sau:
            1. Căn cứ xác lập quyền sử dụng đất của bạn là thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Do vậy, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng của bạn thỏa thuận chuyển nhượng diện tích, kích thước bao nhiêu thì bạn chỉ được quyền sử dụng diện tích đất đó. Nếu diện tích sử dụng thực tế lớn hơn diện tích bạn nhận chuyển nhượng thì chứng tỏ bạn đang sử dụng cả phần đất của người khác (có thể là chủ cũ). Do vậy bạn không thể "hợp thức hóa" được diện tích này. Nếu chủ sử dụng phần đất đó đòi lại diện tích mà bạn đang sử dụng vượt quá diện tích bạn nhận chuyển nhượng thì bạn phải trả lại diện tích đó.
            2. Bạn chưa nói rõ lý do 1.4m không được phép xây dựng là gì? Nếu phần diện tích đất đó nằm trong quy hoạch thì bạn không được phép xây dựng mới mà chỉ được sử dụng đất theo hiện trạng cho đến khi bị thu hồi.
    Bạn có thể cung cấp thêm thông tin để luật sư trả lời cụ thể và chính xác cho bạn.
  • Xem thêm     

    04/12/2011, 10:28:30 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
           Nếu ngôi nhà đó không phải của nhà bạn thì trước sau vẫn phải trả. Theo thông tin bạn nêu ra thì gia đình bạn  sử dụng ngôi nhà đó với tư cách là ở nhờ chứ không phải là chủ sở hữu hợp pháp (không phải là do mua bán, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế...). Do vậy, nếu gia đình bạn cố ở thì chỉ "cầm cự" được khoảng 2-3 năm. Do vậy, cách tốt nhất là gia đình bạn nên thỏa thuận với Cô 3 thì hơn.
  • Xem thêm     

    04/12/2011, 10:04:30 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:

    1.                  Trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất của gia đình bạn chỉ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, Điều 50 Luật đất đai năm 2003, cụ thể như sau:

    Điểm d, khoản 1, Điều 50 Luật đất đai năm 2003 quy định: “Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

    ........

    d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993”.

             Như vậy, giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở được xác lập trước ngày 15/10/1993, nay không có tranh chấp và được UBND xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993 thì mới đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất (đất có giấy tờ) theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 50 Luật đất đai.

             Trường hợp của gia đình bạn: Hợp đồng chuyển nhượng ký kết sau ngày 15/10/1993, không có công chứng, chứng thực nên không đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1, Điều 50 Luật đất đai. Tuy nhiên, nếu bên chuyển nhượng đã có một trong các loại giấy tờ theo quy định tại khoản 1, Điều 50 Luật đất đai thì cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào quy định tại khoản 2, Điều 50 Luật đất đai để công nhận quyền sử dụng đất cho gia đình bạn, cụ thể như sau:

    Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất”.

     Do vậy để biết trường hợp của gia đình bạn có đủ điều kiện được cấp GCN QSD đất hay không thì bạn phải kiểm tra lại xem bên chuyển nhượng đã có một trong các loại giấy tờ theo quy định tại khoản 1, Điều 50 Luật đất đai hay không, cụ thể các giấy tờ đó như sau:

    a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

    b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính;

    c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất;

    d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

    đ) Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật;

    e) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất. ”.

    Bạn cũng cần kiểm tra lại xem trong hợp đồng chuyển nhượng đã có đầy đủ chữ ký của bên chuyển nhượng hay chưa.

    Nếu việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất của gia đình bạn không đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất (không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, Điều 50 Luật đất đai) nhưng các bên không có tranh chấp, vẫn muốn thực hiện việc chuyển nhượng như hợp đồng đã ký kết năm 1997 thì chỉ còn cách là xin cấp GCN QSD đất cho bên chuyển nhượng (nếu bên chuyển nhượng đủ điều kiện được cấp GCN QSD đất) sau đó các bên ký lại hợp đồng chuyển nhượng có công chứng, sau đó thực hiện thủ tục sang tên theo quy định của pháp luật.

    2.                  Hậu quả pháp lý đối với hợp đồng chuyển nhượng của gia đình bạn nếu có tranh chấp xảy ra

    Nếu vụ việc có tranh chấp thì tòa án sẽ căn cứ vào các quy định tại mục 2.3 Nghị quyết số02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, cụ thể như sau:

    2.3. Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập từ sau này 15/10/1993

    a) Điều kiện để công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

    Theo qui định tại Điều 131, các điều từ Điều 705 đến Điều 707 và Điều 711 của Bộ luật Dân sự, khoản 2 Điều 3, Điều 30, Điều 31 của Luật Đất đai năm 1993 và khoản 1 Điều 106, điểm b khoản 1 Điều 127, khoản 1 Điều 146 của Luật Đất đai năm 2003, thì Toà án chỉ công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi hợp đồng đó có đầy đủ các điều kiện sau đây:

    a.1. Người tham gia giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có năng lực hành vi dân sự;

    a.2. Người tham gia giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoàn toàn tự nguyện;

    a.3. Mục đích và nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không trái pháp luật, đạo đức xã hội;

    a.4. Đất chuyển nhượng đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003;

    a.5. Bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có đủ điều kiện chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có đủ điều kiện về nhận chuyển nhượng theo qui định của pháp luật;

    a.6. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được lập thành văn bản có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền.

    b) Xác định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có đầy đủ các điều kiện được hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 2.3 mục 2 này.

    b.1. Đối với hợp đồng được giao kết trước ngày 01/7/2004 vi phạm điều kiện được hướng dẫn tại điểm a.4 tiểu mục 2.3 mục 2 này (Chưa có giấy chứng nhận), nhưng đã có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003, mà có phát sinh tranh chấp, nếu từ ngày 01/7/2004 mới có yêu cầu Toà án giải quyết, thì không coi là hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều kiện này.

    b.2. Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tại thời điểm giao kết vi phạm các điều kiện được hướng dẫn tại điểm a.4 và điểm a.6 tiểu mục 2, 3 mục 2 này (HỢP ĐỒNG VIẾT TAY, CHƯA CÓ GIẤY CHỨNG NHẬN), nhưng sau đó đã được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 mà có phát sinh tranh chấp và từ ngày 01/7/2004 mới có yêu cầu Toà án giải quyết, thì không coi là hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều kiện này.

    b.3. Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vi phạm điều kiện được hướng dẫn tại điểm a.4 và điểm a.6 tiểu mục 2.3 mục 2 này (HỢP ĐỒNG VIẾT TAY, CHƯA CÓ GIẤY CHỨNG NHẬN), nếu sau khi thực hiện hợp đồng chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng đã trồng cây lâu năm, đã làm nhà kiên cố... và bên chuyển nhượng không phản đối và cũng không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo các quy định của Nhà nước về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, thì Toà án công nhận hợp đồng. Nếu bên nhận chuyển nhượng chỉ làm nhà trên một phần đất, thì Toà án công nhận phần hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng phần đất có nhà ở và huỷ phần hợp đồng đối với diện tích đất còn lại, buộc bên nhận chuyển nhượng giao trả phần đất đó cho bên chuyển nhượng, trừ trường hợp việc giao trả không bảo đảm mục đích sử dụng cho cả hai bên giao kết hợp đồng, đồng thời buộc các bên thanh toán cho nhau phần chênh lệch.”.

            Bạn có thể cung cấp thêm thông tin để Luật sư tư vấn cụ thể, chính xác cho gia đình bạn.

  • Xem thêm     

    03/12/2011, 10:29:15 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Không có gì. Chào bạn!
  • Xem thêm     

    03/12/2011, 08:24:55 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !

            Nếu việc sử dụng đất của gia đình bạn diễn ra trước ngày 15/10/1993 và đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 14, Nghị định84/2007/NĐ-CP thì gia đình bạn không phải nộp tiền sử dụng đất. Khi cấp Giấy chứng nhận, gia đình bạn chỉ phải nộp tiền phí trước bạ bằng 0,5% giá trị quyền sử dụng đất.

    Nếu gia đình bạn sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chưa nộp tiền sử dụng đất, nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì mới phải nộp tiền sử dụng đất (Điều 2, Điều 3 Nghị định198/2004/NĐ-CP về tiền sử dụng đất). Giá đất để thu tiền sử dụng đất được tính theo quy định tại Thông tư số93/2011/TT-BTC ngày 29/6/2011 của Bộ tài chính.
          Tuy nhiên, bạn cũng lưu ý là nếu việc sử dụng đất của gia đình bạn phải sử dụng trước ngày 15/10/1993 thì mới được cấp GCN QSD đất theo quy định tại Điều 14, Nghị định84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ (hiện nay không phù hợp với quy hoạch nhưng chưa bị thu hồi đất, đồng thời tại thời điểm bắt đầu sử dụng đất không vi phạm quy hoạch thì vẫn được cấp Giấy chứng nhận...) Còn nếu việc sử dụng đất của gia đình bạn diễn ra sau ngày 15/10/1993 và không có một trong các loại giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật đất đai năm 2003, nay không phù hợp với quy hoạch thì  không đủ điều kiện để được cấp GCN QSD đất. Bạn tham khảo quy định tại Điều 15 của Nghị định số84/2007/NĐ-CP, cụ thể như sau:
    Điều 15. Cấp Giấy chứng nhận trong trường hợp đất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 trở về sau

    1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Đất đai nhưng đất đã được sử dụng trong khoảng thời gian từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không thuộc một trong các trường hợp sử dụng đất quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định này, nay Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch đã được xét duyệt hoặc chưa có quy hoạch được xét duyệt tại thời điểm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận thì được cấp Giấy chứng nhận theo quy định sau đây:

    a) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có nhà ở thì phải nộp tiền sử dụng đất theo mức thu quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định số198/2004/NĐ-CP đối với diện tích đất ở đang sử dụng nhưng không vượt quá hạn mức giao đất ở cho mỗi hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 83 và khoản 5 Điều 84 của Luật Đất đai tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận; đối với diện tích đất ở thực tế ngoài hạn mức (nếu có) thì phải nộp tiền sử dụng đất theo mức thu quy định tại điểm b khoản 3 Điều 8 Nghị định số198/2004/NĐ-CP;

    b) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có công trình xây dựng (không phải là nhà ở) thì phải xác định diện tích đất phi nông nghiệp và diện tích đất nông nghiệp theo hiện trạng sử dụng. Người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất đối với diện tích đất phi nông nghiệp theo mức thu quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định số198/2004/NĐ-CP; giá đất tính thu tiền sử dụng đất là giá đất sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp cùng loại;

    c) Đối với phần diện tích đất được xác định là đất nông nghiệp thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định này.

    2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trong khoảng thời gian từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà toàn bộ hoặc một phần thửa đất không có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Đất đai, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp nhưng không phù hợp với quy hoạch đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch hoặc tại thời điểm bắt đầu sử dụng đất đã có các hành vi vi phạm được quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định này thì toàn bộ thửa đất hoặc một phần thửa đất đó không được cấp Giấy chứng nhận nhưng được tạm thời sử dụng đất theo hiện trạng cho đến khi có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”.

  • Xem thêm     

    03/12/2011, 08:03:23 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
                Nếu giao dịch về nhà ở giữa ba bạn với các cô được xác lập trước ngày 01/7/1991 và đủ điều kiện áp dụng Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11, đồng thời gia đình bạn không còn chỗ ở nào khác thì các cô bạn phải báo trước bằng văn bản cho gia đình bạn  trong thời hạn 02 năm, sau đó mới có quyền khởi kiện.
                Nếu vụ việc không áp dụng Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11 mà áp dụng Nghị quyết 58/1998/NQ-UBTVQH10 hoặc Luật nhà ở để giải quyết thì thời hạn báo trước để khởi kiện đòi nhà là 06 tháng.  Ngoài ra thời gian thông thường giải quyết một vụ án dân sự kéo dài khoảng trên dưới 1 năm. Như vậy nếu các cô bạn quyết đòi lại ngôi nhà đó, đồng thời gia đình bạn không đủ căn cứ xác lập quyền sở hữu ngôi nhà đó thì khoảng 2-3 năm nữa là gia đình bạn phải trả lại nhà.
               Nếu không đủ căn cứ pháp lý để theo kiện thì tốt nhất là gia đình bạn nên thương lượng với Cô 3 để Cô 3 bán lại ngôi nhà đó với giá cả và thời hạn thanh toán hợp lý, như vậy sẽ giữ lại được tình cảm gia đình. Còn nếu gia đình bạn không có lý nhưng cứ cố cầm cự theo kiểu "cố thủ" thì đó không phải là giải pháp hay.
  • Xem thêm     

    03/12/2011, 11:30:28 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Vâng. Chúc mừng bạn! Rất vui là những nội dung tư vấn của các Luật sư đã giúp ích thiết thực cho công việc của bạn!
  • Xem thêm     

    03/12/2011, 10:36:04 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
             Nếu nhà đất đó đã có GCN QSD đất đứng tên em trai bạn thì em trai bạn có toàn quyền định đoạt. Nếu bạn muốn chia di sản thừa kế của bố mẹ bạn theo di chúc đối với nhà đất đó thì bạn phải chứng minh được là việc em bạn đứng tên một mình là không đúng pháp luật, thửa đất đó vẫn là di sản cho cha mẹ bạn để lại, chưa chia.
  • Xem thêm     

    02/12/2011, 08:53:10 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
            Bạn nói "mảnh đất này mang tên bố tôi" rồi lại nói 'do 1 số lí do nên mảnh đất đó đứng tên em tôi" là thế nào? Về nguyên tắc thì mảnh đất đó đứng tên em bạn thì em bạn có quyền định đoạt. Nếu việc em bạn đứng tên không hợp pháp đồng thời có đủ căn cứ xác định nhà đất đó là di sản của bố mẹ bạn để lại thì bạn mới có thể được hưởng thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Bạn có thể cung cấp thêm thông tin để luật sư tư vấn cụ thể cho bạn.
  • Xem thêm     

    02/12/2011, 08:42:16 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
             "Sổ đỏ" là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bìa màu đỏ nên mọi người thường gọi là "Sổ đỏ" hay "Bìa đỏ". Còn Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở có bìa màu hồng nên hay gọi là "Sổ hồng". Trong GCN QSH nhà có công nhận cả quyền sử dụng đất. Hai loại giấy này được cấp theo hai mẫu khác nhau. Tuy nhiên từ năm 2009, theo Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì Nhà nước ta đã thống nhất cấp một mẫu Giấy chứng nhận trong đó bao gồm cả: QSD đất + QSH nhà ở + tài sản khác gắn liền với đất. Những giấy chứng nhận đã cấp trước đây (Sổ đỏ, Sổ hồng) có thể xin cấp lại GCN theo mẫu mới của Thông tư 17/2009/TT-BTNMT nêu trên.
             Khi thu hồi đất thì Sổ đỏ, Sổ hồng đều được xem xét đền bù, bồi thường như nhau, thậm chí chưa có "sổ nào" nhưng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 50 Luật đất đai thì cũng được bồi thường theo quy định pháp luật.
  • Xem thêm     

    02/12/2011, 04:43:39 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Điều 1 và Điều 2, Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng như sau:

    "Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung về sở hữu nhà ở, phát triển nhà ở, quản lý việc sử dụng nhà ở, giao dịch về nhà ở và quản lý nhà nước về nhà ở quy định tại Luật Nhà ở.

    Điều 2. Đối tượng áp dụng

    Nghị định này được áp dụng đối với các đối tượng sau đây:

    1. Tổ chức, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư phát triển nhà ở tại Việt Nam;

    2. Tổ chức, cá nhân sở hữu nhà ở, sử dụng nhà ở và tham gia giao dịch về nhà ở tại Việt Nam;

    3. Cơ quan quản lý nhà nước các cấp về lĩnh vực nhà ở;

    4. Tổ chức, cá nhân không thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này nhưng có các hoạt động liên quan đến lĩnh vực nhà ở.".
                 Do vậy nếu dự án của Công ty bạn là "làm đường giao thông cho tỉnh" mà k
    hông liên quan đến lĩnh vực nhà ở thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 71 /2010/NĐ-CP và thông tư 16/2010/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 71/2010/NĐ-CP.

  • Xem thêm     

    02/12/2011, 04:33:07 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
            Thông thường trong giao dịch chuyển quyền sử dụng đất, các bên thường thỏa thuận thời điểm công chứng hợp đồng chuyển nhượng sẽ giao khoảng 80% tiền chuyển nhượng. Đến khi nhận GCN thì giao nốt. Tuy nhiên, thông thường khi ký xong hợp đồng chuyển nhượng thì các bên nộp hồ sơ để sang tên luôn. Còn trường hợp của bạn như vậy thì tốt nhất là bạn nên trực tiếp thực hiện thủ tục và bạn giao tiền cho bên chuyển nhượng sau khi bạn đã có đầy đủ bộ hồ sơ để sang tên, trước bạ. Nếu bạn thỏa thuận được là khi có GCN tên bạn thì bạn mới giao tiền thì tốt quá! Thời gian từ khi công chứng xong hợp đồng đến khi bên chuyển nhượng được cấp GCN khoảng 20 ngày. Chúc bạn thành công!
  • Xem thêm     

    02/12/2011, 04:13:57 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
            1. Về nguyên tắc: Chủ sở hữu tài sản có quyền đòi lại tài sản do người khác đang chiếm giữ (trái phép hoặc ngay tình). Do vậy, nếu gia đình bạn chưa được xác lập quyền sở hữu tài sản một cách hợp pháp thì sẽ bị đòi lại. Bạn có thể tham khảo các quy định sau đây của BLDS năm 2005:

    "Ðiều 256. Quyền đòi lại tài sản

    Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Ðiều 247 của Bộ luật này. Trong trường hợp tài sản đang thuộc sự chiếm hữu của người chiếm hữu ngay tình thì áp dụng Ðiều 257 và Ðiều 258 của Bộ luật này.

    Ðiều 258. Quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình

    Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản, trừ trường hợp người thứ ba chiếm hữu ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa."

             2. Nếu giao dịch giữa Cô 3 và Cô 5 bạn là hợp pháp nhưng chỉ là ủy quyền quản lý, hợp đồng mượn nhà ở (không phải là chuyển quyền sở hữu tài sản) thì Cô 3 bạn vẫn có quyền đòi lại nhà theo hợp đồng hợp pháp đó. Cô 3 chỉ có thể không đòi được nhà nếu Cô 3 đã có một giao địch "định đoạt" hợp pháp như: Bán, Đổi, tặng cho... Còn nếu giao dịch giữa Cô 5 và ba của bạn không hợp pháp hoặc chỉ là cho mượn, ở nhờ thì ba bạn chưa xác lập quyền sở hữu đối với ngôi nhà đó và  các cô có quyền đòi lại.

            3. Nếu Cô 5 thay mặt Cô 3 cho ba của bạn mượn nhà trước ngày 01/7/1991 thì Tòa án mới áp dụng khoản 3, Điều 9 Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11 để giải quyết. Còn nếu Cô 5 bạn có toàn quyền định đoạt ngôi nhà đó và cho ba của bạn ở nhờ sau ngày 01/7/1991 thì Tòa án sẽ áp dụng các quy định của Pháp lệnh nhà ở năm 1991, Luật nhà ở năm 2005 và Bộ luật dân sự để giải quyết; Còn nếu Cô 5 có quyền sở hữu hợp pháp với ngôi nhà đó và cho ba của bạn mượn nhà trước ngày 01/7/1991 thì giao dịch đó bị điều chỉnh bởi các quy định của Nghị quyết 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 24/8/1998 của Ủy ban thường vụ Quốc hội. 
            Bạn  lưu ý là giao dịch về nhà ở xác lập trước ngày 01/7/1991 và tại thời điểm xác lập giao dịch có một trong các bên là người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia thì mới áp dụng quy định của Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11 để giải quyết; Nếu giao dịch về nhà ở được xác lập trước ngày 01/7/1991 nhưng tại thời điểm xác lập giao dịch không có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia thì áp dụng quy định của Nghị quyết 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 24/8/1998 và Thông tư số 01/1999/TTLT-TANDTC-VKSNDTC ngày 25/01/1999 hướng dẫn áp dụng Nghị quyết 58/1998/NQ-UBTVQH10 để giải quyết; Nếu giao dịch về nhà ở được xác lập sau ngày 01/7/1991 thì áp dụng Pháp lệnh nhà ở, Bộ luật dân sự năm 1995, Luật nhà ở 2005, BLDS 2005 (tùy thuộc vào thời điểm phát sinh giao dịch) và các văn bản hướng dẫn để giải quyết.

  • Xem thêm     

    02/12/2011, 09:27:46 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Bạn tham khảo nội dung tư vấn của Luật sư Quyển.
  • Xem thêm     

    02/12/2011, 09:09:31 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Vâng, cảm ơn bạn! Chúc bạn thành công.