Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

  • Xem thêm     

    08/04/2012, 11:06:53 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn chuong40m!
    Luật sư Đặng Văn Cường trả lời bạn như sau:
            Việc đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại Nghị định số158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về quản lý và đăng ký hộ tịch và Thông tư số01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 hướng dẫn Nghị định số158/2005/NĐ-CP (áp dụng với mọi trường hợp khai sinh, không có ngoại lệ với con thứ 3) cụ thể như sau:
           Nghị định158/2005/NĐ-CP />

    Điều 13. Thẩm quyền đăng ký khai sinh

    1. ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là ủy ban nhân dân cấp xã), nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em; nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người cha thực hiện việc đăng ký khai sinh.

    2. Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của người mẹ và người cha, thì ủy ban nhân dân cấp xã, nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế thực hiện việc đăng ký khai sinh.

    3. Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi được thực hiện tại ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người đang tạm thời nuôi dưỡng hoặc nơi có trụ sở của tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó.

    Điều 14. Thời hạn đi khai sinh và trách nhiệm khai sinh

    Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha, mẹ có trách nhiệm đi khai sinh cho con; nếu cha, mẹ không thể đi khai sinh, thì ông, bà hoặc những người thân thích khác đi khai sinh cho trẻ em.

    Điều 15. Thủ tục đăng ký khai sinh

    1. Người đi đăng ký khai sinh phải nộp Giấy chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn).

    Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.

    Trong trường hợp cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.

    2. Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi khai sinh một bản chính Giấy khai sinh. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.

    3. Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.

    Thông tư01/2008/TT-BTP /> Thẩm quyền đăng ký khai sinh theo nơi người mẹ cư trú

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 và Khoản 1 Điều 13 Nghị định số158/2005/NĐ-CP, thì việc đăng ký khai sinh cho trẻ em phải được thực hiện tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp xã), nơi người mẹ đăng ký thường trú; trường hợp người mẹ không có nơi đăng ký thường trú, thì việc đăng ký khai sinh cho trẻ em được thực hiện tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người mẹ đăng ký tạm trú.

     Trường hợp người mẹ có nơi đăng ký thường trú, nhưng thực tế đang sinh sống, làm việc ổn định tại nơi đăng ký tạm trú, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người mẹ đăng ký tạm trú cũng có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em (Ví dụ: chị T đăng ký thường trú tại xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nhưng làm việc ổn định và sinh con tại nơi đăng ký tạm trú là phường Tân Tạo, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh, thì Uỷ ban nhân dân phường Tân Tạo cũng có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh cho con của chị T). Trong trường hợp này, Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh có trách nhiệm thông báo cho Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người mẹ đăng ký thường trú để biết. Cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “Đăng ký khai sinh theo nơi tạm trú của người mẹ”.

  • Xem thêm     

    08/04/2012, 08:30:41 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn dzungjudge!
               Việc A có phạm tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 138 BLHS hay không phụ thuộc nhiều vào hợp đồng mua bán xe giữa A với chủ xe. Theo nội dung bạn trình bày thì chiếc xe đó không (chưa) thuộc quyền sở hữu của A. Tại thời điểm lấy xe, chiếc xe đang thuộc sự quản lý của Cơ quan công an.
                Đặc điểm cơ bản của tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có người khác quản lý. Điều đó có nghĩa là về khách quan hành vi chiếm đoạt tài sản của tội này không cho phép chủ tài sản hoặc người quản lý hợp pháp biết hành vi chiếm đoạt xảy ra, còn về chủ quan người phạm tội cũng luôn có ý thức muốn che giấu hành vi phạm tội của mình. Sự che giấu hành vi chiếm đoạt có thể được thể hiện ở hình thức người phạm tội che giấu toàn bộ hành vi phạm tội của mình hoặc chỉ che giấu tính chất bất hợp pháp của hành vi.
                Do vậy, về mặt lý thuyết thì A đã có hành vi trộm cắp tài sản. Thực tế cho thấy nếu hợp đồng mua bán giữa A với chủ xe đã được công chứng và đang tiến hành thủ tục sang tên (nhưng chưa hoàn tất), A có giấy giao xe hoặc ủy quyền sử dụng xe và sử dụng công khai, ngay tình thì mới có cơ hội thoát tội hoặc giảm nhẹ hình phạt. Còn nếu không có các yếu tố trên (Hợp đồng mua bán viết tay, không có ủy quyền giao xe hoặc chủ xe không thừa nhận việc mua bán với A) thì khả năng phạm A tội rất cao bởi: Công an sẽ tìm chủ xe để làm việc. Nếu công an không quản lý được chiếc xe đó trong thời gian giải quyết, để mất và sau này chủ xe bắt đền, đòi tài sản thì ai sẽ có trách nhiệm trả tài sản cho chủ xe?!
  • Xem thêm     

    08/04/2012, 08:08:20 SA | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:
               Theo quy định tại khoản 2 Điều 307 - Luật Thương mại năm 2005 thì trong trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại.
               Do đó, nếu trong hợp đồng đã có thỏa thuận phạt vi phạm thì công ty Y có quyền yêu cầu công ty X phải chịu chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại nếu có đủ căn cứ chứng minh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Công ty X chỉ phải bồi thường thiệt hại cho công ty Y nếu công ty Y đưa ra đầy đủ những căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại sau đây:

    1. Có hành vi vi phạm hợp đồng;

    2. Có thiệt hại thực tế;

    3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hạ
    i. (Điều 303 - Luật Thương mại 2005).

    Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm (Khoản 2 Điều 303 - Luật Thương mại 2005).
               Bạn lưu ý là mức phạt vi phạm hợp đông thương mại theo Điều 301 luật thương mại là không quá 8% giá trị phần giá trị hợp đồng bị vi phạm.
  • Xem thêm     

    07/04/2012, 09:15:58 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn nguyenphongtdbn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:
    Điều 66, Nghị định số84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định:
            "Điều 66. Thời hạn thống nhất thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất bằng Giấy chứng nhận

    1. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2008, người sử dụng đất phải có Giấy chứng nhận mới được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

    2. Trường hợp trước ngày 01 tháng 11 năm 2007 người sử dụng đất đã nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận theo đúng quy định của pháp luật mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận và người sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì vẫn được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.".
            Do vậy để thực hiện được thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì bắt buộc bên chuyển nhượng phải có giấy chứng nhận thì việc chuyển nhượng mới hợp pháp. Nếu chưa có giấy chứng nhận mà các bên cứ giao kết hợp đồng (viết tay) thì pháp luật không bảo vệ các thỏa thuận tại Hợp đồng viết
    tay đó, đồng thời hợp đồng đó luôn tiềm ẩn nguy cơ tranh chấp. Nếu có tranh chấp thì hợp đồng viết tay đó sẽ bị Tòa án tuyên bố vô hiệu...
            Điều 358, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: "Đặt cọc" là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự. Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.

    Trong trường hợp hợp đồng dân sự không được giao kết, thực hiện thì tùy từng trường hợp cụ thể, tài sản đặt cọc được giải quyết như sau:

    - Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc;

    - Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

           Do vậy, nếu các bên nhất trí việc chuyển nhượng với giá cả, thời hạn và các điều kiện mà các bên đã thỏa thuận thì bạn có thể đặt cọc một khoản tiền để đảm bảo cho việc chuyển nhượng đó sau khi có giấy chứng nhận (ký kết hợp đồng đặt cọc). Trong thời gian đặt cọc, bên chuyển nhượng sẽ tiến hành thủ tục xin cấp GCN QSD đất. Làm như vậy là tuân thủ pháp luật, hợp đồng không bị tòa án tuyên bố vô hiệu. Nếu có tranh chấp thì quyền lợi của các bên sẽ được pháp luật bảo vệ theo nội dung thỏa thuận tại hợp đồng đặt cọc đó.
    Chúc bạn thành công!

  • Xem thêm     

    07/04/2012, 09:01:18 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn kid3773!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:
              1. Đối với di sản của ông bạn (1/2 thửa đất):
    Theo thông tin bạn nêu thì mảnh đất mà ông bà bạn để lại là tài sản chung của ông bà ngoại bạn. Ông bạn mất năm 1992, theo quy định tại Điều 36 Pháp lệnh thừa kế năm 1990 (quy định thời hiệu khởi kiện về thừa kế là 10 năm) thì thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế đối với di sản do ông bạn để lại (1/2) đã hết. Do vậy, nếu có tranh chấp về thừa kế đối với di sản của ông bạn thì Tòa án cũng không giải quyết, gia đình bạn được tiếp tục sử dụng 1/2 thửa đất đó.
              2. Đối với di sản của bà bạn (1/2 thửa đất):
    Bà bạn mất năm 2008 nên theo quy định tại Điều 645 BLDS năm 2005 thì thời hiệu khởi kiện là 10 năm kể từ năm 2008 (2008-2018). Trong thời hiệu thừa kế trên, nếu có tranh chấp về thừa kế và yêu cầu Tòa án giải quyết thì Tòa án sẽ áp dụng Điều 676, Điều 677 và một số quy định pháp luật khác để giải quyết. Khi đó cha bạn và các anh chị em bạn sẽ được nhận phần di sản mà đáng ra mẹ bạn được hưởng.
               3. Đối với ngôi nhà do "bố" bạn xây dựng:
    Ngôi nhà do cha bạn xây dựng là tài sản của cha bạn (hoặc của gia đình bạn) chứ không phải là di sản của ông bà bạn nên sẽ không chia thừa kế. Tuy nhiên, cha bạn phải chứng minh được việc đã bỏ tiền ra để xây dựng ngôi nhà đó thì cha bạn mới được quyền sở hữu. Ngoài ra gia đình bạn sẽ được trích một phần công sức do công sức duy trì, tu tạo di sản.
               Tóm lại: Nếu gia đình bạn không thỏa thuận được việc chia thừa kế, vụ việc khiến Tòa án phải giải quyết thì gia đình bạn sẽ được sử dụng hơn 1/2 giá trị tài sản là nhà đất đó.
  • Xem thêm     

    07/04/2012, 08:14:19 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:
             Nếu bạn ký kết hợp đồng (giấy) vay tiền (tài sản) với ai thì bạn có nghĩa vụ trả nợ cho người đó. Còn người nhờ bạn vay tài sản hộ có trả lại tài sản cho bạn hay không lại là chuyện khác. Bên cho vay cứ theo giấy tờ vay mượn để đòi bạn. Do vậy, bạn cần cân nhắc trước khi quyết định "vay dùm" người khác.
            Bạn tham khảo quy định pháp luật sau đây của Bộ luật dân sự năm 2005.

    Ðiều 471. Hợp đồng vay tài sản

     Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

    Ðiều 474. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

     1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

     2. Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

     3. Ðịa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

     4. Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thỏa thuận.

     5. Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.

  • Xem thêm     

    06/04/2012, 02:23:01 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn xuan_le!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:
                Theo quy định của pháp luật thì người cha có 1/2 tài sản chung vợ chồng. Nếu người cha mất, không để lại di chúc thì di sản của người cha sẽ thuộc về hàng thừa kế thứ nhất của người cha theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 BLDS (cha, mẹ, vợ con).
                 Nếu người con trai đó chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người cha thì 4 đứa cháu sẽ được thừa kế thế vị  theo quy định tại Điều 677 BLDS (Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống).
                Nếu người con trai đó chết sau ông bố thì vợ và 4 con của người con sẽ được nhận phần thừa kế của người con trai đó (vợ và 4 cháu sẽ được thay con của người có di sản hưởng 1 phần thừa kế).
               Các thừa kế chỉ có thể khởi kiện yêu cầu chia thừa kế nếu còn thời hiệu khởi kiện về thừa kế theo quy định pháp luật (10 năm).
  • Xem thêm     

    05/04/2012, 02:27:28 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào các bạn và luật sư đồng nghiệp!
                   Theo Quyết định1123/2011/QĐ-CTN, người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn (gọi là phạm nhân) được đề nghị đặc xá như sau:

    * Điều kiện được đề nghị đặc xá
    1. Người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn đang chấp hành án phạt tù được đề nghị đặc xá phải có đủ các điều kiện sau đây:
    a) Chấp hành tốt Nội quy của trại giam, trại tạm giam; tích cực học tập, lao động; trong quá trình chấp hành án phạt tù được xếp loại cải tạo từ loại khá trở lên; khi được đặc xá không làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
    b) Đã chấp hành án phạt tù ít nhất là một phần ba thời gian đối với hình phạt tù có thời hạn, nếu trước đó đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù thì thời hạn được giảm không được tính vào thời gian đã chấp hành án phạt tù; đã chấp hành án phạt tù ít nhất là mười bốn năm đối với hình phạt tù chung thân, nếu sau khi đã được giảm xuống tù có thời hạn mà tiếp tục được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù thì thời hạn được giảm sau đó không được tính vào thời gian đã chấp hành án phạt tù;
    c) Đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là phạt tiền, bồi thường thiệt hại án phí hoặc nghĩa vụ dân sự khác trừ những phạm nhân không bị kết án phạt tù về các tội phạm về tham nhũng đã 70 tuổi trở lên hoặc trên 60 tuổi nhưng thường xuyên ốm đau hoặc người đang mắc bệnh hiểm nghèo mà bản thân người đó và gia đình không còn khả năng thực hiện.
    2. Người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn đang chấp hành án phạt tù có đủ điều kiện quy định tại điểm a, c khoản 1 Điều này đã chấp hành án phạt tù ít nhất là một phần tư thời gian đối với hình phạt tù có thời hạn; ít nhất là mười hai năm đối với hình phạt tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn, khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    a) Đã lập công lớn trong thời gian chấp hành án phạt tù, có xác nhận của trại giam, trại tạm giam;
    b) Là thương binh; bệnh binh; người có thành tích trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội được tặng thưởng một trong các danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động, Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc nhân dân, Nghệ sỹ nhân dân; được tặng thưởng Huân chương, Huy chương kháng chiến, các danh hiệu Dũng sỹ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước; người có thân nhân là liệt sỹ; con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng; con của Gia đình có công với nước;
    c) Khi phạm tội là người chưa thành niên;
    d) Là người từ 70 tuổi trở lên;
    đ) Là người đang mắc bệnh hiểm nghèo hoặc từ 60 tuổi trở lên mà thường xuyên ốm đau, có kết luận giám định y khoa hoặc xác nhận bằng văn bản của cơ quan y tế có thẩm quyền;
    e) Có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, bản thân là lao động duy nhất trong gia đình, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi gia đình người đó cư trú;
    e) Nữ phạm nhân đang có thai hoặc có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi đang ở với mẹ trong trại giam, trại tạm giam.
    * Các trường hợp không đề nghị đặc xá:
    Người có đủ điều kiện quy định tại Điều 3 của Quyết định này không được đề nghị đặc xá nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    1. Bản án hoặc quyết định của Tòa án đối với người đó đang có kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm;
    2. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội khác;
    3. Trước đó đã được đặc xá;
    4. Có từ hai tiền án trở lên;
    5. Phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia;
    6. Thời hạn chấp hành án phạt tù còn lại trên sáu năm đối với người được quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 3; trên tám năm đối với người được quy định tại khoản 2, Điều 3 Quyết định này.
    7. Phạm các tội về ma túy bị phạt tù đến bảy năm mà thời hạn chấp hành án phạt tù còn lại trên một năm; phạm các tội về ma túy bị phạt tù trên bảy năm đến mười lăm năm mà thời hạn chấp hành án phạt tù còn lại trên hai năm; phạm các tội về ma túy bị phạt tù trên mười lăm năm, tù chung thân mà thời hạn chấp hành án phạt tù còn lại trên ba năm;
    8. Có căn cứ khẳng định là đã sử dụng trái phép chất ma túy;
    9. Đồng thời phạm hai tội: giết người và cướp tài sản; giết người và hiếp dâm; giết người và hiếp dâm trẻ em; cướp tài sản và hiếp dâm; cướp tài sản và hiếp dâm trẻ em;
    10. Phạm tội giết người có tổ chức; cướp tài sản có tổ chức hoặc có sử dụng vũ khí; cướp giật tài sản có tính chất chuyên nghiệp; cướp giật tài sản có tổ chức hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng;
    11. Có một tiền án hoặc đã bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục mà bị kết án phạt tù về một trong các tội sau đây: về ma túy; giết người; hiếp dâm trẻ em; cướp tài sản; cướp giật tài sản; cưỡng đoạt tài sản; lừa đảo chiếm đoạt tài sản; trộm cắp tài sản; bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; mua bán phụ nữ; mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em; cố ý gây thương tích có tính chất côn đồ hoặc băng, nhóm thanh toán lẫn nhau.
  • Xem thêm     

    05/04/2012, 01:33:15 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn duahaythathp!
               Điều 401 Bộ luật Dân sự 2005 quy định:

    1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.

    2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.

    Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

    Và tại khoản 1 Điều 124 Bộ luật dân sự 2005 quy định:

    Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

    Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản".

             Theo đó, Hợp đồng vay tài sản thì chỉ cần viết tay là có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên. nếu hợp đồng không có tài sản đảm bảo thì rủi ro rất cao nếu bên vay không trả tiền hoặc không còn tiền để trả. Để đảm bảo quyền lợi của mình thì bạn cần tìm hiểu khả năng thanh toán khoản tiền vay đó khi đáo hạn hợp đồng hoặc bên vay không trả tiền sẽ phạm tội hình sự thì bạn mới có thể lấy lại được tài sản.
  • Xem thêm     

    05/04/2012, 01:19:34 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn danchum!
              Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:
              Theo thông tin bạn nêu thì ngôi nhà mà dượng bạn và mẹ bạn mua trong thời kỳ hôn nhân (do dượng bạn đứng tên) và có nguồn gốc từ tài sản thừa kế riêng của dượng bạn. Do vậy, theo quy định tại Điều 32 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì ngôi nhà đó là tài sản riêng của dượng bạn.
              Nếu ly hôn thì mẹ bạn chỉ có thể được trích phần công sức đối với việc duy trì, phát triển khối tài sản đó chứ không được chia. Chỉ khi dượng bạn chết mà không có di chúc hoặc di chúc cho mẹ bạn thì mẹ bạn mới có thể được hưởng thừa kế đối với nhà đất đó.
  • Xem thêm     

    05/04/2012, 12:34:31 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn dlcantho!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1.Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về tài sản riêng vợ chồng như sau:

    "Điều 32. Tài sản riêng của vợ, chồng

    1. Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng.

    Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân.

    2. Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung."

              Như vậy, theo quy định pháp luật thì cha mẹ bạn chỉ cần lập hợp đồng tặng cho, bên tặng cho trong hợp đồng chỉ có tên con đẻ không có tên con dâu, con  rể thì tài sản được tặng cho đó sẽ là tài sản riêng của vợ, chồng (trong GCN QSD đất sẽ đứng tên 1 người). Sau này nếu có ly hôn hoặc tranh chấp thì pháp luật sẽ bảo vệ quyền lợi của người có tên trên GCN QSD đất đó. Nếu cha mẹ bạn chưa muốn sang tên cho các con thì có thể lập di chúc với nội dung định đoạt nhà đất đó cho các con đẻ (không  ghi tên con dâu, con rể) sau khi cha mẹ bạn chết thì di chúc đó mới có hiệu lực pháp luật để đăng ký, sang tên. Quyền lợi của các anh, chị em ruột của bạn vẫn được đảm bảo theo quy định tại Điều 32 Luật hôn nhân và gia đình.

    2. Gia đình bạn cần thực hiện thủ tục tặng cho tại Phòng công chứng và đăng ký sang tên tại Phòng TN&MT.


  • Xem thêm     

    05/04/2012, 12:15:21 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn hatinh111!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:
    1. Chào bạn!
              Điều 10 Nghị định số163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm quy định giao dịch bảo đảm được giao kết hợp pháp có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, trừ các trường hợp sau đây:

    a) Các bên có thoả thuận khác;

    b) Cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố;

    c) Việc thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, tàu bay, tàu biển có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký thế chấp;

    d) Giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm công chứng hoặc chứng thực trong trường hợp pháp luật có quy định.

               Do đó, về nguyên tắc giao dịch bảo đảm là thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký thế chấp. Để đảm bảo hiệu lực của biện pháp đảm bảo bằng bất động sản thì bạn cần thực hiện thủ tục đăng ký thế chấp theo quy định pháp luật. Đối với căn hộ chưa có GCN QSH nhà ở thì bạn cần xem lại pháp lý cụ thể xem Căn hộ đó đã đủ điều kiện tham gia giao dịch theo Nghị định71/2010/NĐ-CP hay chưa?

  • Xem thêm     

    03/04/2012, 10:08:06 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Điều 1, Luật tài nguyên nước quy định:
    "Điều 1. Sở hữu tài nguyên nước
    Tài nguyên nước thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý.
    Tổ chức, cá nhân được quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho đời sống và sản xuất, đồng thời có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra theo quy định của pháp luật. Nhà nước bảo hộ quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
    "
    Bạn xem thêm Luật tài nguyên nước để biết thêm chi tiết
  • Xem thêm     

    03/04/2012, 10:03:32 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
                 Luật không quy định số tiền vay tối thiểu để Tòa án thụ lý là bao nhiêu. Do vậy bạn cứ yên tâm khởi kiện. Tuy nhiên, với số tiền nhỏ thời gian tranh tụng lâu, bạn mất nhiều thời gian, công sức và chi phí nên tâm lý ngại kiện tụng là thế. Bạn có thể ủy quyền cho luật sư thực hiện thủ tục kiện tụng trọn gói cho bạn và thỏa thuận cụ thể mức thù lao với luật sư.
  • Xem thêm     

    03/04/2012, 09:57:32 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
             Nếu cha mẹ bạn không còn sức lao động, không có thu nhập để tự nuôi sống mình, cha mẹ bạn chủ yếu sống bằng thu nhập của bạn (bạn đi làm nuôi cả gia đình) thì có thể được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Nếu sau khi bạn ra trường mà không có việc làm hoặc việc làm không đủ nôi sống mình, bố mẹ vẫn phải lao động để chu cấp cho bạn thì bạn sẽ không được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.
  • Xem thêm     

    03/04/2012, 09:53:17 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Chỉ cần có hành vi "giựt đồ" là cấu thành tội phạm rồi. Nếu chưa giựt được tài sản thì chưa đạt về mục đích nhưng đã hoàn thành về hành vi=> Phạm tội.
  • Xem thêm     

    03/04/2012, 09:49:22 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Công dân đó có bị xử tiếp ở VN hay không còn tùy thuộc vào nội dung điều ước quốc tế ký giữa VN và TQ.

  • Xem thêm     

    03/04/2012, 09:42:38 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
                 Nội dung bạn hỏi được quy định tại khoản 2, Điều 11, Nghị định 23/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/2/2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở, cụ thể như sau:

    "Phạt tiền đối với chủ đầu tư tổ chức thi công xây dựng công trình #ff6600;">không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng:

    a. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn;

    b. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;

    c. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng công trình khác ở nông thôn và đô thị."

  • Xem thêm     

    01/04/2012, 08:42:08 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Bạn tham khảo các quy định sau đây của BLHS:

    Điều 5. Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

    1. Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    2. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

    Điều 6. Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

    1. #ff0000;">Công dân Việt Nam phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo Bộ luật này.

    #ff0000;">Quy định này cũng được áp dụng đối với người không quốc tịch thường trú ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    2. Người nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam trong những trường hợp được quy định trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

  • Xem thêm     

    01/04/2012, 08:38:32 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
               Theo thông tin bạn nêu thì nhà đất đó là tài sản của vợ chồng ông A (bạn không nhắc đến vợ ông A còn sống hay đã chết?). Nếu vợ chồng ông A chết không để lại di chúc nên di sản thuộc về hàng thừa kế thứ nhất là ông B và bà C.
               Nếu nay đã hết thời hiệu thừa kế của vợ chồng ông A (chết quá 10 năm) thì không thể khởi kiện tranh chấp về thừa kế được nữa. Nếu có người không thuộc hàng thừa kế nào của ông A là chiếm nhà đất đó thì vợ con ông B và bà C cùng khởi kiện thì mới đòi được nhà đất. Nếu bà C không đồng ý cùng vợ con ông B đi kiện thì vợ con ông B cũng có thể gửi đơn đến thanh tra phòng TN&MT để yêu cầu xem xét lại việc cấp GCN QSD đất của cháu bà C.