Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

  • Xem thêm     

    22/09/2011, 01:01:13 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
    1. Điều 2 của Hợp đồng 01/HĐCN có thể hiện là: Tổng công ty Vật tư nông nghiệp sẽ phải hoàn tất nốt các thủ tục chuyển nhượng số cổ phần đã cam kết bán cho Vinacam. Do đó, quan điểm của tôi (Ls tranh tụng) là hợp đồng chuyển nhượng cổ phần giữa Tổng công ty Vật tư nông nghiệp và Công ty Vinacam là hợp đồng có điều kiện, không vi phạm điều cấm của pháp luật. Tại thời điểm hai bên ký kết hợp đồng chuyển nhượng, tuy Tổng công ty Vật tư nông nghiệp chưa được chuyển nhượng số cổ phần bị hạn chế chuyển nhượng do là cổ đông sáng lập, nhưng hai bên đã có điều khoản riêng quy định thời điểm phải thực hiện chuyển nhượng khi được phép. Do vậy, đây là hợp đồng có điều kiện nên không vô hiệu theo quy định của pháp luật nên tòa án các cấp sơ thẩm và phúc thẩm đều chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, buộc Tổng công ty Vật tư nông nghiệp phải hoàn tất các thủ tục chuyển nhượng cổ phần cho Công ty Vinacam cùng toàn bộ số cổ tức tương ứng với số cổ phần trên là phù hợp với các quy định của pháp luật. Quyết định Giám đốc thẩm là không có căn cứ!
    2. Hợp đồng 1 là Hợp đồng có điều kiện nên chỉ khi điều kiện đó xảy ra (đến thời điểm được phép chuyển nhượng cổ phần) thì hợp đồng đó mới có hiệu lực. Do vậy, nếu thời điểm bạn ký HĐ 2 mà chưa đến thời điểm có hiệu lực của HDD1 thì tôi cho rằng HĐ 2 mặc nhiên là thay thế HĐ 1. Hoặc nếu trong HĐ 2 ghi rõ là thay thế HĐ 1 thì HĐ 1 mặc nhiên không còn giá trị.
    3. Theo tôi thì hành vi của bạn không có dấu hiệu cấu thành tội phạm. Do vậy nếu bạn bị khởi tố thì tôi có thể bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bạn.
    Thân ái!
  • Xem thêm     

    22/09/2011, 12:43:53 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
    1. Theo quy định pháp luật thì việc chuyển quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất mới phải nộp thuế thu nhập cá nhân (2%) và lệ phí trước bạ (0,5%). Ngoài ra nếu bạn là người phải tiến hành thủ tục xin cấp GCN thì bạn còn phải nộp tiền lệ phí cấp GCN.
    Tuy nhiên, gần đây tại Công văn số 1133/TCT-TNCN ngày 05/4/2011 Tổng cục thuế hướng dẫn các đơn vị trực thuộc là thu thuế cả đối với việc ủy quyền quản lý, sử dụng, định đoạt căn hộ chung cư. Do vậy ở một số địa phương cứ bao nhiêu lần ủy quyền thì Cơ quan thuế thu bấy nhiêu lần thuế thu nhập cá nhân (2% x số lần ủy quyền).
    3. Chắc chắn bạn phải tìm đến người đứng tên trong Hợp đồng mua bán căn hộ ký với chủ đầu tư để "nhờ" họ tiến hành thủ tục xin cấp giấy chứng nhận và sang tên cho bạn.
    4. Trường hợp mua bán căn hộ chung cư bằng hình thức ủy quyền của bạn là khá phố biến trên thị trường nhà đất Việt Nam nhưng cũng là trường hợp tiềm ẩn rất nhiều rủi ro pháp lý.
    Ví dụ: - Nếu một trong các bên tham gia ủy quyền chết thì hợp đồng ủy quyền đó chấm dứt hiệu lực pháp lý (khoản 4, Điều 589 BLDS)
    - Nếu hợp đồng ủy quyền không có công chứng thì hợp đồng có thể chấm dứt hiệu lực nếu một trong các bên đơn phương tuyên bố chấm dứt ủy quyền (khoản 3, Điều 589 BLDS);
    - Nếu hợp đồng ủy quyền có công chứng thì chủ đầu tư sẽ yêu cầu bạn phải tiến hành các thủ tục để hủy các hợp đồng ủy quyền trước đây thì chủ đầu tư mới chấp nhận làm việc với bạn (theo Điều 44 Luât công chứng);
    - Nếu đến thời điểm căn hộ được cấp GCN mà chủ Hợp đồng mua bán căn hộ không ký HĐ mua bán để sang tên cho họ hoặc họ chết hoặc kết hôn, hoặc mất tích... thì sự việc sẽ trở nên tồi tệ... ngoài ra còn hàng trăm những rủi ro khác mà bạn không thể lường trước được. Do vậu, nếu bạn đã "trót" giao dịch dưới dạng ủy quyền thì cố gắng sang tên càng nhanh càng tốt và đề phòng một số tình huống rủi ro thường gặp trên.
    Thân ái!
  • Xem thêm     

    21/09/2011, 04:15:29 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Tôi đồng nhất quan điểm với kienanls!
  • Xem thêm     

    21/09/2011, 04:11:41 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Có nhiều cách để thực hiện một công việc!
    Do vậy, bạn nên nhờ Luật sư hoặc Trung tâm nhà đất để tiến hành thủ tục trọn gói cho bạn.
    Thân ái!
  • Xem thêm     

    21/09/2011, 03:21:39 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Không có gì! Nếu có gì cần trao đổi thêm, hãy liên hệ với tôi,
    Thân ái!
  • Xem thêm     

    21/09/2011, 03:20:19 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Luật sư đã tư vấn
  • Xem thêm     

    21/09/2011, 01:22:02 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Các bạn cũng có thể tham khảo các quy định sau đây của Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP của HĐTP TAND tối cao hướng dẫn về dân sự, hôn nhân và gia đình, cụ thể như sau:
    "2.1. Đối với trường hợp công dân Việt Nam ở trong nước xin ly hôn với công dân Việt Nam đã đi ra nước ngoài

    Khi giải quyết loại việc này, cần phân biệt như sau:

    a. Đối với những trường hợp uỷ thác tư pháp không có kết quả vì lý do bị đơn sống lưu vong, không có cơ quan nào quản lý, không có địa chỉ rõ ràng nên không thể liên hệ với họ được, thì Toà án yêu cầu thân nhân của bị đơn đó gửi cho họ lời khai của nguyên đơn và báo cho họ gửi về Toà án những lời khai hoặc tài liệu cần thiết cho việc giải quyết vụ án. Sau khi có kết quả, Toà án có thể căn cứ vào những lời khai và tài liệu đó để xét xử theo thủ tục chung.

    b. Trường hợp bên đương sự là bị đơn đang ở nước ngoài không có địa chỉ, không có tin tức hoặc giấu địa chỉ nên nguyên đơn ở trong nước không thể biết địa chỉ, tin tức của họ, thì giải quyết như sau:

    - Nếu bị đơn ở nước ngoài không có địa chỉ, không có tin tức gì về họ (kể cả thân nhân của họ cũng không có địa chỉ, tin tức gì về họ), thì Toà án ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 45 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự và giải thích cho nguyên đơn biết họ có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án cấp huyện nơi họ thường trú tuyên bố bị đơn mất tích hoặc đã chết theo quy định của pháp luật về tuyên bố mất tích, tuyên bố chết.

    - Nếu thông qua thân nhân của họ mà biết rằng họ vẫn có liên hệ với thân nhân ở trong nước, nhưng thân nhân của họ không cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Toà án, cũng như không thực hiện yêu cầu của Toà án thông báo cho bị đơn biết để gửi lời khai về cho Toà án, thì coi đây là trường hợp bị đơn cố tình giấu địa chỉ, từ chối khai báo, từ chối cung cấp những tài liệu cần thiết. Nếu Toà án đã yêu cầu đến lần thứ hai mà thân nhân của họ cũng không chịu cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Toà án cũng như không chịu thực hiện yêu cầu của Toà án thông báo cho bị đơn biết, thì Toà án đưa vụ án ra xét xử vắng mặt bị đơn theo thủ tục chung. Sau khi xét xử Toà án cần gửi ngay cho thân nhân của bị đơn bản sao bản án hoặc quyết định để những người này chuyển cho bị đơn, đồng thời tiến hành niêm yết công khai bản sao bản án, quyết định tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi bị đơn cư trú cuối cùng và nơi thân nhân của bị đơn cư trú để đương sự có thể sử dụng quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật tố tụng.

    2.2. Đối với trường hợp các bên đều là công dân Việt Nam kết hôn ở nước ngoài theo pháp luật nước ngoài, nay họ về Việt Nam xin ly hôn.

    Khi giải quyết loại việc này cần phân biệt như sau:

    a. Đối với trường hợp các bên có giấy chứng nhận kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước đã ký kết với Việt Nam Hiệp định tương trợ tư pháp hoặc đã được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

    Theo quy định của Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch (sau đây gọi tắt là Nghị định số 83) thì việc kết hôn của đương sự cần được ghi chú vào sổ đăng ký; do đó, nếu việc kết hôn của đương sự chưa được ghi chú vào sổ đăng ký thì Toà án yêu cầu đương sự làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký theo quy định của Nghị định số 83 rồi mới thụ lý giải quyết việc ly hôn. Trong trường hợp đương sự không thực hiện yêu cầu của Toà án làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký mà vẫn có yêu cầu Toà án giải quyết, thì Toà án không công nhận họ là vợ chồng; nếu có yêu cầu Toà án giải quyết về con cái, tài sản thì Toà án giải quyết theo thủ tục chung.

    b. Đối với trường hợp các bên có giấy chứng nhận kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước chưa ký kết với Việt Nam Hiệp định tương trợ tư pháp cấp và cũng chưa được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

    Theo quy định của Nghị định số 83 thì trong trường hợp này giấy đăng ký kết hôn phải được hợp pháp hoá lãnh sự và việc kết hôn cần được ghi chú vào sổ đăng ký; do đó, nếu giấy đăng ký kết hôn của họ chưa được hợp pháp hoá lãnh sự, việc kết hôn của họ chưa được ghi chú vào sổ đăng ký, thì Toà án yêu cầu đương sự hoàn tất thủ tục hợp pháp hoá lãnh sự và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký rồi mới thụ lý giải quyết. Trong trường hợp đương sự không thực hiện các thủ tục đó mà vẫn có yêu cầu Toà án giải quyết, thì Toà án không công nhận họ là vợ chồng; nếu có yêu cầu Toà án giải quyết về con cái, tài sản thì Toà án giải quyết theo thủ tục chung.

    2.3. Đối với trường hợp người Việt Nam ở nước ngoài kết hôn với người nước ngoài mà việc kết hôn đó được công nhận tại Việt Nam, nay người Việt Nam về nước và người nước ngoài xin ly hôn

    a. Trong trường hợp người nước ngoài đang ở nước ngoài xin ly hôn người Việt Nam mà người Việt Nam còn quốc tịch Việt Nam và đang cư trú tại Việt Nam, thì Toà án thụ lý giải quyết nhưng việc áp dụng pháp luật để giải quyết cần phân biệt như sau:

    - Nếu người nước ngoài là công dân của nước mà Việt Nam đã ký Hiệp định tương trợ tư pháp với nước đó mà trong Hiệp định tương trợ tư pháp đó có quy định khác với Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì áp dụng quy định của Hiệp định tương trợ tư pháp để giải quyết; nếu không có quy định khác thì áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.

    - Nếu người nước ngoài là công dân của nước mà Việt Nam chưa ký Hiệp định tương trợ tư pháp với nước đó thì áp dụng quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.

    - Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

    b. Trong trường hợp người Việt Nam không còn quốc tịch Việt Nam mặc dù vẫn đang cư trú tại Việt Nam thì Toà án không thụ lý giải quyết vì việc này không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.

    2.4. Đối với trường hợp công dân Việt Nam ở trong nước xin ly hôn với người nước ngoài đang cư trú ở nước ngoài

    Công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, nhưng người nước ngoài đã về nước mà không còn liên hệ với công dân Việt Nam, nay công dân Việt Nam xin ly hôn, thì Toà án thụ lý giải quyết.

    Theo quy định tại Điều 18 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì vợ chồng có nghĩa vụ chăm sóc giúp đỡ nhau, cùng xây dựng gia đình hạnh phúc; do đó, nếu người nước ngoài bỏ về nước không thực hiện nghĩa vụ vợ chồng theo quy định, thời gian không có tin tức cho vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam từ một năm trở lên mà đương sự, thân nhân của họ và các cơ quan có thẩm quyền (cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước họ, các cơ quan có thẩm quyền mà người đó là công dân), sau khi đã điều tra xác minh địa chỉ của họ theo thủ tục xuất nhập cảnh, địa chỉ mà họ khai khi đăng ký kết hôn theo giấy đăng ký kết hôn... nhưng cũng không biết tin tức, địa chỉ của họ, thì được coi là trường hợp bị đơn cố tình giấu địa chỉ và xử cho ly hôn.".
    Sau khi cập nhật những thông tin trong chuyên mục này mà các bạn vẫn chưa thể tự giải quyết được tình huống của mình thì nên mời Luật sự tham gia để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình!
    Thân ái!

  • Xem thêm     

    21/09/2011, 12:54:27 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Đã tư vấn
  • Xem thêm     

    21/09/2011, 11:44:48 SA | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    1. Lãi suất thỏa thuận của bạn là vượt quá mức lãi suất mà nhà nước quy định (không quá 150% lãi suất cơ bản);

    2. Nếu bạn chỉ có chứng cứ về việc trả nợ mà không còn chứng cứ của việc cho vay thì việc bạn kiện đòi nốt số tiền còn thiếu sẽ khó khăn đấy;

    3. Việc bên vay sẽ bao biện thế nào để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ của bạn thì tôi không thể biết trước được. Tuy nhiên, nếu ra đến Tòa, bạn có thể chứng minh là có hai khoản nợ khác nhau và việc thanh toán khoản nợ 500trđ không liên quan gì đến khoản nợ 300trđ.

              Nói chung trong vụ việc này, do gia đình nhà bạn chủ quan và không am hiểu pháp luật nhiều nên nếu đưa vụ việc này ra Tòa để khởi kiện thì sẽ rất khó khăn vì chứng cứ sẽ yếu (tài liệu photo không có giá trị làm chứng cứ). Do vậy, bạn cần thu thập thêm chứng cứ để bảo vệ quyền lợi của gia đình mình. Bạn nên tìm cách khác để đòi nợ chứ không nhất thiết phải khởi kiện một vụ án dân sự.

    Thân ái!

  • Xem thêm     

    21/09/2011, 10:28:06 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chưa đủ căn cứ để xác định chú bạn phạm tội. Nội dung bạn trình bày chỉ là quan hệ pháp luật dân sự. Nếu có tranh chấp, khiếu kiện thì thẩm quyền giải quyết thuộc về tòa án dân sự.
    Nếu công an cứ gọi, làm khó chú bạn thì bạn có thể nhờ Luật sư can thiệp.
    Thân ái!
  • Xem thêm     

    21/09/2011, 10:17:54 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

    1. Trong phiên tòa, bị cáo có quyền tranh luận nhưng Hội đồng xét xử có quyền cắt tranh luận của bị cáo và có quyền kết thúc phần tranh luận. Nếu thấy các tình tiết đã rõ, có căn cứ để giải quyết vụ án thì HĐXX sẽ tuyên bố kết thúc tranh luận. Vì vậy HĐXX trong vụ án của bạn không vi phạm tố tụng.

    2. Bị hại có quyền có mặt tham gia phiên tòa nhưng nếu cố tình vắng mặt thì Tòa án vẫn xét xử vắng mặt. Nếu Tòa án không triệu tập NBH hợp lệ nên bị hại không biết lịch xử để tham gia phiên tòa thì là vi phạm nghiêm trọng tố tụng và có thể hủy án sơ thẩm. Người làm chứng không nhất thiết phải tham gia phiên tòa. Nếu xét thấy cần thiết thì Tòa án mới triệu tập người làm chứng. Bạn cũng có thể yêu cầu hoãn phiên tòa để triệu tập người làm chứng tham gia đối chất nhưng quyền quyết định có hoãn phiên tòa và có triệu tập NLC hay không thuộc về HĐXX.

    3. BLTTHS không quy định việc lấy cung phải có mặt của đại diện VKS nhưng Luật sư thì được quyền tham gia việc lấy khẩu cung. Việc bạn ký vào bản cung như vậy là tắc trách. Tuy nhiên, chứng cứ nhận tội không phải là căn cứ kết tội mà còn phụ thuộc vào các tình tiết, chứng cứ khác. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình, bạn nên mời Luật sư tham gia vụ án để bào chữa cho bạn.

    4. Trong đơn kháng cáo bạn chỉ cần ghi là kháng cáo toàn bộ nội dung bản án là đủ. Bạn cũng có thể ghi rõ lý do kháng cáo và yêu cầu kháng cáo là xin giảm án hoặc đề nghị tuyên vô tội!

    Thân ái!
  • Xem thêm     

    21/09/2011, 09:49:50 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Tôi đồng ý với ý kiến của Luật sư Lê Bá Châu.
    Thân ái!
  • Xem thêm     

    21/09/2011, 09:45:45 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Cảm ơn!
  • Xem thêm     

    20/09/2011, 02:45:37 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào Luật sư Lê Doãn Tuấn!
    Nếu ở TP HCM đã thực hiện được như vậy thì rất tốt. Quyền lợi hợp pháp của công dân được thực hiện theo quy định của pháp luật. Còn ở Hà Nội thì tôi chưa thấy trường hợp nào được áp dụng quy định này. Khi chất vấn cán bộ phòng đăng ký thì họ biện minh rằng: Hiện nay không thể biết được họ có bao nhiên nhà đất nên họ không giám miễn thuế!
  • Xem thêm     

    20/09/2011, 02:27:58 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo Quyết định số 2868/QĐ-NHNN 29/11/2010 của Ngân hàng Nhà nước VN thì lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố hiện nay là 9%/năm chứ không phải là 14% (trần lãi suất huy động) như bạn tưởng đâu. Mức lãi suất nợ quá hạn sẽ có thể đến 150% của 9%. Bạn có thể tham khảo về sự thay đổi lãi suất cơ bản qua một số mốc thời gian sau đây:

    LÃI SUẤT CƠ BẢN

    #e8e8e8; width: 30%;">Giá trị #e8e8e8; width: 45%;">Văn bản quyết định #e8e8e8; width: 25%;">Ngày áp dụng
    9% 2868/QĐ-NHNN 29/11/2010 01/12/2010
    9% "2619/QĐNHNN 05/11/2010" 05/11/2010
    8% 2561/QĐ-NHNN 27/10/2010 01/11/2010
    8% 2281/QĐ-NHNN 27/9/2010 01/10/2010
    8% 2024/QĐ-NHNN 25/8/2010 01/09/2010
    8% 1819/QĐ-NHNN 27/7/2010 01/08/2010
    8% 1565/QĐ-NHNN 24/6/2010 01/07/2010
    8% 1311/QĐ-NHNN 31/5/2010 01/06/2010
    8% 1011/QĐ-NHNN 27/4/2010 01/05/2010
    8% 618/QĐ-NHNN 25/03/2010 01/04/2010
    8% 353/QĐ-NHNN 25/2/2010 01/03/2010
    8% 134/QĐ-NHNN 25/01/2010 01/02/2010
    8%/năm 2665/QĐ-NHNN 25/11/2009 01/12/2009
    7% 2459/QĐ-NHNN 28/10/2009 01/11/2009
    7,0%/năm 2232/QĐ-NHNN 01/10/2009
     
     
  • Xem thêm     

    20/09/2011, 12:58:34 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    1. Về thời hiệu khởi kiện: Điều 159 Bộ luật dân sự quy định thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là 2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Điều 160 quy định Thời hiệu khởi kiện quy định trong BLDS cũng áp dụng trong tố tụng dân sự. Theo đó Điều 427 BLDS cũng quy định: thời hiệu để khởi kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự là 2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.
            Vấn đề ở chỗ: Ngày nào là ngày mà quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm để làm dấu mốc tính thời hạn 2 năm cho đến khi khởi kiện? Chương XV BLDS quy định chủ sở hữu tài sản có quyền tự bảo  vệ quyền sở hữu tài sản của mình, có quyền tự mình đòi tài sản hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước can thiệp để đòi tài sản... Do vậy, chỉ khi nào họ thấy mình không thể tự đòi được thì lúc đó mới có thể tính thời hiệu để khởi kiện được. Nếu ai hiểu là từ khi đến hạn thanh toán nợ mà 2 năm sau vẫn chưa đòi là hết thời hiệu khởi kiện là hiểu máy móc. Nếu như vậy, người đi vay cứ tìm cách "hoãn binh" để hết 2 năm xù nợ thì quyền sở hữu tài sản của chủ sở hữu tài sản sẽ không được pháp luật bảo vệ!
            Ví dụ trong hợp đồng vay tài sản có thỏa thuận thời hạn trả tài sản là năm 2000. Tuy nhiên, đến năm 2003 bên cho vay mới khởi kiện và trình bày lý do khởi kiện "muộn" là đến hạn, bên vay nhiều lần hứa trả nhưng không trả, đến nay tôi mới thấy quyền lợi bị xâm phạm nên khởi kiện... thì Tòa án vẫn thụ lý bình thường mà không tính đến yếu tố thời hiệu. Thực tiễn tranh tụng thì tôi đã tham gia nhiều vụ án kiểu như vậy và Tòa án không mấy khi bắt bẻ về thời hiệu.
    2. Nếu đưa ra pháp luật, vấn đề chứng cứ rất quan trọng. Nếu bên vay đã cầm hết giấy tờ về việc vay mượn, nếu họ hủy đi thì còn căn cứ đâu để bạn khởi kiện? Do vậy nếu bạn muốn đưa ra pháp luật giải quyết thì bạn phải chuẩn bị trước chứng cứ cho mình (có thể là ghi âm, ghi hình, tìm người làm chứng.. về sự việc).
    Chúc bạn thành công!
  • Xem thêm     

    20/09/2011, 11:49:38 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào anh!

    Câu hỏi của anh, tôi xin trả lời như sau:

    1.                       Khoản 3, Điều 4 Luật đất đai quy định: Công nhận quyền sử dụng đất là việc Nhà nước “cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các tài sản khác găn liền với đất lần đầu cho người đó”. Đồng thời, khoản 2, Điều 52 Luật đất đai quy định: “UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp GCN QDS đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư…

    Như vậy, theo quy định của Luật đất đai hiện hành thì UBND xã không có quyền công nhận quyền sử dụng đất, thẩm quyền công nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân thuộc về UBND cấp huyện nơi có đất. Do đó UBND xã Tam Thanh không xem xét đơn của anh là đúng.

    2.                       Nếu anh muốn xin cấp Gấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì nộp một bộ hồ sơ tại UBND xã để Xã thẩm tra và chuyển lên huyện xã xem xét. Hồ sơ bao gồm: Đơn xin cấp GCN QSD đất; Một trong các giấy tờ quy định tại khoản 1, 2, 5 Điều 50 Luật đất đai (nếu có); Văn bản ủy quyền (nếu có) (theo Điều 136 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004).

                 Tuy nhiên, điều kiện để nhà nước xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là đất đó phải không có tranh chấp. Hiện nay gia đình anh đang có tranh chấp với gia đình bà Chưng. Do vậy, sau khi tranh chấp trên được giải quyết thì anh mới có thể thực hiện thủ tục xin cấp GCN được. Còn việc có được cấp giấy chứng nhận hay không thì phải căn cứ vào nguồn gốc đất (hồ sơ địa chính và các tài liệu mà gia đình anh cung cấp).

    3.                       Việc tranh chấp giữa gia đình anh với các con bà Chưng, tôi xin lưu ý một số nội dung như sau:

    -   Nếu năm 1987 bà Chưng chỉ có tên trong Sổ mục kê, Sổ dã ngoại… hay bất cứ sổ sách nào khác mà không phải là “Sổ địa chính” hoặc “Sổ đăng ký ruộng đất”. Đồng thời, trong hồ sơ địa chính của địa phương thời kỳ trước năm 1987 có tên của mẹ anh thì gia đình anh mới có cơ hội thắng kiện;

    -   Anh phải xin UBND cấp trích lục bản đồ qua các thời kỳ để biết được nguồn gốc sử dụng đất (Cơ quan giải quyết tranh chấp và UBND sẽ căn cứ và nguồn gốc đó để công nhận quyền sử dụng đất cho ai có căn cứ theo pháp luật);

    -   Nếu gia đình anh được công nhận QSD đất thì người được công nhận có thể là bà anh hoặc mẹ anh (nay là các thừa kế của họ) chứ chưa chắc anh đã được công nhận bởi anh chỉ mới sử dụng từ năm 2000 đến nay và không có căn cứ gì để xác lập QSD đất theo quy định pháp luật.

    -   Thẩm quyền giải quyết vụ việc trên được quy định tại Điều 136 Luật đất đai, theo đó nếu đất có giấy tờ theo Điều 50 LĐ Đ hoặc tranh chấp liên quan đến QSH nhà ở thì Tòa án giải quyết, nếu không thì UBND cấp huyện giải quyết, sau đó các bên có thể khởi kiện theo thủ tục tố tục hành chính hoặc khiếu nại đến UBND tỉnh.

    -   Với những thông tin và chứng cứ mà anh có thì chưa có gì khẳng định là gia đình anh sẽ thắng kiện. Anh nên mời Luật sư có chuyên môn về đất đai tham gia vào vụ việc của gia đình anh để thu thập chứng cứ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho gia đình anh.

    Thân ái!

  • Xem thêm     

    19/09/2011, 04:01:04 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nếu trong cuốn sổ đó có chữ ký của bên vay, xác nhận là còn nợ tiền thì bạn hoàn tòa có căn cứ để đòi lại khoản tiền đó. Theo quy định của pháp luật thì lãi suất cho vay quy định như bạn nói. Tuy nhiên, việc vay mượn là giao dịch dân sự, lãi suất do hai bên thỏa thuận. Tại thời điểm vay, bên vay có nhu cầu nên mới thỏa thuận và chấp nhận khoản vay như vậy. Do vậy bạn hoàn toàn có quyền đòi nợ cả lãi và gốc. Nếu bên vay còn khả năng trả thì bạn có thể dùng nhiều biện pháp khác nhau để yêu cầu họ phải trả nợ chứ không nhất thiết phải khởi kiện dân sự. Thực tế cho thấy nếu bạn có nhiều khoản nợ mà một con nợ của bạn trốn được thì các con nợ khác cũng sẽ trốn nợ bạn do vậy bạn đòi được một khoản là điều kiện để đòi các khoản tiếp theo. Nguyên tắc là có vay có trả, tuy nhiên, bạn đừng quá nôn nóng mà hỏng việc, không cẩn thận lại vi phạm pháp luật hình sự  (về các tộicưỡng đoạt tài sản, bắt cóc chiếm đoạt tài sản, cố ý gây thương tích…). Bạn đã đòi được số tiền như vậy, số còn lại tôi tin bạn sẽ đòi được! Nếu người vay nợ của mẹ bạn đã vào bước đường cùng, không có khả năng trả nợ thì bạn cũng cần phải “lương tay” cho có tình, có lý.

    Chúc bạn thành công!

  • Xem thêm     

    19/09/2011, 01:48:00 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Câu hỏi của bạn, tôi xin trả lời như sau:

    Điểm d, khoản 1, Điều 38 Bộ luật Lao động quy định:  Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp “Do thiên tai, hoả hoạn, hoặc những lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc.”.

    Tuy nhiên theo quy định tại khoản 3, Điều 111 Bộ luật Lao động sửa đổi (2006, 2007) thì “Trong thời gian có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi người lao động nữ được tạm hoãn việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, kéo dài thời gian xem xét kỷ luật lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động”.

                Do vậy, công ty bạn không được phép chấm dứt hợp đồng lao động với hai trường hợp trên cho đến khi con họ được 12 tháng tuổi. Công ty bạn chỉ có thể chấm dứt hợp đồng lao động nếu thỏa thuận được với họ quyền lợi khi chấm dứt hợp đồng lao động.

    Thân ái!

  • Xem thêm     

    19/09/2011, 12:48:21 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
          Theo Điều 51, 52 Luật Bảo hiểm xã hội quy định: Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội đủ hai mươi năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu khi nam đủ năm mươi tuổi, nữ đủ bốn mươi lăm tuổi trở lên. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện được tính như quy định, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 1%. Lương hưu = lương làm căn cứ tính lương hưu x tỷ lệ hưởng lương hưu.

    Lương làm căn cứ tính lương hưu: Nếu đóng bảo hiểm xã hội theo hệ số lương thuộc thang bảng lương nhà nước thì tính hệ số bình quân 5 năm cuối x mức lương tối thiểu chung tại thời điểm hưởng lương hưu;

    Nếu đóng bảo hiểm xã hội không theo thang bảng lương nhà nước thì tính bình quân toàn bộ quá trình đóng BHXH.

    Tỷ lệ hưởng lương hưu bằng 45% cho 15 năm đầu, mỗi năm tiếp theo được cộng thêm 2% (đối với nam) hoặc 3% (đối với nữ). Mức tối đa bằng 75%.

               Nếu các trường hợp của Cơ quan bạn thuộc trường hợp: "cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện) và ở xã, phường, thị trấn (cấp xã)" thì được hưởng chế độ theo quy định tại Nghị định số 67/2010/NĐ-CP ngày 15/06/2010, cụ thể như sau:

    Cán bộ nghỉ hưu trước tuổi có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, nếu có đơn tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi gửi cơ quan quản lý cán bộ thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và được hưởng thêm các chế độ: Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi; được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại điểm a khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội; được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng bảo hiểm xã hội; từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.

    Riêng đối với cán bộ xếp lương chức vụ thì tại thời điểm có đơn xin nghỉ hưu trước tuổi, nếu đã xếp lương bậc 1 của chức danh hiện đảm nhiệm từ đủ 48 tháng trở lên thì được xếp lên bậc 2 của chức danh hiện đảm nhiệm để nghỉ hưu.

    Đối với cán bộ tiếp tục công tác cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, nếu không có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi mà có phẩm chất, năng lực, uy tín, sức khỏe để tiếp tục công tác thì được cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm bố trí vị trí công tác mới thích hợp. Trường hợp vị trí công tác mới không quy định mức lương chức vụ, phụ cấp chức vụ (không phải là chức danh lãnh đạo) hoặc có mức lương chức vụ, phụ cấp chức vụ thấp hơn mức lương chức vụ, phụ cấp chức vụ đã được hưởng thì thực hiện bảo lưu mức lương chức vụ, phụ cấp chức vụ đã được hưởng trong 06 tháng; từ tháng thứ 07 trở đi hưởng mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ (nếu có) của vị trí công tác mới.

    Đối với cán bộ nghỉ công tác chở đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 02 năm công tác mới đến tuổi nghỉ hưu theo quy định, nếu không bố trí được vị trí công tác mới thích hợp và không có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi thì được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu.

    Trong thời gian nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu được thực hiện chế độ như sau: được hưởng nguyên mức lương chức vụ hoặc mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và mức chênh lệch bảo lưu lương (nếu có); cán bộ và cơ quan nơi cán bộ công tác trước khi nghỉ chờ đủ tuổi nghỉ hưu căn cứ vào mức lương, các khoản phụ cấp và mức chênh lệch bảo lưu lương (nếu có) được hưởng theo Điều 1 của Nghị định thực hiện đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo mức đóng như trước khi nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu; các chế độ khác (nếu có) thôi hưởng kể từ tháng liền kề sau tháng có quyết định nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu; trường hợp cán bộ thuộc diện khi đang công tác được sử dụng thường xuyên xe ô tô con phục vụ công tác, nếu tham gia các cuộc họp, hội nghị theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền hoặc đi khám chữa bệnh thì báo cơ quan nơi công tác trước khi nghỉ chờ đủ tuổi nghỉ hưu để bố trí xe đưa đón.

    Nếu không thuộc các trường hợp trên thì không được hưởng chế độ ưu đãi theo Nghị định 67/2010/NĐ-CP tuy nhiên vẫn có thể được hưởng chế độ chính sách riêng đối với từng địa phương, đơn vị trong trường hợp địa phương, đơn vị đó có quy định thêm.

    Thân ái!