Trường hợp này có được làm giấy bãi nại hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #272624 30/06/2013

    noaily

    Sơ sinh

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:27/06/2013
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 130
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 0 lần


    Trường hợp này có được làm giấy bãi nại hay không?

    Có người A dùng xe máy tông vào n B làm n B bi gãy xương mác chân, nay đã băng bột và đang hồi phục bình thường. Còn bên A thì đã bồi thường cho nạn nhân B theo như lời đề nghị của Công an. Sau khi A gây ra thương tích cho B thì bị Công an giam đến nay cũng hơn 1 tháng. Vậy bên B muốn viết giấy bãi nại cho A có được hay không? Và có thể cho em biết trường hợp nào thì giấy bãi nại không có tác dụng. Vậy xin luật sư giải đáp giùm em. Cám ơn đã đọc bài viết của em

    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 30/06/2013 02:20:23 CH bỏ in đậm toàn bài
     
    4714 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #272662   30/06/2013

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Chào bạn!

    Theo như bạn trình bày thì A đã cố ý gây thương tích cho B, chứ không phải là 1 vụ tai nạn giao thông. Vì vậy, A có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 104 Bộ luật hình sự:

    Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của  người khác 

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

    a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

    b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

    c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

    d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    e) Có tổ chức;

    g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

    h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

    i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

    k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì  lý do công vụ của nạn nhân.

    2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật  từ  61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

     4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

    Giấy bãi nại/Đơn rút yêu cầu khởi tố sẽ có giá trị trong trường hợp như sau: Trường hợp Cơ quan điều tra khởi tố theo yêu cầu của người bị hại và trường hợp này người phạm tội vi phạm ở khoản 1 điều 104 Bộ luật hình sự (Căn cứ điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự) thì khi có Đơn xin bãi nại/đơn rút đơn yêu cầu khởi tố của người bị hại thì vụ án được đình chỉ giải quyết.

    Nếu người phạm tội vi phạm ở khoản 2 điều 104 thì Đơn bãi nại/đơn yêu cầu khởi tố chỉ có giá trị là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 46 Bộ luật hình sự.

    Trường hợp này cần phải căn cứ vào mức thương tích (Giấy chứng nhận thương tật - do Cơ quan giám định pháp y có thẩm quyền cung cấp cho Cơ quan điều tra) của người bị hại mới có thể khẳng định được là đơn xin bãi nại/đơn rút yêu cầu khởi tố có trá trị như thế nào như đã phân tích trên.

    Nhưng theo thông thường thì người bị hại gẫy chân, mà người vi phạm sử dụng xe máy gây ra cho người bi hại thì có thể người vi phạm bị truy tố theo khoản 2 điều 104 Bộ luật hình sự, và Giấy bãi nại chỉ là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

    Trân trọng!

     

     

     

    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 30/06/2013 02:39:55 CH

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |