Hình phạt tử hình nên bỏ? (Khatvongttk)

Chủ đề   RSS   
  • #90749 25/03/2011

    khatvongttk
    Top 200
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2010
    Tổng số bài viết (468)
    Số điểm: 6163
    Cảm ơn: 486
    Được cảm ơn 150 lần


    Hình phạt tử hình nên bỏ? (Khatvongttk)

      Do 1 vài lý do cá nhân nên giờ mình mới post bài dù sắp hếtt hạn nhưng mong mọi người cho ý kiến nha!

    Hình phạt tử hình (HPTH) là 1 vấn đề cả Việt nam nói riêng và trên thế giới nói chung đang có rất nhiều quan điểm là nên bỏ hay nên giữ, 2 luồng quan điểm trái chiều ấy đã hình thành nên 2 phong trào: phong trào ủng hộ và phong trào phản đối hình phạt này, mỗi bên đều đưa ra ccá luận điểm bảo vệ ý kiến của mình:

    -         Bên phán đối hình phạt này cho rằng:

    + Hình phạt Tử hình là phi nhân đạo, đi ngược lại nguyên tắc khaon dung nhân đạo của luật HS, TTHS

    + Vi phạm quền con người : quyền sống trong luật Quốc Gia và Luật Quốc tế

    + Không những không răn đe cao mà còn khơi dậy sự trả thù phá hoại những giá trị khoan dung nhân đạo trong xã hội

    + HPTH không thể làm nạn nhân sống lại nên chăng là 1 sự vô nghĩa, vô tình đã: cướp đi tính mệnh của 1 người cướp tính mệnh người khác.

    + không những không bù đắp được mất mát của gia đình nạn nhân mà còn tạo thêm sự đau khổ cho cả 2 bên

    +  Là một sự chà đạp lên phẩm giá con người

    + Có nhiều oan sai dẫn đến giết oan người vô tội, nhất là sự bất công trong việc áp dụng, phân biệt đối sử với nhóm yếu thế trong xã hội

    + không áp dụng HPTH là văn minh

    -         Bên ủng hộ HPTH thì nói:

    + HPTH là biện pháp răn đe hiệu quả để ngăn ngừa các tội phạm nguy hiểm và đặc biệt ngu hiểm

    + Là biện pháp cvần thiết ngăn ngừa tái phạm và tái phạm nguy hiểm, bảo vệ an ninh công  cộng

    + Là sự trả giá xứng đáng cho kẻ gây ra tội ác klhủng khiếp

    + Bù đắp lại mất mát cho gia đình nạ nhân

    + Nhân đạo và ít tốn kém hơn tù chung thân

    ............etc........

    Luật hình sự Việt Nam1985 là bộ luật hình sự đầu tiên của CHXHCNVN cũng quy định về hình phạt này, trước đó cũng có nhiêu sắc luật sắc lệnh về hình phạt tử hình như: Hình l;uật bắc kì 1881, sắclệnh2/4/1932, sắc lệnh 2/6/1932, sắc lệnh 31/12/1937, sắc lệnh 23/6/1941. Từ năm 1945 khi CHXHCNVN ra đời thì các sắc luật sắc lệnh đề cập HPTH: sắc lệnh ssố 33 ngày 13/9/1945.

    BLHS 1985 sửa đổi bổ sung các năm 1989, 1991, 1992, 1997 đã thêm rất nhiều điều luật quy định có mức HPTH, năm 1985 có 29 điều (chiếm 15% các điều về tội phạm), đến 1989 là 33 hành vi, 1991 là 36 hành vi, 1992 là 38 hành vi, 1997 thêm 6 điều là 44 điều (chiếm 20,5% tổng số điều)

    Đến BLHS năm 1999 có 29 điều luật có quy đinh HPTH (chiếm 11%)

    Ngày 19/6/2009 QH khoá XII đã bỏ hình phạt tử hình tại 8 tội (hiếp dâm, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, buôn lậu, tàng trữ lưu hành tiền giả ngân phiếu công trái giả, sử dụng ma tuý btrái phép, chiếm tàu bay tàu thuỷ, đưa hói lộ, huỷ hoại vũ khí quân dụng phương tiện kĩ thuật quân sự)

    Trên thế giới dù rằng 52% ủng hộ HPTH 39% phản đối, 9% kông ý kiến (ủng hộ nhiều tại Bắc Mĩ, châu Á, đông và trung Âu, phản đối nhiều ở Tây âu và MĨ La Tinh). Xong xu hướng là xoá bỏ HPTH thay thế nó bằng 1 hình thức khác hoặc tuyên nhưng không thi hành đang diễn ra:

    năm

    Số nước xoá HPTH trong PL

    Số nước bỏ HPTH trên thục tế(bỏ quy định trong PL hoặc vẫn giữ nhưng không áp dụng

    1981

    27

    63

    2002

    78

    112

    2009

    93

    139

    Cùng với xu thế của thế giới giảm dần HPTH tiến tới xoá bỏ HPTH, BLHS việt Nam 1999 đến nay có xu hướng giảm dần các tội có thể tuyên tử hình. Ở nước ta chỉ giữu HPTH với những tội thực sự nguy hiểm cho an ninh QG, các tội pạm về kinh tế, chính trị, ma tuý,... được giảm đáng kể.

    HPTH là một vấn đề pháp lý, xã hội rất rộng và phức tạp, nó đã được nghiên cứu trên thế giới rất lâu rồi, có rất nhiều văn bản pháp lý trên thé giới nói về vấn đề này như:

    -         Tuyên ngôn thế giới về quyền con người 1948

    -         Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị 1966

    -         Nghị định thư tuỳ chọn thứ 2 của Công ước quốc tế về quyền chính trị dân sự, về việc xoá bỏ hình phạt tử hình 1989

    -         Công ước quyền trẻ em 1989

    -         Nghị quyết 32/61 8/12/1977 ĐHĐ LHQ về HPTH

    -         Nghị Quyết 1984/64 của Hội đồng kinh tế Xã hội nhằm bảo về quyền của những người phải đối mặt với hình phạt tử hình 24/5.1989

    -         NQ 2005/59 20/4/2005 của Uỷ ban quyền con người LHQ về HPTH

    -         NQ 62/149 18/12/2007 ĐHĐ LHQ về tạm ngừng thi hành án tử hình

    -         NQ 63/168 ĐHĐ LHQ về tạm ngừng thi hành án tử hình

    -         Công ước Giơnevơ 1949

    -         Công ước Châu Mĩ về quyền con người

    -         Hiến chương châu Phi về quyền con người và quyền dân tộc

    ..................................................etc..............

    .....................................................................

    Nhưng vấn đề nghiên cứu về ccá khióa cạnh của HPTHchưa đượcquan tâm nhiều tại VN, minh chứng là chưa có 1 hội thảo nào thực sự bàn bạc về vấn đề này.

     Câu hỏi thảo luận của chúng ta sẽ là:

    1, có nên bỏ hình phạt tử hình tại Việt Nam

    2, nếu bỏ thì hình phạt thay thế nào sẽ hợp lý nhất

    3, tác đọng tiêu cức của HPTH tới xã hội và gia đình nạn nhân cũng như kẻ phạm tội

    Quan điểm cá nhân:

    Hình phạt tử hình cũng như các hình phạt khác, nó có tác dụng răn đe, chùng trị tội pham, giáo dục chung trong Xã hội, giáo dục riêng cho kẻ phạm tội. Nhưng khi klẻ phạm tội chết đi rồi thì mọi đau đớn rằn vặt về tội lỗi của mình cũng theo đó mà tan đi, đâu còn răn đe được họ, chi bằng để họ sống họ hiểu và suy nghĩ sâu sắc về hành vi của bản thân, đôi khi như thế còn khổ hơn việc chết. Gia đình nạn nhân cũng đau có sung sướng gì khi mà kẻ sát nhân bị sử tử, nhiều tổ chức của gia đình nạn nhân còn đứng lên phản đối hình phạt tử hình vì có tử hình kẻ phamk tội người thân của họ cũng đâu sống lại được.

    Hơn thế gia đình kẻ phạm tội lại phải chịu đau đớn, nó chẳng khác gì cái nguyên tắc trả nợ máu thời trung cổ cả

    Thêm vào đó, sự sống của mỗi con người đâu do nhà nước hay tổ chức nào ban cho, con người là tài sản Xã hội, ai cũng “có quyền sống” cơ mà tại sao lại tước đi sinh mạng của họ.

    Pháp luâtu và hình phạt thiên về giáo dục cải tạo, hãy tạo cho ọ cơ hội sửa sai : “nhân vô thập toàn” “nhân chi sơ tính bản thiện” mà. Đừng vì phút lầm lỡ mà không cho họ cơ hội sửa sai.

    Nhưng nếu bỏ HPTH đi trong tình hình KT_XH Việt Nam hiện nay thì chưa hợp lý, Theo quan điểm của tôi nên để HPTH nhưng hết sức hạn chế tuyên và thi hành. Chúng ta có thể tuyên hình phạt trung thân hoặc tù dài hạn (có thể tuyên hình phạt vài chục hay vài trăm năm chẳg hạn)

    Còn sau này nếu tình hình KT_XH thay đổi thì có lẽ là nên bỏ HPTH và thay thế nó bằng tù chung thân nhưng hãy chia thành tù chung thân có thể được ân xá và không được ân xá để tránh tình trạng những kẻ sát nhân những kẻ gây tội ác tàn bạo sau nhiều lần ân giảm của tù trung thân lại chỉ bị tù 13_20 năm rồi được ra ngoài, những kẻ man dợ ấy hãy cho họ trong tù ngục cả đời để họ hiểu được giá trị cuộc sống.

    Thân ! mong cả nhà cho ý kiến thảo luận vấn đề này :)

    Cập nhật bởi khatvongttk ngày 25/03/2011 04:46:33 CH

    codonminhtoi_cham_90@yahoo.com

    Luật mà thi hành không nghiêm sẽ sinh ra luật rừng, luật rừng sinh ra xã hội rừng => thảm hoạ

    WHERE THERE IS A WILL, THERE IS A WAY

     
    73336 | Báo quản trị |  
    5 thành viên cảm ơn khatvongttk vì bài viết hữu ích
    yeu-viet-nam (29/07/2011) tamnhu77 (24/04/2011) dinhtuan_anh (01/04/2011) Julia.Blues (26/03/2011) admin (25/03/2011)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

5 Trang <12345>
Thảo luận
  • #92268   01/04/2011

    hangxinhxan
    hangxinhxan
    Top 500


    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2009
    Tổng số bài viết (187)
    Số điểm: 1783
    Cảm ơn: 23
    Được cảm ơn 27 lần


    hi! chủ của topic, đầu tiên chúc topic này của bạn sẽ có thêm thật nhiều tranh luận và đóng góp của diễn đàn.
    thấy mọi người tranh luận sôi nổi quá nên chen chân vào một chút.

           theo mình nghĩ thì với tình hình kinh tế- xã hội như ở nước ta hiện nay thì hình phạt tử hình vẫn chưa thể bỏ được mà chỉ hạn chế tuyên hình phạt tử hình thôi. Như chúng ta đã biết, hình phạt được đặt ra không chỉ nhằm trừng phạt người có tội mà còn nhằm mục đích răn đe. và theo mình nghĩ, mục đích răn đe mới chính là cái mà hình phạt nên hướng tới, bởi người phạm tội thì cũng đã phạm rồi, còn nguy cơ đe dọa cho xã hội lớn hơn chính là những phần tử đang có xu hướng đi vào con đường tội lỗi. chính vì vậy, dù là hình phat nào cũng nên hướng tới mục đích "răn đe" nhiều hơn là sự trừng trị. theo mình, tuyên hình phạt tử hình khó có thể bỏ trong tình hình nước ta hiện nay nhưng cũng nên hạn chế đến mức tối đa, đồng thời, từ việc tuyên án đó mà tìm phương pháp tuyên truyền, giáo dục, răn đe đối với xã hội một cách rộng rãi thì vẫn tốt hơn là tuyên tử hình nhiều.
           thực tế cho thấy, mặc dù hình phạt tử hình ở chúng ta vẫn đang được tiếp tục nhưng mọi người hãy nghĩ xem mức độ răn đe đối với xã hội của hình phạt này đã đạt được hiệu quả chưa hay nó cũng chỉ mới dừng lại ở kết quả " trừng trị" mà thôi. kể từ vụ của Nguyễn Đức Nghĩa xảy ra, tòa án tuyên tử hình nhưng song song với vụ việc đó và thời điểm sau đó thì lại có rất nhiều vụ án thật sự kinh hoàng đã xảy ra. điều này chứng tỏ, khi nói hình phạt tử hình chưa thật sự có đạt được mục đích "răn đe".
           vì vậy, theo mình, hình phạt tử hình nên hạn chế càng ít càng tốt. nhưng những vụ án có hình phạt nghiêm khắc như vậy cần phải có biện pháp nào đó để qua mỗi lần xét xử thì số người phạm tội ít đi chứ không phải là tăng lên như bây giờ.

    hỏi một câu chỉ dốt chốc lát. nhưng không hỏi sẽ dốt nát cả đời

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hangxinhxan vì bài viết hữu ích
    khatvongttk (01/04/2011)
  • #92294   02/04/2011

    kyhuuphat123
    kyhuuphat123
    Top 200
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2010
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 14915
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 170 lần


    Theo mình thì án tử hình cần phải "bỏ hoàn toàn" bởi vì chỉ có 1 vài tội ác đáng bị tử hình như vụ án Nguyễn Đức Nghĩa. Nhưng thật đáng tiếc có vài vụ đặc biệt cần phải tử hình như là bị cáo Nguyễn Thị Thuận(kẻ chủ mưu phóng hoả thiêu chết 3 mạng người gia đình chồng) mà chỉ bị tuyên án chung thân.

    Nếu so sánh 2 vụ án trên thì sẽ thấy sự bất công về bản án của Nguyễn Thị Thuận. Trong khi gia đình Linh đã đòi được công bằng từ pháp luật thì gia đình của 3 người bị hại đang cố gắng kiện lên cao(mặc dù đã kết thúc phiên toà phúc thẩm) nhưng không biết có thành công hay không?

    Do đó nếu còn sự bất công như thế thì thà "bỏ hoàn toàn" án tử hình luôn bởi vì còn xót 1 vài tên "ác quỷ" như bị cáo Thuận.

    Còn nếu muốn giữ án tử hình thì hãy xét xử thật nghiêm minh để đừng gây bất công cho những gia đình bị hại và những nạn nhân đã khuất như trong vụ án cô giáo phóng hỏa

    PS: Theo các bạn những tử tù có nên biết  ngày bị ra pháp trường không? Ý kiến của mình là cần thiết đó bởi vì sẽ làm cho họ bớt căng thẳng và ăn ngủ ngon hơn. Họ sẽ đươc thông báo ngày ra pháp trường là cách 3 tháng. Ví dụ 6/9/2011 là tử hình thì sẽ được thông báo cho họ vào ngày 6/6/2011.
    Cập nhật bởi kyhuuphat123 ngày 02/04/2011 12:14:31 AM
     
    Báo quản trị |  
  • #92553   03/04/2011

    hieu33
    hieu33

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    theo tôi không nên bỏ đi bản án tử hình, tử hình là hình phạt giành cho những tội phạm đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, cần loại trừ nhằm, tạo xã hội tốt đẹp hơn
     
    Báo quản trị |  
  • #92673   04/04/2011

    khatvongttk
    khatvongttk
    Top 200
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2010
    Tổng số bài viết (468)
    Số điểm: 6163
    Cảm ơn: 486
    Được cảm ơn 150 lần


    Tội phạm về khủng bố và ma tuý với tính chất đặc biệt tàn bạo nguy hiểm tàn phá khủng khiếp với cộng đồng , bị một số quốc gia coi như 1 dang tội phạm “ đặt ngoài vòng pháp luật”  hình phạt này cần được tiếp tục thi hành răn đe những kẻ đang có ý đồ phạm tội. Hình phạt này không thể thay thế trong việc ngăn ngừa tội phạm giết người và các tội phạm khác.

    Trên thực tế một số nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra những số liệu thống kê ủng hộ tác động năn ngừa tội phạm vượt trôịo của HPTH với tội giết người. Ví dụ:

    -         Ở Anh:


    Năm

    số vụ

    Tỉ lệ

    (vụ/100.000 dân)

    1964 (năm bắt đầu xoá bỏ HPTH)

    300

    0.68

    1994

    565

    1.42

    2004

    833

    _



    -         Ở Hoa Kì: giai đoạn 1993-1997 khi số bản án tử hình được tuyên và thi hành tăng thì tỷ lệ tội phạm giết người giảm 26%,.....


    Kẻ phạm tội ác nghiêm trọng thì tỷ lệ tái phạm, tái phạm nguy hiểm rất cao, nếu không sử dụng hình phạt tử hình thid xã hội vẫn còn nguy cơ bị đe doạ nếu kẻ phạm tội vượt ngục hoặc bị phóng thích.

    Có bị cáo còn sắc lạnh nói với HĐXX: cái máu lạnh nó ngấm vào máu rồi ( bị kết án tử hình, xin ân xá xuống chung thân, tù 20 năm duợc ra tù lại giết người tình).


    Đôi khi chung thân còn bị coi là thiếu nhân đạo hơn tử hình. Kẻ phạm tội phải ở trong nhà lao có thể là vĩnh viễn, những day dứt những hối hận, phải sống trong cảnh hạn chế rất nhiều thứ, có thể coi đó chỉ là một hình thức sống vật chất còn tinh thần có lẽ.........


    Luật quốc tế không cấm HPTH mà chỉ khuyến khích các QG giảm và tiến tới xoá bỏ HPTH, nên HPTH không vi phạm quy định về quyền sống được ghi nhận trong LQT về quyền con người.


    Hơn nữa kẻ phạm tội phải bị trừng trị xứng đáng để kịp thời răn đe tội phạm, phải chịu trách nhiệm bởi hành vi của mình gây ra cho nạn nhân và xã hội. không phải việc tử hình họ là vô nhân đạo hay đi ngược quền sống. Bở trước đó họ đã vi phạm thoả ước XH, vi phạm luật pháp làm tổn hại cho XH, họ phải chịu mức hình phạt xứng đáng.

    codonminhtoi_cham_90@yahoo.com

    Luật mà thi hành không nghiêm sẽ sinh ra luật rừng, luật rừng sinh ra xã hội rừng => thảm hoạ

    WHERE THERE IS A WILL, THERE IS A WAY

     
    Báo quản trị |  
  • #92928   05/04/2011

    barom
    barom

    Sơ sinh

    Bạc Liêu, Việt Nam
    Tham gia:05/04/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào bạn khatvongttk!
    Về vấn đề có nên bỏ hình phạt tử hình hay không từ lâu đã được bàn luận khá nhiều, nhất là trong đợt vừa rồi khi chúng ta tiến hành sửa đổi bổ luật Hình sự.
    Đúng là để có được một câu trả lời đúng và có thể làm hài lòng và thuyết phục được đa số mọi người thì quản là khó khăn. Vấn đề này mình cũng có một số ý kiến sau:
    Thứ nhất đứng trên lập trường của nhứng người phải chịu trách nhiệm thực thi bản án tử hình( là những chiến sỹ công an ấy), theo mình là nên bỏ hình phạt này. Bởi lẻ, khi họ thực thi bản án tử hình có nghĩa là họ đã làm cho một con người rời bỏ cuộc sống này, và dù đừng trên lập trường nào để xem xét thì họ vẫn sẽ có những ám ảnh, day dứt với bản thân lương tâm của mình. Tôi đã từng phải chứng kiến cảnh người chiến sỹ thi hành án tử hình xong khi họ về nhà mấy ngày liền họ không dám gặp ai và cũng không ăn nổi cơm. Mọi người đừng bảo đó là con người nhát gan, bởi lẽ khi chúng ta chưa ở vào hoàn cảnh của họ thì chúng ta không thể hình dung được chuyện gì đã diễn ra lúc đó và nó khủng khiếp như thế nào? Và hơn hết chúng ta là con người không ai không có lòng trắc ẩn cả khi tự tay mình chấm dứt cuộc sống của người khác thì sẽ như thế nào?
    Thứ hai là như mọi người cũng đã nói, một trong những mục đích của hình phạt là giáo dục, khi người phạm tội đã chết rồi thì mục đích đó đối với người phạm tội không còn, họ không còn cơ hội để hối cãi, sửa chữa những lỗi lầm của mình nữa. Tôi không phủ nhận mục đích giáo dục đối với người khác của hình phạt này, nhưng mà quan trọng vẫn là đối với người phạm tội, mục đích chính cần hướng tới là giáo dục người phạm tội.
    Bộ Luật Hình sự sửa đổi 2009 của nước ta cũng đã bỏ bớt đi khung tử hình đối với một số tội danh, nhưng trong đó vẫn còn nhiều tội danh áp dụng khung hình phạt cao nhất là tử hình. Hi vọng trong tương lai hình phạt tử hình sẽ không còn tồn tại trong bất cứ bộ luật của nước nào nữa.

    Đời vui khi ta là ta

     
    Báo quản trị |  
  • #92972   05/04/2011

    hoanglan111
    hoanglan111

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/04/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    nha nuoc khong co tước đi quyền được sống của người bị tử hình, mà chính người đó tự tước đi đấy chứ, nếu nói như bạn thì người bị tử hình lấy quyền gì để tước đi tính mạng của người khac và làm ảnh hưởng đến xã hội kéo theo hệ lụy của nó. Bạn có thường koi tòa án xử án không.. Nếu tội giết người không phải giết ngu7o7iu2 la tử hình dau, mà quan trong la dong co giet nguoi la gi, vi cai gi và phuong thuc giet nguoi nhu the nao.  ===> Minh chi gop y thoi co gi sai sorry ban
     
    Báo quản trị |  
  • #94155   09/04/2011

    kyhuuphat123
    kyhuuphat123
    Top 200
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2010
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 14915
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 170 lần


    Người nước ngoài 2 lần lĩnh án chung thân

    Được đặc xá tha tù chỉ sau 6 năm phải thi hành bản án chung thân vì tội buôn lậu, Huang Wen Gui (quốc tịch Singapore) lại nhập cảnh vào Việt Nam để tiếp tục thực hiện những "phi vụ đen" khác.

    Ngày 8/4, TAND TP HCM đã tuyên phạt Huang Wen Gui (50 tuổi, tức Ng Boon Kwee, A Quý, quốc tịch Singapore) án tù chung thân về tội "buôn lậu". Tòa cũng buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt bổ sung nộp phạt 30 triệu đồng và tuyên tịch thu toàn bộ số hàng phạm pháp trị giá 3 tỷ đồng.

    Gui nói rất sõi tiếng Việt và luôn mỉm cười khi trả lời thẩm vấn. Ảnh: Vũ Mai
    Gui nói rất sõi tiếng Việt và luôn mỉm cười khi trả lời thẩm vấn. Ảnh: Vũ Mai

    Theo HĐXX, Huang Wen Gui có một tiền án về tội "buôn lậu" chưa được xóa án tích, lần phạm tội này là tái phạm nguy hiểm nên cần thiết phải xử nghiêm.

    Tại tòa hôm nay, Huang Wen Gui tỏ ra bình thản. Là người Singapore nhưng bị cáo nói khá sõi tiếng Việt, không yêu cầu thông dịch viên. Năm 1993, Gui bị TAND Tối cao tuyên phạt án tù chung thân về hành vi buôn lậu. Chỉ 6 năm sau, Gui được đặc xá nhưng chưa chấp hành xong hình phạt bổ sung (phạt tiền).

    Sau đó, Gui (lúc này mang tên Ng Boon Kwee, A Quý) quay trở lại Việt Nam để tiếp tục tìm đường "làm ăn". Lợi dụng chính sách đơn giản hóa thủ tục của hải quan và chính sách ưu đãi đối với những doanh nghiệp ở Việt Nam chấp hành tốt luật hải quan, không thiếu thuế thu nhập, A Quý đã nhờ công ty Giống thủy cầm TW đứng pháp nhân để hưởng chế độ thông quan.

    Tháng 1/2008, A Quý đã thu gom một số lượng rất lớn hàng điện máy và bài tây nhưng lại làm hồ sơ hàng là "máy nén khí công nghiệp" rồi gửi về Việt Nam. Ngày 25/1/2008, sau khi mang container hàng ra ngoài trót lọt, A Quý thuê xe chở về kho tại phường Trường Thọ, quận Thủ Đức. Tuy nhiên, người này chưa kịp tháo dỡ hàng thì cơ quan chức năng đã phát hiện, bắt giữ.

    Kể cả khi phải nhận án chung thân, Gui vẫn luôn tươi cười
    Kể cả khi phải nhận án chung thân, Gui vẫn tươi cười. Ảnh: Vũ Mai.

    Qua khám xét, công an phát hiện trong container của A Quý có chứa 125 thùng bài tây, rất nhiều đầu đĩa DVD, ti vi và 200 dàn máy lạnh. Theo kết luận định giá tài sản, số hàng trên trị giá 3 tỷ đồng.

    Được nói lời sau cùng, Gui cười rất tươi: "Xin tòa xem xét giảm án cho bị cáo". Đến lúc bị tuyên mức án chung thân, người đàn ông này vẫn giữ nguyên nụ cười ấy khi ra xe về trại giam.

    Đó các bạn thấy chưa chỉ cần 6 năm tù thui là được ra mặc dù bị tuyên án chung thân. Cho nên những kẻ giết người khi bị tuyên án chung thân thì không chừng cải tạo tốt thì có thể chỉ cần 6 năm là ra tù được thui. Tôi nghĩ "cô giáo phóng hỏa" Nguyễn Thị Thuận chỉ cần 6-10 năm là ra tù liền. Do đó cần phải giữ mức án tử hình và phải xét xử thật nghiêm minh nhất là những vụ án tương tự như vụ án cô giáo phóng hỏa(Theo mình vụ này xử không nghiêm và bất công cho gia đình bị hại)

    Cập nhật bởi ntdieu ngày 10/04/2011 07:21:01 AM sửa link cho hình
     
    Báo quản trị |  
  • #94219   10/04/2011

    khatvongttk
    khatvongttk
    Top 200
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2010
    Tổng số bài viết (468)
    Số điểm: 6163
    Cảm ơn: 486
    Được cảm ơn 150 lần


    #0072bc; text-decoration: none;">Tks b #ca0002;">kyhuuphat123 cho  y kien
    hình phạt tử hình chưa nên bỏ, nhưng chung thân trung bình nước ta chỉ phải chịu 13-15 năm tù rồi lại được thả, nhiều tội phạm nguy hiểm và nghiêm trọng, sau khi xin giảm xuống đựoc chung thân thì chỉ phải chịu như vậy khi ra tù họ lại tái phạm và tái phạm nguy hiểm thật là ..........

    Nên để HPTH nhưng giảm tuyên giảm thi hành, và hình phạt chung thân thì nên có chung thân có thể đựoc ân giảm và chung thân không đuợc ân giảm thì hợp lý hơn.

    Các bạn cho ý kiến nhé

    codonminhtoi_cham_90@yahoo.com

    Luật mà thi hành không nghiêm sẽ sinh ra luật rừng, luật rừng sinh ra xã hội rừng => thảm hoạ

    WHERE THERE IS A WILL, THERE IS A WAY

     
    Báo quản trị |  
  • #94234   10/04/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    @ Chị Châm : cái này thì em không đồng ý với chị lắm:

    khatvongttk viết:

    #0072bc;">Tks b #ca0002;">kyhuuphat123 cho  y kien
    hình phạt tử hình chưa nên bỏ, nhưng chung thân trung bình nước ta chỉ phải chịu 13-15 năm tù rồi lại được thả, nhiều tội phạm nguy hiểm và nghiêm trọng, sau khi xin giảm xuống đựoc chung thân thì chỉ phải chịu như vậy khi ra tù họ lại tái phạm và tái phạm nguy hiểm thật là ..........


    Tù chung thân theo quy định của bộ luật hình sự thì sau khi chấp hành hình phạt tù 12 năm thì được giảm án nếu chấp hành tốt. có thể được giảm án nhiều lần nhưng phải đảm bảo chấp hành hình phạt thực tế ít nhất 20 năm tù chứ chị? (điều 58 bộ luật hình sự 1999)
     
    Báo quản trị |  
  • #94337   11/04/2011

    khatvongttk
    khatvongttk
    Top 200
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2010
    Tổng số bài viết (468)
    Số điểm: 6163
    Cảm ơn: 486
    Được cảm ơn 150 lần


    Minh chứng là bài viết của #0072bc; text-decoration: none;">kyhuuphat123 mà.

    Cải tạo tốt thì qua nhiều lần ân giảm là được ra tù trước hạn rất nhiều. LHS VN coi đó là nhân đạo :(


    codonminhtoi_cham_90@yahoo.com

    Luật mà thi hành không nghiêm sẽ sinh ra luật rừng, luật rừng sinh ra xã hội rừng => thảm hoạ

    WHERE THERE IS A WILL, THERE IS A WAY

     
    Báo quản trị |  
  • #94417   11/04/2011

    bỏ đúng là nên bỏ,tuy nhiên ta cần có hình phạt tử hình cho quan chức hiện tại nhằm ngăn chặn việc tham nhũng,ví như tham nhũng trên 50tr vnd thì tử hình chẳng hạn

    Vẫn kiêu hảnh ngẩng cao đầu kiêu hảnh.Vẫn cúi đầu tự nhủ phải cố lên.Trời cao tôi là vì sao lẻ.Dưới mặt đất tôi là kẻ cô đơn.Nổi buồn ơi nếu ngày là vật chất.Thì ta là kẻ giàu nhất thế gian.

     
    Báo quản trị |  
  • #94722   13/04/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần
    Moderator

    Theo mình không nên bỏ hình phạt tử hình.
    Quy định hình phạt không phải chỉ nhằm mục đích trừng phạt. Hình phạt tử hình cũng thế, không phải tuyên tử hình là để trừng phạt một người với những tội lỗi mà người đó gây ra, mà hơn ai hết là cần phải loại bỏ người đó ra khỏi vì với những người này thì không thể cải tạo được. Loại người đó ra khỏi xã hội là để tránh những hậu quả có thể xảy ra cho xã hội sau này, hơn thế nữa nó còn có tính chất răn đe.
    Nếu anh phạm một tội đặc biệt nghiêm trọng thì mức hình phạt cao nhất đối với anh sẽ là tử hình. Với án tử hình có thể treo lơ lửng trước mặt thì phần nào người phạm tội có thể sẽ không thực hiện hành vi phạm tội nữa hoặc cũng có thể là thực hiện hành vi ít nguy hiểm hơn chẳng hạn.
    Nguyên tắc nhân đạo không phải là việc có hay không có hình phạt tử hình. Nếu để một người phạm một tội đặc biệt nghiêm trọng, mất hết tính người vẫn tồn tại và có khả năng tiếp tục gây hại cho xã hội, đó mới là không nhân đạo.
    Khi một người thực hiện hành vi phạm tội mà trong đầu luôn nghĩ là hình phạt cao nhất có thể áp dụng với mình chỉ là tù chung thân thì liệu người đó có thực hiện hành vi ít nguy hiểm hơn không, hay là người đó sẽ thực hiện hành vi nguy hiểm hơn.
    Ta nên xem xét nguyên tắc nhân đạo trên một phương diện tổng thể hơn, và xem nhân đạo không phải là chỉ hướng tới một người mà phải hướng tới toàn thể xã hội, cộng đồng.
    Vả lại, nếu bỏ hình phạt tử hình thì chúng ta sẽ mất một đề tài hay để thảo luận phải không nào.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #95270   15/04/2011

    hoangdinhvinh
    hoangdinhvinh

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/04/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    từ những vụ án trên cho thấy chúng ta không nen bỏ án tử hình. vì phải có một hình phạt thật nặng để răn đe
     
    Báo quản trị |  
  • #95284   15/04/2011

    HPTH bỏ cũng đúng, ko bỏ cũng đúng, ai cũng có quan điểm để bảo vệ ý kiến của mh, Tuy nhiên ta cần xem xét lại việc tử hình hay ko tử hình cái nào lợi hơn, cái nào mà mang lợi ích nhất thì ta làm, cũng giống như làm kinh tế phải hiệu quả và thu lợi nhiều nhất, trong kinh doanh người ta luôn suy nghĩ đầu tư phải có lải, như vậy việc hình phạt tử hình chẳng có ý nghĩa cho dù nó là hình phạt nặng nhất, chúng ta thử suy nghĩ xem, những tội lổi mà ng đó gây ra, gây lại sự mất mát, thiệt hại cho ng khác mà chỉ đem ra bắn thì xem ra nó dể dàng quá, chúng ta có nên cho họ sống để phải rằn vặt lương tâm, họ phải hối hận về việc làm của mh, và cho họ thấy cuộc sông này quý giá biết bao. nên họ sẻ cố hoàn lương để sống tốt.
    Bây giờ tử hình ng đó thì gia đình họ sẻ ra sao?
    liệu hình phạt trên có làm thỏa mản đc bên bị hại?
    hay lại mang thêm 1 nổi đau cho gia đình khác, phải nếm mùi mất ng thân như gia đình ng bị hại.
    phải trăng là sự phân biệt đối sử về đảng cấp và tầng lớp.
    Hình phạt tử hình theo mh nên giử thế nhưng chúng ta phải hạn chế tối đa cung hình phạt này.
    Bạn Khatvong nói không sai, tính mạng của 1 con người đâu do nhà nước hay tổ chức nào ban cho mà muốn giết là giết. Cha mẹ họ sinh ra họ mang nặng đẻ đau, mà nở lòng nào giết đi người con của họ, dẫu rằng con họ mang tội ác nhưng chẳng lẻ nên XHCN của chúng ta ko khoan dung độ lượng cho họ.
    Giết người đền mạng là lẻ mà chỉ có thời phong kiến mới có.
    các bạn hãy nghĩ chúng ta đang ở nền xã hội ji? mang tiếng là CNXH mà lại giống như phong kiến sao.
    chẳng lẻ nền XHCN ko độ lượng cho những người phạm tội, hãy đặt chúng ta là người thân của người sắp bị tử hình chúng ta sẻ nghĩ sao?
    các bạn nói ý nào cũng đúng cũng có lý, nhưng thực tế vẫn là thực tế các bạn ạ.
    trên đây là ý kiến của mh, có ji sai mong các bạn góp ý cho mh.
    cảm ơn các bạn



    Vẫn kiêu hảnh ngẩng cao đầu kiêu hảnh.Vẫn cúi đầu tự nhủ phải cố lên.Trời cao tôi là vì sao lẻ.Dưới mặt đất tôi là kẻ cô đơn.Nổi buồn ơi nếu ngày là vật chất.Thì ta là kẻ giàu nhất thế gian.

     
    Báo quản trị |  
  • #95501   16/04/2011

    vnga91_law
    vnga91_law

    Sơ sinh

    Bắc Giang, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2011
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Với những hành vi xâm phạm nghiêm trọng vào các mối quan hệ xã hội được LHS bảo vệ, những đối tượng không thể cải tạo được nữa thì việc tử hình là cần thiết để baỏ vệ quyền hợp pháp của những chủ thể khác. Hơn nữa, khi còn hình phạt tử hình bằng bắn, hiện tượng tội phạm còn diễn ra tràn lan, bỏ đi rồi thì không biết xã hội ntn.Nhất là ở nước như Việt Nam. Bỏ hình phạt tử hình, theo mình nghĩ là không nên chút nào. ^^
     
    Báo quản trị |  
  • #95507   16/04/2011

    Vì chúng ta là nền XHCN mà đã là XHCN thì như thế nào, ta phải đưa nền XHCN đi vào thực chất chứ ko hư vô, Nếu nền XHCN mà ko khoan dung thì mh thua. đúng là nên giử nhưng hình phạt này phaỉ hết sức hạn chế, ko nên lấy đi tính mạng của ng khác là lấy
    Cập nhật bởi camezoom123 ngày 16/04/2011 12:33:06 PM

    Vẫn kiêu hảnh ngẩng cao đầu kiêu hảnh.Vẫn cúi đầu tự nhủ phải cố lên.Trời cao tôi là vì sao lẻ.Dưới mặt đất tôi là kẻ cô đơn.Nổi buồn ơi nếu ngày là vật chất.Thì ta là kẻ giàu nhất thế gian.

     
    Báo quản trị |  
  • #96056   18/04/2011

    hai88law
    hai88law

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/04/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    theo mình hình phạt tử hình không nên bỏ vì tronh một số hành vi gây án nghiêm trọng thì vẫn cần những khung hình phạt thích đáng để răn đe...
     
    Báo quản trị |  
  • #97694   22/04/2011

    lawyer_vietnam
    lawyer_vietnam

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/01/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Từ xưa hình phạt tử hình đã được áp dụng như một hình thức  để ngăn ngừa và răn đe những tội phạm nghiêm trọng.
    Ta thấy các hình thức tử hình có:
    - Chém; bêu đầu
    - Chém: Ngang hông
    - Tùng xẻo : xẻo thịt cho đến chết
    - Thắt cổ
    - Ngày nay thì có xử bắn
    - hay hiện đại hơn thì ghế điện
    - Nhân từ hơn thì chích thuốc

    Nói đến tử hình ai cũng rùng mình kể cả những người máu lạnh nhất, có thể nói hình thức xử tử hình xuất phát từ Trung Quốc mà cụ thể là từ đời vua Trụ.

    Tại Việt nam hình thức tử hình cũng có từ thời rất xưa mà tư liệu không thấy ghi, chỉ thấy quyển nhật ký của nhà du hành Philastre mô tả: Xứ Việt hình phạt tử hình bằng cách chặt đầu tội nhân rồi đem cắm vào một cái sào dài có ghi tên và tội danh, rồi để giữa ngã tư đường. hình thức này phải nói là một cách thị uy tốt nhất với quần chúng, ai cũng khiếp.

    Tùng xẻo thì ghê gớm hơn, nó không làm cho người ta chết ngay, mà phải chịu đau đớn dần cho đến chết vì bị xẻo từng mảng thịt theo nhịp trống rồi bị mổ bụng, moi ruột... Rồi bẻ chặt hết chân tay bẻ gãy hết xương.. hình phạt này là hình phạt cao nhất chỉ áp dụng cho những người đại ác bậc nhất.

    Dù thế nào đi nữa thì hình phạt tử hình cũng là hình thức răn đe, để hạn chế ngăn ngừa những cái ác nảy sinh trong cuộc sống "Tha thứ cho người xấu, là làm tốn thương cái tốt và phát sinh tội phạm". Thời đại  văn minh hiện nay, Nhân uyền được xem trọng, những hình phạt mang tính dã man như thời thượng cổ cũng dần được loại bỏ, mà thay vào là những cái chết nhẹ nhàng hơn. tại Việt nam hiện nay áp dụng hình phạt xử bắn, cũng còn là một vấn đề tranh cãi, có nên thay đổi hình thức thi hành án?

    Thử hỏi cái chết là nỗi khiếp sợ hay hình thức chết là khiếp sợ thì chúng ta hãy bàn đến việc thay đổi hay bỏ hình thức thi hành án tử hình.

    Xem lại những mức án tử hình ở Việt nam, tôi nghĩ những phiên tòa cũng nên thận trọng khi phán quyết một bản án tử hình, bởi có câu "thà là tha lầm còn hơn là phán bản án lầm".
    Chế độ hành án tử hình Việt nam vẫn còn nhân đạo hơn nhiều so với rất nhiều các quốc gia, vì ngẫm lại dù khi mang bản án tử hình thì tử tù vẫn còn có cơ hội từ chủ tịch nước, và chủ tịch nước sẽ xem xét lại quá trình nhân thân và những biểu hiện hiện tại của tử tù xem còn có thể cải tạo được không.

    Nói chung hình phạt tử hình không nên bỏ.
    Cập nhật bởi lawyer_vietnam ngày 22/04/2011 05:39:45 PM

    0913.876.443

    huynhthanhthi@yahoo.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lawyer_vietnam vì bài viết hữu ích
    khatvongttk (24/04/2011)
  • #97775   22/04/2011

    kyhuuphat123
    kyhuuphat123
    Top 200
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2010
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 14915
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 170 lần


    Bạn lawyer_vietnam ơi.
    Thế lăng trì là gì vậy bạn?

    Thế theo bạn hồi xưa có phụ nữ nào bị hình thức tùng xẻo như bạn nói chưa nhỉ?

    Đúng là ở VN tử hình được xem là nhân từ hơn các nước khác và nhất là nước Arập Xêút tử hình bằng hình thức chém đầu.

    Nhưng dù sao thì tử hình ơ VN cũng không nhân đạo bằng Mỹ với hình thức tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc.

    Xem lại những mức án tử hình ở Việt nam, tôi nghĩ những phiên tòa cũng nên thận trọng khi phán quyết một bản án tử hình, bởi có câu "thà là tha lầm còn hơn là phán bản án lầm".

    Mình không đồng ý bạn à bởi vì Nguyễn Thị Thuận vụ án cô giáo phóng hỏa thiêu chết 3 mạng người đáng lẽ phải lĩnh án tử hình mà lại chỉ có bản án chung thân(quá bất công đi với gia đình bị hại và 3 vong hồn chết oan). Như vậy là đã mất đi tính tôn nghiêm của pháp luật và không răn đe được người khác.

    Mình chỉ đồng ý với bạn câu này thui Nói chung hình phạt tử hình không nên bỏ.
     
    Báo quản trị |  
  • #98826   26/04/2011

    lawyer_vietnam
    lawyer_vietnam

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/01/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    kyhuuphat123 viết:
    Bạn lawyer_vietnam ơi.
    Thế lăng trì là gì vậy bạn?

    Thế theo bạn hồi xưa có phụ nữ nào bị hình thức tùng xẻo như bạn nói chưa nhỉ?

    Đúng là ở VN tử hình được xem là nhân từ hơn các nước khác và nhất là nước Arập Xêút tử hình bằng hình thức chém đầu.

    Nhưng dù sao thì tử hình ơ VN cũng không nhân đạo bằng Mỹ với hình thức tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc.

    Xem lại những mức án tử hình ở Việt nam, tôi nghĩ những phiên tòa cũng nên thận trọng khi phán quyết một bản án tử hình, bởi có câu "thà là tha lầm còn hơn là phán bản án lầm".

    Mình không đồng ý bạn à bởi vì Nguyễn Thị Thuận vụ án cô giáo phóng hỏa thiêu chết 3 mạng người đáng lẽ phải lĩnh án tử hình mà lại chỉ có bản án chung thân(quá bất công đi với gia đình bị hại và 3 vong hồn chết oan). Như vậy là đã mất đi tính tôn nghiêm của pháp luật và không răn đe được người khác.

    Mình chỉ đồng ý với bạn câu này thui Nói chung hình phạt tử hình không nên bỏ.


    "Lăng trì" theo từ điển hán Việt Lăng là sự xâm phạm, tác động. Trì: kéo dài = hay nghĩa chung là Kéo dài sự hành hạ. Hình thức này chính là "Tùng xẻo".
    tham khảo: http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B9ng_x%E1%BA%BBo

    Hình thức Lăng trì vào thời nhà Nguyễn chỉ áp dụng cho kẻ mưu phản và đại nghịch và những kẻ cùng mưu, giai đoạn phong kiến sâu sắc này vai trò người phụ nữ trên chính trường bị mờ nhạt, nên hình như không thấy sử ghi lại hình thức này có áp dụng cho người nữ.

    Trong lịch sử Việt Nam Thời Lê  có người phụ nữ là nghi phạm cho tội tày đình là " Thị Lộ" và đạ bị áp dụng hình phạt Tru di tam tộc.

    Bản án cuối cùng cho Nguyễn Thị Thuận quả làm bất bình dư luận, nhưng xét cho cùng, nếu căn cứ vào bản án giết người đền mạng với xã hội ngày nay sẽ làm đau lòng nhức nhối từ nhiều phía ngoài xã hội mà thôi.
     
    Cập nhật bởi lawyer_vietnam ngày 26/04/2011 01:23:52 CH

    0913.876.443

    huynhthanhthi@yahoo.com

     
    Báo quản trị |