Thủ tục đơn phương xin ly hôn

Chủ đề   RSS   
  • #5219 01/12/2009

    rubynew

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/07/2009
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 1355
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 10 lần


    Thủ tục đơn phương xin ly hôn

    Tôi lập gia đình với chồng được gần 2 năm, và có một đứa con trai 8 tháng tuổi.Nhưng do đời sống gia đình không được hạnh phúc, vợ chồng thường xuyên bất đồng quan điểm dẫn đến gây gỗ. Nay tôi muốn được đơn phương xin ly hôn với anh có được không?

    Từ lúc kết hôn hộ khẩu của tôi vẫn ở nhà mẹ tôi Q.3, còn anh thì lúc trước ở Q.1 nên chúng tôi đăng ký kết hôn ở Q.1 nhưng nay anh đã chuyển hộ khẩu về huyện Hóc Môn, vậy cho hỏi khi đưa đơn xin ly hôn tôi phải đưa ở đâu mới hợp pháp.

    Và cho hỏi khi ly hôn quyền lợi của tôi và con tôi có được gì không? ai được quyền nuôi con.

    Kính nhờ luật sư tư vấn giúp tôi, xin chân thành cám ơn.

     
    165178 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

6 Trang <123456>
Thảo luận
  • #239042   12/01/2013

    Chip_chip
    Chip_chip

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/01/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Cảm ơn chị! vạy tôi có th  nôp đơn ly hôn về tòa án Thái Bình để giải quyết được không chị? va thủ tục hết bao lâu thì giải quyết ly hôn được ạ? 

     
    Báo quản trị |  
  • #263922   24/05/2013

    bongbebong7213
    bongbebong7213

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/05/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cháu chào các Bác. Cháu phiền các bác tư vấn giúp cháu. Cháu sinh năm 1992. Hiện nay cháu vẫn là sinh viên. Cháu đã kết hôn được 1 năm và đã có 1 đứa con đến nay được 4 tháng tuổi. từ khi kết hôn đến nay 2 vợ chồng cháu luôn xảy ra mâu thuẫn, bất đồng quan điểm sống, chồng cháu lại rất hay uống rượu, nhiều lần say đã chửi mắng cháu rất nhiều. Cháu muốn hỏi các bác nếu cháu ly hôn thì cháu có quyền được nuôi con không. vì cháu vẫn là sinh viên chưa đi làm nên không có kinh tế. nhưng bố mẹ đẻ cháu có khả năng nuôi được cả cháu và con của cháu. Cháu sợ nhà chồng và chồng cháu sẽ cướp con về nuôi.Cháu rất muốn ly hôn nhưng chỉ băn khoăn về đứa con. cháu rất mong nhận được câu trả lời của các bác. cháu xin cảm ơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #264034   24/05/2013

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    bongbebong7213 viết:

    Cháu chào các Bác. Cháu phiền các bác tư vấn giúp cháu. Cháu sinh năm 1992. Hiện nay cháu vẫn là sinh viên. Cháu đã kết hôn được 1 năm và đã có 1 đứa con đến nay được 4 tháng tuổi. từ khi kết hôn đến nay 2 vợ chồng cháu luôn xảy ra mâu thuẫn, bất đồng quan điểm sống, chồng cháu lại rất hay uống rượu, nhiều lần say đã chửi mắng cháu rất nhiều. Cháu muốn hỏi các bác nếu cháu ly hôn thì cháu có quyền được nuôi con không. vì cháu vẫn là sinh viên chưa đi làm nên không có kinh tế. nhưng bố mẹ đẻ cháu có khả năng nuôi được cả cháu và con của cháu. Cháu sợ nhà chồng và chồng cháu sẽ cướp con về nuôi.Cháu rất muốn ly hôn nhưng chỉ băn khoăn về đứa con. cháu rất mong nhận được câu trả lời của các bác. cháu xin cảm ơn.

    Chào bạn!

    Con của bạn mới 4 tháng tuổi, bạn có quyền ly hôn, về nguyên tắc, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ nuôi nếu các bên không có thỏa thuận khác. Với thông tin cuộc sống, sinh hoạt của bạn thì Tòa án sẽ xem xét giao con cho bạn nuôi.

    Căn cứ quy định tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2000

     

    Điều 85. Quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn

    1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn.

    2. Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn.

     

    Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    2. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #271315   24/06/2013

    leanhthu
    leanhthu
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2008
    Tổng số bài viết (1840)
    Số điểm: 18030
    Cảm ơn: 654
    Được cảm ơn 1146 lần


    Chào bạn ! Trường hợp của bạn tôi tư vấn như sau:

    Từ lúc kết hôn hộ khẩu của tôi vẫn ở nhà mẹ tôi Q.3, còn anh thì lúc trước ở Q.1 nên chúng tôi đăng ký kết hôn ở Q.1 nhưng nay anh đã chuyển hộ khẩu về huyện Hóc Môn, vậy cho hỏi khi đưa đơn xin ly hôn tôi phải đưa ở đâu mới hợp pháp.

    Trường hợp trên khi bạn nộp Đơn xin ly hôn bạn phải nộp tại Tòa án nhân dân huyện Hóc Môn theo quy định tại ĐIều 35 Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi bổ sụng năm 2011 như sau:

    “Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

    1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

    a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

    b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

    c) Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản.

    2. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

    a) Tòa án nơi người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

    b) Tòa án nơi người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm vắng mặt tại nơi cư trú, bị yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc là đã chết có nơi cư trú cuối cùng có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó, yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết;

    c) Tòa án đã ra quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích hoặc là đã chết;

    d) Tòa án nơi người phải thi hành bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài cư trú, làm việc, nếu người phải thi hành án là cá nhân hoặc nơi người phải thi hành án có trụ sở, nếu người phải thi hành án là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài;

    đ) Tòa án nơi người gửi đơn cư trú, làm việc, nếu người gửi đơn là cá nhân hoặc nơi người gửi đơn có trụ sở, nếu người gửi đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam;

    e) Tòa án nơi người phải thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài cư trú, làm việc, nếu người phải thi hành là cá nhân hoặc nơi người phải thi hành có trụ sở, nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài;

    g) Tòa án nơi việc đăng ký kết hôn trái pháp luật được thực hiện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật;

    h) Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;

    i) Tòa án nơi một trong các bên thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn;

    k) Tòa án nơi cha hoặc mẹ của con chưa thành niên cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn;

    l) Tòa án nơi cha, mẹ nuôi hoặc con nuôi cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi;

    m) Tòa án nơi Phòng công chứng, Văn phòng công chứng đã thực hiện việc công chứng có trụ sở có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu;

    n) Tòa án nơi Cơ quan thi hành án có thẩm quyền thi hành án có trụ sở hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung để thi hành án theo quy định của pháp luật;

    o) Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ giải quyết các yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết các vụ tranh chấp được thực hiện theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại.”

    Trân trọng!

     

     

    Để được giải đáp mọi thắc mắc vui lòng liên hệ, LS. Lê Văn Thư - SĐT: 0977184216 ; Công ty Luật TNHH Thành Thái

    Trụ sở: Tổ 13, Phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

    Tel: SĐT 0977184216, Email: luatthanhthai@gmail.com; facebook: https://www.facebook.com/luatthanhthai.vn/; skype: leanhthu307

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
  • #280079   08/08/2013

    anhchangbian
    anhchangbian

    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:08/08/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    tôi đã đăng ký kết hôn nhưng chưa tổ chức cưới với chông tôi.vê pháp luật tôi đã có chông và đã kết hôn nhưng tôi không thể chung sống với chông tôi.nay tôi muôn xin ly hôn.tôi phải lam những thủ tục gỉ?nếu chồng tôi không ký vào đơn ly hôn thi tôi phải  làm như thế nao?mất thời gian khoảng bao lâu thi tôi giải quyết xong được thủ tuc ly hôn.

     
    Báo quản trị |  
  • #280661   12/08/2013

    leanhthu
    leanhthu
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2008
    Tổng số bài viết (1840)
    Số điểm: 18030
    Cảm ơn: 654
    Được cảm ơn 1146 lần


    Chào bạn! Trường hợp của bạn tôi tư vấn như sau:

    Nếu hai bạn chưa có con chung hoặc chưa có tài sản gì chung thì việc "bạn đường ai lấy đi" là chuyện bình thường bạn không nhất thiết phải làm thủ tục ly hôn;

    Nếu bạn có con chung hoặc có tài sản chung thì bạn có thể làm Đơn xin ly hôn nộp tại Tòa án nhân dân nơi bị đơn cư trú.

    Theo hướng dẫn cụ thể tại điểm d Mục 2 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP như sau:

    d. Khi cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 15 có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật do có vi phạm điều kiện kết hôn thì cần phân biệt:

    d.1. Đối với những trường hợp kết hôn khi một bên hoặc cả hai bên chưa đến tuổi kết hôn là vi phạm điều kiện kết hôn quy định tại điểm 1 Điều 9. Tuy nhiên, tuỳ từng trường hợp mà quyết định như sau:

    - Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật mà một bên hoặc cả hai bên vẫn chưa đến tuổi kết hôn thì quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật.

    - Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật cả hai bên tuy đã đến tuổi kết hôn, nhưng cuộc sống của họ trong thời gian đã qua không có hạnh phúc, không có tình cảm vợ chồng, thì quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật.

    - Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật cả hai bên đã đến tuổi kết hôn, trong thời gian đã qua họ chung sống bình thường, đã có con, có tài sản chung thì không quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Nếu mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn thì Toà án thụ lý vụ án để giải quyết ly hôn theo thủ tục chung.

    Trân trọng!

    Để được giải đáp mọi thắc mắc vui lòng liên hệ, LS. Lê Văn Thư - SĐT: 0977184216 ; Công ty Luật TNHH Thành Thái

    Trụ sở: Tổ 13, Phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

    Tel: SĐT 0977184216, Email: luatthanhthai@gmail.com; facebook: https://www.facebook.com/luatthanhthai.vn/; skype: leanhthu307

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
  • #281062   14/08/2013

    phamhuytho
    phamhuytho

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/08/2013
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi

    Tôi xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

    bạn có quyền làm đơn đơn phương ly hôn gởi đến tòa án nhân dân nơi vợ bạn có địa chỉ thường trú để yêu cầu đơn phương ly hôn. bạn cùng chồng trong quá trình chung sống có tài sản chung hay không, nếu có thì có thể tự thỏa thuận nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết.

    về con chung về nguyên tắc theo quy định của pháp luật thì con dưới 36 tháng tuổi thì mẹ sẽ là người được ưu tiên nuôi và nếu có yêu cầu về cấp dưỡng cho con thì bạn yêu cầu trong đơn.

    Như anh đã nói về giấy đăng ký kết hôn vợ a đã cầm và không hợp tác thì anh có thể lên UBND nơi vợ chồng anh đã dkkh xin trích lục

    có gì thắc mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 0987780.746

     
    Báo quản trị |  
  • #301445   09/12/2013

    tranbichnga250590
    tranbichnga250590

    Female
    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:09/12/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    luật sư em có vấn đề liên quan đến pháp luật em muốn hỏi xin giải thích dùm em: em với chồng em cưới nhau 1 năm có đăng ký kết hôn nhập hộ khẩu do chồng em làm chủ hộ, hộ khẩu có em với thằng con trai nửa. trước khi cưới chồng em được đứng tên sổ đỏ miếng đất và đứng tên chung sở hữu căn nhà với má chồng em. bây giời em với chồng em muốn ly hôn mà con em mới 4 tháng, khi con em 2 tháng chồng em bỏ đi không liên lạc gì đến nay. vậy trường hợp của em thì giải quyết vấn đề ly hôn như thế nào. còn phần tài sản của chồng em thì mẹ con em có được hưởng hay không? em muốn bắt con không cho bên chồng gặp thăm nom nhìn cháu thì có được không, em định sau khi ly hôn em đổi giấy khai sinh cho con không có tên cha chỉ có mẹ, thì sau này có gàn buộc gì đến pháp luật không. trường hợp tài sản khi ly hôn nếu được hưởng mà chồng em có ý định không cho, chồng em làm giấy ủy quyền cho người khác đứng tền phần tài sản của chồng em để chồng em không còn liên quan đến tài sản để khi bán không phải chia thì như vậy chồng em có làm được không? trường hợp ly hôn này của em em phải giải quyết trình tự như thế nào?

     
    Báo quản trị |  
  • #305598   08/01/2014

    leanhthu
    leanhthu
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2008
    Tổng số bài viết (1840)
    Số điểm: 18030
    Cảm ơn: 654
    Được cảm ơn 1146 lần


    Chào bạn tranbichnga250590! Trường hợp của bạn tôi tư vấn như sau:

    1. Về nuôi con và cấp dưỡng

    Theo quy định tại Điều 92 Luật hôn nhân gia đình quy định như sau:

    Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác.

    Chiếu theo quy định viện dẫn trên trường hợp con bạn mới 4 tháng tuổi thì tòa án sẽ ưu tiên giao cho người mẹ trực tiếp nuôi. Tuy nhiên người cha vẫn có nghĩa vụ cấp dưỡng và được thăm nuôi con. Do vậy bạn không thể hạn chế quyền thăm nuôi con của người cha.

    2. Về chia tài sản khi ly hôn

    Theo quy định tại Điều 95 Luật hôn nhân gia đình quy định như sau:

    Điều 95. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn

    1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.

    2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:

    a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

    b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

    c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

    d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

    3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết

    Chiếu theo quy định viện dẫn trên nếu mảnh đất đứng tên Chồng bạn và mẹ chồng bạn thì bạn không được hưởng quyền sử dụng mảnh đất đó khi ly hôn. Bạn chỉ yêu cầu chồng bạn chia phần tài sản hình thành trên đất do công sức của hai vợ chồng bạn tạo dựng lên.

    Trân trọng!

    Để được giải đáp mọi thắc mắc vui lòng liên hệ, LS. Lê Văn Thư - SĐT: 0977184216 ; Công ty Luật TNHH Thành Thái

    Trụ sở: Tổ 13, Phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

    Tel: SĐT 0977184216, Email: luatthanhthai@gmail.com; facebook: https://www.facebook.com/luatthanhthai.vn/; skype: leanhthu307

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
  • #314769   20/03/2014

    dongphucth
    dongphucth

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/03/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    mình cũng đang tìm hiểu về vấn đề này. xem ý kiến của mọi người cũng hiểu ra một vài điều.

     
    Báo quản trị |  
  • #314903   21/03/2014

    mothersun
    mothersun

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/03/2014
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Chia tài sản khi ly hôn là vấn đề phức tạp nhất khi vợ chồng ly hôn. Tài sản khi ly hôn được chia làm nhiều loại và được phân định rõ ràng. Tài sản được chia làm hai nhóm tài sản chung và tài sản riêng theo quy định của nhà nước về Luật Hôn nhân và gia đình đã ban bố năm 2000.

    Bạn có thể tham khảo

    Chia tài sản khi ly hôn

    Quyền nuôi con khi ly hôn

     
    Báo quản trị |  
  • #315409   25/03/2014

    phsonlawyer
    phsonlawyer

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/08/2011
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tôi rất chia sẽ những khó khăn bản đang gặp phải.

    Bạn có thể đơn phương ly hôn

    Hiện nay bạn đang ở Hoc Môn, bạn có thể nộp đơn xin ly hôn tại Tòa án nhân dân huyện Hóc Môn. Hiện nay, bạn nên đến UBND xã, phường nơi bạn cư trú để đề nghị Hội phụ nữ tiến hành hòa giải những mâu thuẫn giữa bạn và Chồng bạn, qua đây cũng xác nhận bạn đang sống tại xã, phường đó.

    Để tư vấn chi tiết hơn, bạn có thể gọi cho tôi theo số điện thoại. Mr. Sơn 0983 817 895 (Công ty TNHH tư vấn Mai Sơn)

    Chào bạn

     

    Phạm Hải Sơn

    Công ty TNHH Tư vấn Mai Sơn (Mai Son consultants limited company)

     
    Báo quản trị |  
  • #315423   25/03/2014

    phsonlawyer
    phsonlawyer

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/08/2011
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào bạn.

    Bạn có thể đơn phương ly hôn, nhưng chuyện ly hôn bạn cần suy nghĩ kỹ và cần có sự tư vấn của những người thân trong gia đình, bạn bè..

    Về việc nuôi con, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế mà Tòa án sẽ để ai là người nuôi con, nhưng về nguyên tắc con dưới 36 tháng tuổi sẽ ưu tiên cho mẹ nuôi.

    bạn không cho chồng  thăm nom con là không được vì đó là quyền nhân thân của chồng bạn và các con của bạn.

    Về tài sản chung. hai vợ chồng bạn có thể thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án chia. Tài sản riêng của bạn trước thời kỳ hôn nhân vẫn là của bạn (kể cả tài sản có chung với mẹ chồng bạn). Tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân về nguyên tắc chia đôi, nhưng có tính theo sự đóng góp công sức của 2 bên.

    Sau khi ly hôn, đã chia tài sản, thì đây là tài sản thuộc sở hữu của bạn và chồng bạn, bạn và chồng bạn có quyền định đoạt nó.

    Để tư vấn chi tiết hơn, bạn có thể gọi cho tôi. Mr Sơn. 0983 817 895 (Mai Son consultants limited company).

    Chào bạn!

    Phạm Hải Sơn

    Công ty TNHH Tư vấn Mai Sơn (Mai Son consultants limited company)

     
    Báo quản trị |  
  • #320211   23/04/2014

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    rubynew viết:

    Tôi lập gia đình với chồng được gần 2 năm, và có một đứa con trai 8 tháng tuổi.Nhưng do đời sống gia đình không được hạnh phúc, vợ chồng thường xuyên bất đồng quan điểm dẫn đến gây gỗ. Nay tôi muốn được đơn phương xin ly hôn với anh có được không?

    Từ lúc kết hôn hộ khẩu của tôi vẫn ở nhà mẹ tôi Q.3, còn anh thì lúc trước ở Q.1 nên chúng tôi đăng ký kết hôn ở Q.1 nhưng nay anh đã chuyển hộ khẩu về huyện Hóc Môn, vậy cho hỏi khi đưa đơn xin ly hôn tôi phải đưa ở đâu mới hợp pháp.

    Và cho hỏi khi ly hôn quyền lợi của tôi và con tôi có được gì không? ai được quyền nuôi con.

    Kính nhờ luật sư tư vấn giúp tôi, xin chân thành cám ơn.

    Chào bạn!

    Bạn có thể yêu cầu đơn phương ly hôn.

    Đơn gửi về Tòa án nhân dân cấp huyện Hóc Môn.

    Về nguyên tắc, con mới 8 tháng tuổi nên bạn sẽ được nuôi.

    Thân gửi!

    Để được tư vấn chi tiết xin liên hệ:

    CÔNG TY LUẬT TNHH VILOB NAM LONG chuyên:

    - Tư vấn doanh nghiệp

    - Tư vấn sở hữu trí tuệ

    - Tư vấn đầu tư

    Website: www.nllaw.vn

    Địa chỉ : Tầng 11, Tòa B, Vinaconex Building, Số 57 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

    Điện thoại: 02432 060 333

    Hotline: 0914 66 86 85 hoặc 0989.888.227

    Email: namlonglaw@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #321412   04/05/2014

    thietkelogo
    thietkelogo

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/05/2012
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tôi có đứa em họ làm thủ tục ly hôn gần 2 năm mới xong.

     
    Báo quản trị |  
  • #325899   30/05/2014

    xuanpho310
    xuanpho310

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/03/2014
    Tổng số bài viết (29)
    Số điểm: 355
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 1 lần


    Nếu như ly hôn xong mà con về ở với Mẹ  thì người cha có phải bắc buộc hàng tháng gửi tiền chu cấp cho con hay không? hay đó là nghĩa vụ và tự nguyện, và người cha có được đưa con đi chơi mà không cầ phải xin phép Mẹ nó ko nhỉ?

     
    Báo quản trị |  
  • #326530   04/06/2014

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn xuanpho310!
    Về việc cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn được quy định như sau:
    Khoản 1 Điều 92 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 quy định: “Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con”.
    Tại điểm mục 11, Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn (Điều 92).
    a. Theo quy định tại khoản 1 Điều 92 thì người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
    Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó, thì Toà án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Toà án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con.
    b. Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý.
    c. Về phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng."
    Như vậy sau khi ly hôn người chồng bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo bản án của Tòa.
    - Về việc thăm nom con sau khi ly hôn:
    Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có quy định về việc đảm bảo việc thăm nom con của chồng chị, theo đó không ai được cản trở chồng chị thực hiện quyền này.
     Đối với vấn đề này, Điều 94 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định cụ thể như sau:
     
    “Điều 94. Quyền thăm nom con sau khi ly hôn
     
    Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này. 
     
    Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó”.
     
    Trân trọng!

    Để được tư vấn chi tiết xin liên hệ:

    CÔNG TY LUẬT TNHH VILOB NAM LONG chuyên:

    - Tư vấn doanh nghiệp

    - Tư vấn sở hữu trí tuệ

    - Tư vấn đầu tư

    Website: www.nllaw.vn

    Địa chỉ : Tầng 11, Tòa B, Vinaconex Building, Số 57 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

    Điện thoại: 02432 060 333

    Hotline: 0914 66 86 85 hoặc 0989.888.227

    Email: namlonglaw@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Ls.NguyenHuyLong vì bài viết hữu ích
    ducmanhhlu (24/12/2014)
  • #332214   08/07/2014

    toannguyentatq
    toannguyentatq

    Sơ sinh

    Tuyên Quang, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2014
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Chào bạn anhchangbiaạn

    Bạn đã đăng ký kết hôn cho dù chưa tổ chức cưới hỏi, nhưng về mặt pháp lý bạn là người đã kết hôn (đã có vợ) # với trường hợp có tổ chức đám cưới linh đình mà ko đăng ký kết hôn thì pháp luật cũng không thừa nhận là vợ chồng. Vì vậy, cho dù vợ chồng bạn chưa có con chung, tài sản chung nhưng nếu không thể chung sống cùng nhau được thì bạn lên làm thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình. Trường hợp bạn không ly hôn mà đường ai người ấy đi thì sau này bạn không thể kết hôn với người khác được vì chế độ hôn nhân của chúng ta là 1 vợ 1 chồng. Vì bạn không vướng mắc gì về tài sản và con chung nên việc giải quyết ly hôn trong trường hợp này thông thường không quá 1 tháng. Tất nhiên tùy vào Tòa án và tùy vào chính bạn....hj, chúc bạn sáng suốt.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn toannguyentatq vì bài viết hữu ích
    SONCHA (11/08/2014)
  • #332219   08/07/2014

    toannguyentatq
    toannguyentatq

    Sơ sinh

    Tuyên Quang, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2014
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Chào bạn xuanpho310!

    Về việc cấp dưỡng nuôi con chung sau khi ly hôn, Ls Nguyen Huy Long đã giải thích tương đối rõ ràng và đầy đủ, tôi hoàn toàn đồng tình.

    Đối với câu hỏi sau khi ly hôn người cha có được đến đưa con đi chơi mà không cần phải xin phép mẹ nó không nhỉ tôi xin trả lời bạn như sau:

    Điều 94 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định cụ thể như sau:

    “Điều 94. Quyền thăm nom con sau khi ly hôn
    Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này. 
    Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó”.
    Điều này được hiểu việc thăm nom con là quyền của người không trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên nếu người không trực tiếp nuôi con lạm dụng quyền này để gây cản trở trong quá trình nuôi dạy con cái thì bạn có quyền làm đơn đề nghị hạn chế quyền thăm nom con. Hạn chế ở đây là hạn chế về thời gian, tần suất....
    Ngược lại bạn cũng cần hiểu rằng nếu bạn cản trở không cho người bố thăm con thì họ có quyền làm đơn yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn.
    Về việc bạn hỏi có phải xin phép người mẹ khi đưa con đi chơi hay không? Nếu người bố không trực tiếp nuôi con mà muốn đến đưa con đi chơi thì bắt buộc phải xin phép người mẹ với điều kiện người mẹ là người trực tiếp nuôi con trên thực tế (không phải ghi trên giấy tờ rồi gửi con về ông bà ngoại, cô, dì...nuôi) vì theo pháp luật dân sự bạn là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên. Bạn có trách nhiệm quản lý, nuôi dưỡng con cái và phải chịu trách nhiệm về việc con mình làm. Đơn giản, con bạn đến trường không ai được đón nếu chưa được sự đồng ý của bạn.....tất nhiên pháp lý như vậy nhưng 2 bạn nên có sự thỏa thuận thì tốt hơn. chúc bạn thành công.
     
    Báo quản trị |  
  • #334098   19/07/2014

    hieuht_Law
    hieuht_Law

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/07/2014
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 125
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 3 lần


    Thứ nhất, có quyền đơn phương xin ly hôn hay không?

    Theo quy định tại điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì

    "1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn.

    2. Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn."

    Như vậy, trong trường hợp này chị hoàn toàn có quyền xin đơn phương ly hôn với anh.

    Thứ hai, nơi nộp đơn xin ly hôn.

     Tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự quy định về Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ như sau: “ Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định như sau:

    a) Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

    b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này”

    Như vậy nếu chị là nguyên đơn trong vụ án ly hôn này thì theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 nêu trên chị phải nộp Đơn xin ly hôn nơi bị đơn cư trú, làm việc (tòa án nhân dân huyện hóc môn).
    Hoặc  anh chị có thể thỏa thuận bằng văn bản yêu cầu tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn giải quyết. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 nêu trên thì chị có thể nộp đơn ở tòa án Q3 để giải quyết

    Hồ sơ, thủ tục ly hôn đơn phương được quy định như sau:

    - Hồ sơ ly hôn, gồm:

    + Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

    + Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);

    + Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực);

    + Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);

    + Đơn xin ly hôn (Theo mẫu)

     Thứ 3 Vấn đề nuôi con sau ly hôn:

    Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    Về nguyên tắc, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác. Nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Như vậy, nếu không có thỏa thuận khác thì chị là người nuôi con (đứa trẻ mới 8 tháng tuổi). Chồng chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con Mức cấp dưỡng cho con do cha, mẹ thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.

    Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà Tòa án quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý. Phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.

    Vấn đề phân chia tài sản khi ly hôn:

    Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.

    Việc chia tài sản chung khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:

    a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

    b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

    c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

    d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

    Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.

    Hồ Hiếu l Chuyên viên - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0984.426.038 - E: hohieu@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |