Thắc mắc về thời gian "chưa kịp" ký HĐLD với người thử việc

Chủ đề   RSS   
  • #476478 29/11/2017

    Hoaithuong2709
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2015
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1255
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 31 lần


    Thắc mắc về thời gian "chưa kịp" ký HĐLD với người thử việc

    Chào mọi người,

    Em có một vướng mắc về lao động thử việc, mọi người cho em ý kiến với ạ!
     

    Cụ thể như sau:

    Người NLĐ bắt đầu thử việc từ ngày 01/9/2017, thời gian thử việc là 2 thang. Hợp đồng thử việc có ghi rõ mức lương thử việc là 85%, còn 15% còn lại công ty sẽ hoàn trả vào tháng đầu tiên sau khi ký hợp đồng chính thức. 

    Trong thỏa thuận thử việc cũng nêu: kết thúc thử việc, nếu thử việc đạt yêu cầu, hai bên sẽ ký kết hợp đồng lao động với thời hạn 12 tháng.

    Trước khi hết hạn hợp đồng thử việc 10 ngày, công ty đã nhận được phiếu đánh giá NLĐ đạt yêu cầu và công ty chấp nhận ký hợp đồng chính thức. Công ty đã gửi thông báo này cho NLĐ kèm theo 1 bản nguyện vọng để người lao động điền mức lương mong muốn và thời hạn HĐLD muốn giao kết, NLĐ đã nhận bản nguyện vọng, điền vào phần ý kiến NLĐ, ký xác nhận và hoàn trả lại phòng Nhân sự. Trong Phiếu này, NLĐ hoàn toàn đồng ý về việc ký hợp đồng lao độnày ngay sau khi chấm dứt hợp đồng thử việc

    Tuy nhiên, do Giám đốc đi công tác và chưa ký kịp hợp đồng để chuyển đến NLĐ đúng hạn, vấn đề này, phòng Nhân sự đã "thông báo miệng" với NLĐ.

    Kỳ lương đầu tiên sau khi thử việc Công ty đã chi trả 100% lương và hoàn trả đủ 15% lương giữ lại trong thời gian thử việc cho NLĐ.

    Đến ngày 14/11/2017, NLĐ đột xuất thông báo sẽ nghỉ việc chính thức kể từ ngày 14/11/2017, và lý do là đến nay vẫn chưa nhận được HĐLĐ. Nên NLĐ chỉ tuân thủ theo Thỏa thuận thử việc, và chỉ báo trước 3 ngày.

    Vậy người lao động có sai hay không?

     

     
    2346 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #476501   29/11/2017

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Căn cứ theo Điều 25 Bộ Luật lao động 2012 có quy định:

    Điều 25. Hiệu lực của hợp đồng lao động:

    Hợp đồng lao động có hiệu lực kể từ ngày các bên giao kết trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

    Thứ nhất, NLĐ đã nhận bản nguyện vọng, điền vào phần ý kiến NLĐ, ký xác nhận và hoàn trả lại phòng Nhân sự. Trong Phiếu này, NLĐ hoàn toàn đồng ý về việc ký hợp đồng lao động này ngay sau khi chấm dứt hợp đồng thử việc.

    Thứ hai, kỳ lương đầu tiên sau khi thử việc Công ty đã chi trả 100% lương và hoàn trả đủ 15% lương giữ lại trong thời gian thử việc cho NLĐ theo như thoả thuận trước đó, và người lao động đã nhận số tiền này.

    Thứ ba, phòng Nhân sự đã "thông báo miệng" với NLĐ về việc Giám đốc đi công tác và chưa ký kịp hợp đồng để chuyển đến NLĐ đúng hạn.

    Vì vậy, theo ý kiến của mình người lao động đã đồng ý và thoả thuận về việc ký kết hợp đồng xác định thời hạn là 12 tháng, hiệu lực của hợp đồng đã phát sinh kể từ ngày người lao động ký vào hợp đồng chính thức.

    Do đó người lao động thực hiện việc thông báo nghỉ việc trước 03 ngày là trái với quy định về thời hạn báo trước tại Điểm b, Khoản 2, Điều 37 Bộ luật lao động 2012 về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động:

    2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

    ...

    b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

    Vì vậy, trong trường hợp trên người lao động đã vi phạm Điều 41 Bộ luật lao động 2012 và phải thực hiện nghĩa vụ tại Điều 43 Bộ luật lao động 2012:

    Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

    1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

    2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

    3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

    Cập nhật bởi tieukhanh95 ngày 29/11/2017 08:23:29 CH
     
    Báo quản trị |