Do 1 vài lý do cá nhân nên giờ mình mới post bài dù sắp hếtt hạn nhưng mong mọi người cho ý kiến nha!
Hình phạt tử hình (HPTH) là 1 vấn đề cả Việt nam nói riêng và trên thế giới nói chung đang có rất nhiều quan điểm là nên bỏ hay nên giữ, 2 luồng quan điểm trái chiều ấy đã hình thành nên 2 phong trào: phong trào ủng hộ và phong trào phản đối hình phạt này, mỗi bên đều đưa ra ccá luận điểm bảo vệ ý kiến của mình:
- Bên phán đối hình phạt này cho rằng:
+ Hình phạt Tử hình là phi nhân đạo, đi ngược lại nguyên tắc khaon dung nhân đạo của luật HS, TTHS
+ Vi phạm quền con người : quyền sống trong luật Quốc Gia và Luật Quốc tế
+ Không những không răn đe cao mà còn khơi dậy sự trả thù phá hoại những giá trị khoan dung nhân đạo trong xã hội
+ HPTH không thể làm nạn nhân sống lại nên chăng là 1 sự vô nghĩa, vô tình đã: cướp đi tính mệnh của 1 người cướp tính mệnh người khác.
+ không những không bù đắp được mất mát của gia đình nạn nhân mà còn tạo thêm sự đau khổ cho cả 2 bên
+ Là một sự chà đạp lên phẩm giá con người
+ Có nhiều oan sai dẫn đến giết oan người vô tội, nhất là sự bất công trong việc áp dụng, phân biệt đối sử với nhóm yếu thế trong xã hội
+ không áp dụng HPTH là văn minh
- Bên ủng hộ HPTH thì nói:
+ HPTH là biện pháp răn đe hiệu quả để ngăn ngừa các tội phạm nguy hiểm và đặc biệt ngu hiểm
+ Là biện pháp cvần thiết ngăn ngừa tái phạm và tái phạm nguy hiểm, bảo vệ an ninh công cộng
+ Là sự trả giá xứng đáng cho kẻ gây ra tội ác klhủng khiếp
+ Bù đắp lại mất mát cho gia đình nạ nhân
+ Nhân đạo và ít tốn kém hơn tù chung thân
............etc........
Luật hình sự Việt Nam1985 là bộ luật hình sự đầu tiên của CHXHCNVN cũng quy định về hình phạt này, trước đó cũng có nhiêu sắc luật sắc lệnh về hình phạt tử hình như: Hình l;uật bắc kì 1881, sắclệnh2/4/1932, sắc lệnh 2/6/1932, sắc lệnh 31/12/1937, sắc lệnh 23/6/1941. Từ năm 1945 khi CHXHCNVN ra đời thì các sắc luật sắc lệnh đề cập HPTH: sắc lệnh ssố 33 ngày 13/9/1945.
BLHS 1985 sửa đổi bổ sung các năm 1989, 1991, 1992, 1997 đã thêm rất nhiều điều luật quy định có mức HPTH, năm 1985 có 29 điều (chiếm 15% các điều về tội phạm), đến 1989 là 33 hành vi, 1991 là 36 hành vi, 1992 là 38 hành vi, 1997 thêm 6 điều là 44 điều (chiếm 20,5% tổng số điều)
Đến BLHS năm 1999 có 29 điều luật có quy đinh HPTH (chiếm 11%)
Ngày 19/6/2009 QH khoá XII đã bỏ hình phạt tử hình tại 8 tội (hiếp dâm, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, buôn lậu, tàng trữ lưu hành tiền giả ngân phiếu công trái giả, sử dụng ma tuý btrái phép, chiếm tàu bay tàu thuỷ, đưa hói lộ, huỷ hoại vũ khí quân dụng phương tiện kĩ thuật quân sự)
Trên thế giới dù rằng 52% ủng hộ HPTH 39% phản đối, 9% kông ý kiến (ủng hộ nhiều tại Bắc Mĩ, châu Á, đông và trung Âu, phản đối nhiều ở Tây âu và MĨ La Tinh). Xong xu hướng là xoá bỏ HPTH thay thế nó bằng 1 hình thức khác hoặc tuyên nhưng không thi hành đang diễn ra:
năm | Số nước xoá HPTH trong PL | Số nước bỏ HPTH trên thục tế(bỏ quy định trong PL hoặc vẫn giữ nhưng không áp dụng |
1981 | 27 | 63 |
2002 | 78 | 112 |
2009 | 93 | 139 |
Cùng với xu thế của thế giới giảm dần HPTH tiến tới xoá bỏ HPTH, BLHS việt Nam 1999 đến nay có xu hướng giảm dần các tội có thể tuyên tử hình. Ở nước ta chỉ giữu HPTH với những tội thực sự nguy hiểm cho an ninh QG, các tội pạm về kinh tế, chính trị, ma tuý,... được giảm đáng kể.
HPTH là một vấn đề pháp lý, xã hội rất rộng và phức tạp, nó đã được nghiên cứu trên thế giới rất lâu rồi, có rất nhiều văn bản pháp lý trên thé giới nói về vấn đề này như:
- Tuyên ngôn thế giới về quyền con người 1948
- Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị 1966
- Nghị định thư tuỳ chọn thứ 2 của Công ước quốc tế về quyền chính trị dân sự, về việc xoá bỏ hình phạt tử hình 1989
- Công ước quyền trẻ em 1989
- Nghị quyết 32/61 8/12/1977 ĐHĐ LHQ về HPTH
- Nghị Quyết 1984/64 của Hội đồng kinh tế Xã hội nhằm bảo về quyền của những người phải đối mặt với hình phạt tử hình 24/5.1989
- NQ 2005/59 20/4/2005 của Uỷ ban quyền con người LHQ về HPTH
- NQ 62/149 18/12/2007 ĐHĐ LHQ về tạm ngừng thi hành án tử hình
- NQ 63/168 ĐHĐ LHQ về tạm ngừng thi hành án tử hình
- Công ước Giơnevơ 1949
- Công ước Châu Mĩ về quyền con người
- Hiến chương châu Phi về quyền con người và quyền dân tộc
..................................................etc..............
.....................................................................
Nhưng vấn đề nghiên cứu về ccá khióa cạnh của HPTHchưa đượcquan tâm nhiều tại VN, minh chứng là chưa có 1 hội thảo nào thực sự bàn bạc về vấn đề này.
Câu hỏi thảo luận của chúng ta sẽ là:
1, có nên bỏ hình phạt tử hình tại Việt Nam
2, nếu bỏ thì hình phạt thay thế nào sẽ hợp lý nhất
3, tác đọng tiêu cức của HPTH tới xã hội và gia đình nạn nhân cũng như kẻ phạm tội
Quan điểm cá nhân:
Hình phạt tử hình cũng như các hình phạt khác, nó có tác dụng răn đe, chùng trị tội pham, giáo dục chung trong Xã hội, giáo dục riêng cho kẻ phạm tội. Nhưng khi klẻ phạm tội chết đi rồi thì mọi đau đớn rằn vặt về tội lỗi của mình cũng theo đó mà tan đi, đâu còn răn đe được họ, chi bằng để họ sống họ hiểu và suy nghĩ sâu sắc về hành vi của bản thân, đôi khi như thế còn khổ hơn việc chết. Gia đình nạn nhân cũng đau có sung sướng gì khi mà kẻ sát nhân bị sử tử, nhiều tổ chức của gia đình nạn nhân còn đứng lên phản đối hình phạt tử hình vì có tử hình kẻ phamk tội người thân của họ cũng đâu sống lại được.
Hơn thế gia đình kẻ phạm tội lại phải chịu đau đớn, nó chẳng khác gì cái nguyên tắc trả nợ máu thời trung cổ cả
Thêm vào đó, sự sống của mỗi con người đâu do nhà nước hay tổ chức nào ban cho, con người là tài sản Xã hội, ai cũng “có quyền sống” cơ mà tại sao lại tước đi sinh mạng của họ.
Pháp luâtu và hình phạt thiên về giáo dục cải tạo, hãy tạo cho ọ cơ hội sửa sai : “nhân vô thập toàn” “nhân chi sơ tính bản thiện” mà. Đừng vì phút lầm lỡ mà không cho họ cơ hội sửa sai.
Nhưng nếu bỏ HPTH đi trong tình hình KT_XH Việt Nam hiện nay thì chưa hợp lý, Theo quan điểm của tôi nên để HPTH nhưng hết sức hạn chế tuyên và thi hành. Chúng ta có thể tuyên hình phạt trung thân hoặc tù dài hạn (có thể tuyên hình phạt vài chục hay vài trăm năm chẳg hạn)
Còn sau này nếu tình hình KT_XH thay đổi thì có lẽ là nên bỏ HPTH và thay thế nó bằng tù chung thân nhưng hãy chia thành tù chung thân có thể được ân xá và không được ân xá để tránh tình trạng những kẻ sát nhân những kẻ gây tội ác tàn bạo sau nhiều lần ân giảm của tù trung thân lại chỉ bị tù 13_20 năm rồi được ra ngoài, những kẻ man dợ ấy hãy cho họ trong tù ngục cả đời để họ hiểu được giá trị cuộc sống.
Thân ! mong cả nhà cho ý kiến thảo luận vấn đề này :)
Cập nhật bởi khatvongttk ngày 25/03/2011 04:46:33 CH
codonminhtoi_cham_90@yahoo.com
Luật mà thi hành không nghiêm sẽ sinh ra luật rừng, luật rừng sinh ra xã hội rừng => thảm hoạ
WHERE THERE IS A WILL, THERE IS A WAY