xử lý sau tai nạn giao thông

Chủ đề   RSS   
  • #272848 01/07/2013

    hoangha8630

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2013
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 140
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    xử lý sau tai nạn giao thông

    em xin hỏi luật sư tình huống như sau: ngày 11 tháng 3 năm 2013 bạn em điều khiển xe máy ở trên đường quốc lộ, từ dốc Cun-Hòa Bình đi xuống đã xảy ra tai nạn với xe ô tô tải nhẹ đi ngược chiều làm hai người đi xe máy đều ngã xuống đường và bị chết. Theo khám nghiệm của công an thì tại phần đường của xe ô tô có vết dầu đổ lênh láng trên mặt đường và 2 vết cà xước mặt đường đoán là dấu vết của xe mô tô đổ nên công an ra quyết định không khởi tố. vì lỗi do bạn em điều khiển đi sai phần đường. Bên chủ xe và lái xe ô tô không bồi thường cho gia đình bạn em và người ngồi sau xe. Em xin hỏi luật sư cho biết như vậy bạn em có bị oan không và có ai có quyền đòi hỏi quyền lợi cho bạn em và người đi cùng không?

     
    3467 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #272937   02/07/2013

    sonluatk07
    sonluatk07
    Top 500
    Male
    Chồi

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:31/07/2012
    Tổng số bài viết (215)
    Số điểm: 1548
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 96 lần


    Chị thân mến!

    Vấn đề này, nếu có căn cứ cho rằng 2 người đi xe mô tô bị oan và người điều khiển xe ô tô vi phạm gây tai nạn chết người, thì có thể viết tường trình đến cơ quan giải quyết vụ việc (hoặc cấp trên trực tiếp) và xin thẩm tra lại vụ việc nhằm xử lý đúng quy định pháp luật và bồi thường dân sự cho hai người đi mô tô trên.

    Trân trọng!

    Sống là động nhưng lòng luôn bất động, tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn sonluatk07 vì bài viết hữu ích
    hoangha8630 (10/07/2013)
  • #273144   02/07/2013

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Chào bạn hoangha6830 !

    Những việc làm sau tai nạn giao thông về phía CSGT là phải bảo vệ hiện trường và tiến hành lập biên bản khám nghiệm hiện trường, sau đó Cơ quan điều tra làm thủ tục và cùng cơ quan chuyên mônsẽ tiến hành khám tử thi.. .

    Sau đó, cơ quan điều tra sẽ xác định lỗi của các bên căn cứ và các tài liệu chứng cứ thu thập được, nếu xét thấy phía xe tải nhẹ đã tuân thủ đầy đủ các quy định của Luật Giao thông đường bộ, không có lỗi để xảy ra tai nạn thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Tuy nhiên, phía xe tải phải chịu trách nhiệm dân sự, bồi thường cho gia đình bị hại căn cứ điều 623 Bộ luật dân sự năm 2005:

    Điều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

    1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

    Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.

    2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

    3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:

    a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

    b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

    Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

    Như vậy, nếu việc xảy ra tai nạn giao thông mà không thuộc 1 trong các trường hợp nêu trên tại điểm a, b khoản 3 Điều 623 BLDS thì gia đình người bị hại có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định tại điều 610 BLDS:

    Điều 610. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

    1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

    a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;

    b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

    c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.

    2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. 

    Như vậy, bạn có thể tham khảo để đòi quyền lợi cho bạn mình. 

    Trân trọng!

     

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    hoangha8630 (10/07/2013)