Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

  • Xem thêm     

    26/09/2011, 03:36:54 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

     Chào bạn!
          1. Ai nói với bạn là: "dự án xây dựng khu đô thị ở vùng nông thôn nên dự án có thể không phải xây mà có thể chuyển nhượng đất nền"?. Trường hợp của bạn thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật nhà ở và Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ. Việc chuyển nhượng dự án (toàn bộ) chỉ được thực hiện trong một số trường hợp nhất định và bên nhận chuyển nhượng dự án phải có năng lực để thực hiện dự án. Còn mọi việc xin dự án xây dựng nhà chung cư, khu đô thị sau đó không xây dựng mà phân lô để bán đất nền đều là trái pháp luật. Bạn mua các lô đất đó là vô cùng rủi ro. Cụ thể:
    Khoản 4, Điều 8 Nghị định 71 quy định: "
    Chủ đầu tư cấp I của dự án phát triển khu nhà ở được quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hạ tầng kỹ thuật cho chủ đầu tư cấp II để xây dựng nhà ở sau khi đã có các công trình hạ tầng kỹ thuật tương ứng với nội dung, tiến độ của dự án và phải tuân thủ nội dung dự án đã được phê duyệt, nội dung chấp thuận đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.".
           Như vậy, sau khi có hạ tầng kỹ thuật thì Chủ đầu tư cấp I mới được quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho nhà đầu tư cấp II. Nhà đầu tư cấp II cũng phải có năng lực thực hiện dự án đã được phê duyệt.
         2. Việc huy động vốn được quy định cụ thể tại Điều 9, Nghị định 71 như sau: 

    "Huy động vốn để đầu tư xây dựng nhà ở

    1. Trường hợp chủ đầu tư dự án phát triển khu nhà ở, dự án khu đô thị mới (chủ đầu tư cấp I) có nhu cầu huy động vốn để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đối với phần diện tích xây dựng nhà ở và đầu tư xây dựng nhà ở trong khu nhà ở, khu đô thị đó thì chỉ được huy động vốn theo các hình thức sau đây:

    a) Ký hợp đồng vay vốn của các tổ chức tín dụng, các quỹ đầu tư hoặc phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật để huy động số vốn còn thiếu cho đầu tư xây dựng nhà ở; bên cho vay vốn hoặc bên mua trái phiếu không được quyền ưu tiên mua hoặc ưu tiên đăng ký mua nhà ở;

    b) Ký hợp đồng góp vốn hoặc hợp đồng hợp tác đầu tư với chủ đầu tư cấp II nhằm mục đích chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hạ tầng kỹ thuật cho chủ đầu tư cấp II;

    c) Ký hợp đồng, văn bản góp vốn hoặc hợp đồng, văn bản hợp tác đầu tư với tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng nhà ở và bên tham gia góp vốn hoặc bên tham gia hợp tác đầu tư chỉ được phân chia lợi nhuận (bằng tiền hoặc cổ phiếu) hoặc được phân chia sản phẩm là nhà ở trên cơ sở tỷ lệ vốn góp theo thỏa thuận; trong trường hợp các bên thỏa thuận phân chia sản phẩm là nhà ở thì chủ đầu tư chỉ được phân chia cho các đối tượng thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở và phải tuân thủ quy định về số lượng nhà ở được phân chia nêu tại điểm d khoản 3 Điều này;

    d) Ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản để đầu tư xây dựng nhà ở và bên tham gia hợp tác kinh doanh chỉ được phân chia lợi nhuận (bằng tiền hoặc cổ phiếu) hoặc được phân chia sản phẩm là nhà ở theo thỏa thuận; trong trường hợp các bên thỏa thuận phân chia sản phẩm là nhà ở thì phải tuân thủ quy định về số lượng nhà ở được phân chia nêu tại điểm d khoản 3 Điều này;

    đ) Huy động vốn từ tiền mua nhà ứng trước của các đối tượng được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở thông qua hình thức ký hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai.

    2. Trường hợp chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở độc lập (kể cả chủ đầu tư cấp II trong dự án phát triển khu nhà ở, khu đô thị mới, công trình nhà ở có mục đích sử dụng hỗn hợp) có nhu cầu huy động vốn để đầu tư xây dựng nhà ở thì chỉ được huy động vốn theo các hình thức quy định tại các điểm a, c, d và điểm đ khoản 1 Điều này.

    3. Các chủ đầu tư quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này khi thực hiện huy động vốn để xây dựng nhà ở phải tuân thủ các điều kiện sau đây:

    a) Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì chủ đầu tư chỉ được ký hợp đồng góp vốn hoặc hợp đồng hợp tác đầu tư với chủ đầu tư cấp II sau khi đã giải phóng mặt bằng của dự án và đã thực hiện khởi công xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật của dự án. Sau khi đã có các công trình hạ tầng kỹ thuật tương ứng với nội dung và tiến độ của dự án thì chủ đầu tư cấp I được ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho chủ đầu tư cấp II.Trong trường hợp chủ đầu tư cấp II có nhu cầu huy động vốn để xây dựng nhà ở trên diện tích đất nhận chuyển nhượng của chủ đầu tư cấp I thì chỉ được ký hợp đồng huy động vốn sau khi đã có hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ký với chủ đầu tư cấp I, có thỏa thuận trong hợp đồng về việc chủ đầu tư cấp II được huy động vốn để xây dựng nhà ở và đã có đủ các điều kiện để huy động vốn theo quy định tại khoản này; trường hợp chưa chuyển quyền sử dụng đất từ chủ đầu tư cấp I sang chủ đầu tư cấp II theo quy định của pháp luật về đất đai thì việc huy động vốn phải được chủ đầu tư cấp I đồng ý bằng văn bản;

    b) Đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thì chủ đầu tư chỉ được ký hợp đồng, văn bản góp vốn hoặc hợp đồng, văn bản hợp tác đầu tư sau khi đã có dự án phát triển nhà ở được phê duyệt, đã thực hiện khởi công xây dựng công trình nhà ở và đã thông báo cho Sở Xây dựng nơi có dự án phát triển nhà ở theo quy định tại điểm e khoản này;

    c) Đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này thì chủ đầu tư chỉ được ký hợp đồng hợp tác kinh doanh sau khi đã có dự án nhà ở được phê duyệt, đã thực hiện giải phóng mặt bằng, có biên bản bàn giao mốc giới của dự án và đã thông báo cho Sở Xây dựng nơi có dự án phát triển nhà ở theo quy định tại điểm e khoản này.

    Trường hợp bên tham gia hợp tác kinh doanh được phân chia sản phẩm là nhà ở mà có nhu cầu bán, cho thuê nhà ở đó thì không được trực tiếp ký hợp đồng mua bán, cho thuê mà do chủ đầu tư (bên có quyền sử dụng đất) trực tiếp ký hợp đồng với người mua, người thuê sau khi có đủ điều kiện quy định tại khoản này; trong trường hợp bên tham gia hợp tác kinh doanh đã nhận bàn giao nhà ở và đã có giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở được phân chia thì được trực tiếp ký hợp đồng mua bán, cho thuê nhà ở đó theo quy định của Luật Nhà ở và Nghị định này;

    d) Đối với trường hợp huy động vốn theo hình thức quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này mà trong hợp đồng có thỏa thuận phân chia sản phẩm là nhà ở thì chủ đầu tư chỉ được phân chia tối đa cho các hình thức huy động vốn không quá 20% số lượng nhà ở trong mỗi dự án (tính trên tổng số lượng nhà ở thương mại của dự án cấp I hoặc dự án phát triển nhà ở độc lập không phải là dự án cấp II) không phải thông qua sàn giao dịch bất động sản, nhưng phải thông báo cho Sở Xây dựng nơi có dự án phát triển nhà ở để xác nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 60 của Nghị định này; số lượng nhà ở còn lại trong mỗi dự án này chủ đầu tư phải thực hiện bán, cho thuê theo đúng quy định tại điểm đ và điểm e khoản này;

    đ) Đối với trường hợp huy động vốn theo hình thức quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này thì chủ đầu tư chỉ được ký hợp đồng mua bán nhà ở sau khi đã có thiết kế kỹ thuật nhà ở được phê duyệt, đã xây dựng xong phần móng của nhà ở, đã hoàn thành thủ tục mua bán qua sàn giao dịch bất động sản theo đúng quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản và đã thông báo cho Sở Xây dựng nơi có dự án phát triển nhà ở theo quy định tại điểm e khoản này.

    Việc xây dựng xong phần móng của nhà ở (kể cả công trình nhà ở có mục đích sử dụng hỗn hợp) quy định tại điểm này được xác định là giai đoạn đã thi công xong phần đài giằng móng (bao gồm cả phần xử lý nền nếu có) hoặc tới độ cao mặt bằng sàn của tầng thấp nhất của công trình nhà ở đó và được nghiệm thu kỹ thuật theo quy định của pháp luật về xây dựng;

    e) Đối với trường hợp huy động vốn theo hình thức quy định tại các điểm b, c và điểm đ khoản 1 Điều này thì chủ đầu tư phải có văn bản thông báo cho Sở Xây dựng nơi có dự án phát triển nhà ở biết trước ít nhất 15 ngày, tính đến ngày ký hợp đồng huy động vốn.

    Trong văn bản thông báo phải nêu rõ hình thức huy động vốn, số vốn cần huy động; trường hợp huy động vốn theo hình thức quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì phải nêu rõ diện tích đất sẽ chuyển nhượng, tên chủ đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất; trường hợp huy động vốn theo hình thức quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thì phải nêu rõ tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn, hợp tác đầu tư, nếu có thỏa thuận phân chia sản phẩm là nhà ở thì phải nêu rõ số lượng, loại nhà ở sẽ phân chia, tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân được phân chia nhà ở; trường hợp huy động vốn theo hình thức quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này thì phải nêu rõ số lượng, loại nhà ở (nhà ở riêng lẻ, nhà biệt thự, căn hộ chung cư) và địa chỉ của nhà ở sẽ bán. Chủ đầu tư chỉ được ký hợp đồng huy động vốn hoặc hợp đồng mua bán nhà ở khi đã có đủ các điều kiện quy định tại Điều này.

    4. Chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở phải sử dụng vốn đã huy động vào đúng mục đích xây dựng dự án phát triển nhà ở đó, không được dùng số vốn đã huy động vào mục đích khác hoặc sử dụng cho các dự án phát triển nhà ở khác. Những trường hợp huy động vốn không đúng các hình thức và không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều này thì hợp đồng đã ký không có giá trị pháp lý và bên huy động vốn bị xử lý theo quy định hiện hành.".
               Như vậy, việc bạn góp vốn để được quyền ưu tiên mua nhà hoặc mua nhà ở hình thành trong tương lai phải tuân thủ các quy định pháp luật trên. Nếu trái quy định thì giao dịch không có giá trị pháp lý, các bên phải chịu rủi ro và có thể bị xử lý theo quy định pháp luật.
    Thân ái! Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với tôi để được giải đáp!

  • Xem thêm     

    26/09/2011, 01:25:25 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau: Pháp luật quy định, trong việc chuyển nhượng BĐS, nếu các bên không có thỏa thuận nào khác thì Bên chuyển nhượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân từ việc chuyển nhượng BĐS (thường là 2% giá trị chuyển nhượng), bên nhận chuyển nhượng phải chịu tiền lệ phí trước bạ là 0,5% giá trị chuyển nhượng. Cụ thể như sau:

    Điều 14 Luật thuế thu nhập cá nhân quy định:

    “Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản

    1. Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản được xác định bằng giá chuyển nhượng bất động sản theo từng lần chuyển nhượng trừ giá mua bất động sản và các chi phí liên quan, cụ thể như sau:

    a) Giá chuyển nhượng bất động sản là giá theo hợp đồng tại thời điểm chuyển nhượng;

    b) Giá mua bất động sản là giá theo hợp đồng tại thời điểm mua;

    c) Các chi phí liên quan được trừ căn cứ vào chứng từ, hoá đơn theo quy định của pháp luật, bao gồm các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật liên quan đến quyền sử dụng đất; chi phí cải tạo đất, cải tạo nhà, chi phí san lấp mặt bằng; chi phí đầu tư xây dựng nhà ở, kết cấu hạ tầng và công trình kiến trúc trên đất; các chi phí khác liên quan đến việc chuyển nhượng bất động sản.

    2. Trường hợp không xác định được giá mua và chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng bất động sản thì thu nhập chịu thuế được xác định là giá chuyển nhượng bất động sản.

    3. Chính phủ quy định nguyên tắc, phương pháp xác định giá chuyển nhượng bất động sản trong trường hợp không xác định được giá chuyển nhượng hoặc giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất ghi trên hợp đồng thấp hơn giá đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định có hiệu lực tại thời điểm chuyển nhượng.

    4. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực theo quy định của pháp luật.”. 

    Thuế suất được quy định tại Điều 23, cụ thể như sau:

    e) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này

    25%

    Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật này

    2%

    Như vậy, theo các quy định pháp luật trên thì nếu không xác định được giá trị ban đầu của BĐS thì giá tính thuế là (2%) giá trị chuyển nhượng thể hiện tại Hợp đồng chuyển nhượng nếu giá đó không thấp hơn khung giá do Nhà nước quy định. Do vậy, nếu khung giá nhà nước quy định bằng hoặc thấp hơn 80.000.000 đồng thì số thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp của bạn là 1.600.000 đồng. Ngoài ra lệ phí trước bạ là 400.000 đồng (5%). Tổng cộng các bên phải nộp số tiền là 2.000.000 đồng.

    Tuy nhiên, trốn thuế là một hành vi vi phạm pháp luật và bị xử phạt thậm chí còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu có căn cứ chứng minh được bạn đã khai thấp giá trị chuyển nhượng để trốn thuế thì Cơ quan Thuế có quyền xử phạt bạn theo quy định pháp luật về quản lý thuế. Nếu bạn thấy việc xử phạt trên là không có căn cứ thì bạn có quyền khiếu nại đến đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

    Thân ái!

  • Xem thêm     

    26/09/2011, 01:24:13 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư trả lời câu hỏi của bạn như sau: Cần phải xem lại việc “đổi” đất của gia đình bạn có hợp pháp hay không bởi theo quy định của Luật đất đai thì UBND cấp phường (xã) không có thẩm quyền giao đất và thu hồi đất.

    1.     Nếu việc đổi đất mà hợp pháp (có văn bản đổi đất hoặc giao đất của UBND quận) thì Giấy chứng nhận đối với thửa đất cũ không còn giá trị (có thể đã bị hủy) nên gia đình bạn phải tiến hành xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đối với thửa đất gia đình bạn đang sử dụng.

    2.     Nếu việc đổi đất đó không hợp pháp thì bạn cần phải liên hệ với UBND quận hoặc UBND thành phố Hà Nội để giải quyết. Sau khi xem xét giải quyết, UBND cấp quận có Quyết định giao đất hoặc đổi đất cho gia đình bạn thì gia đình bạn lấy Quyết định đó để xin cấp Giấy chứng nhận theo quy định chung.

    Nếu thủ tục của gia đình bạn gặp khó khăn, vướng mắc thì hãy liên hệ với tôi để được tư vấn miễn phí hoặc chúng tôi có thể cung cấp dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận trọn gói cho bạn.

    Thân ái!
  • Xem thêm     

    26/09/2011, 01:23:04 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Trước đây “dân ta” hay dựa vào màu sắc của Giấy tờ sở hữu để gọi tên: Ví dụ, dùng thuật ngữ “Sổ đỏ” để gọi cho Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; “Sổ hồng” để gọi cho Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; ngoài ra còn “sổ trắng” để chỉ Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình trên đất, “Sổ xanh” để chỉ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời… Mẫu Giấy chứng nhận qua các thời kỳ cũng có mẫu khác nhau.

    Tuy nhiên, từ năm 2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản quy định thống nhất cả nước cấp một mẫu giấy chung để chứng nhận cho tất cả các loại bất động sản (đất, nhà, cây, công trình xây dựng…) có tên là GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ CÁC TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT.

    Trường hợp của bạn là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo mẫu cũ. Do vậy nếu gia đình bạn có nhu cầu cấp mới giấy chứng nhận theo mẫu mới và công nhận quyền sở hữu nhà thì cần thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nộp kèm theo Giấy phép xây dựng nhà hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương để được công nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật.

  • Xem thêm     

    26/09/2011, 01:20:32 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Bộ luật tố tụng dân sự quy định thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là 2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích bị xâm hại. Do vậy, kể từ thời điểm nhà hàng xóm bị nứt là họ có quyền khởi kiện bạn. Còn bạn có phải bồi thường hay không? Mức độ bồi thường là bao nhiêu thì khi Tòa án thụ lý xem xét thì mới biết được. Theo tôi sự việc này nhiều khả năng là do việc xây nhà của gia đình bạn làm ảnh hưởng đến nhà hàng xóm do vậy hai bên nên thỏa thuận mức bồi thường cho hợp lý, tránh kiện tụng thì hơn!

    Thân ái!
  • Xem thêm     

    26/09/2011, 01:19:36 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào anh!

    Câu hỏi của anh, Luật sư trả lời như sau:

    1.     Hiện giờ lô đất 5000m2 và tài sản trên đất đều đứng tên em anh thì là tài sản riêng của em anh hoặc là tài sản chung vợ chồng của vợ chồng em anh. Em anh chết, nếu không có di chúc thì phần sở hữu tài sản của em anh thuộc về hàng thừa kế thứ nhất là bố mẹ anh, em dâu và con của em trai anh. Nếu thửa đất đó đã góp vốn vào DNTN xăng dầu thì là tài sản của Doanh nghiệp, trước tiên phải dùng để thanh toán các nghĩa vụ của Doanh nghiệp, còn lại mới tính đến thừa kế.

    2.     Nếu Doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản và được Tòa án giải quyết tuyên bố phá sản thì sau khi có bản án có hiệu lực của Tòa án, Cơ quan thi hành án sẽ phát mại tài sản để thi hành án. Giá trị tài sản được xác định tại thời điểm thi hành án theo giá thị trường hoặc theo kết quả bán đấu giá của phiên bán đấu giá đó.

    3.     Về nguyên tắc: Nếu việc tặng cho tài sản là hợp pháp, tuân thủ các quy định của pháp luật thì chủ sở hữu trước đây không thể đòi lại được. Việc đưa 1,8 tỷ cho em trai anh mà không có chứng cứ gì thì gia đình anh khó có căn cứ để đòi lại. Việc mua lô đất 5000m2 cũng không phải lấy trực tiếp từ khoản tiền 1,8 tỷ do vậy việc đòi số tiền đó của gia đình anh là rất khó. Anh nên mời Luật sư trực tiếp tham gia vụ việc của gia đình anh thì mới đảm bảo được quyền lợi hợp pháp cho gia đình anh

    4.     Việc ủy quyền được thực hiện tại Phòng công chứng. Phòng công chứng có mẫu sẵn, do vậy gia đình anh có thể đến đó để thực hiện thủ tục ủy quyền.

    Thân ái!
  • Xem thêm     

    26/09/2011, 01:18:32 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Tôi trả lời câu hỏi của bạn như sau:

    Khoản 1, Điều 4Luật thuế thu nhập cá nhân quy định:

    “ Thu nhập được miễn thuế

    1.     Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.”.

    Do vậy trường hợp của bạn thuộc khoản 1, Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân nên được miễn thuế theo quy định. Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với tôi.

    Thân ái!

  • Xem thêm     

    26/09/2011, 01:16:05 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Tôi xin góp ý như sau:
          Về mặt pháp lý thì đất nông nghiệp nằm xen kẽ trong khu dân cư nông thôn (đất xen kẹt) và đất vườn ao liền kề trong cùng thửa đất ở có thể chuyển sang đất ở và phải nộp 50% tiền chênh lệch giữa loại đất đó và đất ở. Các địa phương  (tỉnh) cũng có những văn bản bản hướng dẫn thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất cho địa phương mình. Tuy nhiên thực tế việc chuyển mục đích sử dụng đất không dễ dàng như luật định. Điều kiện quan trong là phải phù hợp với quy hoạch và chấp hành tốt pháp luật (không sử dụng sai mục đích, lấn chiếm) thì mới được chuyển đổi nhưng hầu hết các trường hợp xin chuyển đổi là đã "xây nhà trên đất nông nghiệp" nên không đủ điều kiện chuyển đổi.
           Thực tế ở Hà Nội có Quyết định 121/2009/QĐ-UBND quy định rất chi tiết về thủ tục chuyển đổi đất nông nghiệp, vườn ao sang đất ở nhưng người dân hiếm khi được chuyển mục đích sử dụng đất bởi nhiều lý do khác nhau và do cơ chế lòng vòng!
  • Xem thêm     

    26/09/2011, 11:51:12 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Điều 17, Nghị định 78/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định:

    "Quy trình thẩm tra, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư

    1. Hồ sơ dự án đầu tư gồm:

    a) Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.

    b) Văn bản giải trình về đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.

    c) Hợp đồng chuyển nhượng vốn đầu tư và hồ sơ pháp lý của đối tác mới tham gia dự án đầu tư (nếu có chuyển nhượng vốn đầu tư).

    d) Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đầu tư.

    đ) Văn bản đồng ý của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng cổ đông hoặc đại hội xã viên về việc đầu tư ra nước ngoài đối với trường hợp nhà đầu tư là Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty hợp danh hoặc Công ty cổ phần hoặc hợp tác xã trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, hợp tác xã.

    e) Báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư cho đến thời điểm nhà đầu tư có văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.

    2. Nhà đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư 06 bộ hồ sơ dự án đầu tư, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc.

    3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản lấy ý kiến kèm theo hồ sơ dự án đầu tư gửi các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính.

    Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan được hỏi ý kiến tiến hành thẩm tra hồ sơ dự án đầu tư và có ý kiến bằng văn bản về các nội dung thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công; quá thời hạn nêu trên mà cơ quan được hỏi không có ý kiến bằng văn bản thì được coi là đã chấp thuận hồ sơ dự án đầu tư đối với những nội dung thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công.

    4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định trong các trường hợp sau:

    a) Điều chỉnh dự án đầu tư về lĩnh vực đầu tư hoặc quy mô vốn đầu tư quy định tại Điều 9 Nghị định này.

    b) Điều chỉnh về lĩnh vực đầu tư hoặc quy mô vốn đầu tư đối với các dự án đầu tư không quy định tại Điều 9 Nghị định này mà sau khi điều chỉnh, dự án đầu tư đó đủ điều kiện thuộc thẩm quyền chấp thuận đầu tư của Thủ tướng Chính phủ quy định tại Điều 9 Nghị định này.

    5. Đối với các dự án đầu tư quy định tại Điều 9 Nghị định này, trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ ý kiến thẩm định bằng văn bản kèm theo hồ sơ dự án đầu tư và ý kiến bằng văn bản của các cơ quan liên quan để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

     Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh.

    6. Đối với các dự án đầu tư không quy định tại Điều 9 Nghị định này, trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh.

    7. Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh được sao gửi Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ Ngoại giao và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính.

    8. Trường hợp hồ sơ dự án đầu tư không được chấp thuận, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản thông báo và nêu rõ lý do gửi nhà đầu tư.".


    Bạn cũng nên xem thêm các quy định khác của Nghị định 78/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài để biết thêm chi tiết!
  • Xem thêm     

    26/09/2011, 11:39:18 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Khoản 1 điều 8 Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19-10-2009 của Chính phủ về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định: "chủ sở hữu nhà ở được chứng nhận quyền sở hữu nhà ở nếu thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở và có giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp về nhà ở theo quy định". Trường hợp nhận mua bán, nhận tặng cho, đổi hoặc thừa kế thì: "giấy tờ về mua bán hoặc nhận tặng cho hoặc đổi hoặc nhận thừa kế nhà ở phải có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật".

    Điểm g, khoản 1, Điều 8 quy định: trường hợp người đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở có một trong những giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác và có một trong các giấy tờ về mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở trước ngày 1-7-2006 (ngày Luật nhà ở 2005 có hiệu lực) có chữ ký của các bên có liên quan, được UBND cấp xã xác nhận thì cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

    Do vậy, trường hợp của bạn nếu thuộc điểm g, khoản 1, Điều 8 nêu trên thì bạn có thể làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bạn theo mẫu mới trong đó thể hiện quyền sở hữu nhà; Trong trường hợp nhà đang xây dựng có Giấy phép xây dựng cáp cho bạn thì bạn căn cứ vào giấy phép xây dựng để đính chính lại GCN QSD Đất để được công nhận quyền sở hữu nhà ở. Nếu nhà ở tồn tại từ trước và không có giấy phép xây dựng thì cần phải có văn bản của UBND cấp xã phường thể hiện nguồn gốc hợp pháp của ngôi nhà đó thì bạn mới được công nhận quyền sở hữu nhà ở.
    Thân ái!
  • Xem thêm     

    26/09/2011, 11:25:54 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư trả lời câu hỏi của bạn như sau:
    1. Nếu bạn có thông tin về việc mẹ bạn có lập di chúc ở UBND hoặc Phòng công chứng thì bạn mang giấy báo tử của mẹ bạn, giấy khai sinh của bạn đến những nơi đó để yêu cầu họ cung cấp bản sao. Nếu mẹ bạn có di chúc mà không có công chứng chứng thực, nhưng có người làm chứng thì bạn có thể hỏi người làm chứng đó là ai được giao giữ di chúc.
    2. Nếu mẹ bạn có di chúc và giao cho chị bạn giữ. Đến nay chị bạn cố tình sửa chữa di chúc hoặc hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của mẹ bạn thì chị bạn sẽ không được quyền hưởng di sản (Điều 643 Bộ luật dân sự 2005).
    3. Việc phân chia di sản thừa kế do mẹ bạn để lại nếu gia đình không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Nếu không có di chúc thì bạn sẽ được hưởng một phần sản theo quy định của pháp luật. Đến thời điểm Tòa án giải quyết mà có đương sự xuất trình di chúc hợp pháp của mẹ bạn thì Tòa án sẽ chia thừa kế theo di chúc.
    4. Nếu bạn có căn cứ chứng minh chị bạn đang giữ di chúc thì yêu cầu chị bạn xuất trình. Nếu chị bạn cố tình không xuất trình thì bạn yêu cầu Tòa án chia thừa kế và căn cứ vào Điều 643 BLDS để truất quyền thừa kế của chị bạn.
    Thân ái! Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với tôi để được giải đáp!
  • Xem thêm     

    26/09/2011, 11:11:31 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Câu hỏi của bạn Luật sư trả lời như sau:
    1. Trước tiên cần xem lại giá trị pháp lý của "Sổ đỏ" do bố bạn đứng tên từ năm 2001. Nếu việc cấp Sổ đó là đúng pháp luật thì các chú bạn không có quyền đòi lại. Nếu cấp không đúng thì chú bạn mới có căn cứ để yêu cầu chia tài sản chung của hộ gia đình hoặc chia thừa kế.
    2. Việc bố bạn và ông bạn cho tiền các chú để mua nhà đất khác... không làm mất quyền yêu cầu chia thừa kế đối với di sản của ông bạn (đó là quan hệ pháp luật tặng cho). Thời điểm đó nếu có biên bản thỏa thuận là bố bạn bỏ tiền ra cho các chú và các chú phải nhường quyền thừa kế cho bố bạn thì các chú mới có thể mất quyền thừa kế hoặc bố bạn mới có thể đòi lại được số tiền đã đưa cho các chú.
    3. Theo nội dung bạn trình bày thì rất nhiều khả năng nhà đất đó là tài sản chung của ông bà bạn hoặc của hộ gia đình ông bà bạn. Do vậy nếu không có biên bản thỏa thuận phân chia hoặc giấy tờ tặng cho bố bạn thì Sổ đứng tên bố bạn chưa chắc đã hợp pháp. Ban cần xem lại bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận của bố bạn xem căn cứ nào để bố bạn được đứng tên và xem việc đứng tên đó có đúng pháp luật không.
    Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với tôi.
    Thân ái!
  • Xem thêm     

    26/09/2011, 08:50:24 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    #f4f4f4;">Chào bạn!

    #f4f4f4;">Tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

    #f4f4f4;">1.     Trước tiên cần xác định ngôi nhà đó là tài sản của ba bạn chung với người vợ hai hay là tài sản riêng của ba bạn? Từ đó mới xác định ba bạn có quyền như thế nào đối với khối tài sản đó, từ đó mới xác định được quyền lợi của chị em bạn trong đó.

    #f4f4f4;">-         Bạn không nói rõ là ba bạn chung sống như vợ chồng và kết hôn với bà vợ hai từ khi nào? Ba bạn “có được” ngôi nhà đó bằng hình thức nào? (Mua được? Được tặng cho? Thừa kế?) nên Ls chưa thể xác định được ngôi nhà đó là tài sản riêng hay tài sản chung với bà hai. Xin gợi ý như sau:

    #f4f4f4;">+  Điều 15, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 (có hiệu lực từ ngày 13/01/1960 ở MB và ngày 25/3/1977 ở MN đến ngày 03/01/1987) quy định: Vợ chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau về tài sản có trước và sau khi cưới. Do vậy, nếu quan hệ vợ chồng giữa ba bạn và bà vợ hai được xác lập trong khoảng thời gian có hiệu lực của Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 nêu trên thì ngôi nhà đó là tài sản thuộc quyền sở hữu chung của ba bạn và bà vợ hai theo quy định tại Điều 15 nêu trên.

    #f4f4f4;">+ Từ Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 (hiệu lực từ 03/01/1987) đến nay PL nước ta mới quy định có tài sản chung và tài sản riêng vợ chồng. Do vậy, nếu quan hệ vợ chồng giữa ba bạn với bà vợ hai được xác lập từ sau ngày 03/01/1987, đồng thời ngôi nhà đó là của ba bạn được tạo lập trước thời điểm xác lập quan hệ hôn nhân và không có văn bản đồng ý nhập vào thành tài sản chung vợ chồng thì đó là tài sản riêng của ba bạn, đồng thời ba bạn có toàn quyền định đoạt nhà đất đó;

    #f4f4f4;">-         Bạn cũng cần lưu ý là theo quy định tại Nghị quyết 35/2000/NQ-QH hướng dẫn Luật hôn nhân & Gia đình hướng dẫn thi hành luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và Thông tư 01 năm 2001 hướng dẫn Nghị quyết 35 thì PL nước ta thừa nhận quan hệ hôn nhân thực tế. Nếu ba bạn và bà hai chung sống như vợ chồng từ 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001 và có đăng ký kết hôn từ trước ngày 01/01/2003 thì quan hệ của ba bạn là quan hệ hôn nhân thực tế và thời điểm xác lập quan hệ hôn nhân là từ thời điểm chung sống với nhau chứ không phải là từ thời điểm đăng ký. Do vậy, nếu ngôi nhà đó có trong thời kỳ hôn nhân này cũng sẽ là tài sản chung vợ chồng.

    #f4f4f4;">-         Nếu việc đăng ký kết hôn của ba bạn với bà hai xảy ra sau ngày 01/01/2003 thì tài sản đó có thể là tài sản riêng của ba bạn do có trước thời kỳ hôn nhân.

    #f4f4f4;">2.      Nếu ngôi nhà đó là tài sản riêng của ba bạn hoặc tài sản chung giữa ba bạn với bà hai thì ba ban cũng có quyền định đoạt đối với ngôi nhà đó. Nếu không được sự đồng ý của ba bạn thì bà vợ hai không thể một mình đứng tên toàn bộ nhà đất.

    #f4f4f4;">3.     Nếu bà đó giữ Giấy chứng nhận thì ba bạn có quyền báo mất và tiến hành xin cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật hoặc khởi kiện dân sự để đòi Giấy chứng nhận.

    #f4f4f4;">4.     Sau khi ba bạn chết mà không để lại di chúc thì phần sở hữu tài sản là nhà đất đó thuộc về hàng thừa kế thứ nhất của ba bạn là: Ông bà nội, bà vợ hai và các anh, chị em bạn (Điều 676 BLDS).

    #f4f4f4;">Từ những nội dung tôi đã trình bày ở trên, bạn có thể vận dụng vào trường hợp của gia đình mình nhé. Nếu cần tư vấn thêm hãy liên hệ với tôi để được tư vấn miễn phí.

    #f4f4f4;">Thân ái!

  • Xem thêm     

    23/09/2011, 11:31:01 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Để giải quyết triệt để vụ việc của bạn thì bạn phải thực hiện các bước sau:
    1. Đối thoại, hòa giải với người đang tranh chấp với bạn để giải quyết dứt điểm việc tranh chấp. Nếu họ đồng ý với phương thức hòa giải thì họ có thể rút đơn tranh chấp tại UBND xã hoặc UBND xã lập Biên bản hòa giải thành làm căn cứ công nhận quyền sử dụng đất cho bạn. Trong thủ tục trên bạn cũng có thể nhờ Luật sư tư vấn, đại diện cho bạn hoặc làm trung gian hòa giải giữa hai bên.
    2. Trong trường hợp hai bên vẫn không thể hòa giải để giải quyết tranh chấp thì bạn có thể nộp đơn khởi kiện đến TAND cấp huyện hoặc TAND cấp tỉnh (nếu có yếu tố nước ngoài) nơi có đất tranh chấp để giải quyết. Nếu đất của bạn không có giấy tờ theo Điều 50 Luật đất đai và cũng không tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì bạn có quyền yêu cầu UBND cấp huyện giải quyết theo quy định tại Điều 136 Luật đất đai.
    3. Sau khi có quyết định giải quyết cuối cùng của Tòa án hoặc UBND xác định bạn có quyền sử dụng thửa đất đó thì bạn có thể căn cứ vào Quyết định, bản án đó để xin cấp GCN quyền sử dụng đất.
       Thủ tục và quá trình đó rất dài và phức tạp. Luật sư cũng chư biết nguồn gốc sử dụng đất của bạn có hợp pháp không? có phù hợp quy hoạch không?... nên không thể tư vấn cụ thể cho bạn được. Do vậy bạn cần trình bày cụ thể hơn hoặc có thể nhờ Luật sư có chuyên môn về tranh tụng đất đai tham gia vụ việc để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
    Thân ái!
  • Xem thêm     

    23/09/2011, 10:10:31 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Nội dung bạn hỏi được quy định từ Điều 36 đến Điều 38 Nghị định 58/2005/NĐ-CP về Đăng ký, quản lý hộ tịch. Cụ thể như sau:

    "Điều 36. Phạm vi thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch

    Phạm vi thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch theo quy định tại Mục này bao gồm:

    #00b050; font-size: 10pt; font-family: arial;">1. Thay đổi họ, tên, chữ đệm đã được đăng ký đúng trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, nhưng cá nhân có yêu cầu thay đổi khi có lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự.

    2. Cải chính những nội dung đã được đăng ký trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, nhưng có sai sót trong khi đăng ký.

    3. Xác định lại dân tộc của người con theo dân tộc của người cha hoặc dân tộc của người mẹ theo quy định của Bộ luật Dân sự.

    4. Xác định lại giới tính của một người trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính.

    5. Bổ sung những nội dung chưa được đăng ký trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh.

    6. Điều chỉnh những nội dung trong sổ đăng ký hộ tịch và các giấy tờ hộ tịch khác, không phải Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh.

    Điều 37. T#00b050;">hẩm quyền thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch

    1. ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi và bổ sung hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi;

    2. ủy ban nhân dân cấp huyện, mà trong địa hạt của huyện đó đương sự đã đăng ký khai sinh trước đây, có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi.

    Điều 38. #00b050;">Thủ tục đăng ký việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch

    1. Người yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định), xuất trình bản chính Giấy khai sinh của người cần thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch và các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch.

    Đối với trường hợp xác định lại giới tính, thì văn bản kết luận của tổ chức y tế đã tiến hành can thiệp để xác định lại giới tính là căn cứ cho việc xác định lại giới tính.

    Việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch cho người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự được thực hiện theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

    Đối với việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ 9 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc cho người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi trở lên, thì phải có sự đồng ý của người đó.

    2. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch hoặc cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp ghi vào Sổ đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch và Quyết định cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện ký và cấp cho đương sự một bản chính Quyết định cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của đương sự.

    Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.

    Nội dung và căn cứ thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính phải được ghi chú vào cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh và mặt sau của bản chính Giấy khai sinh.

    3. Việc bổ sung hộ tịch được giải quyết ngay sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ. Nội dung bổ sung được ghi trực tiếp vào những cột, mục tương ứng trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh. Cán bộ Tư pháp hộ tịch đóng dấu vào phần ghi bổ sung. Cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh và mặt sau của bản chính Giấy khai sinh phải ghi rõ nội dung bổ sung; căn cứ ghi bổ sung; họ, tên, chữ ký của người ghi bổ sung; ngày, tháng, năm bổ sung. Cán bộ Tư pháp hộ tịch đóng dấu vào phần đã ghi bổ sung.

    Trong trường hợp nội dung Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh trước đây không có cột mục cần ghi bổ sung, thì nội dung bổ sung được ghi vào mặt sau của bản chính Giấy khai sinh và cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh.

    Trong trường hợp việc đăng ký hộ tịch trước đây do ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện, nhưng sổ hộ tịch chỉ còn lưu tại ủy ban nhân dân cấp huyện, thì ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc bổ sung.

    4. Sau khi việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch đã được ghi vào Sổ đăng ký khai sinh, thì bản sao Giấy khai sinh từ Sổ đăng ký khai sinh sẽ ghi theo nội dung đã thay đổi, cải chính hoặc bổ sung.

    5. Trong trường hợp nội dung bản chính Giấy khai sinh của cha, mẹ đã thay đổi do việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc, thì ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh cho người con, căn cứ vào bản chính Giấy khai sinh của cha, mẹ thực hiện việc điều chỉnh nội dung đó trong phần khai về cha, mẹ trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con cho phù hợp; nếu Sổ đăng ký khai sinh đã chuyển lưu tại ủy ban nhân dân cấp huyện, thì ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc điều chỉnh."

    Chúc bạn thành công!

  • Xem thêm     

    22/09/2011, 05:03:56 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Không "vẽ" thì "Hươu" cũng đã "chạy" rồi. Tôi VẼ để HƯƠU chạy cho đúng đường!
    !
  • Xem thêm     

    22/09/2011, 04:35:18 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
       Nếu công an phường không nhận đơn của bạn thì bạn có thể yêu cầu công an Quận giải quyết hoặc gửi đơn tố giác qua đường bưu điện.
       Hành vi anh ta giật điện thoại của bạn có thể cấu thành tội Cướp giật tài sản theo Điều 136 BLHS.
       Hành vi tung video cá nhân lên mạng có thể cấu thành tội Làm nhục người khác theo Điều 121 BLHS hoặc tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy...
       Hành vi của người đó là coi thường pháp luật nên bạn cần yêu cầu công an xử lý nghiêm minh trước pháp luật. Nếu không thấy được giải quyết thỏa đáng thì bạn có quyền khiếu nại đến cơ quan cấp trên. Bạn nên mời Luật sư để tư vấn trực tiếp và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bạn!
    Thân ái!
     
  • Xem thêm     

    22/09/2011, 04:24:21 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Việc làm của trường bạn là sai! Bạn cần yêu cầu Nhà trường hoàn trả bạn số tiền đó!
    Thân ái!
  • Xem thêm     

    22/09/2011, 03:51:08 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào Luật sư Lê Doãn Tuấn!
    Sở dĩ tôi nói “Nếu tất cả các thừa kế khác của bà bạn cùng ký vào bản di chúc đồng ý với định đoạt của ông bạn thì vẫn có thể (linh động) công nhận di chúc đó là hợp pháp” bởi vì trong trường hợp này bà nội bạn đó đã hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế (chết năm 1999) nên phần đó sẽ do người đang quản lý tiếp tục quản lý. Nếu có tranh chấp về quyền thừa kế đối với phần này thì Tòa án cũng không giải quyết. Nếu tại thời điểm giải quyết tranh chấp mà người hưởng di sản đang quản lý toàn bộ di sản thì Tòa án thường công nhận di chúc (các chữ ký của các đồng thừa kế trong di chúc coi như một sự nhường quyền thừa kế đối với phần của ông nội) và giao toàn bộ khối tài sản đó cho họ quản lý, sử dụng (sau đó được cấp Giấy chứng nhận toàn bộ).
          Đó chỉ là sự vận dụng "linh hoạt", là "án lệ" chứ không phải là quy phạm pháp luật. Nếu "chẻ" đúng luật thì Di chúc đó chỉ có thể có hiệu lực 1/2 còn 1/2 hết thời hiệu sẽ do người đang quản lý tiếp tục quản lý. Các chữ ký của các thừa kế khác trong di chúc chỉ có thể được coi là "Chữ ký của người làm chứng" chứ không thể là ý chí "từ chối quyền thừa kế hay nhường quyền thừa kế" được vì thủ tục đúng là phải thực hiện việc khai nhận thừa kế theo quy định pháp luật rồi mới được lập di chúc.
          Về mặt lý luận đúng như Luật sư Tuấn nói nhưng thực tiễn thì "muôn hình vạn trạng". Ví dụ: Trường hợp  QSD đất thuộc tài sản chung của hộ gia đình hoặc tài sản chung vợ chồng nhưng
    khi ký Hợp đồng chuyển nhượng chỉ có một người ký, sau đó có tranh chấp: Về nguyên tắc thì Hợp đồng đó chỉ có thể có hiệu lực một phần. Tuy nhiên thực tiễn xét xử thì nếu bên nhận chuyển nhượng chứng minh được là các đồng sở hữu khác cũng biết việc chuyển nhượng mà không phản đối gì thì Tòa án vẫn công nhận Hợp đồng đó là hợp pháp, bắt buộc các bên phải thực hiện hợp đồng! Sau này "án lệ" đó còn được TAND tối cao quy định trong những Nghị quyết của mình.
    Cảm ơn Luật sư Lê Doãn Tuấn!
  • Xem thêm     

    22/09/2011, 02:23:39 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Tôi trả lời câu hỏi của bạn như sau:
    1. Bạn thuộc diện được hưởng bảo hiểm y tế nhưng bạn không thực hiện đúng thủ tục, hoặc khám không đúng tuyến thì cũng không được hưởng bảo hiểm theo quy định.
    2. Để thanh toán bảo hiểm bạn phải làm việc với  Cơ quan bảo hiểm nơi thu tiền BHXH và BHYT của cơ quan bạn.
    Thân ái!