Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

  • Xem thêm     

    16/10/2011, 07:17:59 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

            Theo thông tin mà bạn mới cung cấp, thì chính bạn là em ruột mà cũng thấy "chị em có những hành động hơi quá, chị viết đơn nói xấu, đặt điều cho con chồng, mà con chồng của chị em nghe chị kể lại thì cả hai vợ chồng đều là người tốt và thật thà". Như vậy, bạn nên khuyên chị bạn không nên "nói xấu, đặt điều" cho con  riêng của chồng chị nữa, bởi các lý do sau:
              1. XÉT VỀ TÌNH: Từ xưa tới nay mối quan hệ "dì ghẻ" - "con chồng" là mối quan hệ phức tạp… Do vậy để xóa đi những thành kiến, định kiến đó quả là không đơn giản. Việc làm của chị bạn không làm xóa đi khoảng cách “dì ghẻ” - “con chồng” mà càng làm quan hệ đó trở lên phức tạp, căng thẳng. Chị bạn lại không có con, sau này già yếu nhiều việc có thể phải nhờ đến con chồng do vậy nếu không đối xử tốt với vợ chồng anh ta thì sau này khó mà nhờ cạy...
              2. XÉT VỀ LÝ: Nguồn gốc ngôi nhà đó là tài sản do ông chồng chị bạn và bà vợ trước tạo lập nên khi bà vợ cả chết thì 1/2 ngôi nhà thuộc về chồng và con trai của họ. ½ tài sản còn lại là của ông chồng. Ông ta có quyền định đoạt. Nếu chị bạn không đóng góp xây dựng, tu sửa nhà thì không có quyền định đoạt đối với ngôi nhà đó. Chị bạn có thể cản trở việc định đoạt ngôi nhà của chồng như tôi nói ở trên trong một thời hạn nhất định. Nhưng nếu ông chồng khởi kiện và Tòa án ra bản án xác định đó là tài sản riêng của ông chồng thì chị bạn sẽ không còn cản trở việc định đoạt đó được nữa. Lúc đó chị bạn sẽ mất tất cả “không còn được sử dụng ngôi nhà, mất hết tình cảm gia đình…”.

             Do vậy, bạn nên khuyên chị gái bạn “dĩ hòa vi quý”, hãy mở lòng mình ra cho sự việc trở lên đơn giản hơn, cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn.

    Thân ái!

  • Xem thêm     

    15/10/2011, 11:03:54 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Điều bạn hỏi được quy định tại Điều 5, Điều 15, Điều 31 và một số quy định khác của Luật phá sản 2004, cụ thể như sau: 

    "Điều 5. Thủ tục phá sản

    1. Thủ tục phá sản được áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản bao gồm:

    a) Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản;

    b) Phục hồi hoạt động kinh doanh;

    c) Thanh lý tài sản, các khoản nợ;

    d) Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.

    2. Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, căn cứ vào quy định cụ thể của Luật này, Thẩm phán quyết định áp dụng một trong hai thủ tục quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hoặc quyết định chuyển từ áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh sang áp dụng thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ hoặc tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.


    Điều 15. Nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản

    1. Khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó.

    2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:

    a) Ngày, tháng, năm làm đơn;

    b) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã;

    c) Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.

    3. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải được gửi cho Toà án có thẩm quyền quy định tại Điều 7 của Luật này.

    4. Phải nộp kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản các giấy tờ, tài liệu sau đây:

    a) Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, trong đó giải trình nguyên nhân và hoàn cảnh liên quan đến tình trạng mất khả năng thanh toán; nếu doanh nghiệp là công ty cổ phần mà pháp luật yêu cầu phải được kiểm toán thì báo cáo tài chính phải được tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận;

    b) Báo cáo về các biện pháp mà doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện, nhưng vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn;

    c) Bảng kê chi tiết tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã và địa điểm nơi có tài sản nhìn thấy được;

    d) Danh sách các chủ nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của các chủ nợ; ngân hàng mà chủ nợ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm;

    đ) Danh sách những người mắc nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của họ; ngân hàng mà họ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm;

    e) Danh sách ghi rõ tên, địa chỉ của các thành viên, nếu doanh nghiệp mắc nợ là một công ty có các thành viên liên đới chịu trách nhiệm về những khoản nợ của doanh nghiệp;

    g) Những tài liệu khác mà Toà án yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải cung cấp theo quy định của pháp luật.

    5. Trong thời hạn ba tháng, kể từ khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, nếu chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.


    Điều 31. Các hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã bị cấm hoặc bị hạn chế

    1. Kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, nghiêm cấm doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện các hoạt động sau đây:

    a) Cất giấu, tẩu tán tài sản;

    b) Thanh toán nợ không có bảo đảm;

    c) Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;

    d) Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp.

    2. Sau khi nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, các hoạt động sau đây của doanh nghiệp, hợp tác xã phải được sự đồng ý bằng văn bản của Thẩm phán trước khi thực hiện:

    a) Cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng, bán, tặng cho, cho thuê tài sản;

    b) Nhận tài sản từ một hợp đồng chuyển nhượng;

    c) Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;

    d) Vay tiền;

    đ) Bán, chuyển đổi cổ phần hoặc chuyển quyền sở hữu tài sản;

    e) Thanh toán các khoản nợ mới phát sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã."

    Các nội dung mà chủ doanh nghiệp cần lưu ý để bảo vệ quyền lợi cho mình là sau khi nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản, là:

    - Doanh nghiệp vẫn còn cơ hội phục hồi kinh doanh. Nếu việc phục hồi thành công thì DN có thể thoát khỏi tình trạng phá sản.

    - Tính hợp pháp của các giao dịch trước thời điểm tòa án tuyên bố phá sản;

    - Các khoản nợ có biện pháp đảm bảo và khoản nợ không có biện pháp đảm báo.

    Thân ái!

  • Xem thêm     

    15/10/2011, 10:43:56 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn lethikha!
    Bạn chuyển câu hỏi với emvannhungayxua để được trả lời. Theo tôi lý do mà luật doanh nghiệp quy định như vậy được thể hiện tại Điều 37 của Luật phòng chống tham nhũng năm 2005 là "tránh tiêu cực, tham nhũng" và để đảm bảo cán bộ, công chức, viên chức "toàn tâm" "phụng sự quốc gia".
  • Xem thêm     

    15/10/2011, 10:33:04 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Trước khi Nhà nước chính thức có quyết định thu hồi đất thì gia đình bạn vẫn có quyền định đoạt (bán) ngôi nhà đó. Do vậy, bạn có thể yên tâm về vấn đề này.
  • Xem thêm     

    15/10/2011, 10:26:08 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Bạn có thể khời kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu do lừa dối hoặc vô hiệu về hình thức để lấy lại tiền và yêu cầu bên chuyển nhượng bồi thường thiệt hại.

    Trong trường hợp này gia đình bạn sẽ được nhận lại số tiền chuyển nhượng đã giao và được bồi thường một khoản tiền chênh lệch giữa giá cả chuyển nhượng và giá trị hiện tại của lô đất đó (nếu giá đất tăng lên).

    Tuy nhiên, trước khi khởi kiện thì bạn cần yêu cầu UBND cấp xã, phường hòa giải. theo quy định tại Điều 135 luật đất đai. Nếu hòa giải không thành thì bạn nộp đơn đến TAND cấp huyện nơi có đất để được giải quyết theo quy định pháp luật.

    Nếu cần tư vấn thêm, bạn hãy đặt câu hỏi để Luật sư giải đáp.

    Thân ái!


  • Xem thêm     

    15/10/2011, 10:10:57 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Bạn gặp tình huống “khó” rồi!

    1. Ở Việt Nam hiện nay không có luật “đứng tên giùm” nên nếu bạn không chứng minh được việc ba bạn ký hợp đồng tặng cho anh 3 bạn 1000m2 đất đó là trái ý muốn (ý muốn là cho bạn), hợp đồng vô hiệu thì 1000m2 đất đó đã thuộc về anh 3 của bạn.

    2. Nếu bạn chứng minh được việc tặng cho 1000m2 đất đó là vô hiệu nhưng không có di chúc của ba bạn cho bạn thì 1000m2 đất đó thuộc về tất các các thừa kế của ba bạn chứ không thuộc về riêng bạn.

    3. Cách xử lý tình huống của bạn trong vụ việc này tốt nhất là “đàm phán hòa bình”. Nếu chỉ dựa vào “lý” để “chiến đấu” thì bạn ít có cơ hội "chiến thắng".

    4. Nếu anh 3 bạn đồng ý tách thửa 1000m2 cho bạn thì thủ tục tách thửa khoảng trên dưới 15 ngày là xong.

    5. Nếu còn gì chưa rõ, hãy thông tin thêm để Luật sư giải đáp cụ thể.

    Chúc bạn may mắn!
  • Xem thêm     

    15/10/2011, 09:53:37 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo thông tin mà bạn đưa ra, Luật sư trả lời như sau:

    1.                   Đối với vấn đề tranh chấp thừa kế của ông bà ngoại bạn:

    -                       Bạn chưa nói rõ ông ngoại bạn chết năm nào (bà bạn chết năm 1991 nên 1/2 nhà đất là di sản của bà bạn đã hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế). Nếu ông ngoại bạn đã chết được quá 10 năm thì các bác của bạn không còn quyền khởi kiện để yêu cầu chia thừa kế (đã hết thời hiệu khởi kiện nên tòa án không thụ lý vụ việc tranh chấp thừa kế. Mẹ bạn được tiếp tục sử dụng);

    -                       Nếu còn thời hiệu thừa kế của ông ngoại bạn (ông chết chưa quá 10 năm, hoặc có yếu tố nước ngoài theo Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH)  thì cần xem lại việc cấp GCN QSD Đ của mẹ bạn có hợp pháp hay không: Nếu việc cấp giấy chứng nhận cho mẹ bạn là hợp pháp (có giấy tờ tặng cho, thừa kế hợp pháp của ông bà bạn) thì các bác không có căn cứ để đòi chia thừa kế. Nếu việc cấp GCN của mẹ bạn mà không hợp pháp thì  1/2 nhà đất đó sẽ được chia cho các thừa kế của ông ngoại bạn. Trong trường hợp này cần xem lại bộ hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận QSD Đ của mẹ bạn để biết là việc cấp GCN đúng hay sai.

    2.                   Đối với hợp đồng vay tài sản có thế chấp:

    -                       Mẹ bạn đã ký vào giấy vay nợ và thế chấp nhà đất nên mẹ bạn phải trách nhiệm đối với giao dịch đó.

    -                       Theo quy định của bộ luật dân sự thì hợp đồng vay nợ không bắt buộc phải có công chứng, chứng thực nên nếu mẹ bạn không chứng minh được là việc ký giấy vay nợ là bị lừa dối, cưỡng ép thì việc vay nợ đó đã có hiệu lực pháp luật, các bên phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng;

    -                       Đối với việc thế chấp bằng nhà đất: Pháp luật quy định việc thế chấp tài sản để  đảm bảo nghĩa vụ dân sự thì phải  tiến hành thủ tục đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật. Do vậy, nếu các bên chưa tiến hành thủ tục đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà  ở thì biện pháp đảm bảo bằng  thế chấp đó chưa có hiệu lực pháp luật. Mẹ bạn có thể có nghĩa vụ trả khoản nợ trên nhưng vẫn có quyền định đoạt nhà đất trong thời gian thế chấp;

    -                       Nếu mẹ bạn chứng minh được là mẹ bạn chưa nhận được khoản tiền vay đó từ người cho vay và cũng không phải là người sử dụng số tiền vay đó thì mẹ bạn không có nghĩa vụ trả nợ. Nghĩa vụ trả nợ chỉ phát sinh đối với người nhận tiền.

    -                       Nếu mẹ bạn đã ký giấy nhận tiền vay nợ nhưng không phả là người trực tiếp sử dụng khoản tiền vay đó mà giao cho anh họ bạn sử dụng thì mẹ bạn có nghĩa vụ trả nợ cho chủ nợ nhưng có quyền yêu cầu anh họ bạn phải hoàn trả số tiền đó.

    Do thông tin bạn đưa ra chưa đầy đủ nên Luật sư chỉ có thể trả lời bạn bằng các tình huống giả định như vậy. Bạn cần đọc kỹ và vận dụng vào vụ việc của gia đình mình để biết bản chất pháp lý và có giải pháp tháo gỡ  vướng mắc pháp lý. Nếu còn vấn đề gì chưa rõ, cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với tôi qua diễn đàn này để được tư vấn miễn phí hoặc yêu cầu tư vấn trên trang: Hoiluatsu.net để được các Luật sư giải đáp.

    Thân ái!
  • Xem thêm     

    15/10/2011, 08:29:03 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Trường hợp bạn hỏi được quy định tại điểm 1, mục II, Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao. Cụ thể như sau:

    Xác định quyền sử dụng đất là di sản

    1.1. Đối với đất do người chết để lại (không phân biệt có tài sản hay không có tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất) mà người đó đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 thì quyền sử dụng đất đó là di sản.

    1.2. Đối với trường hợp đất do người chết để lại mà người đó có một trong các loại giấy quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003, thì kể từ ngày 01/7/2004 quyền sử dụng đất đó cũng là di sản, không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế.

    1.3. Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có một trong các loại giấy tờ được hướng dẫn tại tiểu mục 1.1 và tiểu mục 1.2 mục 1 này nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác (như: nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, giếng nước, nhà để ô tô, nhà thờ, tường xây làm hàng rào gắn với nhà ở, các công trình xây dựng trên đất được giao để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh như nhà xưởng, kho tàng, hệ thống tưới, tiêu nước, chuồng trại chăn nuôi hay vật kiến trúc khác hoặc trên đất có các tài sản khác như cây lấy gỗ, cây lấy lá, cây ăn quả, cây công nghiệp hay các cây lâu năm khác) gắn liền với quyền sử dụng đất đó mà có yêu cầu chia di sản thừa kế, thì cần phân biệt các trường hợp sau:

    a) Trong trường hợp đương sự có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất đó.

    b) Trong trường hợp đương sự không có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho biết rõ là việc sử dụng đất đó không vi phạm quy hoạch và có thể được xem xét để giao quyền sử dụng đất, thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. Đồng thời phải xác định ranh giới, tạm giao quyền sử dụng đất đó cho đương sự để Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền tiến hành các thủ tục giao quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đương sự theo quy định của pháp luật về đất đai.

    c) Trong trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền có văn bản cho biết rõ việc sử dụng đất đó là không hợp pháp, di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất không được phép tồn tại trên đất đó, thì Toà án chỉ giải quyết tranh chấp về di sản là tài sản trên đất đó.

    1.4. Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có một trong các loại giấy tờ quy định tại tiểu mục 1.1, tiểu mục 1.2 mục 1 này và cũng không có di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất được hướng dẫn tại tiểu mục 1.3 mục 1 này, nếu có tranh chấp thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Uỷ ban nhân dân theo quy định của pháp luật về đất đai.”

               Do vậy nếu vụ việc được đưa ra Tòa án để giải quyết thì Tòa án sẽ căn cứ vào các quy định pháp luật trên để giải quyết. Nếu đất của bà bạn không có giấy tờ gì thì cần phải có ý kiến của UBND mới xác định được đó có phải là di sản hay không.

              Về nguyên tắc: Nếu đất đã có giấy chứng nhận và cha bạn là người thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế duy nhất theo pháp luật thì cha bạn chỉ cần đến phòng công chứng xuất trình các loại giấy tờ: GCN QSD Đất; Di chúc; Giấy chứng tử; Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân với bà bạn (giấy khai sinh)… là có thể sang tên thửa đất đó cho cha bạn. Còn trong trường hợp của cha bạn không có GCN nên không thể thực hiện thủ tục theo hình thức này.

    Vậy chỉ còn hai cách là:

    1.   Cha bạn tiến hành thủ tục xin cấp GCN QSD đất đối với thửa đất đó, trong hồ sơ xin cấp GCN thể hiện cha bạn là người thừa kế duy nhất (cách này thực tế được áp dụng ở một số địa phương nếu thửa đất đó có nguồn gốc do bà bạn sử dụng ổn định theo quy định tại Điều 50 Luật đất đai).

    2.   Nếu không thực hiện được cách 1, thì chỉ còn cách là tạo ra một tranh chấp về thừa kế để yêu cầu Tòa án giải quyết. Khi đó Tòa án sẽ căn cứ vào các quy định của BLDS và Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP nêu trên để giải quyết. Sau khi có bản án hoặc Quyết định của Tòa án xác định thửa đất đó là di sản và cha bạn có quyền thừa kế thì cha bạn căn cứ vào bản án, quyết định đó để xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    Nếu cần tư vấn thêm, hãy hiên hệ với Luật sư diễn đàn này để được tư vấn miễn phí hoặc yêu cầu dịch vụ tư vấn của Luật sư trên trang Hoiluatsu.net.

    Chúc bạn thành công!

  • Xem thêm     

    15/10/2011, 08:02:03 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    1. Nếu bạn đang thi công thì mới ĐÌNH CHỈ. Còn đã thi công xong rồi thì đình chỉ gì nữa (bản chất của ĐÌNH CHỈ là BẮT BUỘC DỪNG LẠI).
    2. Đối với thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì được quy định tại Điều 10 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, cụ thể như sau:
    Điều 10. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính

    "1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là một năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện; đối với vi phạm hành chính trong các lĩnh vực tài chính, chứng khoán, sở hữu trí tuệ, xây dựng, môi trường, an toàn và kiểm soát bức xạ, nhà ở, đất đai, đê điều, xuất bản, xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh hoặc vi phạm hành chính là hành vi buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả thì thời hiệu là hai năm; nếu quá các thời hạn nói trên thì không xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này....".

    Như vậy hành vi xây dựng không phép của gia đình bạn có thể bị xử phạt bất cứ lúc nào nếu còn thời hiệu là 2 NĂM. UBND xã cũng có quyền xử phạt đối với trường hợp của bạn.

    3. Theo quy định của pháp luật thì gia đình bạn còn có thể bị biện pháp khắc khục hậu quả là buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép theo quy định tại Điều 12 PLXLVPHC nêu trên. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì thẩm quyền tháo dỡ nhà ở thuộc về UBND cấp huyện, Cấp xã chỉ có quyền tháo dỡ công trình xây dựng chứ không có quyền buộc tháo dỡ nhà ở.

    Nếu chính quyền có sai phạm (quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính) gây ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của gia đình bạn thì bạn có quyền khiếu nại theo Luật khiếu nại tố cáo hoặc khởi kiện vụ án hành chính theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

    Thân ái!

        
  • Xem thêm     

    15/10/2011, 07:23:10 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Hành vi của A, B và C phạm tội theo quy định tại Điều 194 BLHS, cụ thể như sau:

    Điều 194. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy

    1. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Phạm tội nhiều lần;

    c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    đ) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

    e) Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội hoặc bán ma tuý cho trẻ em;

    g) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một kilôgam;

    h) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ năm gam đến dưới ba mươi gam;

    i) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới hai mươi lăm kilôgam;

    k) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới hai trăm kilôgam;

    l) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới năm mươi kilôgam;

    m) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới một trăm gam;

    n) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ một trăm mililít đến dưới hai trăm năm mươi mililít;

    o) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm g đến điểm n khoản 2 Điều này;

    p) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

    a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ một kilôgam đến dưới năm kilôgam;

    b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ ba mươi gam đến dưới một trăm gam;

    c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ hai mươi lăm kilôgam đến dưới bảy mươi lăm kilôgam;

    d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ hai trăm kilôgam đến dưới sáu trăm kilôgam;

    đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới một trăm năm mươi kilôgam;

    e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ một trăm gam đến dưới ba trăm gam;

    g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ hai trăm năm mươi mililít đến dưới bảy trăm năm mươi mililít;

    h) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 3 Điều này.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm kilôgam trở lên;

    b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ một trăm gam trở lên;

    c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ bảy mươi lăm kilôgam trở lên;

    d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ sáu trăm kilôgam trở lên;

    đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ một trăm năm mươi kilôgam trở lên;

    e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ ba trăm gam trở lên;

    g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ bảy trăm năm mươi mililít trở lên;

    h) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 4 Điều này.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”.

     Ngoài ra bạn thể tham khảo: Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP của Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp, ngày 24/12/2007, về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma tuý” của Bộ luật Hình sự năm 1999 để được biết rõ hơn.

           Với thông tin bạn đưa ra thì chưa thể xác định được là mỗi người chịu hình phạt là bao nhiêu năm tù. Hành vi phạm tội của họ có thể thuộc khoản 3 hoặc khoản 4 Điều 194 BLHS.

    Số viên ma túy tổng hợp đó sẽ được giám định để biết lượng ma túy chứa trong đó: Nếu từ 30 đến 100gam thì thuộc khoản 3, Điều 194; Nếu trên 100gam thì thuộc khoản 4, Điều 194 BLHS. Ngoài ra việc xác định hình phạt cho mỗi bị cáo sẽ căn cứ vào nhân thân của bị cáo, các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 46 và Điều 48 BLHS, vai trò của mỗi bị cáo…

    Trong vụ việc này, cả A, B và C đều thể hiện vai trò của Người thực hành theo quy định tại Điều 20 BLHS. Trong quá trình điều tra, nếu xác định ai trong số họ thực hiện tội phạm tích cực hơn, vai trò quan trọng hơn thì mức hình phạt sẽ cao hơn. Nếu xác định trong số họ có người chủ mưu, cầm đầu thì mức độ trách nhiệm hình sự sẽ cao nhất. Thông thường nếu những trường hợp phạm tội thuộc khoản 4, Điều 194 mà có nhiều người tham gia thì Người chủ mưu, cầm đầu sẽ chịu mức án tử hình, người thực hành chịu mức chung thân, những người còn lại khoảng 15-20 năm tùy thuộc vào nhân thân và vai trò của bị cáo đối với vụ việc đó.

    Tôi và bạn - “Chúng ta” đều không phải là người “trong cuộc”. Không được tiếp xúc với bị can, không được nghiên cứu hồ sơ vụ án (xem bị cáo khai gì, cơ quan tố tụng thu thập được gì…), dựa trên cơ sở một vài tình tiết và quy định của pháp luật để “phỏng đoán” vậy thôi. Để được đảm bảo sự công bằng của pháp luật và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo thì bạn nên khuyên gia đình các bị can, bị cáo nên mời người bào chữa tham gia vụ án.

  • Xem thêm     

    14/10/2011, 09:11:16 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

           Tôi nhất trí với ý kiến của Luật sư Phạm Tiến Quyển.
           Nếu hai bên không tự thương lượng được với nhau thì có thể nhờ một bên thứ ba tham gia làm trung gian, hòa giải (có thể là Luật sư hoặc một người có khả năng thuyết phục, dung hòa lợi ích giữa các bên).
           Trường hợp bất đắc dĩ mới phải đưa ra công quyền bởi sự việc xảy ra đều ngoài ý muốn của hai bên, đồng thời một bên là trẻ vị thành niên chứ không giống như những sự việc khác.
  • Xem thêm     

    14/10/2011, 08:37:05 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
            Theo thông tin bạn cung cấp, tôi trả lời bạn như sau:
    1. Đến thời điểm này hợp đồng chuyển nhượng giữa hai bên vẫn chưa có hiệu lực pháp luật nên nếu có tranh chấp thì tòa án sẽ tuyên bố giao dịch vô hiệu và giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu theo quy định tại Điều 137 của Bộ luật dấn sự.
    2. Bạn cần kiểm tra lại xem trong hợp đồng đặt cọc và hợp đồng mua bán thỏa thuận trách nhiệm nếu bên bán chậm thực hiện thủ tục sang tên thì xử lý thế nào? Bên bán đã giao đất cho bạn quản lý, sử dụng chưa? Lý do chính của việc không thể thực hiện thủ tục đúng thời hạn là gì? Trách nhiệm thuộc về ai?
    3. Nếu bên bán chậm thực hiện việc cấp GCN và đòi trả thêm tiền thì bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
    Để được tư vấn cụ thể, chính xác hơn bạn có thể pho to các giấy tờ mua bán, rồi chuyển cho tôi xem, tôi sẽ chỉ ra giải pháp tốt nhất cho bạn để giải quyết tình huống cho bạn.
    Thân ái!
  • Xem thêm     

    14/10/2011, 08:16:52 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Tôi bổ sung ý kiến của bạn emvannhungayxua như sau:

    Tại khoản 2 Điều 165 Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bị xoá tên trong sổ đăng ký kinh doanh trong các trường hợp sau đây:

    ·                Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh là giả mạo;

    ·                Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp đó là:

    -                 Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

    -                 Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;

    -                 Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;

    -                 Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

    -                 Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;

    -                 Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;

    -                 Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.

    ·                Không đăng ký mã số thuế trong thời hạn một năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

    ·                Không hoạt động tại trụ sở đăng ký trong thời hạn sáu tháng liên tục, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc chứng nhận thay đổi trụ sở chính;

    ·                Không báo cáo về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh trong mười hai tháng liên tục;

    ·                Ngừng hoạt động kinh doanh một năm liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh;

    ·                Doanh nghiệp không gửi báo cáo về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khi xét thấy cần thiết cho việc thực hiện các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày có yêu cầu bằng văn bản;

    ·                Kinh doanh ngành, nghề bị cấm.
    Như vậy, nếu Doanh ngiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng không hoạt động trong thời hạn 6 tháng liên tục từ ngày được cấp GCN ĐKKD thì bị thu hồi GCN ĐKKD hoặc ngừng kinh doanh trong 1 năm liên tục mà không thông báo với cơ quan ĐKKD.

  • Xem thêm     

    14/10/2011, 04:42:34 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Không có gì. Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với tôi để được giải đáp.
    Thân ái!
  • Xem thêm     

    14/10/2011, 04:41:23 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Vâng, chào bạn!
  • Xem thêm     

    14/10/2011, 04:40:58 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Không có gì. Chào bạn!
  • Xem thêm     

    14/10/2011, 04:40:19 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Điều 20 Luật cán bộ công chức thay thế Pháp lệnh cán bộ công chức, quy định: "Những việc khác cán bộ, công chức không được làm 

    Ngoài những việc không được làm quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này, cán bộ, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.". 

    Điều 37 Luật phòng chống tham nhũng năm 2005 quy định: “Những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm:

    1. Cán bộ, công chức, viên chức không được làm những việc sau đây:

    a) Cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong khi giải quyết công việc;

    b) Thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

    c) Làm tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc mình tham gia giải quyết;

    d) Kinh doanh trong lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ trong một thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;

    Như vậy, theo quy định của pháp luật VN hiện nay thì Viên chức không thể làm Giám đốc công ty TNHH 2 thành viên do mình lập ra... nên các câu hỏi tiếp theo của bạn cũng không nên đặt ra nữa!

    Thân ái!

  • Xem thêm     

    14/10/2011, 02:33:22 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn tanhung123!
         1. Vụ việc của bạn đang được giải quyết tại UBND (vì phần ngõ tranh chấp không có giấy chứng nhận và không có giấy tờ theo quy định tại khoản 1, 2 và khoản 5 Điều 50 Luật đất đai nên áp dụng Điều 136 Luật đất đai để xác định thẩm quyền thuộc về UBND). 
         2. Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật quy định về trình tự, thủ tục, thời hạn... giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND nên UBND muốn "ngâm cứu" đến bao giờ cũng không "phạm luật".       
          3. Tuy nhiên, hiện nay đã có Luật tố tụng hành chính mới sửa đổi Điều 136 Luật đất đai. Theo đó những vụ án tranh chấp đất đai mà đương sự đã khiếu nại từ năm 2006 mà đến nay vẫn chưa được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng không đồng ý với kết quả giải quyết đó thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính theo quy định tại Điều 28 Luật tố tụng hành chính (Nghị quyết 01/2011/NQ-HĐTP của HĐTP TAND tối cao).
           Do vậy, nếu không thể chờ đợi được UBND xem xét giải quyết thì gia đình bạn có quyền khiếu nại hành vi giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của Chủ tịch UBND đến Tòa án có thẩm quyền để được xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật.
           4. Thời gian giải quyết vụ án hành chính là 2 tháng, vụ việc lâu nhất là 4 tháng kể từ ngày thụ lý.
    Chúc bạn thành công!

  • Xem thêm     

    14/10/2011, 02:08:13 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
               Kể từ thời điểm hoàn tất thủ tục chuyển nhuyển nhượng thì bạn không còn quyền và nghĩa vụ gì đến công ty nữa (không còn là thành viên). Còn khoản tiền 500trđ là lợi nhuận chưa chia trong thời kỳ bạn là thành viên góp vốn thì đó là khoản tiền công ty nợ cá nhân bạn. Nếu công ty không thanh toán, bạn có quyền khởi kiện để đòi nợ. Bạn cần thu thập và chuẩn bị các tài liệu chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình là có căn cứ và hợp pháp.
              Chúc bạn thành công!

  • Xem thêm     

    14/10/2011, 12:03:00 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
              Vấn đề của bạn là nếu bạn có các hóa đơn, chứng từ chứng minh được 500 trđ đó là lợi nhuận của Công ty trong thời gian bạn là thành viên góp vốn chưa chia thì bạn có quyền yêu cầu công ty phải chia số tiền đó. Nếu công ty không đồng ý thì bạn có thể khởi kiện để Tòa án buộc công ty phải trả lại phần lợi nhuận đó cho bạn.
             Nếu bạn không chứng minh được đó là lợi nhuận chưa thanh toán trong thời gian bạn làm thanh viên thì bạn không thể đòi được.
             Vấn đề của bạn là CHỨNG CỨ chứng minh là còn lợi nhuận chưa chia trong thời gian bạn là thành viên để làm căn cứ đòi nợ.
    Chúc bạn thành công!