Công chứng, chứng thực

Chủ đề   RSS   
  • #18762 23/10/2009

    taivt



    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/04/2006
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 2140
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Công chứng, chứng thực

    UBND xã, phường, thị trấn không còn được chứng thực các hợp đồng có thời hạn từ 6 tháng trở xuống, điều đó có đúng ko thưa luật sư?
    Cập nhật bởi rongcon83 ngày 11/03/2010 04:45:16 PM
     
    91797 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

8 Trang 12345>»
Thảo luận
  • #18763   09/07/2008

    honeybee
    honeybee
    Top 500
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2008
    Tổng số bài viết (129)
    Số điểm: 8789
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    công chứng chứng thực

    Bạn có thể tham khảo tại Nghị định 75/2000/NĐ-CP về công chứng, chứng thực do Chính phủ ban hành
    Chương 3: Thẩm quyền công chứng chứng thực

    Điều 21. Thẩm quyền công chứng của Phòng Công chứng

    1. Các việc sau đây chỉ thuộc thẩm quyền của Phòng Công chứng:

    a) Công chứng hợp đồng, giao dịch có yếu tố nước ngoài;

    b) Công chứng hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản thuộc thẩm quyền địa hạt của Phòng Công chứng theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Nghị định này;

    c) Công chứng hợp đồng, giao dịch liên quan đến động sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên;

    d) Công chứng bản dịch giấy tờ từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc ngược lại;

    đ) Công chứng chữ ký của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong các giấy tờ phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch ở trong nước và ở nước ngoài, chữ ký của công dân Việt Nam trong các giấy tờ phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch ở nước ngoài;

    e) Nhận lưu giữ di chúc;

    g) Các việc khác do pháp luật quy định.

    2. Phòng Công chứng được công chứng các việc thuộc thẩm quyền chứng thực củaUỷ ban nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 22 của Nghị định này, trừ hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản thuộc thẩm quyền địa hạt củaUỷ ban nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 Điều 23 của Nghị định này.

    Phòng Công chứng được công chứng tất cả các việc thuộc thẩm quyền chứng thực củaUỷ ban nhân dân cấp xã quy định tại Điều 24 của Nghị định này.

    Điều 22. Thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp huyện

    1. Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền thực hiện các việc sau đây:

    a) Chứng thực bản sao giấy tờ, văn bằng, chứng chỉ bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài;

    b) Chứng thực chữ ký của công dân Việt Nam trong các giấy tờ phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch dân sự ở trong nước;

    c) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản theo thẩm quyền địa hạt quy định tại khoản 2 Điều 23 của Nghị định này;

    d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến động sản có giá trị dưới 50 triệu đồng;

    đ) Chứng thực văn bản thoả thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản;

    e) Các việc khác theo quy định của pháp luật.

    2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện uỷ quyền cho Trưởng phòng Tư pháp thực hiện các việc chứng thực quy định tại khoản 1 Điều này. Trưởng phòng Tư pháp phải đăng ký chữ ký tại Sở Tư pháp. Mỗi Phòng Tư pháp phải có cán bộ Tư pháp chuyên trách giúp Trưởng phòng Tư pháp thực hiện việc chứng thực; cán bộ Tư pháp chuyên trách phải có bằng cử nhân Luật và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ chứng thực.

    Điều 23. Thẩm quyền địa hạt của Phòng Công chứng và Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong việc công chứng, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản

    1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thẩm quyền địa hạt công chứng hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản trong địa phương mình cho từng Phòng Công chứng. "Địa hạt" là một hoặc một số quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

    2. Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản trong phạm vi địa hạt của huyện, quận, thị xã mình mà không thuộc thẩm quyền địa hạt của Phòng Công chứng quy định tại khoản 1 Điều này.

    3. Việc công chứng, chứng thực di chúc, văn bản từ chối nhận di sản liên quan đến bất động sản không phải tuân theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

    Điều 24. Thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã

    1. Uỷ ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền thực hiện các việc sau đây:

    a) Chứng thực chữ ký của công dân Việt Nam trong các giấy tờ phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch dân sự ở trong nước;

    b) Chứng thực di chúc, văn bản từ chối nhận di sản;

    c) Các việc khác theo quy định của pháp luật.

    2. Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịchUỷ ban nhân dân cấp xã phụ trách Tư pháp thực hiện việc chứng thực quy định tại khoản 1 Điều này và phải đăng ký chữ ký tại Sở Tư pháp. Cán bộ Tư pháp cấp xã giúp Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịchUỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện việc chứng thực; cán bộ Tư pháp cấp xã phải có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 13 của Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch và được bồi dưỡng về nghiệp vụ chứng thực.

     
    Báo quản trị |  
  • #18764   09/07/2008

    taivt
    taivt



    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/04/2006
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 2140
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    thank you Honeybee nhưng văn bản pháp luật mà bạn đưa mình tham khảo đã hết hiệu lực pháp luật rồi.
     
    Báo quản trị |  
  • #18765   09/07/2008

    lethigam_ms
    lethigam_ms
    Top 200
    Lớp 1

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2008
    Tổng số bài viết (423)
    Số điểm: 2783
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 82 lần


    Bây giờ tất cả các công việc liên quan đến công chứng, chứng thực điều tuân theo Luật Công chứng hết rồi. Theo đó, thẩm quyền công chứng, chứng thực của UBND cấp cũng được phân cấp rõ ràng. Bạn có thể tham khảo Luật Công chứng.

    Tuy nhiên, Nghị định 75/2000/NĐ-CP của bạn honeybee đưa cho bạn tham khảo vẫn chưa hết hiệu lực. Vì hiện nay, chưa có vb nào thay thế nó, mặc dù Luật Công chứng đã có hiệu lực PL

    Do vậy, hiện tại, thẩm quyền công chứng, chứng thực của UBND cấp xã chưa có sự thay đổi. Bạn xem kỹ lại nhé!

     
    Báo quản trị |  
  • #18766   10/07/2008

    luonglawyer
    luonglawyer
    Top 500
    Male
    Cao Đẳng

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/07/2007
    Tổng số bài viết (323)
    Số điểm: 31058
    Cảm ơn: 39
    Được cảm ơn 143 lần


    Đúng là bây giờ thẩm quyền công chứng hợp đồng thuộc Phòng Công chứng, UBND xã chỉ còn thẩm quyền chứng thực theo Nghị định về chứng thực.

    Tôi được biết NĐ 75 về công chứng, chứng thực đã hết hiệu lực sau khi có Luật công chứng và Nghị định về chứng thực ra đời

    --------------------------

    Luật sư Lê Ngọc Lương

    Điện thoại: 090.2112.383

    Email: luonglawyer@gmail.com

    * Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, tham gia tố tụng trong các lĩnh vực Đầu tư, Doanh nghiệp, Đất đai - BĐS, Dân sự, Lao động, Hành chính, Hôn nhân - Gia đình;

    * Soạn thảo, thẩm định, kiểm tra tính pháp lý của Hợp đồng, Quy chế, Văn bản thỏa thuận....

    * Đại diện ngoài tố tụng theo yêu cầu khách hàng.

    * Dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu.

     
    Báo quản trị |  
  • #18767   10/07/2008

    haphong
    haphong
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2008
    Tổng số bài viết (164)
    Số điểm: 2565
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    Vậy là nãy giờ tóm lại, cái NĐ 75 có còn hiệu lực hok nhỉ? Bạn nào chứng minh xem, chứ tui đọc mà hok bít còn hay không nữa
     
    Báo quản trị |  
  • #18768   15/07/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Các bạn vừa đúng lại vừa sai!

    Nghị định 75/2000/NĐ-CP còn hiệu lực hay không? Theo tôi, nếu bảo hết hiệu lực hay bảo còn hiệu lực cũng... gần đúng. Thực ra, một phần của nó bị hết hiệu lực, một phần vẫn còn.

    Luật Công chứng, theo tôi hiểu, chỉ quy định về hoạt động của các phòng, văn phòng công chứng chuyên trách (trừ viên chức ở các lãnh sự quán VN tại nước ngoài). Tất cả những quy định về các phòng công chứng chuyên trách trong Nghị định75/2000/NĐ-CP hết hiệu lực khi Luật Công chứng thi hành.

    Nghị định 79/2007/NĐ-CP chỉ quy định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký. Tất cả những quy định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong Nghị định75/2000/NĐ-CP cũng hết hiệu lực.


    #ece9d8; PADDING-RIGHT: 0.75pt; BORDER-TOP: #ece9d8; PADDING-LEFT: 0.75pt; PADDING-BOTTOM: 0.75pt; BORDER-LEFT: #ece9d8; WIDTH: 39.48%; PADDING-TOP: 0.75pt; BORDER-BOTTOM: #ece9d8; BACKGROUND-COLOR: transparent" valign="top" width="39%">

    QUỐC HỘI

     __________

    Số: 82/2006/QH11

    #ece9d8; PADDING-RIGHT: 0.75pt; BORDER-TOP: #ece9d8; PADDING-LEFT: 0.75pt; PADDING-BOTTOM: 0.75pt; BORDER-LEFT: #ece9d8; WIDTH: 1.04%; PADDING-TOP: 0.75pt; BORDER-BOTTOM: #ece9d8; BACKGROUND-COLOR: transparent" width="1%">

     

    #ece9d8; PADDING-RIGHT: 0.75pt; BORDER-TOP: #ece9d8; PADDING-LEFT: 0.75pt; PADDING-BOTTOM: 0.75pt; BORDER-LEFT: #ece9d8; WIDTH: 58.1%; PADDING-TOP: 0.75pt; BORDER-BOTTOM: #ece9d8; BACKGROUND-COLOR: transparent" valign="top" width="58%">

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ____________________

    Hà Nội , Ngày 29 tháng 11 năm 2006

     

    LUẬT

    CÔNG CHỨNG

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    Luật này quy định về phạm vi công chứng, công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng, thủ tục công chứng và quản lý nhà nước về công chứng.  

    Điều 2. Công chứng

    Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

    Điều 66. Điều khoản chuyển tiếp

    1. Người đang là công chứng viên thì được tiếp tục hành nghề công chứng theo quy định của Luật này.

    2. Trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, các Phòng công chứng đang hoạt động theo quy định của Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực phải được chuyển đổi theo quy định của Luật này.

    .......................................... 

    #ece9d8; PADDING-RIGHT: 5.4pt; BORDER-TOP: #ece9d8; PADDING-LEFT: 5.4pt; PADDING-BOTTOM: 0cm; BORDER-LEFT: #ece9d8; WIDTH: 30%; PADDING-TOP: 0cm; BORDER-BOTTOM: #ece9d8; BACKGROUND-COLOR: transparent" valign="top" width="30%">

    ________

    Số: 79/2007/NĐ-CP

    #ece9d8; PADDING-RIGHT: 5.4pt; BORDER-TOP: #ece9d8; PADDING-LEFT: 5.4pt; PADDING-BOTTOM: 0cm; BORDER-LEFT: #ece9d8; WIDTH: 70%; PADDING-TOP: 0cm; BORDER-BOTTOM: #ece9d8; BACKGROUND-COLOR: transparent" valign="top" width="70%">

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ______________________________________

    Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2007

      

    NGHỊ ĐỊNH

    Về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính,

    chứng thực chữ ký

    Điều 24. Hiệu lực thi hành

    Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế các quy định về chứng thực bản sao, chữ ký trong Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ về Công chứng, chứng thực.

     Như vậy, những gì còn lại ở NĐ 75/2000 vẫn còn hiệu lực.

     







     


     
    Báo quản trị |  
  • #18769   15/07/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    "Công chứng" khác với "chứng thực"

    Có một thời chúng ta đánh đồng hoặc nhập nhằng 2 khái niệm này nhưng bây giờ, các cơ quan soạn thảo VBQPPL về vấn đề này (cụ thể là Bộ Tư pháp) đang cố gắng phân định rõ ràng.

    Tuy vậy, đến nay, theo tôi, vẫn chưa đạt. Ví dụ, cùng một hành vi chứng nhận tích xác thực của bản di chúc nhưng nếu làm ở phòng công chứng hay văn phòng công chứng tư thì được gọi là công chứng di chúc; còn nếu làm ở UBND xã thì lại gọi là chứng thực di chúc

    Riêng việc Sao y bản chính thì bây giờ không ai gọi là "công chứng bản sao" hoặc "bản sao đã được công chứng"
     
    Báo quản trị |  
  • #18770   10/08/2009

    12345
    12345

    Male
    Sơ sinh

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    THẨM QUYỀN CHỨNG THỰC VĂN BẢN PHÂN CHIA DI SẢN, KHAI NHẬN DI SẢN

    tại điều 22 nghị định 75 quy định chức năng chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản thuộc về Phòng tư pháp. Thông tư 04/2006/TTLT/BTP-BTNMT hướng dẫn việc công chứng chứng thực hợp đồng văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất, thì chức năng trên thuộc về Phòng công chứng và UBND cấp xã. Như vậy thẩm quyền chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản liên quan đến bất động sản thì Phòng tư pháp cấp huyện có được chứng thực không?
     
    Báo quản trị |  
  • #18771   10/08/2009

    dxdaoxuan
    dxdaoxuan

    Male
    Sơ sinh

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:15/04/2009
    Tổng số bài viết (73)
    Số điểm: 205
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Thảo luận

    Theo tôI, hiện nay Luật Nhà ở đã có hiệu lực. Việc chuyển dịch tài sản trên đất ở tại đô thị thì  thẩm quyền do UBND cấp huyện (qua Tư pháp), còn đất thì  vẫn theo TT 04. Như vậy, tôi thấy rằng thủ tục lại nhiêu khê, phiền hà quá vì nếu chuyển quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền vớpi đất thuộc khu vực nông thôn thì vẫn là UBND cấp xã, hoặc Phòng công chứng. Như vậy dân ở thị thị trấn muốn quyền sử dụng đất và tài sản thì phải làm 02 thủ tục: Nhà thì qua Huyện công chứng;  đất thì xuống thị trấn(đất đô thị) chứng thực.
    Do chưa có sự thống nhất, nên khi dân đến đăng ký tại VPĐK QSDĐ, họ nói rằng nhà cửa thuộc Phòng QLĐT nên chúng tôi không nhận hs và chuyển thông tin NVTC.  DÂN CHỈ BIẾT . . .KHÒC RÒNG.
     
    Báo quản trị |  
  • #18772   10/08/2009

    Hoang_My
    Hoang_My

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2009
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 150
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    UBND phường không thuộc luật và nghị định đâu

    UBND phường không thuộc luật và nghị định đâu. Nếu đưa ra thì họ nại ngay là luật hoặc nghị định đó mới, chưa có văn bản hướng dẫn.

     
    Báo quản trị |  
  • #18773   29/10/2009

    sucodinovo
    sucodinovo

    Male
    Sơ sinh

    Hưng Yên, Việt Nam
    Tham gia:15/08/2008
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Thẩm quyền chứng thực của UBND cấp xã ah? OK đây!

    #ccc" align="center">

    THẨM QUYỀN CHỨNG THỰC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

     

    NHÓM 1

    CHỨNG THỰC HỢP ĐỒNG, GIAO DỊCH

     

    I. NHỮNG VIỆC THUỘC THẨM QUYỀN CHỨNG THỰC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

    1. Chứng thực di chúc.

    2. Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản. 

    3. Chứng thực văn bản phân chia tài sản thừa kế là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.  

    4. Chứng thực văn bản nhận tài sản thừa kế là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.  

    5. Chứng thực ủy quyền:

    5.1. Chứng thực văn bản (hợp đồng) ủy quyền về quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (không phải là nhà ở) mà bên có quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là hộ gia đình, cá nhân trong nước.

    5.2. Chứng thực Giấy ủy quyền nộp hồ sơ và nhận thay Giấy chứng nhận của người đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    5.3. Chứng thực văn bản ủy quyền làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

    5.4. Chứng thực Giấy ủy quyền đăng ký xe.

    5.5. Chứng thực văn bản ủy quyền thực hiện việc khiếu nại.

    5.6. Chứng thực văn bản ủy quyền nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng bằng tiền mặt.

    5.7. Chứng thực văn bản ủy quyền nhận tiền bồi thường khi nhà nước thu hồi đất.

    6. Chứng thực hoặc chứng thực lại Hợp đồng hợp tác của Tổ hợp tác.

    7. Chứng thực hợp đồng, giao dịch về bất động sản (không phải là nhà ở) mà bên có quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là hộ gia đình, cá nhân trong nước:

    7.1. Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân.

    7.2. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (không phải là nhà ở).

    7.3. Hợp đồng mua bán tài sản tài sản gắn liền với đất (không phải là nhà ở).

    7.4. Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất; hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (không phải là nhà ở); hợp đồng tặng cho tài sản gắn liền với đất (không phải là nhà ở).

    7.5. Hợp đồng thuê, thuê lại quyền sử dụng đất; hợp đồng thuê, thuê lại quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (không phải nhà ở); hợp đồng thuê tài sản gắn liền với đất (không phải nhà ở).

    7.6. Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất; hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (không phải nhà ở); hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất (không phải nhà ở).

    7.7. Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất; hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (không phải nhà ở); hợp đồng góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất (không phải nhà ở).

    7.8. Hợp đồng, giao dịch khác theo quy định pháp luật.

    II. NHỮNG VIỆC THUỘC THẨM QUYỀN CHỨNG THỰC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ (ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG, THỊ TRẤN KHÔNG CÓ THẨM QUYỀN NÀY)*: Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở, nhà ở và quyền sử dụng đất ở tọa lạc tại xã, gồm:

    - Hợp đồng mua bán, tặng cho nhà ở; hợp đồng mua bán, tặng cho nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

    - Hợp đồng cho thuê nhà ở; hợp đồng cho thuê nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

    - Hợp đồng đổi nhà ở; hợp đồng chuyển đổi nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

    - Hợp đồng thế chấp nhà ở; hợp đồng thế chấp nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

    - Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở; hợp đồng góp vốn bằng nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

    - Hợp đồng cho mượn nhà ở; hợp đồng cho mượn nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

    - Hợp đồng cho ở nhờ nhà ở; hợp đồng cho ở nhờ nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

    - Hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở; hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

    - Hợp đồng, giao dịch khác theo quy định pháp luật.

     

     

    NHÓM 2

    CÁC VIỆC CHỨNG THỰC KHÁC

     

    1. Cấp bản sao từ sổ gốc.

    2. Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt.

    3. Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt.

    4. Chứng thực văn bản thỏa thuận cử người đại diện ghi tên vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất mà có nhiều người được thừa kế theo pháp luật nhưng khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn chưa xác định được đầy đủ những người đó.

    5. Các việc khác theo quy định pháp luật.

     

    Cập nhật bởi haminhgiap vào lúc 29/10/2009 14:27:56

    sucodinovo@yahoo.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn sucodinovo vì bài viết hữu ích
    jbbuidinhhien (17/06/2015)
  • #18749   13/07/2008

    nguyenkhue
    nguyenkhue

    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2008
    Tổng số bài viết (59)
    Số điểm: 6311
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    Cần một bản phải pho to hai bản ?

    Tôi cần chứng thực một bản sao. Phòng Tư pháp Q. TĐ yêu cầu tôi nộp 2 bản, để phòng lưu một bản. Vậy có đúng quy định không ?
     
    Báo quản trị |  
  • #18750   16/07/2008

    pH___1
    pH___1
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2008
    Tổng số bài viết (216)
    Số điểm: 2490
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Mình đã đi công chứng rất nhiều lần, ở nhiều nơi, việc photo 2 bản để nơi công chứng lưu lại là hoàn đúng đấy bạn. Mục đích là để lưu trữ họ đã công chứng những tài liệu nào, đều có đánh số hiệu hết đấy bạn, sau này cần tra cứu, tìm kiếm lại sẽ dễ hơn, nếu  không lưu thì sau này làm sao kiểm tra, đối chứng với 1 bản mình đã công chứng khi cần thiết?
     
    Báo quản trị |  
  • #18751   03/07/2008

    nguyenkhue
    nguyenkhue

    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2008
    Tổng số bài viết (59)
    Số điểm: 6311
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    Trả lời của bạn pH___1 là chưa thuyết phục

    Tôi nhất trí cơ quan công chứng lưu trữ để kiểm tra đối chiếu là cần thiết. Nhưng điều tôi muốn các luật sư cho biết quy định đó từ văn bản pháp luật nào ? Đọc lại NĐ 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007. Tại điểm 2, Điều 21( Chương III  quy định về quản  lý nhà nước ....) có ghi : " Đối với việc chứng thực bản sao từ bản chính thì cơ quan chứng thực phải lưu một bản sao để làm căn cứ đối chiếu khi cần thiết....". Theo tôi hiểu quy định như vậy là trách nhiệm và nghĩa vụ của cơ quan công chứng, chứ không phải của người dân. Không có quy định nào bắt buộc người đi công chứng phải làm thêm bản để cơ quan công chứng lưu trữ cả. Nghĩa vụ của người đi công chứng là cung cấp bản chính phải thật, và đóng lệ phí theo quy định là đủ. Tôi thấy một số cơ quan công chứng bắt buộc người dân phải làm thay cho mình !? Luật sư nào tìm được quy định buộc người dân phải cung cấp thêm bản sao để cơ quan công chứng lưu trữ xin làm ơn chỉ dùm. Cảm ơn rất nhiều.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenkhue vì bài viết hữu ích
    jbbuidinhhien (17/06/2015)
  • #18752   03/07/2008

    pH___1
    pH___1
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2008
    Tổng số bài viết (216)
    Số điểm: 2490
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    "Đối với việc chứng thực bản sao từ bản chính thì cơ quan chứng thực phải lưu một bản sao để làm căn cứ đối chiếu khi cần thiết....".
    ------------------------------
    Bạn "xem phải lưu một bản sao" chứ không phải là" phải photo thêm để giữ lại một bản sao". Còn lưu như thế nào là việc của họ, làm sao cho công việc nhanh chóng, trôi chảy là được. Bạn thấy thủ tục của mình chư đủ rắc rối hay sao mà còn đòi, kiện, bắt họ phải đi photo. Một ngày họ phải chứng thực khoảng bao nhiêu? giả sử 100 người nhé. Thì thay vì 100 người, mỗi người photo 1 bản, hay Công chứng viên 1 người phải photo 100 bản? rồi nữa, cấp cho mỗi công chứng viên 1 cái máy photo đi nhỉ?...
     
    Báo quản trị |  
  • #18753   03/07/2008

    hacom2579
    hacom2579

    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2008
    Tổng số bài viết (100)
    Số điểm: 9776
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    "Theo tôi hiểu quy định như vậy là trách nhiệm và nghĩa vụ của cơ quan công chứng, chứ không phải của người dân. Không có quy định nào bắt buộc người đi công chứng phải làm thêm bản để cơ quan công chứng lưu trữ cả. Nghĩa vụ của người đi công chứng là cung cấp bản chính phải thật, và đóng lệ phí theo quy định là đủ. "

    Cho tôi hỏi bạn một câu nhé: Bạn công chứng bản sao hay công chứng .....bản chính? Việc của họ là xác nhận cho bạn về tính xác thực của bản chính và bản sao. Việc cơ quan công chứng lưu một bản sao, là bản photo đã được công chứng rồi.

    Cơ quan công chứng không thực hiện công việc làm sao cho bản chính của bạn thành những bản sao. Cho nên nghĩa vụ của bạn phải cung cấp những gì mà bạn cho rằng nó xuất phát từ bản chính cho họ. Việc lưu trữ là một quy định bắt buộc trong quá trình thực hiện nghiệp vụ công chứng! Bạn phải giúp đỡ họ, đừng khó khăn như vậy chứ?!
     
    Báo quản trị |  
  • #18754   03/07/2008

    nguyenkhue
    nguyenkhue

    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2008
    Tổng số bài viết (59)
    Số điểm: 6311
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    Tôi muốn tìm hiểu các quy định và làm đúng quy định

    Việc người đi công chứng giúp đỡ cơ quan công chứng cho công việc được nhanh chóng là đúng và nên làm. Nhưng phải hiểu đó không phải là nghĩa vụ của người đi công chứng, cho nên nhân viên công chứng yêu cầu người đi công chứng photo thừa ra một bản mới nhận là không đúng. Nếu quy định chưa hợp lý thì cơ quan công chứng đề nghị cấp trên điều chỉnh lại, chứ không được tự tiện làm sai mà có tính cửa quyền là không được. Đó là chuẩn mực đạo đức của nhân viên công chứng.
     
    Báo quản trị |  
  • #18755   04/07/2008

    haso_tech
    haso_tech

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2008
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Khi đi công chứng, chứng thực thì đơn vị công chứng chứng thực lưu giữ 1 bản sao. Người đi công chứng chứng thực hiện nay phải chịu chi phí cho bản sao này, đây là vấn đề không rõ ràng. Nếu văn bản quy định người đi công chứng chứng thực phải nộp lại 1 bản sao thì sẽ đúng với thực tế hiện nay hơn. Chưa kể nhiều đơn vị công chứng bắt buộc người cần công chứng chứng thực phải nộp bản gốc để photocopy tại nơi đó chứ không chấp nhận bản copy do người cần công chứng chứng thực mang đến.
     
    Báo quản trị |  
  • #18756   04/07/2008

    XuanHan
    XuanHan
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2008
    Tổng số bài viết (200)
    Số điểm: 3672
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Nghĩa vụ photo thêm 01 bản khi chứng thực sao y?

    Qua những gì các bạn tranh luận, rằng người dân có nghĩa vụ cung cấp thêm 1 bản sao cho tổ chức, cơ quan công chứng, chứng thực hay không, tôi đồng ý với ý kiến cho là nghĩa vụ này không thuộc về người dân. Nhưng vì trách nhiệm của tổ chức, cơ quan công chứng, chứng thực phải sao lưu lại, nên để thuận tiện cho quá trình giải quyết thủ tục được nhanh gọn cho người dân, tôi thiết nghĩ việc này (sao thêm 1 bản) cũng nên làm. Nếu không thì tại các cơ quan này lại phải bố trí thêm nhân sự, hoặc chính công chứng viên hoặc nhân viên nghiệp vụ phải đi đi lại lại photo thêm và người dân lại càng "dài cổ" đợi.
    Bản thân tôi dễ dàng chấp nhận việc này, nhưng đặc biệt "dị ứng" với một thực tế mà bạn haso_tech nêu là nhiều nơi cứ yêu cầu phải photo tại chỗ. Đây là yêu cầu hết sức phi lý! (có lẽ xuất phát từ tư tưởng cầu an, hoặc lười kiểm tra nội dung bản sao của "công bộc").
     
    Báo quản trị |  
  • #18757   04/07/2008

    hacom2579
    hacom2579

    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2008
    Tổng số bài viết (100)
    Số điểm: 9776
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    "đơn vị công chứng bắt buộc người cần công chứng chứng thực phải nộp bản gốc để photocopy tại nơi đó ". Đây không phải là quy định bắt buộc. Một số cơ quan, đơn vị này làm "dịch vụ ăn theo" nên mới vậy. Họ cho rằng, chỉ có họ mới photo chính xác (rõ ràng và đúng....thông số kỹ thuật???).

    Tuy nhiên, bạn haso_tech nói rằng " Người đi công chứng chứng thực hiện nay phải chịu chi phí cho bản sao này", theo tôi nghĩ là không chính xác. Ở các đơn vị công chứng, chứng thực mà tôi đã từng đến thì đều niêm yết biểu phí các loại giấy tờ cần công chứng, chứng thực. Tôi chỉ nộp đúng phí theo giấy tờ công chứng và theo biểu phí thôi, chưa gặp trường hợp như bạn bao giờ.
     
    Báo quản trị |