Công chứng, chứng thực

Chủ đề   RSS   
  • #18762 23/10/2009

    taivt



    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/04/2006
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 2140
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Công chứng, chứng thực

    UBND xã, phường, thị trấn không còn được chứng thực các hợp đồng có thời hạn từ 6 tháng trở xuống, điều đó có đúng ko thưa luật sư?
    Cập nhật bởi rongcon83 ngày 11/03/2010 04:45:16 PM
     
    92028 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

8 Trang «<678
Thảo luận
  • #23511   31/12/2009

    levanhuy
    levanhuy

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:30/12/2009
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Vậy tôi mời công chứng viên ở TPĐằNẵng là hợp pháp đúng không luật sư
     
    Báo quản trị |  
  • #297977   18/11/2013

    perfectde268
    perfectde268

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/08/2011
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Theo như câu hỏi bạn đưa ra chúng tôi hiểu bạn đang nhầm lẫn giữa công chứng và chứng thực.

    1. Về công chứng

    Theo Điều 2 Luật Công chứng số 82/2006/QH11 ngày 29/11/2006 thì Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. Và việc công chứng phải do công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được bổ nhiệm để hành nghề công chứng.(Điều 7)

    Hình thức tổ chức hành nghề công chứng bao gồm 2 hình thức là Phòng công chứng và Văn phòng công chứng. Cụ thể được quy định:

    “Điều 24. Phòng Dịch thuật công chứng

    1. Phòng công chứng do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.

    2. Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng.

    Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng phòng. Trưởng Phòng công chứng phải là công chứng viên và do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

    Chính phủ quy định chế độ tài chính, con dấu của Phòng công chứng.

    3. Tên gọi của Phòng công chứng bao gồm số thứ tự thành lập và tên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Phòng công chứng được thành lập.

    Điều 26. Văn phòng dịch công chứng

    1. Văn phòng công chứng do công chứng viên thành lập.

    Văn phòng công chứng do một công chứng viên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng công chứng do hai công chứng viên trở lên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh.

    Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên.

    2. Văn phòng công chứng có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ kinh phí đóng góp của công chứng viên, phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.

    Chính phủ quy định con dấu của Văn phòng công chứng.

    3. Tên gọi của Văn phòng công chứng do công chứng viên lựa chọn nhưng phải bao gồm cụm từ "Văn phòng công chứng", không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

    2. Về chứng thực

    Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/05/2007 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính quy định: Chứng thực bản sao từ bản chính" là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính; "Chứng thực chữ ký" là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người đã yêu cầu chứng thực. (Điều 2)

    Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký được quy định tại Điều 5 cụ thể:

    1. Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Phòng Tư pháp cấp huyện) có thẩm quyền và trách nhiệm:

    a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài;

    b) Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài; chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài;

    Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện thực hiện chứng thực các việc theo quy định tại khoản 1 Điều này và đóng dấu của Phòng Tư pháp.

    2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:

    a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt;

    b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt.

    Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chứng thực các việc theo quy định tại khoản 2 Điều này và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.

    3. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài) có thẩm quyền và trách nhiệm:

    a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài;

    b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài; chữ ký người dịch trong các bản dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài.

    Viên chức lãnh sự, viên chức ngoại giao của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện chứng thực các việc theo thẩm quyền và đóng dấu của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

    4. Thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính, chữ ký quy định tại Điều này không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.

    Căn cứ vào những quy định nêu trên thì một bản sao được phôtô copy ra và đóng dấu “BẢN SAO” và đóng dấu “Chứng thực bản sao đúng với bản chính, số... ngày   tháng…  năm…  ” và sau đó chủ tịch hoặc phó chủ tịch ký tên và đóng dấu là chứng thực bản sao từ bản chính. Với những hợp đồng cho, tặng tài sản và tài sản gắn liền với đất, (liên quan đến đất đai) thì phải công chứng.

    Cập nhật bởi perfectde268 ngày 18/11/2013 09:47:48 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #387638   12/06/2015

    Xin chào.

    Hiện nay Công ty chúng tôi đang thuê nhà để làm trụ sở. Chủ nhà không đồng ý công chứng hợp đồng thuê nhà. Vậy nếu hợp đồng thuê nhà không công chứng thì bên thuế có chịu bán hóa đơn không, và chi phí thuê nhà có được coi là chi phí hợp lệ không?

     
    Báo quản trị |  
  • #516480   03/04/2019

    xuanchien
    xuanchien

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Các bạn nhầm giữa việc chứng thực và bản sao từ bản chính. quy định về phí chứng thực là thu phí việc người có thẩm quyền chứng thực vào bản sao từ bản chính. Còn người có yêu cầu chứng thực phải cung cấp bản chính và bản sao(chụp) từ bản chính  để đề nghị chứng thực chứ. Vì vậy nếu mình đi sao chụp ở ngoài cũng mất tiền mà, nếu là  nơi thực hiện chứng thực sao chụp cho thì  mình cũng phải trả họ (tiền sao chụp) và tiền( phí  chứng thực) là đúng rồi. 

     

     
    Báo quản trị |  
  • #522413   30/06/2019

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 143 lần


    Nội dung này bạn xem quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch. Theo đó Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:

    - Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;

    - Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;

    - Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;

    - Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;

    - Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;

    - Chứng thực di chúc;

    - Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;

    - Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này."

    Theo đó hiện tại đối với việc chứng thực các giấy tờ, văn bản thì UBND không có thực hiện mà sẽ do phòng tư pháp huyện thực hiện theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP.

     

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuylinh2311 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/07/2019)