Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

  • Xem thêm     

    14/02/2012, 11:14:37 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !
    Vụ việc của bạn đến mức như vậy thì chỉ còn cách báo công an để được pháp luật can thiệp kịp thời.
  • Xem thêm     

    14/02/2012, 10:35:37 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời bạn như sau:

              Theo thông tin bạn nêu thì người cho gia đình bạn vay tiền đã có dấu hiệu của tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại 135 BLHS. Do vậy, gia đình bạn cần trình báo toàn bộ sự việc trên với Công an địa phương để được giải quyết và bảo vệ.  Những người đó sẽ bị xử lý theo pháp luật để trả lại công bằng cho gia đình bạn.

    Cụ thể, Điều 135 BLHS quy định như sau:

    Điều 135. Tội cưỡng đoạt tài sản

    1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    1. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”.
  • Xem thêm     

    13/02/2012, 10:05:46 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Vâng, chào bạn!
  • Xem thêm     

    13/02/2012, 10:03:09 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Việc đối chất để làm rõ những tình tiết của vụ án. Nếu em bạn không thể vào đó được thì có thể trình bày bằng văn bản về những nội dung theo yêu cầu của Tòa án. Nếu Tòa án không thể đối chất được thì cũng có thể căn cứ vào lời khai của các bên để nhận định và giải quyết vụ án.
  • Xem thêm     

    13/02/2012, 12:40:00 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Trong trường hợp này CQĐT phải báo cáo với VKS cùng cấp về việc thay đổi biện pháp ngăn chặn. Bạn có thể tham khảo vai trò của VKS qua nội dung sau đây:
    "

    Xét phê chuẩn việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp:

    - Theo khoản 4 Điều 81 BLTTHS, trong mọi trường hợp, việc bắt khẩn cấp phải được báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp để xét phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn và tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp, (thời hạn 12 giờ xét phê chuẩn được tính liên tục kể cả trong và ngoài giờ làm việc), Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Nếu Viện kiểm sát quyết định không phê chuẩn thì người đã ra lệnh bắt phải trả tự do ngay cho người bị bắt.

    - Ngay sau khi nhận được hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp, Kiểm sát viên thụ lý giải quyết vụ án kiểm tra các tài liệu, chứng cứ chứng minh tính có căn cứ của việc bắt khẩn cấp đối với từng trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 81 BLTTHS.

    - Nếu qua nghiên cứu hồ sơ thấy có dấu hiệu của việc lạm dụng việc bắt khẩn cấp, tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ chưa thể hiện rõ căn cứ để bắt khẩn cấp hoặc người bị bắt không nhận tội, các chứng cứ trong hồ sơ có mâu thuẫn, người bị bắt là người nước ngoài, người có chức sắc trong tôn giáo, người có uy tín trong đồng bào dân tộc ít người hoặc trong trường hợp cần thiết khác thì Kiểm sát viên trực tiếp gặp, hỏi người bị bắt trước khi báo cáo Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên được Viện trưởng uỷ quyền xem xét, quyết định việc phê chuẩn.

    - Khi cần gặp, hỏi người bị bắt khẩn cấp, Kiểm sát viên thông báo trước với Cơ quan điều tra để phối hợp trong quá trình gặp, hỏi người bị bắt. Biên bản ghi lời khai của người bị bắt do Kiểm sát viên lập phải thực hiện theo đúng quy định tại Điều 95 và Điều 125 BLTTHS và được lưu vào hồ sơ vụ án và hồ sơ kiểm sát.

    - Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn và tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp, Viện kiểm sát phải quyết định việc phê chuẩn hoặc không phê chuẩn. Thời hạn này được tính liên tục, kể cả trong và ngoài giờ làm việc.


    Kiểm sát việc tạm giữ:

    - Theo khoản 3 Điều 86 BLTTHS, trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi ra quyết định tạm giữ, quyết định tạm giữ phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp. Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

    - Khi nhận được quyết định tạm giữ, gia hạn tạm giữ của Cơ quan điều tra, Kiểm sát viên tiến hành kiểm tra ngay tính có căn cứ và hợp pháp của việc tạm giữ, gia hạn tạm giữ để báo cáo Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên được Viện trưởng uỷ quyền xử lý như sau:

    + Nếu thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định huỷ bỏ quyết định tạm giữ hoặc trực tiếp ra quyết định huỷ bỏ quyết định tạm giữ và yêu cầu Cơ quan điều tra trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

    + Nếu xét thấy việc gia hạn tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì ra quyết định không phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ và yêu cầu người đã ra quyết định tạm giữ trả tự do ngay cho người bị tạm giữ theo quy định tại Điều 87 BLTTHS.

    + Nếu thấy việc gia hạn tạm giữ có căn cứ và cần thiết thì ra quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ.

    + Hàng tuần, Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Lãnh đạo đơn vị kiểm sát điều tra phối hợp với Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra nắm số người bị bắt, bị tạm giữ, gia hạn tạm giữ; số người chuyển sang tạm giam; số người được trả tự do hoặc áp dụng biện pháp ngăn chặn khác; số người Viện kiểm sát không phê chuẩn việc bắt khẩn cấp, không phê chuẩn gia hạn tạm giữ; số người bị bắt không xử lý được bằng biện pháp hình sự; phát hiện và tổng hợp vi phạm của Cơ quan điều tra và báo cáo bằng văn bản lên Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp.


    Phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh tạm giam, quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam:

    - Theo các quy định tại Điều 80 và Điều 88 BLTTHS thì Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp có quyền ra lệnh bắt bị can để tạm giam và ra lệnh tạm giam nhưng phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

    - Trong thời hạn ba ngày, kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh tạm giam kèm theo tài liệu có liên quan của Cơ quan điều tra, Kiểm sát viên kiểm tra tài liệu, chứng cứ, đối chiếu với quy định tại Điều 80 và Điều 88 BLTTHS để làm rõ thẩm quyền, đối tượng, điều kiện tạm giam đối với từng trường hợp và báo cáo Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên được Viện trưởng uỷ quyền xem xét, quyết định việc phê chuẩn và hoàn trả hồ sơ ngay cho Cơ quan điều tra. Trường hợp chưa rõ căn cứ thì ra văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra bổ sung tài liệu chứng cứ làm rõ căn cứ để xem xét, quyết định việc phê chuẩn.

    - Theo quy định tại khoản 2 Điều 88 BLTTHS, đối với bị can là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ những trường hợp sau đây: Bị can bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã; bị can được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố; bị can phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì họ sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.

    Nếu thấy đủ căn cứ để tạm giam bị can theo quy định tại Điều 88 BLTTHS và cần thiết phải tạm giam bị can, nhưng Cơ quan điều tra không ra lệnh bắt bị can để tạm giam, thì Kiểm sát viên thụ lý giải quyết vụ án báo cáo Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên được Viện trưởng uỷ quyền ra văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra ra lệnh bắt bị can để tạm giam.

    - Sau khi phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh tạm giam bị can, Kiểm sát viên thụ lý giải quyết vụ án phải kiểm sát chặt chẽ việc thi hành lệnh bắt bị can và thời hạn tạm giam bị can để kịp thời báo cáo Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên được Viện trưởng uỷ quyền xem xét, xử lý như sau:

    + Nếu còn thời hạn tạm giam nhưng thấy biện pháp tạm giam đối với bị can không còn cần thiết thì đề nghị Cơ quan điều tra ra quyết định huỷ bỏ biện pháp tạm giam hoặc thay thế bằng một biện pháp ngăn chặn khác.

    + Nếu thời hạn tạm giam còn không quá 10 ngày mà Cơ quan điều tra chưa có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam bị can, thì Kiểm sát viên trao đổi với Điều tra viên để phối hợp xem xét vấn đề này.

    Trong thời hạn không quá 5 ngày trước khi hết hạn tạm giam, Kiểm sát viên thụ lý vụ án báo cáo Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên được Viện trưởng uỷ quyền để xem xét, quyết định một trong các phương án xử lý việc tạm giam bị can, như đề nghị Cơ quan điều tra huỷ bỏ, thay thế biện pháp tạm giam; gia hạn tạm giam đối với bị can hoặc Viện kiểm sát trực tiếp huỷ bỏ biện pháp tạm giam đối với bị can.


    Quyết định gia hạn tạm giam để điều tra:

    - Theo quy định tại khoản 2 Điều 120 BLTTHS, trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.

    - Đối với các vụ án được thụ lý điều tra ở cấp tỉnh và thuộc trường hợp được quy định tại đoạn 1 khoản 5 Điều 120 BLTTHS, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao uỷ quyền cho Kiểm sát viên giữ chức vụ Vụ trưởng đơn vị thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra xem xét, quyết định việc gia hạn tạm giam lần thứ ba.

    - Trong trường hợp vụ án được thụ lý điều tra ở cấp Trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao uỷ quyền cho Kiểm sát viên giữ chức vụ Vụ trưởng đơn vị thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra xem xét, quyết định việc gia hạn thời hạn tạm giam lần thứ nhất và lần thứ hai; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao uỷ quyền xem xét, quyết định việc gia hạn tạm giam lần thứ ba.

    - Trong trường hợp cần thiết đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao uỷ quyền xem xét, quyết định gia hạn tạm giam thêm một lần nữa không quá bốn tháng.

    - Những trường hợp gia hạn tạm giam bị can thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp thì Viện kiểm sát cấp dưới phải có văn bản đề nghị gia hạn, trong đó báo cáo rõ các vấn đề như: Nội dung vụ án, hành vi phạm tội của bị can, lý do đề nghị gia hạn và chuyển hồ sơ vụ án lên Viện kiểm sát cấp trên.

    + Chậm nhất năm ngày làm việc trước khi hết hạn tạm giam, hồ sơ vụ án kèm theo văn bản đề nghị gia hạn phải có ở Viện kiểm sát cấp trên để xem xét, quyết định việc gia hạn.

    + Trong thời hạn không quá năm ngày làm việc, kể từ khi nhận được văn bản đề nghị và hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát cấp trên phải ra quyết định gia hạn hoặc không gia hạn tạm giam; nếu không gia hạn tạm giam thì trong quyết định không gia hạn tạm giam phải nêu rõ lý do và được gửi ngay cho Viện kiểm sát cấp dưới.


    Kiểm sát việc áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn khác:

    Kiểm sát viên thụ lý giải quyết vụ án phải kiểm sát chặt chẽ việc áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn khác của Cơ quan điều tra, gồm: Cấm đi khỏi nơi cư trú (Điều 91 BLTTHS), bảo lĩnh (Điều 92 BLTTHS), đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm (Điều 93 BLTTHS), bảo đảm việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn này có căn cứ, đúng quy định của pháp luật.

    "
  • Xem thêm     

    13/02/2012, 12:28:51 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư trả lời bạn như sau:
              1. Theo quy định pháp luật thì thuê mướn là một giao dịch nhằm chuyển giao quyền sử dụng tài sản có thời hạn chứ không phải là một hình thức định đoạt tài sản (bán, đổi, tặng, cho, chuyển nhượng...) Do vậy, chủ tài sản có quyền đòi lại tài sản do người khác đang chiếm giữ xuất phát từ hợp đồng thuê, mướn.
              2. Nếu ông A mất thì những người thừa kế của ông A có quyền khởi kiện để đòi lại di sản do ông A để lại. Tuy nhiên, phải tất cả các thừa kế của ông A cùng đứng đơn khởi kiện thì Tòa án mới giải quyết.
             3. Bác của bạn chỉ có thể thắng kiện, được công nhận quyền sử dụng đất nếu các con ông A không có bất cứ giấy tờ, tài liệu nào chứng minh quyền sở hữu tài sản của ông A một cách hợp pháp.
             4. Thẩm quyền giải quyết: Nếu các bên tranh chấp về quyền sử dụng đất mà không tranh chấp về tài sản trên đất, đồng thời đất đó không có một trong các loại giấy tờ theo quy định tại khoản 1, 2, khoản 5, Điều 50 Luật đất đai thì thẩm quyền giải quyết thuộc về UBND. Nếu tranh chấp có liên quan đến tài sản trên đất hoặc tranh chấp quyền sử dụng đất nhưng đã có giấy tờ theo quy định tại khoản 1, 2 hoặc khoản 5. Điều 50 Luật đất đai thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án (Điều 136 Luật đất đai).
  • Xem thêm     

    13/02/2012, 11:08:30 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
               Nếu Giám đốc đứng ra giao dịch với bạn để vay tiền, tiền chuyển vào công ty nhưng mục đích sử dụng tiền là phi pháp thì Giám đốc vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu bạn có đơn ra công an thì việc làm ăn, kinh doanh, sử dụng tiền vay của Công ty sẽ bị  "soi". Có thể việc vay nợ của bạn không cấu thành tội phạm nhưng nếu công an có thể phát hiện ra tội phạm khác thì vẫn xử lý về tội phạm phát hiện đó....
              Nếu không có dấu hiệu tội phạm của Giám đốc thì bạn vẫn có thể khởi kiện công ty để đòi nợ. Theo quy định tại Điều 179 BLTTDS thì thời gian chuẩn bị xét xử sơ thẩm là 4 tháng, nếu vụ án phức tạp thì có thể gia hạn 2 tháng nữa.

              Theo quy định tại Điều 159, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, thìThời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu

    1. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    2. Thời hiệu yêu cầu là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    3. Trong trường hợp pháp luật không có quy định khác về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu thì thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu được quy định như sau:

    a) Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm; …”

    Theo đó, thời hiệu khởi kiện yêu cầu Tòa án trả nợ cho bạn là 02 năm kể từ ngày lợi ích của bạn bị xâm phạm.

  • Xem thêm     

    12/02/2012, 09:47:10 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Vâng, chào bạn!
  • Xem thêm     

    12/02/2012, 09:46:05 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
             Điều 164a là một tội mới được quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung bộ luật hình sự số 15/1999/QH10, (ban hành năm 2009). Nếu hành vi phạm tội của Dì bạn chỉ xảy ra sau thời gian có hiệu lực của luật sửa đổi bổ sung Bộ luật hình sự năm 1999 (hành vi phạm tội xảy ra từ ngày 01/01/2010) thì sẽ áp dụng Điều 164a BLHS sửa đổi để giải quyết. Cụ thể Điều 164a quy định như sau:

    "Điều 164a. Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước

    1. Người nào in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm: a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    d) Hóa đơn, chứng từ có số lượng rất lớn hoặc đặc biệt lớn;

    đ) Thu lợi bất chính lớn;

    e) Tái phạm nguy hiểm;

    g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."

  • Xem thêm     

    12/02/2012, 09:05:08 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
              Để được cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo mẫu mới quy định tại Thông tư số 17/2009/TT-BTN&MT, bạn cần nộp hồ sơ tại Phòng TN&MT để được xem xét. Bạn tham khảo trình tự thủ tục và hồ sơ theo hướng dẫn sau đây:
    Cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 

    Trình tự thực hiện
    #ece9d8; padding: 0cm 5.4pt; background-color: transparent; width: 347pt; height: 116.5pt;">
    1. Tiếp nhận hồ sơ :
    - Tổ chức xin cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nộp hồ sơ.
    - Bộ phận "một cửa" tiếp nhận hồ sơ (nếu đủ thủ tục), viết giấy hẹn trả kết quả.
    2. Giải quyết hồ sơ :
    - Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thẩm tra hồ sơ, xác minh thực địa và hoàn tất các thủ tục trình UBND tỉnh ra quyết định cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
    3. Trả kết quả cho tổ chức :
    - Sau khi nhận được Quyết định của UBND tỉnh: gửi đến các ngành có liên quan, vào sổ địa chính, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
    - Trả kết quả (Quyết định cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) cho tổ chức và thu lệ phí.
    #ece9d8 windowtext windowtext; padding: 0cm 5.4pt; background-color: transparent; width: 121pt; height: 11.95pt;">
    Cách thức thực hiện
    #ece9d8 windowtext windowtext #ece9d8; padding: 0cm 5.4pt; background-color: transparent; width: 347pt; height: 11.95pt;">
    Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận "Một cửa"
    #ece9d8 windowtext windowtext; padding: 0cm 5.4pt; background-color: transparent; width: 121pt; height: 43.5pt;">
    Thành phần, số lượng hồ sơ
    #ece9d8 windowtext windowtext #ece9d8; padding: 0cm 5.4pt; background-color: transparent; width: 347pt; height: 43.5pt;">
    - Thành phần:
    1. Đơn xin cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo mẫu).
    2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp cấp đổi
    - Số lượng: 02 bộ
    #ece9d8 windowtext windowtext; padding: 0cm 5.4pt; background-color: transparent; width: 121pt; height: 36.85pt;">
    Thời hạn giải quyết
    #ece9d8 windowtext windowtext #ece9d8; padding: 0cm 5.4pt; background-color: transparent; width: 347pt; height: 36.85pt;">
    28 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ (đối với trường hợp cấp lại) 68 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ (đối với trường hợp cấp lại do bị mất).
    #ece9d8 windowtext windowtext; padding: 0cm 5.4pt; background-color: transparent; width: 121pt; height: 27.85pt;">
    Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
    #ece9d8 windowtext windowtext #ece9d8; padding: 0cm 5.4pt; background-color: transparent; width: 347pt; height: 27.85pt;">
    Tổ chức
    #ece9d8 windowtext windowtext; padding: 0cm 5.4pt; background-color: transparent; width: 121pt; height: 27.85pt;">
    Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
    #ece9d8 windowtext windowtext #ece9d8; padding: 0cm 5.4pt; background-color: transparent; width: 347pt; height: 27.85pt;">
    Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất - Sở Tài nguyên và Môi trường
    #ece9d8 windowtext windowtext; padding: 0cm 5.4pt; background-color: transparent; width: 121pt; height: 27.6pt;">
    Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
    #ece9d8 windowtext windowtext #ece9d8; padding: 0cm 5.4pt; background-color: transparent; width: 347pt; height: 27.6pt;">
    Quyết định cấp lại, cấp đổi GCNQSD đất và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
    #ece9d8 windowtext windowtext; padding: 0cm 5.4pt; background-color: transparent; width: 121pt; height: 35.5pt;">
    Lệ phí
    #ece9d8 windowtext windowtext #ece9d8; padding: 0cm 5.4pt; background-color: transparent; width: 347pt; height: 35.5pt;">
    Lệ phí địa chính : 100.000đ.
    Phí thẩm định hồ sơ: Đối với thành phố là 300.000 đồng/ hồ sơ; đối với các huyện là 250.000 đồng/ hồ sơ
    #ece9d8 windowtext windowtext; padding: 0cm 5.4pt; background-color: transparent; width: 121pt; height: 35.5pt;">
    Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
    #ece9d8 windowtext windowtext #ece9d8; padding: 0cm 5.4pt; background-color: transparent; width: 347pt; height: 35.5pt;">
    Đơn xin cấp lại, cấp đổi GCNQSD đất (dùng cho tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài)
  • Xem thêm     

    12/02/2012, 01:50:37 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn huybackan!
               Qua nội dung trình bày của bạn tôi hiểu được lỗi bức xúc của bạn. Tuy nhiên, để được Luật sư tư vấn, chỉ ra đúng, sai, căn cứ pháp lý thì bạn cần nêu tóm tắt sự việc và nêu ra các chứng cứ, căn cứ khởi kiện của nguyên đơn.
             Tôi cũng đã tham ra nhiều vụ án đòi nhà như của gia đình bạn nên xin chia sẻ một vài quan điểm chung như sau:
            1. Bên đòi nhà đất phải chứng minh được trước đây họ là chủ sở hữu nhà hợp pháp (nhà đất có giấy tờ theo quy định tại Điều 50 Luật đất đai) thì mới có căn cứ để đòi nhà;
              2. Nhà đất đó chưa được đưa vào Nhà nước quản lý thì họ mới có cơ hội đòi lại;
             3. Gia đình bạn sử dụng ngôi nhà đó do ở nhờ chứ không phải là được tặng cho, thì gia đình bạn phải trả lại (chưa có việc định đoạt).
            4. Nếu nguyên đơn không có giấy tờ tài liệu nào chứng minh quyền sở hữu nhà hoặc đã có văn bản định đoạt tài sản đó hoặc đã được Nhà nước quản lý thì họ mới thua kiện.
             5. Bạn lưu ý là: Nếu Tòa án vi phạm thủ tục tố tụng nhưng nội dung không sai thì có xét xử lại kết và quả vẫn không thay đổi.
              Bạn có thể nêu ngắn gọn từng nội dung để được luật sư trả lời hoặc pho to hồ sơ gửi cho luật sư để được xem xét toàn diện và tư vấn chính xác cho bạn.
  • Xem thêm     

    12/02/2012, 01:35:11 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn trung22670!
             Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:
              1. Nếu giấy tờ từ thời Pháp mà gia đình đó là một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật đất đai năm 2003 và gia đình bạn không có bất cứ giấy tờ nào quy định tại khoản 1, 2 hoặc khoản 5 Điều 50 Luật đất đai thì gia đình đó sẽ đòi lại được phần đất của gia đình bạn.
             2. Nếu giấy tờ từ thời Pháp mà bạn nói không phải là một trong các loại giấy tờ theo quy định tại khoản 1, Điều 50 luật đất đai thì gia đình bạn được công nhận quyền sử dụng đất bởi sử dụng liên tục, ổn định trước 15/10/1993 (khoản 4, Điều 50 Luật đất đai).
              3. Để giải quyết dứt điểm việc tranh chấp đó thì gia đình bạn có thể gửi đơn tới UBND cấp xã, phường để hòa giải. Nếu hòa giải không được thì tiếp tục gửi đơn tới UBND (nếu đất không có giấy tờ theo Điều 50 Luật đất đai) hoặc khởi kiện đến Tòa án cấp huyện (nếu đất có giấy tờ theo điều 50 luật đất đai hoặc có GCN QSD đất) để được giải quyết.
    Chúc gia đình bạn thành công! Nếu còn nội dung nào chưa rõ thì có thể nêu câu hỏi để được luật sư trả lời.
  • Xem thêm     

    12/02/2012, 08:27:12 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư trả lời bạn như sau:
                   Tại mục 3, Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội hướng dẫn luật hôn nhân và gia đình quy định:
    "Việc áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật này được thực hiện như sau:

    a) Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000;

     b) Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho đến ngày 01 tháng 01 năm 2003; trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Tòa án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.

    Từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng;".
                    Theo thông tin bạn cung cấp thì Dượng bạn và Dì bạn chung sống như vợ chồng từ năm 1980 nên được công nhận là HÔN NHÂN THỰC TẾ theo quy định pháp luật trên (không cần phải có đăng ký kết hôn). Do vậy, Dì bạn muốn sang tên ngôi nhà đó cho bạn thì bắt buộc phải có sự đồng ý của Dượng bạn. Nếu Dượng bạn không đồng ý thì chỉ có cách nhờ Tòa án giải quyết.
                    Bạn cũng lưu ý là theo luật hôn nhân năm 1959 có hiệu lực đến ngày 03/01/1987 thì không quy định tài sản riêng vợ chồng. Do vậy, quan hệ hôn nhân được xác lập trong giai đoạn này sẽ không có tài sản riêng của vợ hoặc của chồng.

  • Xem thêm     

    11/02/2012, 05:31:04 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Vâng, Chào bạn!
  • Xem thêm     

    11/02/2012, 02:42:30 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Vâng, chào bạn. Bạn cần chuẩn bị chứng cứ trước khi khiếu kiện.
  • Xem thêm     

    11/02/2012, 02:40:58 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
             Bản chất của Hợp đồng là sự THỎA THUẬN của hai bên nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đó. Trong trường hợp của bạn thỏa thuận giữa các bên đã được xác lập trong Hợp đồng góp vốn, nay chuyển thành hợp đồng mua bán nhà thì vẫn phải tôn trọng các thỏa thuận trước đây. Nếu có nội dung khác với hợp đồng góp vốn trước đây thì phải được sự đồng ý của hai Bên.
            Với điều khoản phạt hợp đồng có thể thỏa thuận phạt 30% phần vi phạm như đã nêu ở trên nhưng nếu có tranh chấp thì bạn chỉ phải chịu phạt không quá 8% phần giá trị vi phạm nếu bạn có vi phạm. Ngược lại bạn có quyền phạt chủ đầu tư đến 30% hoặc hơn nữa theo thỏa thuận nếu chủ đầu tư vi phạm.
              Bạn lưu ý phạt 30% số tiền đã thanh toán không phải là 30% phần vi phạm nếu số tiền đã thanh toán và số tiền chưa thanh toán không bằng nhau. Phạt hợp đồng tính trên số tiền vi phạm (chưa thanh toán) chứ không phải tính trên số tiền đã thanh toán.
  • Xem thêm     

    11/02/2012, 12:21:20 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư trả lời bạn như sau:
             Nếu nội dung bạn trình bày là đúng sự thật thì bạn hoàn toàn có quyền tố cáo hành vi bất chấp pháp luật của mấy cán bộ công an đó. Tuy nhiên, bạn cần phải thu thập và xuất trình chứng cứ thì mới có thể được giải quyết một cách công bằng, đúng pháp luật.
  • Xem thêm     

    11/02/2012, 12:13:49 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Bạn có thể tham khảo quy định sau đây của BLHS:

    "Điều 181. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá giả khác

    1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá giả khác, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

    3. Phạm tội trong trường hợp rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.

    4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản."

           Số tiền phạm pháp được căn cứ vào số tiền ghi trên hóa đơn.
  • Xem thêm     

    11/02/2012, 12:00:40 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Điều 94 BLTTHS quy định:
              " Huỷ bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn

    1. Khi vụ án bị đình chỉ thì mọi biện pháp ngăn chặn đã áp dụng đều phải được huỷ bỏ.

    2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết hoặc có thể thay thế bằng một biện pháp ngăn chặn khác.

    Đối với những biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn thì việc huỷ bỏ hoặc thay thế phải do Viện kiểm sát quyết định."
              Như vậy, chỉ có những biện pháp ngăn chặn do VKS phê chuẩn thì khi hủy bỏ, thay thế mới phải do VKS quyết định.

  • Xem thêm     

    11/02/2012, 11:33:16 SA | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
            Bên bán nhà là doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp nên đương nhiên áp dụng luật thương mại để giải quyết nếu họ có yêu cầu. Còn bên mua nhà thì rất khó để chứng minh là mua nhà vì mục đích lợi nhuận. Việc góp vốn để mua căn hộ chung cư không giống như góp vốn đầu tư vào các doanh nghiệp thông thường (không phải góp vốn vì mục đích phân chia lợi nhuận), đó chỉ là một cách huy động vốn của chủ đầu tư theo luật nhà ở và Nghị định 71/2010/NĐ-CP. Do vậy, khi bên mua tranh chấp hợp đồng đó thì sẽ áp dụng BLDS để giải quyết trong trường hợp này.