Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

  • Xem thêm     

    12/09/2011, 12:48:01 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Câu hỏi của bạn, Luật sư trả lời như sau:
    1. Việc tặng cho ngôi nhà trên thể hiện bằng hợp đồng tặng cho lập tại phòng công chứng. Vì vậy, bạn cần xem lại bản hợp đồng này. Nếu là hợp đồng tặng cho có điều kiện (chỉ cho con trai, không cho con dâu...) thì đó là tài sản riêng của chồng bạn có được trong thời kỳ hôn nhân (tặng cho riêng). Còn nếu trong hợp đồng chỉ thể hiện là tặng cho chồng bạn và không có bất cứ điều kiện gì ràng buộc, đồng thời chồng bạn đồng ý "sáp nhập" vào tài sản chung vợ chồng thì chỉ cần hai người có biên bản thỏa thuận nhập tài sản riêng thành tài sản chung là được. Vậy bạn cần xem lại nội dung của hợp đồng tặng cho đó.
    2. Nếu là tài sản chung thì khi ly hôn bạn mới được chia, còn tài sản riêng thì bạn chỉ có thể được trích một phần công sức duy trì tu sửa (nếu có).
    Thân ái!
  • Xem thêm     

    12/09/2011, 11:41:07 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
    1. Việc "sổ đỏ" ghi sai diện tích đất nhưng thực tế diện tích đất đó gia đình bạn vẫn sử dụng, vẫn đóng thuế cho nhà nước, vẫn thể hiện diện tích trên hồ sơ địa chính của địa phương thì bạn cứ yên tâm! Nếu diện tích và hình thể thửa đất trong "sổ đỏ" và trong hồ sơ địa chính khớp nhau thì gia đình bạn sẽ gặp khó khăn đấy. Vận bạn nên kiểm tra lại nội dung này nhé.
    2. Bạn có thể yêu cầu Thanh tra TN&MT hủy bỏ giấy chứng nhận của nhà hàng xóm hoặc khởi kiện, yêu tranh chấp quyền sử dụng đất với nhà hàng xóm để tòa án tuyên là đất của bạn và kiến nghị UBND huyện hủy sổ của hàng xóm.
    3. Nếu "sổ" của hàng xóm chưa được đính chính hoặc hủy bỏ thì gia đình bạn không thể được cấp giấy đối với phần đất đó (nếu cấp sẽ là một thửa đất hai giấy chứng nhận!).
    Chúc bạn thành công!
  • Xem thêm     

    12/09/2011, 11:33:18 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Tháng 4/2011 mà vẫn tiến hành thủ tục chuyển quyền sử dụng đất ở tại UBND phường thì e rằng thủ tục đó không đúng pháp luật bởi theo nghị định 84/2007 thì kể từ ngày 01/1/2008 thì mọi giao dịch về QSD Đ phải có giấy chứng nhận mới là hợp pháp. Có thể phường chỉ "xác nhận chữ ký " trong các giấy tờ chuyển nhượng trên chứ không xác nhận nội dung. Do vậy bạn không thể lấy các giấy tờ chuyển nhượng đó để xin cấp giấy cn tên bạn được.
    2. Nay gia đình ông B đã được cấp GCN thì bạn cần yêu cầu gia đình ông B ký lại hợp đồng chuyển nhượng tại phòng công chứng sau đó bạn mang toàn bộ hồ sơ đến văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp quận huyện để đăng ký.
    Chúc bạn thành công!
  • Xem thêm     

    12/09/2011, 11:25:09 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
    1. Nếu Công an trả lời bạn không đúng (từ năm 2009 đến nay không rõ tung tích chồng bạn) thì bạn có quyền khiếu nại đến trưởng công an xã phường hoặc khởi kiện ra tòa hành chính về sự việc đó.
    2. Việc Tòa án thụ lý thì không bắt buộc phải có xác nhận của Công an nơi cư trú bởi chồng bạn vẫn còn hộ khẩu ở đó. Nếu sau khi Thụ lý vụ án, tòa án không triệu tập được bị đơn thì sẽ tiến hành thủ tục niêm yết theo quy định tại nơi cư trú của chồng bạn. Nếu chồng bạn vẫn cố tình không đến tòa để giải quyết thì bạn có quyền yêu cầu tuyên bố chồng bạn mất tích và yêu cầu Toa án cho ly hôn theo thủ tục chung.
    Thân ái!
  • Xem thêm     

    12/09/2011, 11:17:57 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
    1. Gia đình bạn có thể mời luật sư đến đàm phán với cậu bạn, phân tích tình lý để cậu bạn trả lại đất tránh tranh chấp xảy ra sẽ mất thời gian, mất tình cảm và có thể còn thiệt hại cho cả hai bên. Trong trường hợp nếu thỏa thuận được thì gia đình bạn có thể nhượng bộ, cắt cho cậu ấy một phần đất hoặc trả một khoản tiền do công trông nom, tu tạo đất.
    2. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì bạn cần có đơn đề nghị UBND cấp xã phường hòa giải. Nếu không được thì Tòa án nơi có bất động sản sẽ có thẩm quyền giải quyết. Trong trường hợp này, gia đình bạn cần chuẩn bị các tài liệu chứng cứ để bảo vệ quyền lợi của mình trước Tòa (Giấy tờ mua bán, ý kiến của người bán cho mẹ bạn, trích lục bản đồ đối với các thửa đất qua các thời kỳ).
    Chúc bạn thành công!
  • Xem thêm     

    12/09/2011, 11:09:48 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Câu hỏi của bạn, tôi có ý kiến như sau:

                 Bạn nói là cho hàng xóm mượn đất làm ngõ nhưng không có chứng cứ bằng văn bản. Nay gia đình hàng xóm và gia đình bạn đều đã được cấp giấy chứng nhận và ghi đó là “đường xóm”. Bản đồ địa chính nay cũng thể hiện là đường xóm (nhiều căn cứ cho thấy có sự “hiến đất” làm lối đi chung). Khi  gia đình bạn xin cấp giấy chứng nhận cũng không kê khai phần diện tích đó để xin cấp. Khi hàng xóm xin cấp (bạn cũng ký vào hồ sơ với tư cách là hộ giáp ranh?) và khi được cấp sổ thì gia đình bạn không có ý kiến gì!!! Bạn chỉ có chứng cứ duy nhất là trên bản đồ địa chính trước đây thể hiện phần ngõ đó thuộc thửa đất của bạn?

                Nếu nội dung sự việc đúng là như vậy thì theo kinh nghiệm của tôi, bạn khó mà đòi được phần ngõ đi đó. Do vây, tốt nhất hai gia đình nên thương lượng, hòa giải với nhau!

    Thân ái!

  • Xem thêm     

    12/09/2011, 10:58:31 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Câu hỏi của bạn, Luật sư trả lời như sau:

    1.                      Bạn cần xem lại thời điểm đăng ký kết hôn của mẹ bạn: Nếu mẹ bạn và bố bạn đăng ký kết hôn trước ngày 03/01/1987 (ngày luật hôn nhân năm 1986 có hiệu lực) thì ngôi nhà mà bố bạn đã bán là tài sản chung của bố bạn với mẹ bạn, bởi theo Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 (có hiệu lực đến ngày 03/01/1987) thì vợ chồng chỉ có tài sản chung, không quy định tài sản riêng (kể cả đối với tài sản có trước hôn nhân hoặc được tặng cho, thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân, từ luật năm 1987 trở đi mới quy định tài sản riêng của vợ chồng).

    Nếu bố mẹ bạn kết hôn sau ngày 03/01/1987 thì mẹ bạn chỉ được sở hữu đối với phần có cải tạo, tu sửa của ngôi nhà. Nếu không có thỏa thuận gì thì ngôi nhà đó là tài sản riêng của bố bạn hoặc là tài sản chung của bố bạn với người vợ trước. Vậy bạn cần xem lại vấn đề này nhé!

    2.                      Đối với ngôi nhà được mua sau này (là tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân của bố mẹ bạn) nên dù không có tên mẹ bạn cũng mặc nhiên là tài sản chung vợ chồng trừ trường hợp bố bạn chứng minh được là nguồn tiền mua ngôi nhà đó là bố bạn có trước khi kết hôn và không nhập vào làm tài sản chung vợ chồng. Thực tiễn cho thấy: Dù bố bạn dùng khoản tiền do thừa kế riêng để mua ngôi nhà đó nhưng nếu để mẹ bạn cùng đứng tên trên giấy tờ sở hữu thì đó là tài sản chung vợ chồng. Nếu chỉ mình bố bạn đứng tên nhưng ngôi nhà được sử dụng chung cho cả gia đình thì sau này ly hôn hoặc chia thừa kế cũng vẫn phải trích một phần công sức cho mẹ bạn.

    Thân ái!

  • Xem thêm     

    12/09/2011, 10:31:48 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Câu hỏi của bạn, tôi xin trả lời như sau:

    1. Tội vu khống được quy định tại Điều 122 BLHS, cụ thể như sau:

    “1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    c) Đối với nhiều người;

    d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

    đ) Đối với người thi hành công vụ;

    e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

    Như vậy, điều kiện đầu tiên để xác định anh ta có phạm tội hay không thì cơ quan tố tụng phải chứng minh được rằng anh ta “biết rõ” thông tin mình đưa ra là bịa đặt (lỗi cố ý trực tiếp) và mục đích của hành vi đó là nhằm “xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp” của người yêu bạn. Mức hình phạt có thể lên đến 2 năm tù giam nếu thuộc khoản 1 và 7 năm tù giam nếu thuộc khoản 2 Điều 122 BLHS nêu trên.

    Theo thông tin mà bạn đưa ra thì nhiều khả năng anh ta đã phạm Tội vu khống theo quy định tại Điều 122 BLHS nêu trên. Vậy người yêu của bạn có thể viết đơn tố giác tội phạm gửi đến công an cấp quận huyện nơi anh ta thực hiện hành vi vu khống, nội dung trình bày rõ sự việc và gửi kèm theo các chứng cứ để cơ quan điều tra xem xét khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với anh ta và xử lý nghiêm minh trước pháp luật.

    Nếu có bất cứ thông tin gì liên quan đến vụ việc trên, bạn có thể liên hệ trực tiếp với tôi để tư vấn miễn phí.

    Thân ái!

  • Xem thêm     

    12/09/2011, 10:30:16 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Câu hỏi của bạn, tôi xin trả lời như sau:

    1.                      Trước hết về việc gửi giá: Theo bạn trình bày thì tôi hiểu là công ty A bán hàng và có cam kết với nhân viên kinh doanh là được phép "gửi giá", sau khi khách hành thanh toán tiền cho công ty A thì công ty A sẽ thanh toán cho nhân viên kinh doanh số tiền “chênh” theo giá ấn định của công ty. Nếu đúng là như vậy thì hành vi gửi giá của bạn bạn không phạm tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 140 BLHS (vì bạn của bạn đã có sự thỏa thuận từ trước với Công ty. Đó là chỉ là một cơ chế kinh doanh).

    2.                      Đối với số tiền mà bạn bạn giữ của công ty và chưa hoàn lại cho công ty B (triết khấu %?): Hành vi này của bạn bạn có liên quan đến việc chấm dứt và thanh lý hợp đồng lao động giữa bạn bạn với công ty A chưa hoàn tất nên bạn bạn chỉ giữ tiền lại làm biện pháp đảm bảo do vậy khó có căn cứ cho rằng bạn của bạn phạm vào tội Lạm dụng tín nhiện theo Điều 140 BLHS. Cơ quan tố tụng phải chứng minh được là bạn của bạn có “thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản” thì bạn của bạn mới có khả năng phạm tội! Do vậy, bạn cần xem lại sự việc và chuẩn bị các chứng cứ để bảo vệ quyền lợi cho bạn mình.

    Thân ái!

  • Xem thêm     

    12/09/2011, 10:07:05 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Câu hỏi của bạn, tôi xin trả lời như sau:

           1. Hành vi phạm tội của bạn bạn thuộc vào khoản 4, Điều 140 BLHS (tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản) và khung hình phạt là 12 năm đến 20 năm hoặc chung thân. Cụ thể khoản 4, Điều 140 BLHS quy định như sau: “4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.”.

              2. Việc thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải của bạn bạn là tình tiết giảm nhẹ được quy định tại điểm p, khoản 1, Điều 46 BLHS. Ngoài ra bạn của bạn còn được hưởng tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 46 BLHS do tự nguyện khắc phục hậu quả.

    3. Tư các pháp nhân của công ty thể hiện ở đăng ký kinh doanh và quy định tại Điều 84 BLDS. Công ty không cần phải có tư cách pháp nhân cũng có quyền tố cáo hành vi phạm tội của bạn bạn. Nói cách khác việc công ty có tư cách pháp nhân hay không đều có quyền tố giác tội phạm.

    4. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hình sự hiện hành thì bị can bị cáo có quyền mời luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi cho mình từ khi có quyết định khởi tố bị can. Trường hợp bị bắt do phạm tội quả tang hoặc bị bắt theo lệnh truy lã thì Luật sư có quyền tham gia vụ án từ khi có lệnh bắt tạm giam. Vụ việc của bạn bạn là rất nghiêm trọng, hình phạt có thể đến tù chung thân và có nhiều tình tiết phức tạp do vậy gia đình nên mời luật sư càng sớm càng tốt để bào chữa cho bạn đó.!

    Thân ái!

  • Xem thêm     

    12/09/2011, 09:57:52 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Câu hỏi của bạn, tôi xin trả lời như sau:

    1.                  Bạn cần xem lại giấy tờ thì mới xác định được là người kia có hành vi lừa đảo hay không. Cụ thể là: Nếu Bên ký hợp đồng với bạn là Công ty X, loại hợp đồng là “hợp đồng góp vốn” để được quyền ưu tiên mua căn hộ theo quy định tại Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ hướng dẫn luật nhà ở; Tại thời điểm bạn ký hợp đồng góp vốn, dự án đủ điều kiện để được huy động vốn theo quy định tại Nghị định 71 nêu trên (Chủ đầu tư cấp I được ký hợp đồng, văn bản góp vốn hoặc hợp đồng, văn bản hợp tác đầu tư sau khi đã có dự án phát triển nhà ở được phê duyệt, đã thực hiện khởi công xây dựng công trình nhà ở và đã thông báo cho Sở Xây dựng nơi có dự án phát triển nhà ở biết trước ít nhất 15 ngày, tính đến ngày ký hợp đồng huy động vốn. Đồng thời, chủ đầu tư được phân chia tối đa cho các hình thức huy động vốn không quá 20% số lượng nhà ở trong mỗi dự án (tính trên tổng số lượng nhà ở thương mại của dự án cấp I hoặc dự án phát triển nhà ở độc lập không phải là dự án cấp II) không phải thông qua sàn giao dịch bất động sản”; việc thu tiền của bạn có hóa đơn, chứng từ đúng quy định… thì không cấu thành tội phạm.

    2.                  Vụ việc có thể cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 BLHS (mức hình phạt có thể là 12 năm đến 20 năm hoặc chung thân nếu tài sản trên 500 trđ) nếu là loại hợp đồng mua bán nhà (kể cả viết tay) mà bên ký bán không (chưa) có quyền bán nhà theo quy định của pháp luật, mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản của bạn… Nội dung bạn trình bày chưa rõ ràng (bạn mua của người góp vốn hay mua của công ty X, loại HĐ của bạn là HĐ mua bán nhà hay HĐ góp vốn, nội dung HĐ thỏa thuận như thế nào?....) nên Luật sư chưa thể trả lời cho bạn là vụ việc đã có dấu hiệu tội phạm hay chưa, nếu có thì tội gì. Tuy nhiên, việc bạn trình bày cũng có nhiều dấu hiện có khả năng cấu thành tội phạm không chỉ với người giao dịch với bạn mà với cả lãnh đạo công ty X. Để có câu trả lời xác đáng và giúp bạn thực hiện thủ tục pháp lý bạn nên photo toàn bộ văn bản của vụ việc xuất trình cho luật sư để luật sư có thể đưa ra giải pháp tốt nhất cho bạn.

    1.                  Nơi hợp đồng được ký kết là nơi công an có thẩm quyền giải quyết vụ việc nếu có dấu hiệu tội phạm (nếu công ty ký HĐ với bạn thì công an nơi công ty có trụ sở chính là nơi giải quyết). Tuy nhiên, trước khi công an vào cuộc thì bạn có thể nhờ những người chuyên nghiệp về thu hồi nợ để sớm thu hồi khoản tiền trên của bạn.

    2.                  Nếu bạn đưa đơn ra công an, bạn cần làm đơn tố giác tội phạm để trình bày rõ nội dung sự việc, đồng thời cung cấp các tài liệu chứng cứ kèm theo đơn. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được đơn tố giác, cơ quan công an có nghĩa vụ kiểm tra, xác minh nguồn tin theo quy định tại điều 103 BLTTDS. Nếu có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan điều tra có trách nhiệm khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam bị can, ra lệnh kê biên tài sản của bị can để đảm bảo thi hành án và thực hiện các nghiệp vụ điều tra theo quy định của pháp luật. Sau khi kết thúc điều tra, thì cơ quan điều tra ra kết luận điều tra để xác định rõ hành vi phạm tội của bị can rồi chuyển hồ sơ cho VKS để truy tố trước pháp luật (ra bản cáo trạng). Sau đó vụ việc được chuyển sang Tòa án để xét xử theo quy định pháp luật. Trong vụ án như thế này, tòa án sẽ giải quyết cả trách nhiệm hình sự (hình phạt) và trách nhiệm dân sự (bồi thường, khắc phục hậu quả) đối với bị cáo. Nếu hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 trđ trở lên thì mức hình phạt cao nhất có thể là tù chung thân (trước đây theo BLHS năm 1999 là tử hình).

    Thân ái!

  • Xem thêm     

    12/09/2011, 09:47:19 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Câu hỏi của bạn tôi, xin trả lời như sau:

    Trước hết trách nhiệm bồi thường cho nạn nhân thuộc về Công ty của anh bạn. Sau đó công ty sẽ yêu cầu anh bạn hoàn lại số tiền đó tùy theo mức độ lỗi của anh bạn (quy định tại Điều 622 BLDS năm 2005).

    Thân ái!

  • Xem thêm     

    12/09/2011, 09:46:04 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Vụ việc của bạn có dấu hiệu của tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 BLHS (hình phạt có thể lên tới 3 năm tù). Có thể cả hai anh em người kia đều phạm tội. Nếu không thỏa thuận được về việc hoàn trả số tiền trên thì bạn có thể yêu cầu công an nơi sự việc xảy ra giải quyết.

  • Xem thêm     

    12/09/2011, 09:38:26 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Câu hỏi của bạn, tôi xin trả lời như sau:

    1.                  Nếu người kia có hành vi gian dối (hành vi xuất hiện trước khi nhận tiền của bạn) nhằm chiếm đoạt tài sản của bạn thì người đó phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 BLHS. Với số tiền trên sẽ thuộc khoản 1 và khung hình phạt có thể lên tới 3 năm tù giam.

    2.                  Người đó cũng có thể phạm tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc các tội danh khác theo quy định của pháp luật (nếu họ là cán bộ, công chức).

    3.                  Bạn cần gặp người đó và cố thuyết phục để người đó trả lại tiền cho bạn, nếu không có kết quả thì phải nhờ người có “chuyên môn” về thu hồi nợ để đòi tiền cho bạn hoặc báo công an và gửi các chứng cứ kèm theo để xử lý người đó trước pháp luật.

    Thân ái!

  • Xem thêm     

    12/09/2011, 09:36:03 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào em!

    Câu hỏi của em, tôi xin trả lời như sau:

    1. Khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự quy định: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

    a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

    b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;

    c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

    d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

    đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng”.

    Tại thời điểm sự việc xảy ra em không có bằng lái nên hành vi phạm tội thuộc khoản 2 Điều 202 BLHS và khung hình phạt từ 3 năm tới 10 năm.

    Trong khi đó “Án treo” được quy định tại Điều 60 BLHS, cụ thể như sau:

    “1. Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm….”

    Như vậy, nếu em bị Tòa án xử mức hình phạt ở mức thấp nhất của khung hình phạt là 3 năm thì em mới có cơ hội được hưởng án treo. Còn nếu hành vi của em có nhiều tình tiết tăng nặng, ít tình tiết giảm nhẹ thì nhiều khả năng mức án của em sẽ trên 3 năm hoặc nếu dưới 3 năm cũng khó có thể được hưởng án treo. Các tình tiết tặng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 46 và Điều 48 BLHS cụ thể như sau: “Điều 46. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

    1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

    a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

    b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

    c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

    d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

    đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;

    e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

    g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

    h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

    i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;

    k) Phạm tội do lạc hậu;

    l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

    m) Người phạm tội là người già;

    n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

    o) Người phạm tội tự thú;

    p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

    q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;

    r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

    s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.

    2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.

    3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

    Điều 48. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

    1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:

    a) Phạm tội có tổ chức;

    b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;

    d) Phạm tội có tính chất côn đồ;

    đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;

    e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;

    g) Phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm;

    h) Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già, người ở trong tình trạng không thể tự vệ được hoặc đối với người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;

    i) Xâm phạm tài sản của Nhà nước;

    k) Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;

    l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;

    m) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác phạm tội hoặc thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

    n) Xúi giục người chưa thành niên phạm tội;

    o) Có hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm.

    2. Những tình tiết đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.”.

    Như vậy, căn cứ vào các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định ở trên để tìm ra  và tạo ra các tình tiết giảm nhẹ của mình, tránh các tình tiết tăng nặng để bảo vệ mình tại phiên tòa để mức hình phạt dưới hoặc bằng 3 năm tù.

    Mặc dù trường hợp phạm tội của em thuộc khoản 2 Điều 202 BLHS nhưng nếu em có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở nên thì em có thể được chuyển khung hình phạt xuống khoản 1 Điều 202 và mức hình phạt có thể dưới 3 năm và có thể được áp dụng Điều 60 để cho hưởng án treo. Quy định đó được thể hiện ở Điều 47 BLHS, cụ thể như sau:

    “Điều 47. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật

    Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.”.

    Em cũng cần lưu ý là Khoản 1, Điều 46 BLHS được Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP của HĐTP TANDTC hướng dẫn như sau:

    1. Về tình tiết "người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả" quy định tại điểm b khoản 1 Điều 46 của BLHS

    1.1. Cũng được áp dụng tình tiết "người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả" nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Bị cáo là người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 15 tuổi khi phạm tội và cha, mẹ của họ đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra;

    b) Bị cáo là người từ đủ 15 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi khi phạm tội và cha, mẹ của họ đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, nếu bị cáo không có tài sản;

    c) Bị cáo (không phân biệt là người đã thành niên hay người chưa thành niên) hoặc cha, mẹ của bị cáo chưa thành niên đã tự nguyện dùng tiền, tài sản để sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, nhưng người bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối nhận, nếu số tiền, tài sản đó đã được giao cho cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác quản lý để thực hiện việc sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra;

    d) Bị cáo (không phân biệt là người đã thành niên hay người chưa thành niên) hoặc cha, mẹ của bị cáo chưa thành niên xuất trình được chứng cứ chứng minh là họ đã tự nguyện dùng tiền, tài sản để sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, nhưng người bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối nhận và họ đã đem số tiền, tài sản đó về nhà cất giữ để sẵn sàng thực hiện việc bồi thường khi có yêu cầu;

    đ) Bị cáo không có tài sản để bồi thường nhưng đã tích cực tác động, đề nghị cha, mẹ hoặc người khác (vợ, chồng, con, anh, chị, em, bạn bè...) sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả và những người này đã thực hiện việc sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra;

    e) Bị cáo không có trách nhiệm sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra (ví dụ việc bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ) nhưng đã tự nguyện dùng tiền, tài sản của mình để sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả hoặc đã tích cực tác động, đề nghị cha, mẹ hoặc người khác sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả (nếu bị cáo không có tài sản để bồi thường) và những người này đã thực hiện việc sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra.

    1.2. Đối với các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm đ và e tiểu mục 1.1 mục 1 này mà bị cáo không có việc tác động, đề nghị cha, mẹ hoặc người khác sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả, nếu những người này đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra thì bị cáo chỉ được hưởng tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 2 Điều 46 của BLHS.

    Như vậy, căn cứ vào các quy định pháp luật mà Luật sư vừa trích dẫn ở trên để em hoặc người nhà của em đối chiếu với trường hợp cụ thể của em để tự bảo vệ quyền lợi của mình trước cơ quan tố tụng. Nếu em có từ 2 tình tiết giảm nhẹ TNHS quy định tại Điều 46 đồng thời không có hoặc chỉ có 1 tình tiết tăng nặng mà không được hưởng án treo thì em nên kháng cáo bản án sơ thẩm và mời luật sư tham gia vụ án để bảo vệ quyền lợi cho mình. Theo kinh nghiệm của tôi thì rất nhiều khả năng mức hình phạt của em là dưới 3 năm và được hưởng án treo nếu em thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải và đã cố gắng hết sức để bồi thường, khắc phục hậu quả.

    Chúc em may mắn!

  • Xem thêm     

    09/09/2011, 02:48:46 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
     Câu hỏi của bạn tôi xin trả lời như sau:
    1. Hai gia đình nên thỏa thuận để chú ấy chuộc lại đất trừ đi 20m2 mà gia đình bạn đã sử dụng là tốt nhất.
    2. Trong trường hợp có tranh chấp xảy ra khiến Tòa án giải quyết thì nhiều khả năng Tòa án sẽ công nhận một phần hoặc toàn bộ việc chuyển quyền sử dụng đất từ chú bạn cho gia đình bạn (mặc dù chưa sang tên gia đình bạn nhưng gia đình đã xây nhà kiên cố mà chú không có ý kiến gì, cũng không bị chính quyền xử phạt nên có thể áp dụng nghị quyết 02/2004 của TAND tối cao).
    Trong trường hợp xấu nhất là hợp đồng không hợp pháp thì thông thường Tòa án cũng sẽ giao cho gia đình bạn sử dụng phần đất 20m2 đó và thanh toán giá trị cho chú bạn (kinh nghiệm thực tiễn của tôi).
    Chúc may mắn!
  • Xem thêm     

    09/09/2011, 02:36:49 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Câu hỏi của bạn tôi xin trả lời như sau:
    1. Nếu vợ chồng bạn đã thuận tình ly hôn ở Mỹ thì không phải tiến hành thủ tụ ly hôn tại Việt Nam nữa. Bạn chỉ cần tiến hành thủ tục công nhận và thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam theo quy định chung.
    2. Các văn bản tố tụng sẽ gửi trực tiếp tới địa chỉ của bạn. Nếu bạn vắng mặt khỏi nơi cư trú thì mới phải tiến hành thủ tục niêm yết công khai tại trụ sở UBND xã phường và nơi cư trú theo quy định.
    Thân ái!
  • Xem thêm     

    09/09/2011, 02:30:12 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Trường hợp của bạn, tôi trả lời như sau:

    1. Chồng bạn đang chấp hành hình phạt tù giam cho nên bạn phải gặp chồng bạn đưa ra yêu cầu xem ý kiến của anh ấy thế nào. Nếu anh ấy không muốn bạn phải chờ đợi thêm thì có thể đồng ý ly hôn (thuận tình ly hôn) khi đó hai vợ chồng ký vào đơn xin ly hôn thì Toa án sẽ giải quyết cho ly hôn.

    2. Trong trường hợp chồng bạn không muốn ly hôn thì bạn vẫn có quyền xin ly hôn đơn phương. Tòa án sẽ căn cứ vào Điều 89 Luật hôn nhân và gia đình để giải quyết. Điều 89 quy định:

    "Điều 89. Căn cứ cho ly hôn

    1. Tòa án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án quyết định cho ly hôn.

    2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.".

    Mục 8, Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán - Tòa án Nhân dân Tối cao ban hành ngày 23/12/2000, hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, giải thích như sau:

    "1. Được coi là tình trạng hôn nhân của vợ chồng trầm trọng khi:

    - Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hòa giải nhiều lần;

    - Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hòa giải nhiều lần;

    - Vợ chồng không chung thủy với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình.

    2. Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại mục 1 nêu trên. Nếu thực tế cho thấy vợ chồng đã được nhắc nhở, hòa giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.

    3. Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.".

    Như vậy, người chồng đang chấp hành án phạt tù không phải là căn cứ cho ly hôn nên Tòa án sẽ căn cứ vào các quy định trên đối chiếu với hoàn cảnh thực tế của bạn để xem xét giải quyết cho bạn.
    Thân ái!
  • Xem thêm     

    09/09/2011, 02:16:44 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !
    Câu hỏi của bạn tôi xin trả lời như sau:
    1. Theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án nơi bị đơn cư trú là nơi có thẩm quyền giải quyết tranh chấp các vụ án về hôn nhân và gia đình. Trong vụ việc này, anh chị bạn có cùng nơi cư trú nên Tòa án nơi cư trú đó sẽ giải quyết.
    2. Điều 92 Luật hôn nhân và gia đình quy định: "Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác.".

    Như vậy, đứa con nhỏ 2 tuổi sẽ do chị bạn nuôi, còn đứa lớn nếu đến thời điểm xét xử đủ 9 tuổi sẽ hỏi ý kiến của nó. Nếu chị bạn có chỗ ở, thu nhập ổn định, có sức khỏe và điều kiện kinh tế, có kiến thức để nuôi dạy trẻ... thì có thể được giao nuôi cả hai đứa.

    Còn Tòa án quyết định thế nào phụ thuộc vào nguyện vọng và chứng cứ mà hai bên cung cấp tại Tòa án.

    Thân ái!

  • Xem thêm     

    09/09/2011, 01:54:14 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Câu hỏi của bạn tôi xin trả lời như sau:

    1.                      Nếu ngôi nhà đó đứng tên của ông nội bạn thì tài sản thuộc quyền sở hữu chung của ông bạn và bà bạn (mỗi người một nửa). Ông nội bạn chỉ có quyền định đoạt một nửa giá trị nhà đất trên, một nửa là di sản của bà nội bạn (mất năm 1999) để lại cho chồng và các con. Nếu đúng thủ tục thì gia đình bạn phải tiến hành khai nhận và phân chia di sản thừa kế đối với phần di sản của bà nội bạn. Trong nội dung phân chia thừa kế thì các thừa kế đồng ý nhường toàn bộ phần di sản của bà bạn cho ông bạn được quyền định đoạt. Sau đó ông bạn lập di chúc, định đoạt toàn bộ di sản đó cho em trai của bạn. Như vậy thì mới đúng thủ tục. Việc ông bạn chưa khai nhận, phân chia thừa kế của bà bạn mà đã lập di chúc thì di chúc có thể chỉ có hiệu lực một phần. Nếu tất cả các thừa kế khác của bà bạn cùng ký vào bản di chúc đồng ý với định đoạt của ông bạn thì vẫn có thể (linh động) công nhận di chúc đó là hợp pháp.

    Còn cụ thể di chúc có hợp pháp có hợp pháp hay không thì Luật sư phải được đọc di chúc thì mới xác định được (thực tế hành nghề luật sư thì có những di chúc có công chứng, chứng thực vẫn có thể bị Tòa án tuyên vô hiệu). Bạn có thể lưu ý các nội dung quy định về di chúc có hiệu lực sau đây của BLDS:

    Ðiều 652. Di chúc hợp pháp

    1.                      Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

    b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

    2.                      Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

    3.                      Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

    4.                      Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Ðiều này.

    5.                      Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.

      Ðiều 653. Nội dung của di chúc bằng văn bản

    1.                      Di chúc phải ghi rõ:

    a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;

    b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

    c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

    d) Di sản để lại và nơi có di sản;

    đ) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.

    2.                      Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.”.

    2.     Nếu di chúc của ông nội bạn hợp pháp thì thủ tục sang tên cho em trai bạn thực hiện bằng việc khai nhận di sản thừa kế tại Phòng công chứng nhà nước hoặc Văn phòng công chứng. Sau đó đăng ký sang tên tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tại địa phương.

    Chúc bạn thành công!