Vấn đề ký tên trong đơn khởi kiện bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Chủ đề   RSS   
  • #97506 22/04/2011

    cuongnguyenlaw

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2011
    Tổng số bài viết (52)
    Số điểm: 765
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    Vấn đề ký tên trong đơn khởi kiện bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

    Các bạn cùng cuongnguyenlaw giúp người nghèo, không có tiền nhờ luật sư nhe!!!

    - Chị A( đã thành niên) bị một chiếc xe ô tô do anh B điều khiển đụng phải, Rồi bỏ chạy.

    - Hiện nay chị A đang hôn mê bất tỉnh. Nằm mê mang trong bệnh viện, khả năng sống sót rất thấp (vả lại vì hoàn cảnh gia đình nghèo khó nên,không có tiền viện phí, thuốc men nên tình trạng rất nguy hiểm).

    - Hiện nay mẹ của Chị A muốn khởi kiện anh B (chỉ biết tên và địa chỉ thường trú)  đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

    Nhưng gặp 01 vấn đề rắc rối là:

    Ai là người ký tên trong đơn, vì chị A đã hôn mê. Bộ Luật Tố tụng dân sự có điều khoản nào cho phép mẹ thay con không ký tên không?  Hơn nữa chỉ biết tên mà không biết họ, nếu viết đơn thì tòa án có trả lại đơn kiện hay không? cơ sở pháp lý?

     
    24014 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang 123>
Thảo luận
  • #97514   22/04/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào bạn cuongnguyenlaw,

    Tại sao chỉ là khởi kiện dân sự với tình tiết như thế thì phải gửi đơn yêu cầu cơ quan điều tra tiến hành điều tra để khởi tố hình sự chứ. Khi xét xử hình sự thì tòa sẽ tuyên luôn phần bồi thường dân sự trong đó.

    Thân.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #97524   22/04/2011

    cuongnguyenlaw
    cuongnguyenlaw

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2011
    Tổng số bài viết (52)
    Số điểm: 765
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    Uhm cám ơn ý kiến của bạn unjustice!

    Nhưng bạn có thể giải quyết theo hướng dân sự mà mình đưa ra không? Tại mình thấy vấn đề này cũng hay! Nên đem ra để anh em cùng cho ý kiến! Chúng ta lên diễn đàn là để thảo luận trao đổi kiến thức và kinh nghiệm mà đúng không?
     
    Báo quản trị |  
  • #97991   23/04/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    cuongnguyenlaw viết:
    Uhm cám ơn ý kiến của bạn unjustice!

    Nhưng bạn có thể giải quyết theo hướng dân sự mà mình đưa ra không? Tại mình thấy vấn đề này cũng hay! Nên đem ra để anh em cùng cho ý kiến! Chúng ta lên diễn đàn là để thảo luận trao đổi kiến thức và kinh nghiệm mà đúng không?

     Thân chào chủ topic!

     Thật ra, chúng ta không nên thảo luận thêm cho phức tạp vấn đề. Trong trường hợp trên rõ ràng có thể  yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự. Và vấn đề yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài  hợp đồng sẽ được giải quyết trong vụ án hình sự (trong quá trình xét xử).

     Đó là cách giải quyết đơn giản nhất.
     Các bạn muốn thảo luận sẽ bồi thường DS riêng ngoài VAHS thì sẽ khá phức tạp cho cả người bị hại (kiện tụng lên xuống, chứng cứ chứng minh...Trong khi đó thì gia đình nghèo khó, lại có người vừa qua đời chẳng hạn, hay đang nằm viện mà gia đình thì cứ đi kiện lên kiện xuống cho mất thời gian, tốn tiền mà nhà lại nghèo...), lẫn cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên.

     Thì hỏi thử tách riêng ra để làm gì? Mà cứ phải bàn luận lên xuống thế nhỉ?
    #ffff00;"> Nếu các bạn có thời gian rỗi thì nên vào mấy bài viết chưa phản hồi mà giúp những người cần được tư vấn (trong chủ đề chưa phản hồi)
     Xin được góp ý kiến nhé, mong mọi người thông cảm, mình hay nói thẳng, tính mình nó vậy mà!
     Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #97526   22/04/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Tôi có thắc mắc này vì không hiểu : Tại sao lại là "bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng" ?

    Giữa chị A và anh B có hợp đồng hay không ?

     
    Báo quản trị |  
  • #97531   22/04/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào A. Điều!

    Chẳng có hợp đồng nào ở đây cả anh à, trước đây mình cũng thắc mắc như anh nhưng luật VN dùng thuật ngữ như thế nên cũng chịu thôi. Luật Mỹ gọi là "Tort law" thì rõ nghĩa hơn.

    @nguyencuonglaw

    Nếu khởi kiện dân sự thì hơi khó đấy phải trải qua giai đoạn tuyên bố chị A bị mất năng lực hành vi dân sự.

    Thân.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    ntdieu (22/04/2011)
  • #97545   22/04/2011

    cuongnguyenlaw
    cuongnguyenlaw

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2011
    Tổng số bài viết (52)
    Số điểm: 765
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần




    AH xin trả lời chị về " Thuật ngữ, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng".

    Chính vì các bên không có thỏa thuận trong hợp đồng,
    ( Làm sao chị A Có thể biết trước B gây thiệt hại cho mình mà thỏa thuận bằng hợp đồng.) 

    Chính vì không thể có hợp đồng trong các trường hợp như thế này. Nên pháp luật có chế định ngoài hợp đồng để bảo vệ quyền lợi cho người bị thiệt hại. 

    Anh điều hiểu ý em không? 

    Chào anh ! 
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn cuongnguyenlaw vì bài viết hữu ích
    ntdieu (22/04/2011)
  • #97564   22/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Giao dịch dân sự có hai loại là hợp đồnghành vi pháp lý đơn phương.

    +Hợp đồng thể hiện ý chí của các bên giao kết hợp đồng, hiệu lực của hợp đồng với các bên gần như tuyệt đối. Nếu như một bên vi phạm mà không có thỏa thuận khác, gây thiệt hại cho bên kia thì có trách nhiệm bồi thường một khoản tương ứng với thiệt hại mà bên kia đáng ra đã  không phải chịu nếu như bên kia không vi phạm.

    +CÒn đối với hành vi pháp lý đơn phương, nó đơn giản chỉ thể hiện ý chí của một bên, hành vi của họ gây thiệt hại cho người khác, nên họ có trách nhiệm bồi thường (giống như với việc một bên vi phạm trong hợp đồng phải bồi thường). ĐIều khác biệt đó là như ntdieu nói, không có quan hệ hợp đồng (thỏa thuận, thống nhất ý chí các bên) trong trường hợp này.

    Theo tôi, việc dịch ra thành "bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng" rất dễ hiểu và áp dụng. Bạn Unjustice có nói đến Tort law (luật các hành vi sai), bạn có thể giải thích thêm để mọi người mở rộng kiến thức không :))

    cuongnguyenlaw viết:
    Nhưng bạn có thể giải quyết theo hướng dân sự mà mình đưa ra không? Tại mình thấy vấn đề này cũng hay! Nên đem ra để anh em cùng cho ý kiến! Chúng ta lên diễn đàn là để thảo luận trao đổi kiến thức và kinh nghiệm mà đúng không?

    -Nếu muốn giải quyết thành vụ án dân sự riêng thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với chị A là 2 năm, kể từ ngày chị A bị tai nạn.

    +TH1: Trong trường hợp chị A không qua khỏi, sau khi giải quyết xong vụ án hình sự, người nhà chị A có quyền khởi kiện với tư cách nguyên đơn dân sự, yêu cầu B bồi thường các khoản như chi phí cứu chữa, chi phí mai táng, tiền cấp dưỡng cho người mà người chết có ngĩa vụ cấp dưỡng, một khoản tiền bù đắp về tinh thần cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của chị A (điều 610, BLDS 2005).

    +TH2: Chị A tuy không chết nhưng không có khả năng nhận thức.Giải quyết theo cách Unjustice đã đề cập
    Unjustice viết:
    Nếu khởi kiện dân sự thì hơi khó đấy phải trải qua giai đoạn tuyên bố chị A bị mất năng lực hành vi dân sự.

    Người đại diện hợp pháp của chị A lúc này sẽ tiến hành các thủ tục tố tục dân sự thay cho chị A để yêu cầu bồi thường.

    *Hai trường hợp này là giả định để phân tích thêm như bạn cuongnguyenlawđề nghị.
    Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 22/04/2011 01:13:22 PM

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Im_lawyerx0 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (22/04/2011)
  • #97577   22/04/2011

    cuongnguyenlaw
    cuongnguyenlaw

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2011
    Tổng số bài viết (52)
    Số điểm: 765
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần




    Bạn các cùng nhau đọc lại luật tố tụng dân sự trong trường hợp này thật kỷ 


    Các bạn tham khảo K2 Đ 73 LTTDS

    2. Người đại diện theo pháp luật được quy định trong Bộ luật dân sự là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật.

    Điều 22.BLDS

    1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định.


    Điều 141-- BLDS

     Người đại diện theo pháp luật

    Người đại diện theo pháp luật bao gồm:

    1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

    2. Người giám hộ đối với người được giám hộ;

    3. Người được Toà án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

    4. Người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    5. Chủ hộ gia đình đối với hộ gia đình;

    6. Tổ trưởng tổ hợp tác đối với tổ hợp tác;

    7. Những người khác theo quy định của pháp luật.

    cuongnguyenlaw không thấy quy định cho phép người MẸ có thể đại diện cho chị A viết đơn. 

    Vấn đề cuongnguyenlaw quan tâm là: ai là người ký tên trong đơn khởi kiện bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Quan trọng hơn hết là cơ sở pháp lý? 

    Xin các bạn cho ý kiến ? 




     
    Báo quản trị |  
  • #97591   22/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    cuongnguyenlaw viết:
    Vấn đề cuongnguyenlaw quan tâm là: ai là người ký tên trong đơn khởi kiện bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Quan trọng hơn hết là cơ sở pháp lý?

    Đây là câu trả lời của bạn:
    02/2006/NQ-HĐTP viết:
    I. VỀ CHƯƠNG XII “KHỞI KIỆN VÀ THỤ LÝ VỤ ÁN” CỦA BLTTDS
     
    1. Về Điều 161 của BLTTDS
     

    Khi xét thấy cần khởi kiện vụ án tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, thì cá nhân, cơ quan, tổ chức phải làm đơn khởi kiện theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 164 của BLTTDS và cần phân biệt như sau:
     
    ......................................................................................
     
    1.3. Đối với cá nhân là người chưa thành niên (trừ trường hợp được hướng dẫn tại tiểu mục 1.2 mục 1 này), người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, thì người đại diện hợp pháp của họ (đại diện theo pháp luật) có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó. Đồng thời ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ.


    Chi tiết bạn xem tại Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP, hướng dẫn thi hành quy định tại Phần thứ hai "Thủ tục giải quyết cụ án tại tòa án cấp sơ thẩm" của BLTTDS 2004.

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #97621   22/04/2011
    Được đánh dấu trả lời

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào Im_lawyerx0,

    Thuật ngữ "thiệt hại ngoài hợp đồng" khiến người không am hiểu nghĩ đây là những thiệt hại mà hai bên không có thỏa thuận trong hợp đồng. Tức là phải có hợp đồng.

    Ví dụ bên A mua hàng của bên B, theo hợp đồng mua bán chỉ qui định nếu hàng giao trễ thì bị phạt 1.000.000 đồng/ngày mà không có qui định về chất lượng hàng giao.

    Do B giao hàng không đảm bảo chất lượng A yêu cầu B bồi thường thì khoản bồi thường này có thể hiểu là khoản bồi thường cho thiệt hại không có thỏa thuận trước trong hợp đồng.

    "Thiệt hại ngoài hợp đồng" dễ bị hiểu nhầm theo ý như trên. Thế nhưng theo luật VN, thuật ngữ thiệt hại ngoài hợp đồng không nhằm ám chỉ thiệt hại đó mà nhằm ám chỉ đây là những thiệt hại không phát sinh từ quan hệ hợp đồng.

    Rõ ràng về mặt logic ngôn ngữ học thì thuật ngữ này không được chuẩn nhưng ở VN xài riết thành quen. Chỉ khi làm việc với nước ngoài thì nhớ dùng từ cho chuẩn chứ dịch kiểu "out of contract damage"  thì Tây cũng ngọng chẳng hiểu mình muốn nói gì.

    Còn về Tort law thì cơ bản cũng giống như các qui định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của VN thôi. Dĩ nhiên vẫn có một số khoản bồi thường mang tính đặc thù của quốc gia.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    ntdieu (22/04/2011) QuyetQuyen945 (22/04/2011)
  • #97638   22/04/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Cám ơn Unjustice đã giải đáp rất cặn kẽ.

    Khi đọc câu "thiệt hại ngoài hợp đồng", tôi đã nghĩ rằng phải có "hợp đồng" thì mới có thể có "thiệt hại trong hợp đồng" và "thiệt hại ngoài hợp đồng". Hóa ra không phải như tôi nghĩ 
     
    Báo quản trị |  
  • #97664   22/04/2011

    AuQuangPhuc
    AuQuangPhuc
    Top 100
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2011
    Tổng số bài viết (656)
    Số điểm: 4556
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 183 lần


    Thật ra đây là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Chiếc xe không là nguồn nguy hiểm cao độ nhưng được điều khiển bởi người điều khiển nên trở thành nguồn nguy hiểm cao độ.
    Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 22/04/2011 04:49:48 CH

    Luật sư: Âu Quang Phục

    Nhận tư vấn trọn gói cho Công ty về pháp luật Doanh nghiệp; hợp đồng kinh tế; lao động; quản trị, tái cấu trúc DN ...

     
    Báo quản trị |  
  • #97679   22/04/2011

    cuongnguyenlaw
    cuongnguyenlaw

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2011
    Tổng số bài viết (52)
    Số điểm: 765
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    #0072bc;"> chào bạn#c00000; font-size: 14px;">  #c00000;">Im_lawyerx0 Và bạn#c00000;"> #c00000;">Unjustice#c00000;">

     Trong trường hợp này nếu mình theo hướng dân sự thì cuongnguyenlaw thấy như vầy:

    #c00000;">BƯỚC 1: 
    - Trước hết mình phải nộp đơn yêu cầu tòa án tuyên bố chị A mất năng lực hành vi dân sự. Sau đó chờ quyết định của tòa án sau khi đã thông qua giám định.

    - Sau đó mẹ của chỉ A Sẽ trở thành người giám hộ đượng nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự theo 
    BLDS  K3 Điều 62 Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự 

    #1f497d;">"Trong trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ."

    - Sau đó dùng K2 Điều 141-BLDS -Người đại diện theo pháp luật  
    #1f497d;">    "
    #1f497d;"> Người giám hộ đối với người được giám hộ;"

    ===>  Để Khẳng định mẹ chị A là người đại diện theo pháp luật.
       
    #c00000;">BƯỚC 2: 
    - Rồi sau đó sử dụng tiếp nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP để giải quyết. 

    -
    Tức có nghĩa mẹ chị A ( người đại diện theo pháp luật ). Có quyền ký tên.


    #c00000;">Ý KIẾN CUONGNGUYENLAW :

    -
    Theo cuongnguyenlaw thì như vậy quá ư là phức tạp và mất thời gian, trong khi vụ việc đang mang tính cấp bách. Các bạn có suy nghĩ ra hướng nào khác giải quyết vụ việc nhanh lẹ được không? Bản thân cuongnguyenlaw thì chưa suy nghĩ ra. 

    - cuongnguyenlaw cảm ơn các ý kiến của 02 bạn Unjustice  và Im_lawyerx0,#c00000;"> 


    - Mong các bạn có thể góp ý.


    #cccccc;margin-top: 0px; margin-right: 0px; margin-bottom: 0px; margin-left: 0px; padding-top: 4px; padding-right: 4px; padding-bottom: 4px; padding-left: 4px; background-color: #f4f9fd;">





     
    Báo quản trị |  
  • #97703   22/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    unjustice viết:
    Do B giao hàng không đảm bảo chất lượng A yêu cầu B bồi thường thì khoản bồi thường này có thể hiểu là khoản bồi thường cho thiệt hại không có thỏa thuận trước trong hợp đồng.
    "Thiệt hại ngoài hợp đồng" dễ bị hiểu nhầm theo ý như trên. Thế nhưng theo luật VN, thuật ngữ thiệt hại ngoài hợp đồng không nhằm ám chỉ thiệt hại đó mà nhằm ám chỉ đây là những thiệt hại không phát sinh từ quan hệ hợp đồng.


    Nếu theo mình hiểu thì ý bạn là hiểu rằng "Thiệt hại ngoài hợp đồng" cần phải hiểu rằng là "thiệt hại có thỏa thuận trước trong hợp đồng" mới là đúng ? Nếu vậy thì cũng không phải chính xác. Bởi khi người ta dùng thuật ngữ đó để hướng đến căn cứ phát sinh thiệt hại chứ không phải như ý bạn nói. DO đó, mình nghĩ rằng về ý nghĩa phân biệt giữa bồi thường thiệt hại phát sinh trên cơ sở hợp đồngthiệt hại phát sinh ngoài hợp đồng là chính xác nhưng có thể là do cách sử dụng từ dẫn đến hiểu lầm. Ngay cả mình cũng đã quá dễ dãi trong việc chấp nhận cách dùng từ đó trước khi bạn đặt ra vấn đề này, bởi đúng như bạn nói, với những người chỉ áp dụng nó mà không đuợc học sâu về nó (vì đó không phải chuyên ngành của họ sẽ dẫn đến cách hiểu nhầm như ntd (lỗi này thuộc về những người soạn và viết luật) là ví dụ
    ntd viết:
    Khi đọc câu "thiệt hại ngoài hợp đồng", tôi đã nghĩ rằng phải có "hợp đồng" thì mới có thể có "thiệt hại trong hợp đồng" và "thiệt hại ngoài hợp đồng". Hóa ra không phải như tôi nghĩ

    Vậy theo mình, nếu thay thế cụm từ "bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng" thành "bồi thường thiệt hại do lỗi dân sự" có lẽ sẽ không gây nhầm lẫn !
    Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 22/04/2011 06:46:50 PM Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 22/04/2011 06:43:27 PM

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #97900   23/04/2011

    cuongnguyenlaw
    cuongnguyenlaw

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2011
    Tổng số bài viết (52)
    Số điểm: 765
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    CUONGNGUYENLAW xin có 01 số ý kiến về thuật ngữ " Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng"

    Trách nghiệm bồi thường thiệt hại  ngoài hợp đồng là trách nghiệm dân sự cho nên nó sẽ mang những đặc điểm của trách nghiệm dân sự, ngoài ra nó còn mang những đặc điểm riêng như ( do tính ngoài hợp đồng ).

    • Thứ nhất, Cơ sở phát sinh trách nghiệm không nằm trong hợp đồng mà nằm trong các văn bản quy phạm pháp luật .( Hiếp pháp, luật dân sự, nghị quyết ……)
    • Thứ hai, Quyền và nghĩa vụ được quy định trong văn bản pháp luât (Chứ không do các bên thỏa thuận như trách nhiệm dân sự trong hợp đồng ).
    • Thứ ba, Trách nhiệm này được đặt ra ngay kể khi chủ thể không có lỗi . 

    • Thứ tư, việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng xong sẽ làm chấm dứt ngay quan hệ nghĩa vụ, còn trách nghiệm dân sự trong hợp đồng việc bồi thường xong có nhiều trường hợp quan hệ nghĩa vụ vẫn còn tồn tại .


    Vd: A  có trách nghiệm phải giao hàng cho bên B vào ngày 1/1/2009. Song A không giao hàng đúng hạn. B Có quyền yêu cầu tòa án buộc A chịu phạt cọc số tiền mà B đã đặt cọc và bồi thường thiệt hại ( theo thỏa thuận ban đầu ), song viêc phạt cọc và bồi thường thiệt hại  này ,không làm chấm dứt việc thức hiện nghĩa vụ giao hàng tiếp cho B của A.

    ==> Chính vì  04 đặc điểm này, trách nghiệm này hoàn toàn khác với trách nghiệm phát sinh trong hợp đồng. Vì thế dùng thuật ngữ " Trách nghiệm ngoài hợp đồng" .

    Cập nhật bởi cuongnguyenlaw ngày 23/04/2011 01:25:21 CH Cập nhật bởi cuongnguyenlaw ngày 23/04/2011 01:24:19 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #97972   23/04/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    cuongnguyenlaw viết:

    CUONGNGUYENLAW xin có 01 số ý kiến về thuật ngữ " Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng"

    Trách nghiệm bồi thường thiệt hại  ngoài hợp đồng là trách nghiệm dân sự cho nên nó sẽ mang những đặc điểm của trách nghiệm dân sự, ngoài ra nó còn mang những đặc điểm riêng như ( do tính ngoài hợp đồng ).

    • Thứ nhất, Cơ sở phát sinh trách nghiệm không nằm trong hợp đồng mà nằm trong các văn bản quy phạm pháp luật .( Hiếp pháp, luật dân sự, nghị quyết ……)
    • Thứ hai, Quyền và nghĩa vụ được quy định trong văn bản pháp luât (Chứ không do các bên thỏa thuận như trách nhiệm dân sự trong hợp đồng ).
    • Thứ ba, Trách nhiệm này được đặt ra ngay kể khi chủ thể không có lỗi . 

    • Thứ tư, việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng xong sẽ làm chấm dứt ngay quan hệ nghĩa vụ, còn trách nghiệm dân sự trong hợp đồng việc bồi thường xong có nhiều trường hợp quan hệ nghĩa vụ vẫn còn tồn tại .


    1. Cơ sở phát sinh trách nhiệm phải hành vi gây thiệt hại - có cần lỗi hoặc không tùy theo trường hợp gây thiệt hại chứ.

    2. Chỉ có một số quyền và nghĩa vụ nhất định mới được quy định trong văn bản pháp luật. VD: quyền đòi bồi thường, nghĩa vụ bồi thường. Chứ còn một số quyền và nghĩa vụ khác thì vẫn được thỏa thuận, chỉ khi nào không thỏa thuận được mới áp dụng quyền và nghĩa vụ theo quy định. VD quyền và nghĩa vụ về mức tiền bồi thường, thời hạn bồi thường.

    4. Cái này em ko hiểu lắm. Anh có thể nói trường hợp nào trong dân sự quan hệ nghĩa vụ còn tồn tại được ko.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #97982   23/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần



    Tôi xin có một số ý kiến:

    cuongnguyenlaw viết:
    Thứ nhất, Cơ sở phát sinh trách nghiệm không nằm trong hợp đồng mà nằm trong các văn bản quy phạm pháp luật .( Hiếp pháp, luật dân sự, nghị quyết ……)


    Luật chỉ là khung cơ bản. Khi một bên gây ra lỗi gây ra thiệt hại cho người khác, bên bị thiệt hại và bên gây ra thiệt hại hoàn toàn có thể tự thỏa thuận. Pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên. Chỉ khi các bên không thỏa thuận được, lúc đó mới áp dụng quy định của pháp luật.

    cuongnguyenlaw viết:
    Thứ hai, Quyền và nghĩa vụ được quy định trong văn bản pháp luât (Chứ không do các bên thỏa thuận như trách nhiệm dân sự trong hợp đồng ).

    Cơ sở phát sinh của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (theo tôi gọi là bồi thường thiệt hại do lỗi dân sự sẽ đúng nghĩa hơn và không gây nhầm lẫn). Giữa các bên không có sự tồn tại của quan hệ hợp đồng, vì thế sẽ không phát sinh quyền và nghĩa vụ (một số quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định như các quyền và nghĩa vụ của công dân...), chỉ nên hiểu đơn giản là trách nhiệm dân sự.
    cuongnguyenlaw viết:
    Thứ ba, Trách nhiệm này được đặt ra ngay kể khi chủ thể không có lỗi .

    Phải có lỗi mới đặt ra trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
    cuongnguyenlaw viết:
    Thứ tư, việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng xong sẽ làm chấm dứt ngay quan hệ nghĩa vụ, còn trách nghiệm dân sự trong hợp đồng việc bồi thường xong có nhiều trường hợp quan hệ nghĩa vụ vẫn còn tồn tại .

    Đây không phải quan hệ hợp đồng, do đó sẽ không tồn tại quan hệ nghĩa vụ (tuy nhiên, một số loại nghĩa vụ không phát sinh từ hợp đồng như nghĩa vụ nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng,...).

    Một vài lời trao đổi !
    Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 23/04/2011 06:31:27 CH Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 23/04/2011 06:24:50 CH Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 23/04/2011 05:58:51 CH

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #98007   23/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Im_lawyerx0 viết:


    1.Cơ sở phát sinh của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (theo tôi gọi là bồi thường thiệt hại do lỗi dân sự sẽ đúng nghĩa hơn và không gây nhầm lẫn). Giữa các bên không có sự tồn tại của quan hệ hợp đồng, vì thế sẽ không phát sinh quyền và nghĩa vụ (một số quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định như các quyền và nghĩa vụ của công dân...), chỉ nên hiểu đơn giản là trách nhiệm dân sự.

    2.Đây không phải quan hệ hợp đồng, do đó sẽ không tồn tại quan hệ nghĩa vụ (tuy nhiên, một số loại nghĩa vụ không phát sinh từ hợp đồng như nghĩa vụ nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng,...).

    Một vài lời trao đổi !

    Tôi chỉ xin sửa lại một số lỗi đã vội vàng kết luận do cẩu thả:

    1.Cơ sở phát sinh của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (theo tôi gọi là bồi thường thiệt hại do lỗi dân sự sẽ đúng nghĩa hơn và không gây nhầm lẫn) là hành vi pháp lý đơn phương do một bên gây ra thiệt hại cho người khác, do đó, tương tự như quan hệ hợp đồng cũng phát sinh quyền và nghĩa vụ (bên bị thiệt hại có quyền yêu cầu bồi thường và bên gây thiệt hại có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó) theo quy định của pháp luật.

    2.Trong quan hệ hợp đồng, thông thường bồi thường thiệt hại phát sinh do một bên vi phạm hợp đồng, vi phạm đó có thể dẫn đến kết quả hợp đồng bị hủy và bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại và chịu phạt nếu như hợp đồng quy định. (vd bạn đưa ra tôi thấy không chính xác).
    cuongnguyenlaw viết:
    Vd: A  có trách nghiệm phải giao hàng cho bên B vào ngày 1/1/2009. Song A không giao hàng đúng hạn. B Có quyền yêu cầu tòa án buộc A chịu phạt cọc số tiền mà B đã đặt cọc và bồi thường thiệt hại ( theo thỏa thuận ban đầu ), song viêc phạt cọc và bồi thường thiệt hại  này ,không làm chấm dứt việc thức hiện nghĩa vụ giao hàng tiếp cho B của A.

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #98042   23/04/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Im_lawyerx0 viết:

    Tôi chỉ xin sửa lại một số lỗi đã vội vàng kết luận do cẩu thả:

    1.Cơ sở phát sinh của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (theo tôi gọi là bồi thường thiệt hại do lỗi dân sự sẽ đúng nghĩa hơn và không gây nhầm lẫn) là hành vi pháp lý đơn phương do một bên gây ra thiệt hại cho người khác, do đó, tương tự như quan hệ hợp đồng cũng phát sinh quyền và nghĩa vụ (bên bị thiệt hại có quyền yêu cầu bồi thường và bên gây thiệt hại có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó) theo quy định của pháp luật.


     Trong trường hợp này tôi thấy không chính xác ở chỗ: trong vấn đề này ta đang bàn chuyện tai nại giao thông.

     Việc xảy ra tai nạn không phải là hành vi pháp lý đơn phương, mà nó là #ffff00;">sự biến pháp lý.

     Sự biến pháp lý là #ffff00;">hiện tượng xảy ra ngoài ý thức của con người. Sự biến pháp lý là những sự kiện mà việc xuất hiện của nó theo quy định của pháp luật kéo theo sự hình thành, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật. ( ví dụ vụ tai nạn trên của topic)

     Hành vi pháp lý đơn phương là #ffff00;">sự kiện xảy ra theo ý chí chủ quan của một bên trong giao dịch dân sự (Ví dụ như di chúc)

     Như vậy khẳng định của Mạnh Cường là #ffff00;">không chính xác.
    #ffff00;" />
     Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #98052   23/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    khacduy25 viết:
    Im_lawyerx0 viết:

    Tôi chỉ xin sửa lại một số lỗi đã vội vàng kết luận do cẩu thả:

    1.Cơ sở phát sinh của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (theo tôi gọi là bồi thường thiệt hại do lỗi dân sự sẽ đúng nghĩa hơn và không gây nhầm lẫn) là hành vi pháp lý đơn phương do một bên gây ra thiệt hại cho người khác, do đó, tương tự như quan hệ hợp đồng cũng phát sinh quyền và nghĩa vụ (bên bị thiệt hại có quyền yêu cầu bồi thường và bên gây thiệt hại có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó) theo quy định của pháp luật.


     Trong trường hợp này tôi thấy không chính xác ở chỗ: trong vấn đề này ta đang bàn chuyện tai nại giao thông.

     Việc xảy ra tai nạn không phải là hành vi pháp lý đơn phương, mà nó là #ffff00;">sự biến pháp lý.

     Sự biến pháp lý là #ffff00;">hiện tượng xảy ra ngoài ý thức của con người. Sự biến pháp lý là những sự kiện mà việc xuất hiện của nó theo quy định của pháp luật kéo theo sự hình thành, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật. ( ví dụ vụ tai nạn trên của topic)

     Hành vi pháp lý đơn phương là #ffff00;">sự kiện xảy ra theo ý chí chủ quan của một bên trong giao dịch dân sự (Ví dụ như di chúc)

     Như vậy khẳng định của Mạnh Cường là #ffff00;">không chính xác.
    #ffff00;" />
     Trân trọng!

    Di chúc là một loại của hành vi pháp lý đơn phương, nhưng nó có gây ra thiệt hại ?? Vấn đề mà tôi tôi muốn nói ở đây là những hành vi pháp lý đơn phương  gây ra thiệt hại cho người khác, thì người thực hiện hành vi đó phải bồi thường ! Thực tế, việc bàn luận đã đi xa hơn so với tình huống ban đầu. Vấn đề tập trung thảo luận đã chuyển từ vụ tai nạn sang việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng !
    Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 23/04/2011 08:07:00 CH

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |