Hình phạt tử hình nên bỏ? (Khatvongttk)

Chủ đề   RSS   
  • #90749 25/03/2011

    khatvongttk
    Top 200
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2010
    Tổng số bài viết (468)
    Số điểm: 6163
    Cảm ơn: 486
    Được cảm ơn 150 lần


    Hình phạt tử hình nên bỏ? (Khatvongttk)

      Do 1 vài lý do cá nhân nên giờ mình mới post bài dù sắp hếtt hạn nhưng mong mọi người cho ý kiến nha!

    Hình phạt tử hình (HPTH) là 1 vấn đề cả Việt nam nói riêng và trên thế giới nói chung đang có rất nhiều quan điểm là nên bỏ hay nên giữ, 2 luồng quan điểm trái chiều ấy đã hình thành nên 2 phong trào: phong trào ủng hộ và phong trào phản đối hình phạt này, mỗi bên đều đưa ra ccá luận điểm bảo vệ ý kiến của mình:

    -         Bên phán đối hình phạt này cho rằng:

    + Hình phạt Tử hình là phi nhân đạo, đi ngược lại nguyên tắc khaon dung nhân đạo của luật HS, TTHS

    + Vi phạm quền con người : quyền sống trong luật Quốc Gia và Luật Quốc tế

    + Không những không răn đe cao mà còn khơi dậy sự trả thù phá hoại những giá trị khoan dung nhân đạo trong xã hội

    + HPTH không thể làm nạn nhân sống lại nên chăng là 1 sự vô nghĩa, vô tình đã: cướp đi tính mệnh của 1 người cướp tính mệnh người khác.

    + không những không bù đắp được mất mát của gia đình nạn nhân mà còn tạo thêm sự đau khổ cho cả 2 bên

    +  Là một sự chà đạp lên phẩm giá con người

    + Có nhiều oan sai dẫn đến giết oan người vô tội, nhất là sự bất công trong việc áp dụng, phân biệt đối sử với nhóm yếu thế trong xã hội

    + không áp dụng HPTH là văn minh

    -         Bên ủng hộ HPTH thì nói:

    + HPTH là biện pháp răn đe hiệu quả để ngăn ngừa các tội phạm nguy hiểm và đặc biệt ngu hiểm

    + Là biện pháp cvần thiết ngăn ngừa tái phạm và tái phạm nguy hiểm, bảo vệ an ninh công  cộng

    + Là sự trả giá xứng đáng cho kẻ gây ra tội ác klhủng khiếp

    + Bù đắp lại mất mát cho gia đình nạ nhân

    + Nhân đạo và ít tốn kém hơn tù chung thân

    ............etc........

    Luật hình sự Việt Nam1985 là bộ luật hình sự đầu tiên của CHXHCNVN cũng quy định về hình phạt này, trước đó cũng có nhiêu sắc luật sắc lệnh về hình phạt tử hình như: Hình l;uật bắc kì 1881, sắclệnh2/4/1932, sắc lệnh 2/6/1932, sắc lệnh 31/12/1937, sắc lệnh 23/6/1941. Từ năm 1945 khi CHXHCNVN ra đời thì các sắc luật sắc lệnh đề cập HPTH: sắc lệnh ssố 33 ngày 13/9/1945.

    BLHS 1985 sửa đổi bổ sung các năm 1989, 1991, 1992, 1997 đã thêm rất nhiều điều luật quy định có mức HPTH, năm 1985 có 29 điều (chiếm 15% các điều về tội phạm), đến 1989 là 33 hành vi, 1991 là 36 hành vi, 1992 là 38 hành vi, 1997 thêm 6 điều là 44 điều (chiếm 20,5% tổng số điều)

    Đến BLHS năm 1999 có 29 điều luật có quy đinh HPTH (chiếm 11%)

    Ngày 19/6/2009 QH khoá XII đã bỏ hình phạt tử hình tại 8 tội (hiếp dâm, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, buôn lậu, tàng trữ lưu hành tiền giả ngân phiếu công trái giả, sử dụng ma tuý btrái phép, chiếm tàu bay tàu thuỷ, đưa hói lộ, huỷ hoại vũ khí quân dụng phương tiện kĩ thuật quân sự)

    Trên thế giới dù rằng 52% ủng hộ HPTH 39% phản đối, 9% kông ý kiến (ủng hộ nhiều tại Bắc Mĩ, châu Á, đông và trung Âu, phản đối nhiều ở Tây âu và MĨ La Tinh). Xong xu hướng là xoá bỏ HPTH thay thế nó bằng 1 hình thức khác hoặc tuyên nhưng không thi hành đang diễn ra:

    năm

    Số nước xoá HPTH trong PL

    Số nước bỏ HPTH trên thục tế(bỏ quy định trong PL hoặc vẫn giữ nhưng không áp dụng

    1981

    27

    63

    2002

    78

    112

    2009

    93

    139

    Cùng với xu thế của thế giới giảm dần HPTH tiến tới xoá bỏ HPTH, BLHS việt Nam 1999 đến nay có xu hướng giảm dần các tội có thể tuyên tử hình. Ở nước ta chỉ giữu HPTH với những tội thực sự nguy hiểm cho an ninh QG, các tội pạm về kinh tế, chính trị, ma tuý,... được giảm đáng kể.

    HPTH là một vấn đề pháp lý, xã hội rất rộng và phức tạp, nó đã được nghiên cứu trên thế giới rất lâu rồi, có rất nhiều văn bản pháp lý trên thé giới nói về vấn đề này như:

    -         Tuyên ngôn thế giới về quyền con người 1948

    -         Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị 1966

    -         Nghị định thư tuỳ chọn thứ 2 của Công ước quốc tế về quyền chính trị dân sự, về việc xoá bỏ hình phạt tử hình 1989

    -         Công ước quyền trẻ em 1989

    -         Nghị quyết 32/61 8/12/1977 ĐHĐ LHQ về HPTH

    -         Nghị Quyết 1984/64 của Hội đồng kinh tế Xã hội nhằm bảo về quyền của những người phải đối mặt với hình phạt tử hình 24/5.1989

    -         NQ 2005/59 20/4/2005 của Uỷ ban quyền con người LHQ về HPTH

    -         NQ 62/149 18/12/2007 ĐHĐ LHQ về tạm ngừng thi hành án tử hình

    -         NQ 63/168 ĐHĐ LHQ về tạm ngừng thi hành án tử hình

    -         Công ước Giơnevơ 1949

    -         Công ước Châu Mĩ về quyền con người

    -         Hiến chương châu Phi về quyền con người và quyền dân tộc

    ..................................................etc..............

    .....................................................................

    Nhưng vấn đề nghiên cứu về ccá khióa cạnh của HPTHchưa đượcquan tâm nhiều tại VN, minh chứng là chưa có 1 hội thảo nào thực sự bàn bạc về vấn đề này.

     Câu hỏi thảo luận của chúng ta sẽ là:

    1, có nên bỏ hình phạt tử hình tại Việt Nam

    2, nếu bỏ thì hình phạt thay thế nào sẽ hợp lý nhất

    3, tác đọng tiêu cức của HPTH tới xã hội và gia đình nạn nhân cũng như kẻ phạm tội

    Quan điểm cá nhân:

    Hình phạt tử hình cũng như các hình phạt khác, nó có tác dụng răn đe, chùng trị tội pham, giáo dục chung trong Xã hội, giáo dục riêng cho kẻ phạm tội. Nhưng khi klẻ phạm tội chết đi rồi thì mọi đau đớn rằn vặt về tội lỗi của mình cũng theo đó mà tan đi, đâu còn răn đe được họ, chi bằng để họ sống họ hiểu và suy nghĩ sâu sắc về hành vi của bản thân, đôi khi như thế còn khổ hơn việc chết. Gia đình nạn nhân cũng đau có sung sướng gì khi mà kẻ sát nhân bị sử tử, nhiều tổ chức của gia đình nạn nhân còn đứng lên phản đối hình phạt tử hình vì có tử hình kẻ phamk tội người thân của họ cũng đâu sống lại được.

    Hơn thế gia đình kẻ phạm tội lại phải chịu đau đớn, nó chẳng khác gì cái nguyên tắc trả nợ máu thời trung cổ cả

    Thêm vào đó, sự sống của mỗi con người đâu do nhà nước hay tổ chức nào ban cho, con người là tài sản Xã hội, ai cũng “có quyền sống” cơ mà tại sao lại tước đi sinh mạng của họ.

    Pháp luâtu và hình phạt thiên về giáo dục cải tạo, hãy tạo cho ọ cơ hội sửa sai : “nhân vô thập toàn” “nhân chi sơ tính bản thiện” mà. Đừng vì phút lầm lỡ mà không cho họ cơ hội sửa sai.

    Nhưng nếu bỏ HPTH đi trong tình hình KT_XH Việt Nam hiện nay thì chưa hợp lý, Theo quan điểm của tôi nên để HPTH nhưng hết sức hạn chế tuyên và thi hành. Chúng ta có thể tuyên hình phạt trung thân hoặc tù dài hạn (có thể tuyên hình phạt vài chục hay vài trăm năm chẳg hạn)

    Còn sau này nếu tình hình KT_XH thay đổi thì có lẽ là nên bỏ HPTH và thay thế nó bằng tù chung thân nhưng hãy chia thành tù chung thân có thể được ân xá và không được ân xá để tránh tình trạng những kẻ sát nhân những kẻ gây tội ác tàn bạo sau nhiều lần ân giảm của tù trung thân lại chỉ bị tù 13_20 năm rồi được ra ngoài, những kẻ man dợ ấy hãy cho họ trong tù ngục cả đời để họ hiểu được giá trị cuộc sống.

    Thân ! mong cả nhà cho ý kiến thảo luận vấn đề này :)

    Cập nhật bởi khatvongttk ngày 25/03/2011 04:46:33 CH

    codonminhtoi_cham_90@yahoo.com

    Luật mà thi hành không nghiêm sẽ sinh ra luật rừng, luật rừng sinh ra xã hội rừng => thảm hoạ

    WHERE THERE IS A WILL, THERE IS A WAY

     
    73482 | Báo quản trị |  
    5 thành viên cảm ơn khatvongttk vì bài viết hữu ích
    yeu-viet-nam (29/07/2011) tamnhu77 (24/04/2011) dinhtuan_anh (01/04/2011) Julia.Blues (26/03/2011) admin (25/03/2011)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

5 Trang <12345>
Thảo luận
  • #91014   26/03/2011

    seeyouagain_goodluck
    seeyouagain_goodluck

    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:23/03/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    theo tôi thi với tinh tinh hinh hiên nay luật tử hình tại vn vận chưa thể bỏ được một cách toàn diện! mà chỉ ở một số lĩnh vực nhất định và nhảy cảm thôi. Con những vấn đề  khác quá nghiêm trọng ảnh hưởng lớn thì vấn áp dụng hình phạt cao nhất là tử hình!
     
    Báo quản trị |  
  • #91035   27/03/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    khatvongttk viết:

      -         Bên phán đối hình phạt này cho rằng:

    + Hình phạt Tử hình là phi nhân đạo, đi ngược lại nguyên tắc khaon dung nhân đạo của luật HS, TTHS

    + Vi phạm quền con người : quyền sống trong luật Quốc Gia và Luật Quốc tế

    + Không những không răn đe cao mà còn khơi dậy sự trả thù phá hoại những giá trị khoan dung nhân đạo trong xã hội

    + HPTH không thể làm nạn nhân sống lại nên chăng là 1 sự vô nghĩa, vô tình đã: cướp đi tính mệnh của 1 người cướp tính mệnh người khác.

    + không những không bù đắp được mất mát của gia đình nạn nhân mà còn tạo thêm sự đau khổ cho cả 2 bên

    +  Là một sự chà đạp lên phẩm giá con người

    + Có nhiều oan sai dẫn đến giết oan người vô tội, nhất là sự bất công trong việc áp dụng, phân biệt đối sử với nhóm yếu thế trong xã hội

    + không áp dụng HPTH là văn minh

    -         Bên ủng hộ HPTH thì nói:

    + HPTH là biện pháp răn đe hiệu quả để ngăn ngừa các tội phạm nguy hiểm và đặc biệt ngu hiểm

    + Là biện pháp cvần thiết ngăn ngừa tái phạm và tái phạm nguy hiểm, bảo vệ an ninh công  cộng

    + Là sự trả giá xứng đáng cho kẻ gây ra tội ác klhủng khiếp

    + Bù đắp lại mất mát cho gia đình nạ nhân

    + Nhân đạo và ít tốn kém hơn tù chung thân

    Quan điểm cá nhân:

    Hình phạt tử hình cũng như các hình phạt khác, nó có tác dụng răn đe, chùng trị tội pham, giáo dục chung trong Xã hội, giáo dục riêng cho kẻ phạm tội. Nhưng khi klẻ phạm tội chết đi rồi thì mọi đau đớn rằn vặt về tội lỗi của mình cũng theo đó mà tan đi, đâu còn răn đe được họ, chi bằng để họ sống họ hiểu và suy nghĩ sâu sắc về hành vi của bản thân, đôi khi như thế còn khổ hơn việc chết. Gia đình nạn nhân cũng đau có sung sướng gì khi mà kẻ sát nhân bị sử tử, nhiều tổ chức của gia đình nạn nhân còn đứng lên phản đối hình phạt tử hình vì có tử hình kẻ phamk tội người thân của họ cũng đâu sống lại được.

    Hơn thế gia đình kẻ phạm tội lại phải chịu đau đớn, nó chẳng khác gì cái nguyên tắc trả nợ máu thời trung cổ cả

    Thêm vào đó, sự sống của mỗi con người đâu do nhà nước hay tổ chức nào ban cho, con người là tài sản Xã hội, ai cũng “có quyền sống” cơ mà tại sao lại tước đi sinh mạng của họ.

    Pháp luâtu và hình phạt thiên về giáo dục cải tạo, hãy tạo cho ọ cơ hội sửa sai : “nhân vô thập toàn” “nhân chi sơ tính bản thiện” mà. Đừng vì phút lầm lỡ mà không cho họ cơ hội sửa sai.

    Nhưng nếu bỏ HPTH đi trong tình hình KT_XH Việt Nam hiện nay thì chưa hợp lý, Theo quan điểm của tôi nên để HPTH nhưng hết sức hạn chế tuyên và thi hành. Chúng ta có thể tuyên hình phạt trung thân hoặc tù dài hạn (có thể tuyên hình phạt vài chục hay vài trăm năm chẳg hạn)

    Còn sau này nếu tình hình KT_XH thay đổi thì có lẽ là nên bỏ HPTH và thay thế nó bằng tù chung thân nhưng hãy chia thành tù chung thân có thể được ân xá và không được ân xá để tránh tình trạng những kẻ sát nhân những kẻ gây tội ác tàn bạo sau nhiều lần ân giảm của tù trung thân lại chỉ bị tù 13_20 năm rồi được ra ngoài, những kẻ man dợ ấy hãy cho họ trong tù ngục cả đời để họ hiểu được giá trị cuộc sống.

    Thân ! mong cả nhà cho ý kiến thảo luận vấn đề này :)

    Thân chào chị khatvongttk!

    Em xin được góp một số ý kiến như sau:

    Em cũng không đồng ý với việc xóa bỏ hình phạt tử hình bởi lẽ theo em

     được biết thì

    1, Đối với luật hình sự nước ta chỉ có hơn 20 điều luật cho phép áp dụng hình phạt tử hình. Và cũng chỉ áp dụng với các tội phạm rất nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm như tội: phản bội tổ quốc, gián điệp, giết người, tham ô tài sản, nhận hối lộ, hiếp dâm…..

    - Việc áp dụng hình phạt tử hình ở nước ta đã và đang từng bước được điều chỉnh theo hướng “có lợi cho người phạm tội”.

    - Thực sự thì tỉ lệ các trường hợp phạm tội mà áp dụng hình phạt tử hình ngày nay là rất ít, không nhiều. điển hình vụ án Nguyễn Đức Nghĩa chắc chắn là các bạn đều đã hiểu rất rõ tình tiết và mức án nhưng trong việc tuyên án này thì đã có rất nhiều khả năng phạm nhân có thể thoát khỏi hình phạt tử hình.

    => Vì vậy qua các quy định trên em nghĩ không thể nói rằng: “Hình phạt Tử hình là phi nhân đạo, đi ngược lại nguyên tắc khoan dung nhân đạo của luật HS, TTHS”


    2, Theo em cũng không thể nói rằng: hình phạt tử hình là vi phạm quyền con người được.

    Bởi lẽ một chủ thể tội phạm trước khi bị đưa ra xét xử thì chắc chắn là họ đã phạm tội vi phạm quyền con người của người bị hại thì mới bị đưa ra xét xử. không một ai không vi phạm luật mà bị đưa ra xét xử cả. (nguyên tắc của luật hình sự).

    Vì vậy việc đưa phạm nhân ra xét xử là để lấy lại công bằng bảo vệ quyền và lợi ích của người bị hại chứ không thể nói là vi phạm quyền con người được.

    3, Em cũng không đồng ý với luận điểm cho rằng: HPTH “Không những không răn đe cao mà còn khơi dậy sự trả thù phá hoại những giá trị khoan dung

     nhân đạo trong xã hội”.

    Bởi hình phạt tử hình bao giờ cũng chỉ áp dụng cho những tội phạm rất nghiêm trong hoặc đặc biệt nghiêm trọng. việc áp dụng hình phạt tử hình cho một người nào đó chỉ khi người đó thật sự đáng phải nhận hình phạt như vậy. ví dụ đối với một người phạm tội giết nhiều người, người phạm tội giết người với tính chất dã man……như chị đã nói ở trên rằng là con người thì “ai cũng có quyền sống” (quyền con người). ai cũng có quyền sống vậy thì cũng chẳng ai có quyền được tước đoạt tính mạng của người khác một cách tự nhiên cả!

    Đúng là lẽ nhân đạo luôn được đề cao nhưng nguyên tắc công bằng bình đẳng thì ai chẳng muốn, xã hội văn minh cần phải hướng đến.

    4, Cũng không thể nói nó là sự trả giá của phạm nhân và là sự bù đắp xứng đáng cho gia đình nạn nhân được. bởi lẽ người chết đi thì không thể sống lại không gì có thể bồi đắp nổi mất mát đó. “Cái giá” mà phạm nhân phải trả ở đây chúng ta không xác định được. bởi nó là khái niệm không rõ ràng. Và mặt khác thì không phải 100% tử hình là dành cho tội phạm giết người. vì có những tội không gây ra cái chết trực tiếp cho ai cả ví dụ tội tham ô tài sản hay tội nhận hối lộ….

    5, Cứ nói rằng hình phạt tử hình là vi phạm nhân quyền nhưng theo các bạn thì việc cho phép nạo phá thai tự do tràn lan như ngày nay thì liệu có phải là quyền tự nhiên của con người hay là quyền công dân không? dù rằng luật nước mình không cho rằng cái thai một người mẹ mang là một cá nhân con người nhưng nó là do con người tạo nên. Chỉ sau 9 tháng 10 ngày sau khi nó sinh ra thì mới được là con người trong khi nó đang ở trong bụng mẹ thì ai muốn làm gì thì làm. Chỉ xem phụ nữ có thai chỉ là một đối tượng được bảo vệ chứ không công nhận thực thể đã sống và đập cùng nhịp tim với người mẹ! Vẫn biết là hệ lụy của vấn đề này là không đếm xuể nhưng nếu xét lại lương tâm mỗi người liệu ai đành lòng nỡ…..

    6, Cuối cùng thì em cũng đồng ý với chị rằng hình phạt tử hình chưa nên bỏ, nên hạn chế tuyên và thi hành. Và theo em thấy thì thực tế ngày nay việc tuyên hay thi hành này là đã rất hạn chế rồi.

    Em nghĩ có lẽ là chúng ta nên thảo luận về việc thi hành hình phạt tử hình như thế nào cho phù hợp nhất vẫn là có ý nghĩa nhiều hơn trong vấn đề này.

    Vài lời góp ý của em về topic của chị chúc chị hoàn thiện bài thật tốt và thành công cao với topic của mình nhé!
    ----------------------------------------
    Hihi cái này nói nhỏ nhé (có gì mạo phạm chị bỏ qua cho em): chị viết bài nhầm chính tả nhiều quá. chắc do gõ máy nhanh quá, từ từ thôi chị nhé!

     Thân ái hanghell chúc cả nhà một cuối tuần vui vẻ!

    Cập nhật bởi hanghell ngày 27/03/2011 03:40:05 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hanghell vì bài viết hữu ích
    khatvongttk (27/03/2011)
  • #91088   27/03/2011

    takeshilaw
    takeshilaw
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2011
    Tổng số bài viết (317)
    Số điểm: 3580
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 68 lần


    chào tất cả các bạn, mình tham gia với nhr. theo mình, vẫn nên áp dụng hình phạt tử hình, bởi vì:
    thứ nhất: kinh phí nhà nước
    thứ 2:hiện nay tội phạm ngày càng tinh vi và có phần nguy hiểm, như vậy, chúng ta không thể khoan dung đối với những kẻ mất hết nhân tính đó được,
     tuy nhiên, mình cũng hi vọng rằng việc áp dụng hình phạt tử hình đối với các đối tượng sẽ được xem xét kĩ hơn và áp dụng cho những kẻ thật sự xứng đáng với hình phạt đó. đồng thời mình cũng hi vọng chúng ta sẽ áp dụng thêm hình phạt tù không thời hạn đối với những trường hợp có biểu hiện ăn năn hối cải....
    thân!

    Dương Văn Tín

    Luật sư - Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp và Đầu tư Dương Luật

    email: tinduong@duongluat.com

    SĐT: 0974 168 279

    Tư vấn thành lập doanh nghiệp - Tư vấn đầu tư nước ngoài

    "Kiến thức cho đi là kiến thức còn mãi"

     
    Báo quản trị |  
  • #91096   27/03/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Thân chào takeshilaw

     Việc bạn nói: 

    #c6d9f0;" /> #c6d9f0;"> vẫn nên áp dụng hình phạt tử hình, bởi vì:
    #c6d9f0;" /> #c6d9f0;"> thứ nhất: kinh phí nhà nước

      Như vậy, sử dụng biện pháp khác như cải tạo, giáo dục trong trại giam phải tốn nhiều kinh phí nhà nước? Điều này không khả quan rồi. Bởi khi, người phạm tội ở trại giam họ phải lao động sản xuất tạo ra nhiều của cải vật chất..., chứ không phải ở trong đó, tới bữa ăn rồi ngủ đâu mà tốn kinh phí nhà nước đúng không nào?

     Xin được trao đổi!

     Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #91133   27/03/2011

    NgoThuyKhanh
    NgoThuyKhanh
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2009
    Tổng số bài viết (645)
    Số điểm: 4553
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 241 lần


    Hình phạt được quy định trong Bộ Luật Hình sự ngoài việc trừng phạt tội phạm, còn có tính răn đe để công dân biết được hậu quả pháp lý của những hành vi được xem là có tính nguy hiểm nghiêm trọng cho xã hội; từ đó không dám thực hiện tội phạm. Ngoài ra, hình phạt còn thể hiện công lý, công đạo, bảo vệ cho xã hội, cá nhân, tổ chức khác trước những tội phạm nghiêm trọng, phải ngăn ngừa hoặc loại trừ vĩnh viễn.

    Mình thấy hiện còn 21 (chứ không phải 20) tội có mức hình phạt cao nhất tử hình là:
    Điều 78- Tội phản bội Tổ quốc
    Điều 79- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền
    Điều 80- Tội gián điệp
    Điều 82- Tội bạo loạn
    Điều 83- Tội hoạt động phỉ
    Điều 84- Tội khủng bố nhằm chống chính quyền
    Điều 85- Tội phá hoại cơ sở vật chất-kỹ thuật của nhà nước
    Điều 93- Tội giết người
    Điều 112- Tội hiếp dâm trẻ em
    Điều 133- Tội cướp tài sản- hậu quả nghiêm trọng, làm chết người,
    Điều 157- Tội sản xuất buôn bán hàng giả, hậu quả nghiêm trọng
    Điều 193- Tội sản xuất trái phép chất ma túy số lượng theo khoản 4
    Điều 194- Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy số lượng theo khoản 4
    Điều 231- Tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia
    Điều 278- Tội tham ô tài sản
    Điều 279- Tội nhận hối lộ
    Điều 316- Tội chống mệnh lệnh, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
    Điều 322- Tội đầu hàng địch, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
    Điều 341- Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược
    Điều 342- Tội chống loài người
    Điều 343- Tội phạm chiến tranh

    Nếu đọc nội dung điều luật, theo mình thì hình phạt tử hình dành cho những tội phạm ở điều 343, điều 342, điều 93, điều 83 không có gì là nặng:  do hành vi phạm tội quá tàn ác, mất nhân tính. Những tội còn lại trong danh sách thì mình nghĩ nên xem xét bỏ hình phạt tử hình vì tuy tội phạm gậy hậu quả nghiêm trọng, nhưng người phạm tội thường do mục đích lợi ích khác mà bỏ mặc vấn đề này, cần cho họ cơ hội, thời gian để cải tạo, giáo dục.

    Ngoài ra, mình nhận thấy có những tội phạm nguy hiểm và đáng lên án cần tặng nặng mức hình phạt đó là:
    Điều 94- Tội giết con mới đẻ (mức cao nhất 2 năm)
    Điều 113- Tội cưỡng dâm (mức thấp nhất 6 tháng)
    Điều 115- Tội giao cấu với trẻ em (mức thấp nhất 1 năm)
    Điều 116- Tội dâm ô với trẻ em (mức thấp nhất 6 tháng)

    Rất mong nhận được ý kiến trao đổi thêm của các anh, chị và các bạn.

    Ôi Tổ Quốc ta yêu như máu thịt

    Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng

    Ôi Tổ Quốc nếu cần, ta chết

    Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NgoThuyKhanh vì bài viết hữu ích
    khatvongttk (28/03/2011)
  • #91277   28/03/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    NgoThuyKhanh viết:


    Điều 78- Tội phản bội Tổ quốc
    Điều 79- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền
    Điều 80- Tội gián điệp
    Điều 82- Tội bạo loạn
    Điều 83- Tội hoạt động phỉ
    Điều 84- Tội khủng bố nhằm chống chính quyền
    Điều 85- Tội phá hoại cơ sở vật chất-kỹ thuật của nhà nước



    Điều 322- Tội đầu hàng địch, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
    Điều 341- Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược
    Điều 342- Tội chống loài người
    Điều 343- Tội phạm chiến tranh




    Chào cả nhà! Chào chị Thúy Khanh!

    QQ xin đóng góp  ý kiến về vấn đề như sau:

    QQ đồng ý với chị TK là hiện có #ff0000;">21 tội có mức án tử hình.

    Nhưng chúng ta cần nhìn nhận 1 thực tế rằng:

    Từ trước đến giờ các tội từ điều 78 đến 85 mức án cao nhất là bao nhiêu khi xét xử? Một điều chắc chắn đó là mức án tử hình rất hiếm và rất khó khăn áp dụng trong những tội này nhưng chúng ta phải quy định để ngăn ngừa tội phạm vì nếu mức án thấp thì vấn đề này rất ....

    Còn các tội từ điều 341 đến điều 343 đều là những hành vi nguy hiểm đều đáng lên án  cả nhưng nếu chúng ta còn áp dụng hình phạt tử hình với các tội này thì mãi mãi Luật hình sự Việt Nam không thể xét xử các tội PHÁ HOẠI HÒA BÌNH CHỐNG LOÀI NGƯỜI VÀ TỘI PHẠM CHIẾN TRANH được !

    Đôi lời trao đổi cùng mọi người!

    thân!

    Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 28/03/2011 12:58:50 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #91135   27/03/2011

    buiphuhoat
    buiphuhoat

    Male
    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Khi làm nên tội, thì phải trả giá tội lỗi của mình!
    Hình phạt tử hình thấy rất nặng, tạo nên sự đau thương cho ngừơi còn sống; nhưng đâu phải ai vi phạm pháp luật cũng tử hình đâu? Nếu không có hình phạt như vậy, làm sao đủ sức dăn đe.
    Điều quan trọng là làm sao: Án tử hình được đưa ra vừa hợp lý, vừa thỏa đáng lòng dân.
    (Một người nào đó vi phạm pháp luật, gâu hậu quả hết sức nghiêm trọng; hoặc cố ý giết người, hoặc vô trách nhiệm để chết ngừơi hàng loạt, hoặc tội trạng cao gấp 2-3 lần so với án trung thân. nếu không có án tử hình thì xử như thế nào???)!
     
    Báo quản trị |  
  • #91291   28/03/2011

    khatvongttk
    khatvongttk
    Top 200
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2010
    Tổng số bài viết (468)
    Số điểm: 6163
    Cảm ơn: 486
    Được cảm ơn 150 lần


    #0072bc;">hanghell tks bài cm rất sắc, nói chung là đồng quan điểm hjhj, mình chỉ muốn nói thêm 1 chút:

    Thực sự thì tỉ lệ các trường hợp phạm tội mà áp dụng hình phạt tử hình ngày nay là rất ít, không nhiều. điển hình vụ án Nguyễn Đức Nghĩa chắc chắn là các bạn đều đã hiểu rất rõ tình tiết và mức án nhưng trong việc tuyên án này thì đã có rất nhiều khả năng phạm nhân có thể thoát khỏi hình phạt tử hình.

    => Vì vậy qua các quy định trên em nghĩ không thể nói rằng: “Hình phạt Tử hình là phi nhân đạo, đi ngược lại nguyên tắc khoan dung nhân đạo của luật HS, TTHS”


    không thể nói vì nó ít, không nhiều mà nói nó là phi nhân đạo hay không phi nhân đạo, có ngượ nguyên tắc khoan dung mnhân đạo hay không.
    nếu giả sử tự nhiên do 1 lý do nào đó mà HPTH áp dụng cho rất nhiều người thì sao?
    Còn vụ Nguyễn Đức Nghĩa thìo hành vi rất dã man nếu bỏ HPTH với Nghĩa, chuyển xuống chung thân rồi nghĩa cải tạo tốt qua nhiều lần ân giảm Nghĩa chỉ phải tù 13-20 năm thì các bạn nghĩ gì?
    Theo mình thì nên có tù chung thân có thẻ dựoc ân giảm và không đuợc ân giảm. Vụ Nghĩa có thể cho vào không ân giảm. Tật ra vụ Nghĩa là án điểm, bị dư luận phản ứng quá mạnh từdư luận XH nên bị tuyên Tử nếu không chắc cũng đựoc chủ tịch nước an giảm xuống chung thân thôi

    Vì vậy việc đưa phạm nhân ra xét xử là để lấy lại công bằng bảo vệ quyền và lợi ích của người bị hại chứ không thể nói là vi phạm quyền con người được

    Con người không nhiều người giống như Rôbinsơn  hay Thứ 6 mà luon luôn sống trong tập thể trong cộng đồng người. Việc đưa người phạm tội ra xét xử không chỉ công bằng và bảo vệquyền, lợi ích của cá nhân người bị hại mà nó có tính XH rất cao, bảo vệ công bằng bảo vệ pháp chế XH, bảo vj cộng đồng nói chung, cho cộng đồng cái quyền được sống trong một XH trong, lành và sạch
    ==> không vi phạm quyền con người

    Bởi hình phạt tử hình bao giờ cũng chỉ áp dụng cho những tội phạm rất nghiêm trong hoặc đặc biệt nghiêm trọng. việc áp dụng hình phạt tử hình cho một người nào đó chỉ khi người đó thật sự đáng phải nhận hình phạt như vậy. ví dụ đối với một người phạm tội giết nhiều người, người phạm tội giết người với tính chất dã man……như chị đã nói ở trên rằng là con người thì “ai cũng có quyền sống” (quyền con người). ai cũng có quyền sống vậy thì cũng chẳng ai có quyền được tước đoạt tính mạng của người khác một cách tự nhiên cả!

    ai cũng có quyề sống nhưng có 1 nguyên tắc là: ai cũng có tự do nhưng tự do trong khuôn khổ PL và tự do của mình kông ảnh hưởng tới tự do của người khác nếu không sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Đặt ra nhà nước (trừ mấy cái NNNL, PK ra nha) để cân bằng quyền và lợi ích của mọi người trong cộng đồng. xửlý 1 cáh có hệ thống khi có ai đó dùng cái quyền tự do của mình lam,f phương hại tới quyền đựoc tự do của kẻ khác hay của cộg đồng. Răn đe là răn dde chung cho XH chứ ko phải răn đe người phạm tội ko, ít nhiều thì rấtó tác dụng trong tình hình VN ta hiện nay, giúp lực lượng AN giảm chống tội phạm bằng phòng TP.

    Cũng không thể nói nó là sự trả giá của phạm nhân và là sự bù đắp xứng đáng cho gia đình nạn nhân được. bởi lẽ người chết đi thì không thể sống lại không gì có thể bồi đắp nổi mất mát đó. “Cái giá” mà phạm nhân phải trả ở đây chúng ta không xác định được. bởi nó là khái niệm không rõ ràng. Và mặt khác thì không phải 100% tử hình là dành cho tội phạm giết người. vì có những tội không gây ra cái chết trực tiếp cho ai cả ví dụ tội tham ô tài sản hay tội nhận hối lộ….
    Đúng là người thân của nạn nhân cũng đâ vui sướng gì khi kẻ phạm tội bị tửhình, ngưwif thân của họ cũng ko sống lại được. trả giá ở đây là trả giá cái hành vi và mục tiêu hành động phạm tội, gjết người cũng có nhiều trường hợp.
    Các tội không gây ra cái cết cho ai. những tội ề KT CT chắcần dần cũng bỏ. Tuy nhiên ko gây ra cái chết trực tiép cho ai? có phải ko loại trừ cái chết gián tiếp? không gâchêt người nhưng làmảnh hưởng tới sự sống còn của cả một số lượng ngời lớn, có khi là gây thất thoát Ngân sách ghê gớn hay tài sản XHCN bị chiếm đoạt,.......hơ nữa vấn nạn tham nhũng hiện tại rất nan giải nên chưa thể bỏ HPTH với tội naỳ được, nâng cao tính trừng trị, răn đe chung trong XH.
    Vấn đề thi hành HPTH mình cũng nghĩ tới nhưng hình như vội quá chưa cho vào hjhj. #0072bc;">hanghell  phát hiện chính tả là chính xác đấy hjhj tại hôm đấy phải đi cả ngày nên buổi trưa viết chạy :D với lại trình độ word ko khá cho lắm (ngại quá )

    Về vấn đề thi hành án, VN hiện nay vẫn là sử bắn nhưng hình thúc này thật hãi hùng sợ hãi vì đội bắn5 ngời mứng cách 2 mét  ngắmtrúng ngực bắn và người đội trưởng sẽ thực hiện phát súng nhâ đạo vào thái dương kẻ phạm tội. Nhìn thi hài của người chịu án rất........phản cảm........nếu là gia đìnhủa họ thì liệu có chịu đựng nổi ko với 1 cái xác của người thân bị "lỗ chỗ, nát bươm" như vậy, chết cũng ko nguyên vẹn dù họ đã phải chịu tội chết vi hành vi của mình. Dư luận XH nếuđi xem 1 phiên xử ắn thì chắc rất khiếp đảm với cách thi hành này, mà làn sóng pẫn nộ cũng rất rầm rộ. Còn về phần những người thi hành án thì sao? họ bắn xong tâlý của họ như thế nào? chúng ta chưa có 1 cuộc điều tra XHH nào như theo ý mình thì họ cũng sẽ rất day dứt và rằn vặt, ám ảnh có khi cả đời.

    Theo ý của mình nếu vẫn tử hình thì nên tiêm thuốc độc, có 2 mũi tiêm cho 2 người, 1 có thuốc độc, 1 là nước, 2 người đó ko biếti tiêm thuốc ai tiêm nứơc tư tưỏng sẽ nghĩlà người kia ko phải mình nên sẽ ko bị ám ảnh nhiều.
    Nhưng lại đặt ra 1 vấn đề: đạo đức ngành Y. Làm như vậy là sát sinh là vi phạm đạo đức nghề nghiệp?
    Còn phương thúc ngồi ghế điện thì sao? các bạn cho ý kiến nhé!

    Chào #0072bc;">NgoThuyKhanh  rất vui vì bạn cho ý kiến

    Ngoài ra, mình nhận thấy có những tội phạm nguy hiểm và đáng lên án cần tặng nặng mức hình phạt đó là:
    Điều 94- Tội giết con mới đẻ (mức cao nhất 2 năm)
    Điều 113- Tội cưỡng dâm (mức thấp nhất 6 tháng)
    Điều 115- Tội giao cấu với trẻ em (mức thấp nhất 1 năm)
    Điều 116- Tội dâm ô với trẻ em (mức thấp nhất 6 tháng)

    Mình đồng ý với bạn là nên tăng nặng khung hình phạt vơi tội: giao cấu với trẻ em và dâm ô với trẻ em. Còn 2 tội kia thì nên giữ như luật là ợp lý rồi.
    Thật ra tội giết con mớ đẻ là 1 trường hợp giảm nhẹ của tội giết người, do nặng nề về tư tưởngễưa cũ tàn dư mới làm vậy.

    Còn tội cưỡng dâm thế cũng hợp lý, người bị cươx dâ trong nhiều trường hợp có thể có các cách khác nhưng họ ko sử dụng mà chịu như thế chứ, hơn nữa khung nặng nhất của nó cũng là 10 năm rồi mà.




    codonminhtoi_cham_90@yahoo.com

    Luật mà thi hành không nghiêm sẽ sinh ra luật rừng, luật rừng sinh ra xã hội rừng => thảm hoạ

    WHERE THERE IS A WILL, THERE IS A WAY

     
    Báo quản trị |  
  • #91295   28/03/2011

    khatvongttk
    khatvongttk
    Top 200
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2010
    Tổng số bài viết (468)
    Số điểm: 6163
    Cảm ơn: 486
    Được cảm ơn 150 lần


    #ff8c00;">QuyetQuyen945 2222! tks c nhiều vì cái vụ hôm nọ hjhj
    c có thể nói rõ hơn về phần này đc ko
    #c4bd97;">chúng ta còn áp dụng hình phạt tử hình với các tội này thì mãi mãi Luật hình sự Việt Nam không thể xét xử các tội PHÁ HOẠI HÒA BÌNH CHỐNG LOÀI NGƯỜI VÀ TỘI PHẠM CHIẾN TRANH được !

    codonminhtoi_cham_90@yahoo.com

    Luật mà thi hành không nghiêm sẽ sinh ra luật rừng, luật rừng sinh ra xã hội rừng => thảm hoạ

    WHERE THERE IS A WILL, THERE IS A WAY

     
    Báo quản trị |  
  • #91412   28/03/2011

    kyhuuphat123
    kyhuuphat123
    Top 200
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2010
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 14915
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 170 lần


    Điều 341- Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược
    Điều 342- Tội chống loài người
    Điều 343- Tội phạm chiến tranh


    Ba tội này đã có toà án quốc tế xét xử với mức án cao nhất là chung thân(không biết VN có được quyền xét xử không)?



     
    Báo quản trị |  
  • #91599   29/03/2011

    khatvongttk
    khatvongttk
    Top 200
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2010
    Tổng số bài viết (468)
    Số điểm: 6163
    Cảm ơn: 486
    Được cảm ơn 150 lần


    #fbd5b5;">#c00000;">Trong Topic mình có nêu ra vấn đề thi hành án tử hình các bạn cho cao kiến ý vềvấn đề này nhé:


    Về vấn đề thi hành án, VN hiện nay vẫn là sử bắn nhưng hình thúc này thật hãi hùng sợ hãi vì đội bắn5 ngời mứng cách 2 mét  ngắmtrúng ngực bắn và người đội trưởng sẽ thực hiện phát súng nhâ đạo vào thái dương kẻ phạm tội. Nhìn thi hài của người chịu án rất........phản cảm........nếu là gia đìnhủa họ thì liệu có chịu đựng nổi ko với 1 cái xác của người thân bị "lỗ chỗ, nát bươm" như vậy, chết cũng ko nguyên vẹn dù họ đã phải chịu tội chết vi hành vi của mình. Dư luận XH nếuđi xem 1 phiên xử ắn thì chắc rất khiếp đảm với cách thi hành này, mà làn sóng pẫn nộ cũng rất rầm rộ. Còn về phần những người thi hành án thì sao? họ bắn xong tâlý của họ như thế nào? chúng ta chưa có 1 cuộc điều tra XHH nào như theo ý mình thì họ cũng sẽ rất day dứt và rằn vặt, ám ảnh có khi cả đời.

    Theo ý của mình nếu vẫn tử hình thì nên tiêm thuốc độc, có 2 mũi tiêm cho 2 người, 1 có thuốc độc, 1 là nước, 2 người đó ko biếti tiêm thuốc ai tiêm nứơc tư tưỏng sẽ nghĩlà người kia ko phải mình nên sẽ ko bị ám ảnh nhiều.
    Nhưng lại đặt ra 1 vấn đề: đạo đức ngành Y. Làm như vậy là sát sinh là vi phạm đạo đức nghề nghiệp?
    Còn phương thúc ngồi ghế điện thì sao?

    Các bạn cho ý kiến nhé!

    codonminhtoi_cham_90@yahoo.com

    Luật mà thi hành không nghiêm sẽ sinh ra luật rừng, luật rừng sinh ra xã hội rừng => thảm hoạ

    WHERE THERE IS A WILL, THERE IS A WAY

     
    Báo quản trị |  
  • #91640   30/03/2011

    kyhuuphat123
    kyhuuphat123
    Top 200
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2010
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 14915
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 170 lần


    Theo ý của mình nếu vẫn tử hình thì nên tiêm thuốc độc, có 2 mũi tiêm cho 2 người, 1 có thuốc độc, 1 là nước, 2 người đó ko biếti tiêm thuốc ai tiêm nứơc tư tưỏng sẽ nghĩlà người kia ko phải mình nên sẽ ko bị ám ảnh nhiều.
    Nhưng lại đặt ra 1 vấn đề: đạo đức ngành Y. Làm như vậy là sát sinh là vi phạm đạo đức nghề nghiệp?
    Còn phương thúc ngồi ghế điện thì sao?

    Các bạn cho ý kiến nhé!

    Chào bạn khatvongttk
    Tiêm thuốc độc không phải tiêm như bạn nói đâu. Đây là tiêm thuốc độc tử hình ở bên Mỹ
    Tiêm thuốc độc là có 3 mũi tiêm là thuốc mê, thuốc tê(làm tê liệt toàn bộ mọi cơ bắp) và cuối cùng làm tim ngừng đập. Được tiêm theo thứ tự thuốc mê trước sau đó thuốc tê và cuối cùng là thuốc làm tim ngừng đập. Các nhân viên y tế chỉ cắm ống dẫn thuốc của kim tiêm vào các tĩnh mạch của tử tù. Mọi hoạt động tiêm thuốc là do máy tự động bơm vào cơ thể tử tù khi được người thi hành án nhấn nút.(Rất vô cùng nhân đạo bởi vì tử tù đã được ngủ trước khi chết. Mình hy vọng VN áp dụng tiêm thuốc độc bằng hình thức này)

    Cái này là do người nhấn nút thực hiện( nên không ảnh hưởng gì đến ngành y)
    Phương thức ngồi ghế điện sẽ chết rất nhanh nếu có dòng điện cực mạnh. Thường người ta chụp điện vào đầu.
     

     
    Báo quản trị |  
  • #91714   30/03/2011

    khatvongttk
    khatvongttk
    Top 200
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2010
    Tổng số bài viết (468)
    Số điểm: 6163
    Cảm ơn: 486
    Được cảm ơn 150 lần


    cám ơn #0072bc;">kyhuuphat123 , với tình hình VN hiện nay người ta đang đề nghị xử tử bằng các phương pháp khác trong đó có tiêm thuốc độc. Đúng như ở Mĩ họ thi hành như vậy, do máy làm nhưng tại việc xây dựng trang thiết bị kĩ thuật rất tốn kém về mọi mặt, nên việc đề nghị tử hình = tiêm thuốc độc nhiều ý kiến cho rằng: tiềm thuốc mê rồi thuốc tê (lúc này mới có 2 mũi thật và giả như vậy)
    Mình cũng rất mong VN mình có thể "ấn nút" thì có vẻ tốt hơn, nhưng điều kiện KTXH hiện nay không biết có thể thục hiện được ngay hay không.
    Thân!

    codonminhtoi_cham_90@yahoo.com

    Luật mà thi hành không nghiêm sẽ sinh ra luật rừng, luật rừng sinh ra xã hội rừng => thảm hoạ

    WHERE THERE IS A WILL, THERE IS A WAY

     
    Báo quản trị |  
  • #91924   31/03/2011

    khatvongttk
    khatvongttk
    Top 200
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2010
    Tổng số bài viết (468)
    Số điểm: 6163
    Cảm ơn: 486
    Được cảm ơn 150 lần


    Topic “Hình phạt tử hình nên bỏ?” đã nhận được rất nhiều sự đống góp ý kiến rất nhiệt tình của các bạn, chủ topic xin cảm ơn rất nhiều.

    Qua rất nhiều sự quan tâm và cho ý kiến rất nhiều và sâu rộng của các bài viết vấn đề phần nào được giải đáp được những vấn đề trong topic.

    Mỗi người đã chọn cho mình riêng quan điểm.

    Xin kết lại quan điểm của mình về chủ đề này tại đây:

    Với tình hình KTCTXH hiện nay và tình hình tội phạm gia tăng không ngừng hiện nay, hình phatk tỉư hình vẫn là một biện pháp hữu hiệu chấn áp, răn đe tội phạm. Vẫn nên giữ HPTH.

    Sau này tình hình thay đổi, nhu cầu được thay thế thì có thể bỏ/ chuyển đổi sang hình thức khác nhân đạo hơn như tù dài hạn/ tù chung thân.


     thân ái

    Cập nhật bởi khatvongttk ngày 31/03/2011 11:00:31 SA

    codonminhtoi_cham_90@yahoo.com

    Luật mà thi hành không nghiêm sẽ sinh ra luật rừng, luật rừng sinh ra xã hội rừng => thảm hoạ

    WHERE THERE IS A WILL, THERE IS A WAY

     
    Báo quản trị |  
  • #92093   31/03/2011

    kyhuuphat123
    kyhuuphat123
    Top 200
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2010
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 14915
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 170 lần


    Chủ topic là nam hay nữ vậy?
    Hình ảnh đó có phải là ảnh thật của chủ topic không?
     
    Báo quản trị |  
  • #92094   01/04/2011

    khatvongttk
    khatvongttk
    Top 200
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2010
    Tổng số bài viết (468)
    Số điểm: 6163
    Cảm ơn: 486
    Được cảm ơn 150 lần


    Xin thưa chủ topic là nữ, ảnh là của chủ topic.

    Xin hỏi b có bình luận gì về bài dự thi này không, xin b cho ý kiến, còn các vấn đề ko liên quan xin trao đổi cả nhân

    Thân!

    codonminhtoi_cham_90@yahoo.com

    Luật mà thi hành không nghiêm sẽ sinh ra luật rừng, luật rừng sinh ra xã hội rừng => thảm hoạ

    WHERE THERE IS A WILL, THERE IS A WAY

     
    Báo quản trị |  
  • #92108   01/04/2011

    takeshilaw
    takeshilaw
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2011
    Tổng số bài viết (317)
    Số điểm: 3580
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 68 lần


    chào khacduy, hiện tại theo mình được biết thì số tiền nhà nước bỏ ra để xây dựng các nhà giam... là rất lớn. đồng thời bạn cũng thử nghĩ xem, so với số tiền nhà nước bỏ ra để xây dựng so với số tiền mà các tù nhân làm lại được có phải là có sự chênh lệch quá lớn không?
    và thay vì nhà nước bỏ tiền ra để làm những việc đó thì nhà nước tại sao lại không dùng số tiền đó để xây dựng các cơ sở giáo dục, các công trình thủy lợi..v.v..,
    thiết nghĩ, nước ta đang là một nước đang phát triển, cần rất nhiều tiền để sử dụng vào rất nhiều mục đích khác nhau, do đó, mình vẫn theo qua điểm cũ, đó là không nên bỏ HPTH mà lí do kinh tế là lí do số 1,
    vài lời trao đổi với các bạn, rất mong nhận được ý kiến đóng góp.
    thân!

    Dương Văn Tín

    Luật sư - Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp và Đầu tư Dương Luật

    email: tinduong@duongluat.com

    SĐT: 0974 168 279

    Tư vấn thành lập doanh nghiệp - Tư vấn đầu tư nước ngoài

    "Kiến thức cho đi là kiến thức còn mãi"

     
    Báo quản trị |  
  • #92129   01/04/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    takeshilaw viết:
    chào khacduy, hiện tại theo mình được biết thì số tiền nhà nước bỏ ra để xây dựng các nhà giam... là rất lớn. đồng thời bạn cũng thử nghĩ xem, so với số tiền nhà nước bỏ ra để xây dựng so với số tiền mà các tù nhân làm lại được có phải là có sự chênh lệch quá lớn không?
    và thay vì nhà nước bỏ tiền ra để làm những việc đó thì nhà nước tại sao lại không dùng số tiền đó để xây dựng các cơ sở giáo dục, các công trình thủy lợi..v.v..,
    thiết nghĩ, nước ta đang là một nước đang phát triển, cần rất nhiều tiền để sử dụng vào rất nhiều mục đích khác nhau, do đó, mình vẫn theo qua điểm cũ, đó là không nên bỏ HPTH mà lí do kinh tế là lí do số 1,
    vài lời trao đổi với các bạn, rất mong nhận được ý kiến đóng góp.
    thân!


    Chào #0072bc;">takeshilaw!

    Ý kiến của bạn đưa ra khập khiểng quá. Con số người phạm tội bị tuyên án tử hình so với chấp hành hình phạt tù như muối bỏ biển, làm sao lại ảnh hưởng đến việc xây dựng nhà tù khi ko tuyên họ tử hình.

    Nhưng thôi, đó là vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Nhà nước ở tầm vĩ mô. Nó không phù hợp để thảo luận ở topic này.

    Topic này được lập ra chỉ với mong muốn hướng các thành viên đến việc thảo luận dưới góc độ pháp luật. Đó là tính nhân đạo, tính nhân văn của hình phạt tử hình quy định trong luật hình sự nói chung, và trong luật hình sự Việt Nam nói riêng. Để từ đó rút ra kết luận Việt Nam có nên bỏ hình phạt tử hình hay không. Và nếu nên bỏ thì ở thời điểm này đã phù hợp hay chưa thôi.

    Bạn cứ giữ quan điểm của mình và tiếp tục tham gia vào chủ đề nếu muốn, nhưng đừng thảo luận về lý do kinh tế nữa nhé.

    Thân!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    khatvongttk (01/04/2011)
  • #92112   01/04/2011

    ngay-moi
    ngay-moi

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2010
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    chào tất cả mọi người, theo mình hình phạt tử hình không nên bỏ đi.
    Vì hiện nay có rất nhiều tội ác mà mức nguy hiểm ngày càng nâng cao, ngay cả những hành vi mà chỉ nghĩ đến thôi cũng cảm thấy ghê rợn (như giết người, cắt chân cắt tay, hiếp dâm...) vậy mà vẫn xảy ra tương đối nhiều. Bởi vậy, hình phạt tử hình đối với những người phạm tội như vậy là hình phạt thích đáng, không chỉ vậy nó còn có tính chất răn đe những người có ý đồ xấu, có âm mưu nguy hiểm.Hình phạt tử hình sẽ làm cho những người mất mát về tinh thần và vật chất cảm thấy công bằng hơn (ví dụ: vụ Nguyễn Đức Nghĩa - án tử hình đối với Nghĩa giúp gia đình Linh cảm thấy nguôi đi phần nào...)
     
    Báo quản trị |  
  • #92134   01/04/2011

    khatvongttk
    khatvongttk
    Top 200
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2010
    Tổng số bài viết (468)
    Số điểm: 6163
    Cảm ơn: 486
    Được cảm ơn 150 lần


    Đồng ý với #33cccc; text-decoration: none;">BachThanhDC.

    Khi tạp lập Topic này chủ định của mình là bàn về góc độ luật pháp, tính nhân đạo, tính nhân văn của hình phạt tử hình quy định trong luật hình sự nói chung, luật hình sự Việt Nam nói riêng. Từ đó rút ra kết luận Việt Nam có nên bỏ hình phạt tử hình hay không. Và nếu nên bỏ thì ở thời điểm này đã phù hợp hay chưa thôi.

    Còn vấn đề xoay quanh kinh phí thì mình ko đề cập, chúng ta nên tập trung vào trọng điểm bỏ hay không bỏ ở Việt Nam hiện nay.

    Xin mọi người cho ý kiến nhé!

    Thân!

    codonminhtoi_cham_90@yahoo.com

    Luật mà thi hành không nghiêm sẽ sinh ra luật rừng, luật rừng sinh ra xã hội rừng => thảm hoạ

    WHERE THERE IS A WILL, THERE IS A WAY

     
    Báo quản trị |