Trách nhiệm hình sự, tội phạm và hình phạt

Chủ đề   RSS   
  • #15685 17/10/2008

    tranglaw

    Lớp 9

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/10/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 12125
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Trách nhiệm hình sự, tội phạm và hình phạt

    Em muốn hỏi về thực trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác hiện nay ở nước ta như thế nào?

    Theo luật hình sự Việt Nam, người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Hãy bình luận về quy định trên và liên hệ với thực xã hội hiện nay.
    Cập nhật bởi BachHoLS ngày 09/11/2010 11:49:19 PM cách dòng
     
    317411 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

55 Trang «<24252627282930>»
Thảo luận
  • #25496   10/12/2008

    thuongluong306
    thuongluong306
    Top 150


    Cao Bằng, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2008
    Tổng số bài viết (644)
    Số điểm: 1670
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    Vụ này có vẻ phức tạp, mong các luật sư ra tay giúp đỡ em nó.
     
    Báo quản trị |  
  • #25497   15/12/2008

    maixuanhuong
    maixuanhuong
    Top 200
    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/07/2008
    Tổng số bài viết (466)
    Số điểm: 2097
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 10 lần


    Vụ này xin nhường các Luật sư trong TP HCM

    Theo tôi bạn qua gặp trực tiếp Luật sư thì hơn, nói qua đây nhỡ có ai bên Viện kiểm sát hay công an biết được thì phiền lắm.
    Bạn thuongluong306 thân mến, nghe tên "traicodon532" của cậu em đó, không chắc có luật sư nào chịu ra tay giúp không nữa.
     
    Báo quản trị |  
  • #25498   02/02/2009

    nhuy102hd
    nhuy102hd

    Sơ sinh

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:02/02/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    anh toi co bi trach nhiem hinh su khong

    Năm 2005,anh trai sinh năm 1983 cưới chị dâu sinh năm 1990 dược 2 bên gia đinh dồng ý .Sau  1năm chung sống 2 ngừơi có 1 bé gái  và 2 người bắt đầu xích mít rôì li thân.Khi chị dâu đủ 18 tuổi thì 2 người có đăng kí kết hôn(dăng kí vào tháng 8 năm 2008)và làm giấy khai sinh cho cháu gái(ngày sinh của bé trong giấy khai sinh là 30 tháng 7 năm 2006).Bây giờ anh trai tôi muốn li hôn như vậy co bi chịu trách nhiệm hình sự không?còn nếu chị dâu tôi cũng thuận tình li hôn thì anh tôi có chịu trách nhiệm hình sự không?Thủ tục li hôn như thế nào?xin tư vấn giúp tôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #25499   03/02/2009

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    THẬT HẾT BIẾT ! GIẬN MÀ.......THƯƠNG !

    Trời ơi, "chú nhóc" này thật khôi hài khi lấy nick là traicodon532 ! Mới 18 tuổi đã lấy vợ, 19 tuổi làm cha và hiện mới chỉ rục rịch thôi vợ mà còn than thở là traicodon, hổng lẻ vừa thôi nôi đã lấy vợ mới là traikhongcodon ? Ngay cái tên nick thôi đã thể hiện chú chàng hiện đã 25 tuổi nhưng vẫn còn "vô tư" lắm, chỉ phải tội ham vui sớm nên làm chồng đã 7 năm và làm cha 6 năm !

    Hừm ! Chú chàng cũng có tìm hiểu Luật pháp đấy chứ, nhưng sao không tìm hiểu trước khi giao cấu với trẻ vị thành niên ? Để rồi thoải mái giao cấu tới nổi gây ra hậu quả nghiêm trọng là bắt cô bé vị thành niên kia phải làm Mẹ con trẻ khi bản thân còn trẻ con ! Thêm 1 tình tiết tăng nặng khác là việc giao cấu này được thực hiện...... nhiều lần, cả năm từ 2002 tới 2003 chứ ít ỏi gì ! Đừng tưởng pháp luật tính thời điểm giao cấu lần đầu là thời điểm cô vợ trẻ con kia sinh con nhé chú nhóc, bởi chắc chú cũng thừa hiểu trước đó ít nhất chín tháng 10 ngày chú đã giao cấu với cô ta rồi, từ đó cho tới năm 2003 ( là năm có thời điểm cô ta đủ 16 tuổi ) chú có bằng chứng gì chứng minh rằng mình chỉ giao cấu..... ít lần với cô vợ trẻ vị thành niên kia không ? Nếu không thì phải chịu thêm tình tiết tăng nặng như tôi vừa nói nhé.
    Trong các Bằng chứng của tội giao cấu với người chưa đủ 16 tuổi của chú chàng hiện có 1 chứng cứ vô cùng sinh động : đứa con 6 tuổi ! Vì vậy, bất cứ lúc nào tội của chú cũng có thể bị phát hiện : có thể do người vợ tố cáo, do chính bản thân chú chàng có việc gì đó kiện tụng vợ, do đứa con sau này có việc gì đó mà cơ quan chức năng lần ra "lý lịch" tía của nó ! Thậm chí 1 người trong họ hay hàng xóm gì đó biết chuyện, khi xích mích với chú chàng họ đâm đơn tố cáo...........

    Kết luận : sớm hay muộn tội giao cấu với người chưa đủ 16 tuổi có tình tiết tăng nặng ( giao cấu nhiều lần và làm nạn nhân có thai ) của chú chàng cũng bị pháp luật trừng trị. Những thủ thuật mà chú chàng định thi thố như chỉ yêu cầu ly hôn, không yêu cầu chia tài sản chung hay giành quyền nuôi con không thể "che mắt" Toà trong việc phát hiện ra tội này chú nhóc nhé.
    Bởi sự giao cấu của chú chàng có sự đồng thuận của cô vợ chưa đủ 16 tuổi nên theo tôi Luật pháp sẽ vận dụng qui định tại điều 114 bộ luật hình sự để trừng trị, với tình tiết làm nạn nhân có thai thì điểm b khoản 2 điều 114 qui định phạt tù từ 7 tới 15 năm, còn tình tiết giao cấu nhiều lần thì điểm b khoản 3 điều 114 qui định phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân ! Như vậy, tổng hợp lại, tội của chú chàng chí ít cũng phải bóc lịch khoản 10 cuốn ! Thôi thì vào cái lúc mà đa số nam thanh niên đều là traicodon đúng nghĩa, riêng chú chàng đã được "no xôi chán chè" thì phải có lúc chú ta là traicodon đúng nghĩa giữa 4 bức tường lạnh chứ !

    Đây là bài học đắt giá cho những trai nào ham vui quá đà, bất chấp pháp luật ! Hối thì muộn rồi phải không traicodon532 ? Thử làm lành với vợ, yêu thương cô ta hết mực, đừng bao giờ để cô ta phải lôi mình ra pháp luật. Đồng thời sống tốt với nội, ngoại hai bên cũng như hàng xóm láng giềng để không ai nỡ tố cáo mình, biết đâu sự việc sẽ không tới chổ xấu nhất, con trai ạ !

     
    Báo quản trị |  
  • #25500   12/02/2009

    lawyerbuithanhbinh
    lawyerbuithanhbinh

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào bạn traicodon532!

    Minh trao đổi với bạn thế này:

    "Điều 115. Tội giao cấu với trẻ em

    1. Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ mười ba tuổi đến dưới mười sáu tuổi, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
    a) Phạm tội nhiều lần;
    b) Đối với nhiều người;
    c) Có tính chất loạn luân;
    d) Làm nạn nhân có thai;
    đ) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
    a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;
    b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội."

    Trường hợp này tuổi của bạn tính theo năm, đến năm 2002 bạn đã 19 tuổi, còn tính theo ngày chưa biết chừng bạn đã bước sang tuổi 20. Còn tuổi của vợ bạn, nếu tính theo năm vợ bạn đã 16 tuổi, nếu tính theo ngày có thể cô ấy chưa đủ 16, nhưng cũng có khi đã bước sang tuổi 17.
    Theo bạn, lúc sống chung cô ấy chưa đủ 16. 
    Giả định: cô ấy có thai khi chưa đủ 16 tuổi, bạn phải chịu trách nhiệm về những lần giao cấu khi cô ấy chưa đủ 16 tuổi và làm nạn nhân có thai. Hình phạt cao nhất là 10 năm tù.
    Theo BLHS, những yếu tố định khung không được coi là tình tiết tăng nặng. Do vậy bạn ko bị áp dụng các tình tiết tăng nặng trong trường hợp này!
    Trường hợp này là tôi phạm rất nghiêm trọng, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 15 năm. Bạn ko nên lo lắng là nó sẽ theo bạn suốt đời!
    Ly hôn là do hai bên, toà ko điều tra kĩ đâu. Để "về đích" bạn cần xem kĩ lại tuổi của vợ bạn và con bạn (theo tôi chưa chắc con bạn đã có giấy khai sinh), thái độ của vợ bạn và gia đình vợ bạn, để tìm được hướng giải quyết phù hợp!
    Ko thể và có thể! From:lawyerbuithanhbinh@yahoo.com!

     
    Báo quản trị |  
  • #28533   13/12/2008

    ROM5
    ROM5

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/11/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    trẻ em học lớp 3 hoặc lớp5 đánh người gây chết người có phải chịu trách nhiệm trước pháp luật không?

    trẻ em học lớp 3 hoặc lớp5 đánh người gây chết người có phải chịu trách nhiệm trước pháp luật không?
    bao nhiêu tuổi thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật  về những hành vi mình gây ra?
    xin cám ơn!
     
    Báo quản trị |  
  • #28534   19/11/2008

    nguyenquan78
    nguyenquan78
    Top 500
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2008
    Tổng số bài viết (142)
    Số điểm: 2879
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 13 lần


    bao nhiêu tuổi thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi mình gây ra?

    Người từ đủ 16t trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm
    Người từ đủ 14t trở lên nhưng chưa đủ 16t phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (Điều 12 BLHS)

    Mới học lớp 3, lớp 5 nếu tuổi không đủ theo quy định của BLHS thì không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
     
    Báo quản trị |  
  • #28535   03/12/2008

    anh_tuan351
    anh_tuan351
    Top 500
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/09/2008
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 1403
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    nguyenquan78 viết:
    Người từ đủ 16t trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm
    Người từ đủ 14t trở lên nhưng chưa đủ 16t phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (Điều 12 BLHS)

    Mới học lớp 3, lớp 5 nếu tuổi không đủ theo quy định của BLHS thì không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

    Nếu con nhà người ta học bổ túc văn hoá thì sao bạn
     
    Báo quản trị |  
  • #28522   20/11/2008

    lovetiger85
    lovetiger85

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tội Trộm cắp tài sản 60 triệu đồng (60,000,000)

    Do nãy sinh lòng tham, tôi đã trộm của đồng nghiệp 60 triệu đồng.Hiện tôi  được thông báo có quyết định khởi tố và đang được cho tại ngoại chờ ngày ra tòa.
    tôi đã nộp lại toàn bộ sồ tiền trên cho cơ quan công an ngay trong ngày xảy ra vụ việc.
    đồng nghiệp tôi đã làm giấy bãi nại gởi cơ quan điều tra
    giám đốc tôi đã làm giấy bảo lãnh gởi cơ quan công an
    số tiền trên đã được cơ quan công an trả lại cho đồng nghiệp tôi.
    tôi chưa có tiền án tiền xự
    mới phạm tội lần đầu
    đã thành thật ăn năn hối lỗi. mong quý luật sư tư vấn cho toi biết trường hợp của tôi tòa sẽ xử như thế nào. Luật sư có thể bào chữa làm cho tội của toi giảm nhẹ nhất là như thế nào không. xin tư vấn cho tôi biết. chân thành cảm ơn

     
    Báo quản trị |  
  • #28523   17/11/2008

    lawyerhien
    lawyerhien
    Top 150
    Lớp 6

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (517)
    Số điểm: 7457
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 38 lần


    Tội Trộm cắp tài sản 60 triệu đồng (60,000,000)

    Bạn trộm cắp của đồng nghiệp 60 triệu đồng nên sẽ bị áp dụng điểm e khỏan 2 Điều 138 BLHS với khung hình phạt tù từ năm đến bảy năm tù.
    Bạn sẽ được hưởng tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm b, p khoản 1; khoản 2 Điều 46 BLHS.
    Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại khỏan 1 Điều 46 BLHS bạn sẽ được chuyển xuống khung hình phạt nhẹ hơn liền kề (Điều 47).
    Nếu bạn bị áp dụng hình phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của bạn Hội đồng xét xử có thể xem xét cho bạn hưởng án treo.
    Trên đây là nhận định của tôi dựa trên những thông tin bạn cung cấp.
    Chúc bạn may mắn

    Luật s­ư L­ưu Thị Thu Hiền

    Tr­ưởng VP Luật s­ư Hiền và Liên danh

    374 Phan Bội Châu - Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk.

     
    Báo quản trị |  
  • #28524   19/11/2008

    lovetiger85
    lovetiger85

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    xin cảm ơn luật sư rất nhiều.
     
    Báo quản trị |  
  • #15982   10/06/2009

    trungkienbach
    trungkienbach

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thế nào là phản công (tấn công) tự vệ chính đáng?

    Một người tấn công trước, tôi tấn công lại người đó bị thương hoặc chết thì sẽ bị xử lý như thế nào? Người đó có cầm vũ khí.


     
    Báo quản trị |  
  • #15983   13/11/2008

    trathainguyen
    trathainguyen
    Top 500
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/09/2008
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 989
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 10 lần


    RE: phòng vệ chính đáng

    Để xác định việc xử lý đối với hành vi của bạn thì cần phải xét bạn có thuộc trường hợp phòng vệ chính đáng (PVCD)không?
    Theo quy định tại điều 15 BLHS :"PVCD là hành vi của một người vì bảo vệ lợi ích của nhà nước, của tổ chức xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.PVCD không phải là tội phạm".
    Bạn sẽ không bị xử lý hình sự nếu sự chống trả của bạn la PVCD, còn nếu k bạn sẽ phạm vào tội "giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng" (điều 96), hoặc tội "tội cố ý gây thương tích  hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nguoi khác do vượt quá giới hạn của PVCD" (Điều 106)
    Để xét hành vi phòng vệ của bạn có phải là PVCD hay k thì cần phải có những điều kiện sau:
    - Hành vi tấn công là hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc lợi ích hợp pháp khác của bạn
    - Hành vi xâm phạm lợi ích đó phải đang diễn ra trên thực tế, phải có thật chứ k phải suy đoán tưởng tượng.
    - Hành vi phòng vệ của bạn phải ở mức độ cần thiết.Được hiểu là mức độ vừa đủ mạnh,loại trừ được mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công.Điều đó phụ thuộc vào hoàn cảnh và tương quan lực lượng .Bạn có thể xâm hại đến sức khỏe tính mạng của người tấn công, miễn rằng trong điều kiện tương quan lực lượng và hoàn cảnh cụ thể ấy cho thấy đây là mức thiệt hại vừa đủ sức mạnh để loại trừ được hành vi nguy hiểm của người đang tấn công bạn.

    http://www.sungroup.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #15984   13/11/2008

    thuongluong306
    thuongluong306
    Top 150


    Cao Bằng, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2008
    Tổng số bài viết (644)
    Số điểm: 1670
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    Chào bạn

    Hành vi tấn công là hành vi dùng vũ lực (có thể bằng chân, tay, hoặc bằng hung khí nguy hiểm như: gậy guộc, cuốc, sẻng..hoặc bằng vũ khí: súng đạn ..) nhằm tước đoạt tính mạng hoặc gậy tổn hại sức khoẻ cho người khác ( hoặc các lợi ích vật chất).
    - Phản công (hay còn gọi là hành vi tự vệ) là phán kháng lại hành vi tấn công để tự bảo vệ mình hoặc người khác, bảo vệ lợi ích của Nhà nước để không vị hành vi tấn công xâm hại (bảo vệ chính đáng và phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công)
    - Nếu hành vi phản công vượt qua mức cần thiết so với hành vi tấn công thì sẽ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại do hành vi phòng vệ vượt quá mức cần thiết
    - Trường hợp bạn nêu nên phân biệt vũ khí hay hung khí? nếu người đó chỉ cầm gậy  tấn công bạn nhằm tước đoạt sinh mạng của bạn và bạn cầm gậy chống trả, người tấn công bị thương hoặc chết- bạn không bị truy cữu vì bạn phòng vệ chính đáng, nhưng nếu hành vi tấn công đã kết thúc không còn nguy hiểm nữa mà bạn tấn công lại thì không còn là phòng vệ nữa - mà người tấn công lại là bạn
    - nếu người đó chỉ tấn công bạn bằng chân tay mà bạn lại dùng gậy tấn công lại  người đó bị thương hoặc chết  thì bạn sẽ bị truy cữu TNHS ( ở đây cũng tuỳ Trường hợp: nếu người tấn công chỉ bằng chân tay, nhưng lại 'to xác' và có thể tước đoạt sinh mạng của kẻ "nhỏ con' thì hành vi dùng gậy phản công lại cũng được coi là phòng vệ chính đáng)
    - Nếu một hành vi bị coi là vượt quá phòng vệ chính đáng nếu người đó chết hoặc bị thương thì có thể bị truy cữu về tội được quy định tại điều 96 hoặc 106 BLHS.
     *Riêng tội này để xác định chính xác phải tuỳ từng tình huống cụ thể, phân tích cặn kẽ mới có thể xác định chính xác được.
     
    Báo quản trị |  
  • #15985   14/01/2009

    nguyenhoang11
    nguyenhoang11

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:14/01/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    vậy nếu vào buổi đêm, tôi phát hiện ra trong nhà mình có kẻ đột nhập.Về trực quan, người này có vóc dáng to hơn tôi. Nếu trong tay tôi có 1 thứ dụng cụ rất phổ biến như : dao gọt hoa quả, búa đóng đinh, mỏ lết, ... và tôi tấn công đối tượng này khiến hắn chấn thương, vô bệnh viện hoặc hơn thế là chết thì tôi sẽ bị xử thế nào ? giả dụ trong trường hợp này, nếu tôi không tấn công hắn sớm, nguy cơ tôi bị hắn khống chế là rất cao, tôi không có võ gì cả.

    theo ý của bạn Thuongluong thì nếu như kẻ đột nhập cầm vũ khí là 1 chiếc xi-lanh có dính máu nhiễm HIV, so sánh tương quan thì rõ ràng đây ko thể là 1 thứ vũ khí, và nếu tôi dùng bất kì thứ gì cũng đều là vi phạm luật tự vệ do vũ khí của tôi chắc chắn sẽ to hơn bơm kim tiêm , nhưng xét về nguy hiểm thì tất nhiên kim tiêm nguy hiểm hơn , vậy trường hợp này, nếu tôi đánh cho đối tượng ngất xỉu hoặc không còn khả năng tấn công lại, rất có thể hắn mất máu đến chết thì tôi bị xử thế nào ?
     
    Báo quản trị |  
  • #15986   23/01/2009

    tuongtri
    tuongtri

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2008
    Tổng số bài viết (94)
    Số điểm: 649
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 20 lần


    Các nhà làm luật của ta đã tước mất quyền tự vệ của người dân.

    Không hiểu các nhà làm luật của ta muốn đạt mục đích gì khi qui định viên đá hay cây gậy cũng là vũ khí nguy hiểm khi người dân dùng những vật này làm công cụ tự vệ? Quan chức của ta có bao giờ bị côn đồ tấn công hay không? Còn thường dân thấp cổ, bé họng luôn là miếng mồi ngon của bọn côn đồ. Trong khi nghành công an chưa đủ lực và nhiệt huyết để bảo vệ cuộc sống bình yên của người dân mà những nhà làm luật của ta vô tình đã tiếp tay cho những tên tội phạm biết lợi dụng khe hở của pháp luật bằng cách qui định viên đá hay cây gậy là vũ khí nguy hiểm.Người dân được quyền sử dụng cái gì để tự vệ đây? Không lẽ lúc nào người dân cũng phải sắm sẵn những vật được dùng để tự vệ đem theo kè kè bên mình? Có ai muốn bị tấn công mà để được phòng vệ chính đáng không? Khi bị tấn công thì bản năng sinh tồn trỗi dậy thì có mấy ai đủ tỉnh táo để phòng vệ chính đáng? Tốt hơn hết thì những nhà làm luật nên quy định nguyên tắc ứng xử "Ai gây sự phải chấp nhận thiệt thòi". Đây mới là đạo lý công bằng khi xây dựng pháp luật.

    Ước gì những kẻ ngồi trên cao biết nhìn xuống.

     
    Báo quản trị |  
  • #15987   02/02/2009

    thuongluong306
    thuongluong306
    Top 150


    Cao Bằng, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2008
    Tổng số bài viết (644)
    Số điểm: 1670
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    Chào nguyenhoang11 và tuongtri

    Topic nay được đưa lên diễn đàn khá lâu, nhưng tính "thời sự" và những "buồn phiền" vì nó vẫn còn nóng hổi và có tính thảo luận rất hay.
     Nguyenhoang11 thắc mắc về cái "kim tiêm' cũng đúng, nhưng khổ nỗi không phải là cầm kim tiêm là biết ngay kim tiêm có HIV hay không? Tuy nhiên theo tôi HIV là một căn bệnh nguy hiểm vô phương cứu chữa, vì vậy dù kim tiêm tuy nhỏ nhưng nếu có chữa virut HIV thì mức độ nguy hiểm lại rất cao. Nếu Người nào dùng kim tiêm để tấn công người khác (có thể chữa hoặc không chữa virut HIV) nhưng để phòng xa, thì người bị tấn công có quyền phản kháng nhằm vô hiệu hoá hành vi tấn công để bảo vệ mình. Có thể dùng các công cụ khác để phản kháng mà không bị coi là "không tương xứng".
      Tuy nhiên vẫn còn một điều cần phải lưu ý và gây khó đó là: cầm kim tiêm, không có nghĩa là đã có hành vi tấn công và vì vậy không có nghĩa thấy cầm kim tiêm là mình có thể tấn công
      Vì vậy theo tôi "tránh voi chẳng xấu mặt nào" 36 chước, chước chuồn là thượng sách.

     
    Báo quản trị |  
  • #15988   02/02/2009

    thuongluong306
    thuongluong306
    Top 150


    Cao Bằng, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2008
    Tổng số bài viết (644)
    Số điểm: 1670
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    Còn Tuongtri viết: 'Không hiểu các nhà làm luật của ta muốn đạt mục đích gì khi qui định viên đá hay cây gậy cũng là vũ khí nguy hiểm khi người dân dùng những vật này làm công cụ tự vệ? Quan chức của ta có bao giờ bị côn đồ tấn công hay không? Còn thường dân thấp cổ, bé họng luôn là miếng mồi ngon của bọn côn đồ. Trong khi nghành công an chưa đủ lực và nhiệt huyết để bảo vệ cuộc sống bình yên của người dân mà những nhà làm luật của ta vô tình đã tiếp tay cho những tên tội phạm biết lợi dụng khe hở của pháp luật bằng cách qui định viên đá hay cây gậy là vũ khí nguy hiểm.Người dân được quyền sử dụng cái gì để tự vệ đây? Không lẽ lúc nào người dân cũng phải sắm sẵn những vật được dùng để tự vệ đem theo kè kè bên mình? Có ai muốn bị tấn công mà để được phòng vệ chính đáng không? Khi bị tấn công thì bản năng sinh tồn trỗi dậy thì có mấy ai đủ tỉnh táo để phòng vệ chính đáng? Tốt hơn hết thì những nhà làm luật nên quy định nguyên tắc ứng xử". Đây mới là đạo lý công bằng khi xây dựng pháp luật.' 

     
    Thưa bạn, khi một Bộ luật, một điều luật được ban hành các nhà làm luật đã phải nghiên cứu kỹ càng, thảo luận, tham khảo, lấy ý kiến.... Vì vậy không hề có tính luật ban hành theo chủ quan của người làm luật, mà điều luật phải phải phù hợp với chính sách, điều kiện kính tế, chính trị, xã hội của đất nước.
    Tuy nhiên khi thi hành luật, các cơ quan chức năng vì lý do này, lý do nọ đã không thực hiện đúng  tinh thần của luật pháp.
      Tôi có lấy vị dụ có thật như thế này: Trước tết có một ông chủ xưởng gỗ nhỏ do nợ nần, nên bị người ta đưa người đến hành hung, ông này đã gọi điện cầu cữu người bạn làm ở cảnh sát 113, nhưng người bạn này đã không có hành động giúp đỡ mà còn nói " hôm nay 27 họ nghỉ tết hết rồi". Đấy, làm gì có chuyện ngày 27 mà cảnh sát 113 nghỉ tết hết, khi có tin báo có thể có hành vi tội phạm mà không hành động? và ông này sau đó đã bị tấn công.
      Nếu giả sự ông này có súng và đem ra "tự vệ" thì án mạng có thể đã say ra
    Nếu xây dựng luật theo tinh thần  đây có vẻ giống bên tư bản?
     Ở ta cũng có tình huống đánh hội đồng ở các thôn bản khi có hành vi trộm cắp và kẻ trộm một con gà có thể đánh đổi cả tính mạng? Như vậy có thể chấp nhận không?
     Nếu "Ai gây sự phải chấp nhận thiệt thòi" thì xã hội ngày không biết bao nhiêu người đi viện nhỉ? bao nhiều tội phạm sẽ tăng lên bạn nhỉ?
     Thân mến

     
    Báo quản trị |  
  • #15989   02/02/2009

    tuongtri
    tuongtri

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2008
    Tổng số bài viết (94)
    Số điểm: 649
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 20 lần


    Điều hay lẽ phải cũng phân biệt ý thức hệ hay sao?

    Điều hay lẽ phải là tài sản chung của nhân loại. Bắt chước điều hay lẽ phải là đạo lý căn bản để làm một con người bình thường. Bạn thuongluong306 hơi lạc đề về đề tài PVCĐ nên tôi lạc đề theo một tí nhé. Bạn cho rằng nguyên tắc ứng xử "Ai gây sự phải chấp nhận thiệt thòi" là có vẻ giống tư bản? Điều quan trọng là bạn phải xác định nguyên tắc đó có công bằng hay không mới quan trọng. Nếu nguyên tắc đó công bằng thì cho dù nguyên tắc đó là của ai đi chăng nữa chúng ta vẫn có quyền áp dụng vì có ai cấm ta áp dụng nguyên tắc đó đâu. Bạn có lẽ quá hiểu một thực tế là đâu phải cái gì của tư bản đều xấu và cái gì của XHCN đều tốt.
    Đừng sợ bắt chước những cái hay của nhân loại mới là đạo đức của người có học. Người ta đã nghiên cứu và cho ta sử dụng "chùa" không trả phí thì đừng ngại nó giống tư bản. Thực tế VN đã có quá nhiều bài học đau xót vì không chịu làm giống như tư bản.
    Nói tới chuyện đánh hội đồng của bạn nhé. Một người ăn cắp gà thì người đó chỉ gây sự với người bị mất gà. Những người hùa theo thì rõ ràng đã phạm tội cố ý gây thương tích rồi đâu có dính dáng tới nguyên tắc 'Ai gây sự phải chấp nhận thiệt thòi"? Điều quan trọng là người gây sự phải chấp nhận thiệt thòi ở mức độ nào mà thôi.
    Bạn chắc chắn là một cán bộ nên chưa biết mùi bị bắt nạt là gì. Phàm là kẻ côn đồ thì họ đâu còn nhân tính? Những tên côn đồ luôn là những kẻ mạnh. Chúng lấy việc gây đau thương cho người khác làm lẽ sống thì thử hỏi bạn muốn chuồn nhưng có chuồn được không. Bạn thấy voi từ xa thì bạn còn tránh được. Nếu voi bước nhẹ nhàng tới sau lưng bạn thì bạn có tránh kịp không? Lúc đó bản năng sinh tồn của bạn trỗi dậy thì liệu bạn có kịp suy nghĩ voi là loài thú quý hiếm cần được bảo vệ không? Hay là bạn sẽ vớ được cái gì là chơi cái đó bất kể mày là loại thú gì tính sau.
    Tôi nghĩ rằng nếu nguyên tắc trên được áp dụng khi xây dựng pháp luật sẽ làm cho bệnh viện bớt đi chuyện cấp cứu nạn nhân bị gây thương tích vì một lý do đơn giản "Ai gây sự phải chấp nhận thiệt thòi". Do đó ai dại quá mới đi gây sự???

    Ước gì những kẻ ngồi trên cao biết nhìn xuống.

     
    Báo quản trị |  
  • #15990   03/02/2009

    thuongluong306
    thuongluong306
    Top 150


    Cao Bằng, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2008
    Tổng số bài viết (644)
    Số điểm: 1670
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    Hay, rất hay

    Chào Bạn Tương Tri  bạn lập luận rất hay, chỉ có điều đó là một suy nghĩ quá đơn giản, tuy rằng không sai.
      Bạn nói đúng, để phát triển như ngày hôm nay, đất nước chúng ta đã trai qua bao đau thương của chiến tranh, súng đạn. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước Đảng, nhà nước, chính phủ và nhân dân đều chung sức, cố gắng xây dựng một đất nước hoà bình, giàu mạnh, tuy nhiên cũng đã không tránh khỏi những sai lầm và đã dần được khắc phục, có một câu danh ngôn nói "bản chất của con người là sai lầm" mà.
      Bạn nói điều hay lẽ phải thì phải học, đúng, điều này trong các văn kiện  Đại Hội Đảng đều ghi " chắt lọc tinh hoa của nhân loại để áp dụng vào phát triển, phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội VN". Học hỏi nhưng phải "chắt lọc" không phải cái gì đúng với họ, thì cũng đúng với mình, chúng ta học hỏi về khoa học, kỹ thuật..... học nhiều thứ lắm, nhưng vẫn phải "giữ gìn văn hoá bản sắc dân tộc".
       Hoa Kỳ, đất nước phát triển nhất thế giới, đầu tư an ninh mạnh nhất thế giới, nhưng tình trạng phạm tội cũng nhiều, các vụ cầm súng xả đạn vào các trẻ em ở các trường học mà có lẽ các bạn đã đọc trên báo. Điều đó cho thấy tình hình quản lý và sử dụng súng ở Mỹ không ổn lắm? có thể áp dụng vào Vn không?
     Phòng vệ chính đáng là một chế định được ghi trong BLHS VN nhằm bảo vệ lợi ích của các công dân và các lợi ích khác của các tổ chức, của nhà nước khi bị xâm phạm trái pháp luật. Nhưng không vì thế tất cả các trường hợp phòng vệ đều hợp pháp, nếu không có quy định cụ thể và chặt chẽ thì đây sẽ là một chế định trở thành con dao 2 lưới, tiếp tay cho những kẻ lợi dụng và tạo đà cho tội phạm phát triển mà thôi.

     
    Báo quản trị |  

Chủ đề đã khép lại!